Kế toán là ngôn ngữ của doanh nghiệp
Các công ty được yêu cầu là phải báo các các số liệu
tài chính của mình theo các chuẩn mực kế toán
Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán
phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính của
Ủy ban chứng khoán
14 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 7 Phân tích Báo cáo Tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
2-1
Bài 7
Phân tích
Báo cáo Tài chính
Tổng quan báo cáo tài chính
Phân tích tỷ số (Ratio Analysis)
2-2
Báo cáo tài chính
Kế toán là ngôn ngữ của doanh nghiệp
Các công ty được yêu cầu là phải báo các các số liệu
tài chính của mình theo các chuẩn mực kế toán
Các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán
phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính của
Ủy ban chứng khoán
2-3
Báo cáo tài chính
Các quy định về kế toán thường được chuẩn mực hóa nhằm
mục đích, phần nào đó, đảm bảo cho “điều mà bạn thấy chính
là điều bạn thu được” và các công ty có thể so sánh được với
nhau. Một hệ thống chuẩn mực phổ biến được chấp nhận là
“generally accepted accounting prinicples” (GAAP) được quy
định bởi Financial Accounting Standards Board.
Theo quy định của Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC), các
công ty phải nộp một bản báo cáo mở rộng (thường được gọi
là mẫu 10K) về những sự kiện diễn ra trong năm báo cáo.
Ngoài ra các công ty còn phải nộp bản báo cáo mỗi quý
(thường gọi là mẫu 10Q) nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư
có được những thông tin kịp thời về doanh nghiệp hơn là phải
chờ đến báo cáo năm.
Việt Nam: Thông tư Số 57/2004/TT-BTC ban hành ngày
17/6/2004 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về việc Công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán. 2-4
Phân tích Báo cáo Tài chính:
Tại sao?
Đây là một phần không thể tách rời của phân tích cơ
bản. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho nhà phân
tích hiểu được:
Tình trạng hiện thời của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang đi về đâu
Các yếu tố nào ảnh hưởng tình trạng hiện thời cũng
như hướng đi của doanh nghiệp
Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào
2
2-5
Phân tích Báo cáo Tài chính:
Như thế nào?
Đánh giá các Báo cáo Tài chính
Bao gồm việc nghiên cứu các bản báo cáo quan
trọng thường thì được chuẩn bị định kỳ hằng
tháng/quý tùy thuộc vào từng doanh nghiệp bởi
những người làm công tác kế toán của doanh
nghiệp:
Bản cân đối kế toán (the balance sheet)
Báo cáo thu chi (the income statement)
Báo cáo thu nhập giữ lại (statement of retained
earnings)
Báo cáo dòng tiền (the statment of cash flows)
2-6
Báo cáo Tài chính Năm (Annual
Report)
Bản cân đối kế toán (Balance sheet) – cung cấp một
“bức ảnh chụp nhanh” tình hình tài chính của một
doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income
statement) – cung cấp thông tin tóm tắt về doanh thu và
chi phí của một doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất
định.
Báo cáo thu nhập giữ lại (Statement of retained
earnings) – cho biết thông tin về khoản thu nhập mà
doanh nghiệp giữ lại thay vì dùng để chi trả cổ tức.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows)
– báo cáo tác động của các hoạt động của doanh
nghiệp đối với dòng tiền trong một giai đoạn nhất định.
2-7
Phân tích Báo cáo Tài chính:
Như thế nào?
Phân tích các tỷ số (Ratio Analysis)
ĐỊNH NGHĨA: một kỹ thuật được sử dụng để xem
xét, phân tích các báo cáo tài chính của một doanh
nghiệp
Sử dụng các tỷ số
Như những tiêu chuẩn tuyệt đối
Như những chỉ số để so sánh
Như một khuynh hướng thể hiện qua thời gian
Kết hợp với sử dụng phân tích kỹ thuật
2-8
Công ty LION
Bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn (Liabilities
and Equity)
Khoản phải trả
Vay ngắn hạn
Nợ ngắn hạn khác
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Tổng vốn
Tổng nguồn vốn
2002
524,160
636,808
489,600
1,650,568
723,432
460,000
32,592
492,592
2,866,592
2003E
436,800
300,000
408,000
1,144,800
400,000
1,721,176
231,176
1,952,352
3,497,152
3
2-9
Công ty LION
Bảng cân đối kế toán: Tài sản (Assets)
Tiền mặt
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
T/s lưu động (CA)
T/s cố định (Gross FA)
Trừ: Khấu hao (dep.)
T/s cố định ròng (Net FA)
Tổng T/s (Total Assets)
2002
7,282
632,160
1,287,360
1,926,802
1,202,950
263,160
939,790
2,866,592
2003E
85,632
878,000
1,716,480
2,680,112
1,197,160
380,120
817,040
3,497,152
2-10
Công ty LION
Báo cáo thu nhập (Income statement)
Doanh thu thuần
Giá vốn bán hàng
Chi phí hoạt động
Lãi trước thuế, lãi vay
và khấu hao (EBITDATA)
Khấu hao
Lãi trước thuế, lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Lãi trước thuế (EBT)
Thuế thu nhập DN
Lãi ròng (net income)
2002
6,034,000
5,528,000
519,988
(13,988)
116,960
(130,948)
136,012
(266,960)
(106,784)
(160,176)
2003E
7,035,600
5,875,992
550,000
609,608
116,960
492,648
70,008
422,640
169,056
253,584
2-11
Ví dụ:
Doanh thu thuần
Giá vốn bán hàng
Chi phí hoạt động
Lãi trước thuế, lãi vay
và khấu hao (EBITDATA)
Khấu hao
Lãi trước thuế, lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Lãi trước thuế (EBT)
Thuế thu nhập DN
Lãi ròng (net income)
2003E
8.500.000
6,750,500
650,000
120,500
100,000
2-12
Công ty LION
Dữ liệu khác
S/lượng cổ phần
Thu nhập mỗi cp (EPS)
Cổ tức mỗi cp (DPS)
Giá cp (Stock price)
Chi trả thuê mua
2003E
250,000
$1.014
$0.220
$12.17
$40,000
2002
100,000
-$1.602
$0.110
$2.25
$40,000
4
2-13
Ví dụ công ty ANZ
Bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn (Liabilities
and Equity)
Khoản phải trả
Vay ngắn hạn
Nợ ngắn hạn khác
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại
Tổng vốn
Tổng nguồn vốn
2003E
550,800
600,000
320,000
400,000
1,900,176
300,176
2-14
Ví dụ công ty ANZ
Bảng cân đối kế toán: Tài sản (Assets)
Tiền mặt
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
T/s lưu động (CA)
T/s cố định (Gross FA)
Khấu hao (dep.)
T/s cố định ròng (Net FA)
Tổng T/s (Total Assets)
2003E
100,000
800,000
1,560,500
1,300,000
450,000
2-15
Ví dụ công ty ANZ
Báo cáo thu nhập (Income statement)
Doanh thu thuần
Giá vốn bán hàng
Chi phí hoạt động
Lãi trước thuế, lãi vay
và khấu hao (EBITDATA)
Khấu hao
Lãi trước thuế, lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Lãi trước thuế (EBT)
Thuế thu nhập DN
Lãi ròng (net income)
2003E
8.500.000
6,750,500
650,000
120,500
100,000
2-16
Tại sao lại sử dụng các tỷ số?
Các tỷ số cho phép tiêu chuẩn hoá các số
liệu và tạo điều kiện dễ dàng cho việc so
sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau.
Tỷ số được sử dụng nhằm nêu bật các
điểm yếu và điểm mạnh của các doanh
nghiệp.
5
2-17
Năm nhóm tỷ số tài chính chủ yếu, và
những câu hỏi mà chúng trả lời?
Khả năng thanh toán (Liquidity): Liệu doanh
nghiệp có đáp ứng được những yêu cầu thanh toán
không?
Quản lý tài sản (Asset management): Liệu doanh
nghiệp có sử dụng tài sản một cách hiệu quả trong
nỗ lực tạo ra doanh thu?
Quản lý nợ (Debt management): Cân đối giữa nợ
và vốn sở hữu ra sao?
Khả năng sinh lợi (Profitability): Khả năng tạo ra
thu nhập của doanh nghiệp ra sao?
Giá trị thị trường (Market value): Liệu thị trường
(các nhà đầu tư) đánh giá doanh nghiệp như thế
nào, thể hiện qua các tỷ số được xem xét?
2-18
1) Tỷ số thanh toán hiện hành
(Current Ratio)
Tỷ số này thể hiện tính thanh khoản của công
ty. Đây thường xem là dấu hiệu chỉ thị về khả
năng của công ty trong việc đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn.
Được tính bằng cách chia tài sản lưu động
(current assets) cho nợ ngắn hạn (current
liabilities).
Tỷ số thanh toán hiện hành càng cao thì tính
thanh khoản của công ty càng cao!
2-19
Tính tỷ số thanh toán hiện hành
(current ratio) của công ty Lion
cho năm 2003.
Current ratio = Current assets / Current liabilities
= $2,680 / $1,145
= 2.34x
2-20
Nhận xét về tỷ số thanh toán
hiện hành của công ty Lion
2003 2002 2001 Trung
bình
Ngành
Tỷ số t.toán
hiện hành
2.34x 1.20x 2.30x 2.70x
Có triển vọng được cải thiện, tuy nhiên
vẫn thấp hơn trung bình của ngành.
Khả năng thanh toán thấp.
6
2-21
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Công thức tính:
Bên cạnh tỷ số hiện thời, người ta thường tính tỷ số
nhanh bằng cách trừ đi khỏi giá trị tử số phần được coi
là ít có tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động –
tức là, giá trị hàng hóa lưu kho, để xem công ty có đủ tài
sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng các yêu cầu nợ
hoạt động ngắn hạn hay không.
Đây là thước đo mức độ nhanh chóng có thể chuyển đổi
từ tài sản sang tiền mặt của một công ty.
2-22
=
2.680.112 - 1.716.480
= 0,84
1.144.800
2-23
2) Số vòng quay hàng tồn kho
(Inventory turnover ratio)
Tỷ số này thể hiện doanh nghiệp sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Được tính bằng cách chia doanh thu thuần
(net sales) cho hàng tồn kho (inventories).
Lưu ý: Số vòng quay luân chuyển hàng tồn
kho tuỳ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề
kinh doanh.
2-24
Số vòng quay hàng tồn kho của
Lion so với trung bình ngành?
2003 2002 2001 Ngành
Số vòng quay
hàng tồn kho
4.1x 4.70x 4.8x 6.1x
Inv. turnover = Sales / Inventories
= $7,036 / $1,716
= 4.10x
7
2-25
Nhận xét về Số vòng quay hàng
tồn kho của Lion
Số vòng quay hàng tồn kho của Lion thấp hơn
trung bình ngành.
Lion có khả năng còn tồn dư một lượng hàng
tồn kho cũ, hoặc việc quản lý hàng tồn kho
của doanh nghiệp tỏ ra yếu kém.
Tình hình càng trở nên khó khăn, và hiện thời
không thấy một khả năng tình hình sẽ được
cải thiện.
2-26
Kỳ thu tiền bình quân (Average
collection perior, hoặc Days sales outstanding)
Kỳ thu tiền bình quân (DSO) là số ngày trung bình từ
khi bán hàng đến khi nhận được tiền thanh toán.
Được tính bằng cách chia các khoản phải thu
(receivables) cho doanh thu bình quân ngày
(average sales per day).
Tỷ số này tuỳ thuộc vào chính sách bán chịu của
doanh nghiệp.
Nếu kỳ thu tiền bình quân kéo dài thì hiệu quả sử
dụng vốn kém do vốn bị “chiếm dụng” nhiều; tuy
nhiên, nếu kỳ thu tiền bình quân quá ngắn thì có thể
làm giảm khả năng cạnh tranh và dẫn đến làm giảm
doanh thu của doanh nghiệp.
2-27
Kỳ thu tiền bình quân của Lion
DSO = Receivables / Average sales per day
= Receivables / Sales/365
= $878 / ($7,036/365)
= 45.6
Lưu ý: Số ngày được tính trong năm thường là
360 hoặc 365
2-28
Đánh giá Kỳ thu tiền bình quân
của Lion
2003 2002 2001 Ngành
Kỳ thu tiền
bình quân
45.6 38.2 37.4 32.0
Lion thu tiền bán hàng quá chậm, và tình hình này ngày
càng trở nên tồi tệ hơn.
Cần phải xem lại chính sách bán hàng trả chậm của
Lion, và/hoặc tính hiệu quả trong công tác quản lý thu
hồi các khoản “cấp tín dụng” của Lion cho khách hàng.
8
2-29
Số vòng quay các khoản phải
thu (Accounts receivables turnover ratio)
Kỳ thu tiền bình quân (DSO) đôi khi còn được thể hiện
dưới dạng số vòng quay các khoản phải thu.
Được tính bằng cách chia doanh thu thuần (net
sales) cho các khoản phải thu (accounts
receivables).
Nếu số vòng quay các khoản phải thu trong một năm
thấp thì điều này cũng thể hiện doanh nghiệp có
hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị “chiếm dụng”
nhiều; tuy nhiên, nếu vòng quay các khoản phải thu
của doanh nghiệp trong năm là quá cao thì có thể
làm giảm khả năng cạnh tranh và dẫn đến làm giảm
doanh thu của doanh nghiệp.
2-30
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
(Sales-to-Fixed Assets ratio, hoặc Fixed Assets
Turnover)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (FA turnover)
cho biết một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu.
Được tính bằng cách chia doanh thu thuần (net
sales) cho tài sản cố định ròng (net fixed assets).
Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
doanh nghiệp có hiệu quả hay không, chúng ta cần
phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc
so sánh với các kỳ kinh doanh trước.
2-31
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
(Sales-to-Total Assets ratio, hoặc Total Assets
Turnover)
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (TA turnover)
cho biết một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Được tính bằng cách chia doanh thu thuần (net
sales) cho toàn bộ tài sản (total assets).
Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp có hiệu quả hay không, chúng ta cần phải so
sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc so sánh
với các kỳ kinh doanh trước.
2-32
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và
toàn bộ tài sản của Lion so với
trung bình ngành
FA turnover = Sales / Net fixed assets
= $7,036 / $817 = 8.61x
TA turnover = Sales / Total assets
= $7,036 / $3,497 = 2.01x
9
2-33
Đánh giá Hiệu suất sử dụng tài sản
cố định và toàn bộ tài sản của Lion
2003E 2002 2001 Ngành.
Hiệu suất sd
T/s cố định
8.6x 6.4x 10.0x 7.0x
Hiệu suất sd
tổng T/s
2.0x 2.1x 2.3x 2.6x
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được dự đoán là sẽ vượt trung bình
ngành. Lưu ý: Nếu chỉ số này là quá cao cho thấy doanh nghiệp đang
hoạt động gần hết công suất và rất khó tăng doanh thu nếu không
được đầu tư mở rộng.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại thấp hơn trung bình ngành. Điều
này là do Lion có quá nhiều tài sản lưu động, đặc biệt là các khoản
phải thu, và hàng hoá tồn kho.
2-34
Hiệu suất sử dụng vốn cổ
phần (Sales-to-Equity ratio)
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần cho biết một đồng
đầu tư bằng vốn cổ phần tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
Được tính bằng cách chia doanh thu thuần (net
sales) cho vốn cổ phần (equity).
Có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của
doanh nghiệp bằng cách sử dụng nguồn tài trợ từ
vốn vay.
2-35
3) Tỷ số nợ trên tài sản (Debt
ratio)
Tỷ số nợ trên tài sản cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản
của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay.
Được tính bằng cách chia tổng nợ (total debt) cho tổng tài sản
(total assets).
Tổng nợ, bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.
Lưu ý: giá sổ sách được dùng để tính toán tỷ số này. Việc bỏ qua
giá trị tài sản vô hình, có thể làm giảm giá trị tổng tài sản của
doanh nghiệp nếu như giá thị trường được áp dụng -> ảnh
hưởng đến hạn mức vốn vay.
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giúp chúng ta thấy được khả năng
chiếm dụng vốn của công ty. Nếu nó quá thấp, doanh nghiệp
có thể đã để lỡ cơ hội kiếm thêm tiền cho cổ đông (bằng việc
chiếm dụng thêm vốn của người khác, như vay tín dụng, mua
trả chậm v.v.)
2-36
Tỷ số Nợ trên Vốn cổ phần (Debt-
to-Equity Ratio)
Một số đo tương đối cho biết công ty có bao nhiêu nợ
Được tính bằng cách chia tổng nợ (total debt) cho vốn cổ phần
+ lợi nhuận gửi lại (equity).
Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có mức độ nợ nần khác nhau,
nên chúng ta cần so sánh tỷ suất nợ với các công ty cùng
ngành và với bản thân công ty đang phân tích. Nếu tỷ xuất này
có sự khác biệt lớn, hoặc thay đổi mạnh, đó có thể là tín hiệu
rất không tốt.
Một tỷ lệ Nợ trên equity cao thông thường cho biết công ty có
một chiến lược tài trợ cho phát triển của mình dựa chủ yếu vào
vốn tín dụng. Điều này có thể khiến cho lợi nhuận thiếu ổn định
(volatile earnings). Ngoài ra, nếu tỷ số này quá cao, công ty có
thể đang chìm trong lâm nguy tài chính.
10
2-37
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ
phần (Long-Term Debt to Equity ratio)
Do tỷ số nợ trên thực tế thông thường một hầu hết các
khoản vốn vay để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp là
tín dụng thương mại ngắn hạn; do vậy, để thấy được
mức độ mà doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn
vay mang tính ổn định và dài hạn hơn, người ta còn dùng
Tỷ số nợ dài hạn trên tài sản. Tỷ số này cho biết tỷ lệ
giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần của doanh nghiệp.
Được tính bằng cách chia nợ dài hạn (long-term debt)
cho vốn cổ phần (equity).
Nếu tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thấp, điều này thể
hiện phần lớn nợ của doanh nghiệp huy động được là nợ
ngắn hạn.
2-38
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ
phần (Total assets to Equity ratio, hoặc Equity
multiplier ratio)
Một tỷ số khác thường được dùng để đo lường mức độ
rủi ro về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết
tỷ lệ giữa tổng tài sản và vốn cổ đông của doanh nghiệp.
Được tính bằng cách chia tổng tài sản (total assets) cho
vốn cổ phần (equity).
2-39
Khả năng thanh toán lãi vay
(Times interest earned ratio)
Lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định. Tỷ số này
cho biết vể khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản lãi
vay của doanh nghiệp; qua đó cũng cho biết khả năng sử
dụng hiệu quả nguồn vốn vay của doanh nghiệp như thế
nào: có đủ để thanh toán các khoản lãi vay hay không.
Được tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(Earnings before interest and taxes - EBIT) cho lãi vay
(interest expense).
Nếu khả năng thanh toán lãi là quá thấp, (i) công ty sẽ
khó huy động thêm vốn vay; (ii) các chủ nợ hiện hữu có
thể đứng trước nguy cơ không được thanh toán lãi và
doanh nghiệp có khả năng bị kiện nếu điều này xảy ra.
2-40
Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio) và
Khả năng thanh toán lãi vay (Times
interest earned ratio) của Lion.
Debt ratio = Total debt / Total assets
= ($1,145 + $400) / $3,497 = 44.2%
TIE = EBIT / Interest expense
= $492.6 / $70 = 7.0x
11
2-41
Nhận xét về Tỷ số nợ và Khả năng
thanh toán lãi vay của Lion
2003 2002 2001 Ngành
Tỷ số nợ
trên tổng t/s
44.2% 82.8% 54.8% 50.0%
Khả năng
thanh toán
lãi vay(TIE)
7.0x -1.0x 4.3x 6.2x
Tỷ số nợ và Khả năng thanh toán lãi vay của Lion
nhìn chung là tốt hơn trung bình của ngành. Mức
độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp là khá thấp
so với trung bình ngành.
2-42
4) Tỷ suất sinh lợi ròng trên
doanh thu (Net profit margin)
Được định nghĩa là tỷ lệ % của thu nhập ròng (net income)
trên doanh thu. Tỷ lệ % này cho biết bao nhiêu xu trong 1
đồng doanh thu là lợi nhuận thật sự.
Trả lời cho câu hỏi: “Công ty hoạt động có lãi nhiều
không? ”
Tỷ suất lãi ròng của công ty càng cao so với các công ty khác
thì càng tốt.Mức lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất nhiều
vào chiến lược phát triển thị trường, khả năng tiết kiệm chi
phí và sức mạnh cạnh tranh của công ty.
Nhìn chung thì một công ty tốt thường làm ăn có lãi nhiều
hơn các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều
ngoại lệ, một số doanh nghiệp phải hy sinh lợi nhuận trong
ngắn hạn để nhắm tới nguồn lợi nhuận lâu dài.
VN: Tỷ số lãi ròng/doanh thu khoảng 9,95%
2-43
Khả năng sinh lợi cơ bản (Basic
Earning Power)
Khả năng lợi nhuận cơ bản (BEP) loại bỏ ảnh hương
của thuế và đòn bẩy tài chính tạo điều kiện thuận lợi hơn
trong việc so sánh giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các
kỳ của cùng một doanh nghiệp mà có mức thuế phải chịu
và/hoặc tỷ lệ đòn bẩy tài chính khác nhau một cách đáng
kể.
Được tính bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(Earnings before interest and taxes - EBIT) cho tổng tài
sản (total assets).
2-44
Tỷ suất sinh lợi ròng trên doanh thu
(Net Profit margin) và khả năng sinh lợi
cơ bản (Basic earning power) của Lion
Profit margin = Net income / Sales
= $253.6 / $7,036 = 3.6%
BEP = EBIT / Total assets
= $492.6 / $3,497 = 14.1%
12
2-45
Đánh giá khả năng sinh lợi
của Lion
2003 2002 2001 Ngành
Tỷ suất sinh lợi
ròng
3.6% -2.7% 2.6% 3.5%
Khả năng sinh
lợi cơ bản
14.1% -4.6% 13.0% 19.1%
Tỷ suất sinh lợi ròng trên doanh thu (Profit margin) là rất kém
trong năm 2002; tuy nhiên, được dự đoán là sẽ được cải thiện,
và vượt trung bình ngành vào năm 2003. Triển vọng là tốt hơn.
Khả năng sinh lợi cơ bản (BEP) được cải thiện, nhưng vẫn còn
thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành, và cần phải cố gắng
nhiều hơn nữa.
2-46
Tỷ suất sinh lợi trên Tài sản
(Return on Assets - ROA)
Đôi khi còn được gọi là “Lợi nhuận trên đầu tư” (Return on
Investment – ROI). ROA cho ta biết công ty thu lợi bao nhiêu
từ tổng số tài sản công ty sử dụng [gồm vốn chủ sở hữu (vốn
góp của tất cả cổ đông) và các khoản vay - nợ].
Trả lờ