Bài 4 Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý hóa đơn chứng từ

• Kiến thức • Nắm vững được các kiến thức hóa đơn chứng từ • Hiểu được các yếu tố căn bản và nâng cao cấu thành trong các loại hóa đơn chứng từ • Hiểu được phương pháp sử dụng hóa đơn chứng từ. • Hiểu được cách mua, cách ghi chép các nội dung trên hóa đơn chứng từ

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 4 Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý hóa đơn chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1www.ispace.edu.vn KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Khoa Tài chính Kế toán Bài 4 Giáo viên: NGUYỄN TIẾN TRUNG Lý thuyết: 3 giờ, Thực hành: 2 giờ • Kiến thức • Nắm vững được các kiến thức hóa đơn chứng từ • Hiểu được các yếu tố căn bản và nâng cao cấu thành trong các loại hóa đơn chứng từ • Hiểu được phương pháp sử dụng hóa đơn chứng từ. • Hiểu được cách mua, cách ghi chép các nội dung trên hóa đơn chứng từ Mục tiêu bài học www.ispace.edu.vn • Kỹ năng • Trình bày được các yếu tố căn bản và nâng cao cấu thành trong các loại hóa đơn chứng từ • Thực hiện được các phương pháp sử dụng hóa đơn chứng từ sau: – Phương pháp mua, tự in hóa đơn chứng từ. – Phương pháp ghi chép các nội dung trên hóa đơn chứng từ. – Phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn chứng từ – Phương pháp bảo quản hóa đơn chứng từ. – Phương pháp xử lý các trường hợp phát sinh về hóa đơn chứng từ. Mục tiêu bài học NĐ 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.1 TT số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành NĐ 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 2 TT số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung TT số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 3 TT số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính (Mục IV, Phần B)5 Văn bản pháp quy TTLT số 12/2007/TTLT ngày 28/02/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Thương mại – Bộ Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng nhập khẩu 4 2Nghị định của Chính phủ số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ6 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ7 Công văn của Bộ Tài chính số 16573/BTC-TCT ngày 6/12/2010 về việc điều kiện của tổ chức nhận in hoá đơn8 Văn bản pháp quy 9 THẢO LUẬN • HÓA ĐƠN LÀ GÌ? • PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HÓA ĐƠN? 10 PHAÀN I HOÙA ÑÔN, ÑOÁI TÖÔÏNG SÖÛ DUÏNG HOAÙ ÑÔN 11  Hoá đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhằm xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi.  Hóa đơn gồm: tự in từ các máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp; đặt các doanh nghiệp đủ điều kiện in hóa đơn; khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật Giao dịch điện tử. Khái niệm1 312 Khái niệm1 Hóa đơn phải có các nội dung sau: a) Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hoá đơn. Ví dụ: HÓAĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG… Trường hợp hoá đơn còn dùng như một chứng từ cụ thể cho công tác hạch toán kế toán hoặc bán hàng thì có thể đặt thêm tên khác kèm theo, nhưng phải ghi sau tên loại hoá đơn với cỡ chữ nhỏ hơn hoặc ghi trong ngoặc đơn. Ví dụ: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU BẢO HÀNH, HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (PHIẾU BẢO HÀNH), HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG - PHIẾU THU TIỀN, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIATĂNG (PHIẾU THU TIỀN) … 13 Khái niệm1 Hóa đơn phải có các nội dung sau: a) Tên loại hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hoá đơn. Đối với hoá đơn xuất khẩu, thể hiện tên loại hoá đơn là HOÁ ĐƠN XUẤT KHẨU hoặc tên gọi khác theo thông lệ, tập quán thương mại. Ví dụ: HOÁ ĐƠN XUẤT KHẨU, INVOICE, COMMERCIAL INVOICE… 14 Khái niệm1 Hóa đơn phải có các nội dung sau: b) Ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn; Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó: + Liên 1: Lưu. + Liên 2: Giao cho người mua. Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định. Riêng hoá đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế. 15 Khái niệm1 Ký hiệu: Ký hiệu mẫu số hóa đơn là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn. Ký hiệu mẫu hoá đơn có 11 ký tự + 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn: Hóa đơn GTGT: 01; Hóa đơn bán hàng: 02; hóa đơn xuất khẩu: 06; hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan): 07; Phiếu xuất kho KVCNB: 03; Phiếu xuất kho GHĐL: 04; + 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn: Hóa đơn GTGT: GTKT; Hóa đơn bán hàng: GTTT; Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan): KPTQ; Hóa đơn xuất khẩu: HDXK; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: XKNB, Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý: HGDL 416 Khái niệm1 Ký hiệu: + 1 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn + 1 kí tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. + 3 kí tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên. Ký hiệu 02GTTT3/002 được hiểu là: mẫu thứ hai của loại hóa đơn bán hàng 3 liên. Ký hiệu 03XKNB2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 2 liên. 17 Khái niệm1 Ký hiệu: - Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự. Cụ thể: Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng 18 Khái niệm1 Ký hiệu: Ký hiệu HĐ là dấu hiệu phân biệt HĐ bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và năm phát hành HĐ. Ký hiệu HĐ có 6 ký tự đối với HĐ của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với HĐ do Cục Thuế phát hành. + 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn. Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y; + 01 kí tự tiếp theo là “/” để phân biệt ký hiệu với năm thông báo phát hành hóa đơn. 19 Khái niệm1 Ký hiệu: + 3 ký tự tiếp theo thể hiện năm thông báo phát hành hoá đơn và hình thức hoá đơn. Năm thông báo phát hành hoá đơn được ghi hai số cuối của năm thông báo phát hành; Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 kí hiệu: E: Hoá đơn điện tử, T: Hoá đơn tự in và P: Hoá đơn đặt in ; Thí dụ: AA/11E: là HĐ điện tử, ký hiệuAA được phát hành năm 2011; AB/11T: là HĐ tự in, ký hiệuAB được phát hành năm 2011; AA/12P: là HĐ đặt in, ký hiệuAA được phát hành năm 2012. 520 Khái niệm1 Hóa đơn phải có các nội dung sau: c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; e) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; f) Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn. 21 Khái niệm1 Ví dụ: - Doanh nghiệp A là doanh nghiệp vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Sử dụng hóa đơn như thế nào? Trả lời: Doanh nghiệp A sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước. Doanh nghiệp A sử dụng hoá đơn xuất khẩu cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, 22 Khái niệm1 Trong năm 2010, doanh nghiệp B đã tự in (đặt in) hoá đơn vừa dùng để bán hàng trong nước và dùng để xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Theo quy định kể từ ngày 01/01/2011 xuất khẩu phải dùng hoá đơn xuất khẩu nhưng do lượng hoá đơn tự in (đặt in) của một số DN còn tồn với số lượng lớn, vậy doanh nghiệp có thể dùng chung một loại hoá đơn (còn tồn nói trên) cho cả hai hình thức bán hàng (trong nước và xuất khẩu) được không? 23 Trả lời: Điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 153 hướng dẫn: “c) Hoá đơn xuất khẩu là hoá đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại.” - Doanh nghiệp B là doanh nghiệp vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho cả hai hoạt động trên.” 624 Khái niệm1 25 Đối tượng sử dụng hóa đơn2 1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi chung là bán hàng hóa, dịch vụ) tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài; c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam 2. Tổ chức nhận in hóa đơn. 3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ 4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn Các loại hóa đơn3 a) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan: mẫu số 5.3. Phụ lục 5, Thông tư 153/2010; b) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 , Thông tư 153/2010; c) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 , Thông tư 153/2010; d) Các loại hóa đơn khác, gồm: vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác… Các loại hóa đơn3 a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ; b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân. 7Các loại hóa đơn3 STT LOẠI HÓA ĐƠN ĐƠN VỊ PHÁT HÀNH GHI CHÚ 1 Hóa đơn VAT (HĐ đỏ) Bộ tài chính VAT 2 Hóa đơn bán hàng (HĐ đỏ) Bộ tài chính Trực tiếp 3 Hóa đơn tự in Công ty thuê in VAT 4 Hóa đơn bán lẻ Nhà sách HĐ bán hàng HĐ VAT HĐ tự in HĐ bán lẻ Các loại hóa đơn3 Hoá đơn hợp lệ& không hợp lệ4 - Là hóa đơn do BTC phát hành hoặc Công ty được phép phát hành HĐ theo quy định của Bộ tài chính ( HĐ tự in ) - Phải ghi chính xác và đầy đủ các thông tin trên hóa đơn - Hóa đơn phải còn nguyên vẹn, không tẩy xóa - Không ghi trực tiếp lên liên 2 ( liên đỏ) - Không được ghi nhiều nét chữ trên cùng 1 hóa đơn Hoá đơn hợp lệ: Hoá đơn hợp lệ& không hợp lệ4 - Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành - Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua bán HH-DV kèm theo. - Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của CSKD khác để bán ra, để hợp thức hoá HH-DV mua vào không có chứng từ hoặc HH-DV bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế - Hoá đơn không hợp lệ: 8Hoá đơn hợp lệ& không hợp lệ4 - Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị HH-DV giữa các liên của hoá đơn - Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng. - Hoá đơn mua HH-DV mà thời điểm mua HH-DV phát sinh trước ngày xác định CSKD bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp Hoá đơn không hợp lệ: Hóa đơn đầu vào, đầu ra5 Hoá đơn đầu vào: Doanh nghiệp mua HH,DV Hoá đơn đầu ra: Doanh nghiệp bán HH,DV Là hóa đơn do nhà cung cấp xuất cho Doanh nghiệp bạn đang làm việc, trong đó thông tin khách hàng là thông tin về đơn vị của bạn. Là hóa đơn do Doanh nghiệp của bạn xuất cho khách hàng, trong đó thông tin khách hàng là thông tin cá nhân hoặc thông tin về đơn vị của khách hàng đó. PHẦN II TẠO VÀ PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ HÓA ĐƠN TỰ IN HÓA ĐƠN ĐẶT IN 34 1. Khái niệm Tạo hoá đơn là hoạt động làm ra mẫu hoá đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP 35 936 2/ Hoá đơn điện tử 1. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Hoá đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 3. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính (chờ thông tư hướng dẫn). 37 3/ Hoá đơn tự in 3.1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in a) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm: - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao. - Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ năm (05) tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn. 38 3/ Hoá đơn tự in 3.1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu trên được tự in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: - Đã được cấp mã số thuế; - Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; - Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; 39 3/ Hoá đơn tự in 3.1. Đối tượng được tạo hóa đơn tự in - Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn. - Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới hai mươi (20) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước. 10 40 3/ Hoá đơn tự in 3.2. Quyết định áp dụng hóa đơn tự in Trước khi tạo hoá đơn các tổ chức trên phải ra quyết định áp dụng hoá đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định này (mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 153-2010-BTC). Quyết định áp dụng hoá đơn tự in gồm các nội dung chủ yếu sau: 41 3/ Hoá đơn tự in Quyết định áp dụng hoá đơn tự in gồm các nội dung chủ yếu sau: - Tên hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, phần mềm ứng dụng) dùng để in hoá đơn; - Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật tự in hoá đơn; - Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn tự in trong nội bộ tổ chức; - Mẫu các loại hoá đơn tự in cùng với mục đích sử dụng của mỗi loại phải có các tiêu thức để khi lập đảm bảo đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 153-2010-BTC. 3.2. Quyết định áp dụng hóa đơn tự in 42 3/ Hoá đơn tự in 3.3. Chương trình tự in hóa đơn tự in Tổ chức được tạo hóa đơn tự in phải sử dụng chương trình tự in hoá đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác đảm bảo nguyên tắc: - Việc đánh số thứ tự trên hoá đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hoá đơn chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy). - Phần mềm ứng dụng để in hoá đơn phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng. 43 Đối với Tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp có nhiều Công ty, xí nghiệp, đơn vị, chi nhánh đóng ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc TW thì đăng ký sử dụng hoá đơn tự in với Tổng cục Thuế Đối với các tổ chức, cá nhân khác đăng ký tại các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 11 44 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 1. Thông báo phát hành hoá đơn:  Tên đơn vị phát hành hoá đơn,  Mã số thuế,  Địa chỉ, điện thoại,  Các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)),  Hoá đơn mẫu,  Tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), Ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị. 45 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 2. Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn” Lưu ý: Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn, phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. 46 3- Sơ đồ địa điểm SXKD, văn phòng giao dịch do tổ chức, cá nhân tự vẽ có xác nhận và cam kết của người đứng đầu tổ chức, cá nhân về: Địa chỉ, số nhà, đường phố (đối với thành phố, thị xã), địa điểm thôn, xã... (đối với nông thôn) để theo dõi giao dịch, quản lý. 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 47 4- Các bản sao không phải công chứng: - Giấy phép đăng ký kinh doanh - Chứng minh nhân dân (còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) của người đứng đầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh 5- Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản chính kèm theo bản Photocopy 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 12 48 II/ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỰ IN HÓA ĐƠN Hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự in phải đăng ký lưu hành mẫu hoá đơn với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng hoá đơn gồm: Ký hiệu, số lượng, số hoá đơn (từ số... đến số...) Số lượng hoá đơn tự in được đăng ký lưu hành sử dụng theo từng kỳ từ 1 tháng đến 3 tháng. Trước khi in hoá đơn đợt mới phải báo cáo việc sử dụng hoá đơn in đợt cũ và đăng ký in mới với cơ quan thuế về ký hiệu, số lượng, số thứ tự hoá đơn 3/ Hoá đơn tự in 3.4. Thủ tục phát hành hóa đơn tự in 49 4/ Hoá đơn đặt in 4.1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in a) Tổ chức kinh doanh; hộ và cá nhân kinh doanh có mã số thuế (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp) được tạo hoá đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. b) Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Thông tư 153-2010-BTC, như sau: 50 4/ Hoá đơn đặt in 4.1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không thuộc đối tượng tạo hoá đơn tự in. Trong đó: - Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản này là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng,
Tài liệu liên quan