Trong đời sống hàng ngày thì chất hoạt động bề mặt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Các chất tẩy rửa chăm sóc cá nhân như: chất tẩy rửa. chất tạo bọt
Công nghiệp dệt nhuộm: chất làm mềm cho vải sợi , chất trợ nhuộm.
Công nghiệp thực phẩm: chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ, sữa và đồ ngọt.
Công nghiệp mỹ phẩm: chất tẩy rửa, nhũ hóa và chất tạo bọt.
Công nghiệp in: chất trợ ngấm và phân tán vật in.
38 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài báo cáo chất hoạt động bề mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÀI BÁO CÁO CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
Đề tài:
CBHD: Nguyễn Thị Bích Thuyền
Lương Huỳnh Vủ Thanh
Sinh Viên :
Lớp : Công Nghệ Hoá Học K32
Nhóm: 09
Châu Phượng Quyên 2064002
Nguyễn Thị Diệu Thúy 2064015
Nguyễn Thị Anh Thư 2064018
Chử Thị Thanh Vân 2064040
Năm học2009
MỤC LỤC
&
Lời mở đầu 3
Chương I: Cơ sở lý thuyết 4
Chương II: Ứng dụng của bọt trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và tẩy rửa 8
Chương III: Ứng dụng của bọt trong thực phẩm 16
Chương IV: Ứng dụng của bọt trong chữa cháy 20
Chương V: Ứng dụng của bọt trong vật liệu xốp 24
Tài liệu tham khảo 36
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hàng ngày thì chất hoạt động bề mặt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
ü Các chất tẩy rửa chăm sóc cá nhân như: chất tẩy rửa. chất tạo bọt…
ü Công nghiệp dệt nhuộm: chất làm mềm cho vải sợi , chất trợ nhuộm.
ü Công nghiệp thực phẩm: chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ, sữa và đồ ngọt.
ü Công nghiệp mỹ phẩm: chất tẩy rửa, nhũ hóa và chất tạo bọt.
ü Công nghiệp in: chất trợ ngấm và phân tán vật in.
ü Trong nông nghiệp: chất để gia công thuốc bảo vệ thực vật
ü Trong xây dựng: dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tông.
ü Trong dầu khí: chất nhũ hóa dung dịch khoan.
ü Trong công nghiệp khoáng sản: làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa chất tạo bọt để làm giàu khoáng sản.
Ngày nay, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho đời sống ngày càng được yêu cầu cao hơn. Người tiêu dùng thường đánh giá chất lượng của một sản phẩm dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Trong các tiêu chí đó thì “bọt” cũng được nhắc đến như là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một sản phẩm tiêu dùng. Bọt cũng là một chất hoạt động bề mặt. Vậy ứng dụng của bọt là gì? Do những băn khoăn này nhóm chúng em đề tìm hiểu về đề tài “Ứng dụng của bọt”
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
&
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BỌT.
Bọt là một hệ phân tán K/L hay K/R mà pha khí chiếm thể tích lớn, chứa tác nhân ổn định.
Bọt không có dạng hình cầu, mà là đa diện.
Bọt có 2 dạng là ổn định hay không ổn định.
Chất lỏng nguyên chất không có khả năng tạo bọt.
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ BỌT.
Sục khí đi qua dung dịch chất tạo bọt bằng cách khuấy mạnh chất tạo bọt.
1.3. CÁC TÁC NHÂN LÀM TĂNG BỌT VÀ CHỐNG BỌT.
1.3.1. Các tác nhân làm tăng bọt (foam boosters):
{ Lựa chọn những chất hoạt động bề mặt:
Một chất hoạt động bề mặt (CHĐBM) hay hỗn hợp các CHĐBM có thể tạo thành một hệ thống tạo bọt. Số lượng bọt tăng với nồng độ tối đa quanh CMC (nồng độ micelle tới hạn). Về mặt lý thuyết có thể dự đoán khả năng tạo bọt của một CHĐBM dựa vào giá trị CMC nhưng vẫn chưa xác định được là bọt đã ổn định hay chưa.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến CMC đều có thể làm tăng hoặc giảm khả năng tạo bọt của một CHĐBM:
ü Nhiệt độ.
ü Sự hiện diện của chất điện ly.
ü Cấu trúc phân tử CHĐBM.
Z Nhiệt độ:
Độ hòa tan của một CHĐBM tùy thuộc vào nhiệt độ. CHĐBM anion có độ hòa tan tăng khi nhiệt độ tăng. Còn đối với CHĐBM không ion, độ hòa tan giảm ở nhiệt độ lớn hơn điểm đục. Do đó, khả năng tạo bọt giảm.
Z Sự hiện diện của chất điện ly:
Sự có mặt của các chất điện ly (thường là các muối vô cơ) làm giảm CMC của CHĐBM và làm thay đổi khả năng tạo bọt của CHĐBM đó.
Z Cấu trúc phân tử CHĐBM:
Với cùng một loại CHĐBM, CMC càng nhỏ thì khả năng tạo bọt càng cao. Đối với alkyl sulfate, chiều dài dây Cacbon tăng thì độ hòa tan (CMC) giảm, khả năng tạo bọt tăng. Khi di chuyển nhóm ưa nước vào trong dây hay dùng dây Cacbon mạch nhánh làm tăng CMC, do đó làm giảm khả năng tạo bọt.
Chất CHĐBM không ion tạo ít bọt hơn trong dung dịch nước. Chất không ion có bề mặt lớn hơn cho mỗi phân tử. Khả năng hấp phụ của chất không ion kém. Do đó, những phân tử bị hấp phụ lên bề mặt của chất không ion khó tạo được tác động qua lại hàng ngang đủ lớn để tạo lực co giãn bề mặt lớn.
Các ion trong dung dịch nước hình thành lớp điện tích kép. Lớp điện tích kép này dễ dàng đẩy các màng kế cận của các bọt và tăng sự ổn định bọt. Nhóm ion chứa nước hydrat hóa và sự phối hợp của những phân tử nước đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định bề mặt không gian làm dễ dàng ổn định bọt. Sự ổn định bọt của dodecyl sulfate giảm theo các cation của nó:
NH4+ > (CH3)4N+ > (C2H5)4N+ > (C4H9)4N+
{ Dùng các chất phụ gia:
Việc sử dụng một chất phụ gia để thực hiện sự ổn định bọt bằng cách làm thay đổi một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của bọt: Hiệu ứng Gibbs – Marangoni, độ nhớt của pha lỏng, độ nhớt ở bề mặt, lực đẩy tĩnh điện… Như vậy, một CHĐBM ít bọt có thể trở thành một sản phẩm rất tạo bọt khi thêm một chất phụ gia (có thể là CHĐBM có tính tẩy rửa không đáng kể hoặc chất điện ly vô cơ).
Ngoài ra, khi thêm các hợp chất hữu cơ có cực có thể làm giảm CMC của các CHĐBM. Các chất hữu cơ có cực này thường là chất có một dây Cacbon thẳng có cùng chiều dài như chiều dài của CHĐBM là tốt nhất để ổn định bọt của CHĐBM. Các chất làm tăng bọt được xếp theo thứ tự sau:
Ete glycerol < Ete sulfonyl < Amid < Amid N thay thế.
Các chất làm tăng bọt trong bột giặt tạo bọt, những nước tẩy rửa chén, các loại dầu gội đầu là mono hay dietanol amid tạo bọt bền, mịn và đều.
1.3.2. Các tác nhân chống bọt (antifoam agents):
Các tác nhân chống bọt làm giảm hay loại trừ bọt trong sản phẩm bằng cách ngăn cản sự tạo bọt bằng những ion vô cơ Ca2+ có ảnh hưởng đến sự ổn định tĩnh điện hay giảm nồng độ các anion bằng kết tủa hoặc là làm tăng tốc độ phân hủy của bọt bằng những hợp chất vô cơ hay hữu cơ sẽ thay thế các CHĐBM của màng bọt làm bọt ít ổn định. Đó là hệ thống cấp 2 gồm chất không ion / các anion. Hệ thống cấp 3 gồm Anion / Nonion / Xà phòng, trong đó loại xà phòng có hiệu quả nhất là loại dây Cacbon no, hiệu quả của nó được xếp theo thứ tự sau:
Xà phòng mỡ cá voi > Xà phòng colza > Stearat > Xà phòng mỡ bò > Xà phòng cùi dừa.
Hệ thống cấp 3 được thay thế bởi một hợp chất cấp 2: Anion / Nonion có kèm những tác nhân chống bọt như: stearyl phosphate, dầu và sáp, các silicon. Các hợp chất hữu cơ này tác động theo cơ chế trải rộng, các phân tử di chuyển về phía bề mặt màng bọt thay thế phân tử các CHĐBM, làm giảm độ nhớt bề mặt, độ đàn hồi kém hơn, dòng chảy lỏng và hiệu ứng Gibbs – Marangoni kém.
Một bề mặt có bọt được thay thế bởi một bề mặt ít bọt hơn thực hiện được bằng những hợp chất có sức căng bề mặt kém nhưng có khả năng trải rộng trên các bề mặt dung dịch.
Từ kết quả thực nghiệm, stearyl phosphate có hiệu quả trong công thức chỉ chứa những chất không ion và sự phối hợp dầu / hạt kỵ nước có khả năng chống bọt cao hơn dầu như các hệ sau:
ü Dầu + parafin + silic kỵ nước: cho phép điều chỉnh bọt trong suốt quá trình giặt bằng máy.
ü Silicon (silicon biến tính) + silic không ưa nước.
Các hợp chất này sẽ mất tác dụng khi đưa trực tiếp vào kem nhão hay vào bột chứa các hàm lượng các alkyl bezen sulfonate cao do sự hấp phụ alkyl benzen sulfonate lên những hạt silic kỵ nước làm Si mất tính năng không ưa nước và sức căng bề mặt của LAS. Kết quả thực nghiệm cho thấy các hỗn hợp này có nhiều thuận lợi:
{ Uyển chuyển trong công thức.
{ Có hiệu quả đối với nước cứng và mềm ở nhiệt độ giặt.
{ Phân phối bột tốt trong bộ phận phân phối của máy giặt.
{ Giá thành cạnh tranh so với các loại xà phòng.
1.3.3. Các chất ổn định bọt:
Z Các chất ổn định bọt vô cơ: Natri silicate..
Z Các chất ổn định bọt hữu cơ: etanalamin, isopropanolamin..
CHƯƠNG II:
ỨNG DỤNG CỦA BỌT TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN VÀ TẨY RỬA
&
1.1. Xà phòng:
Xà phòng hay xà bông (phiên âm từ tiếng Pháp: savon) là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ. Thành phần của xà phòng là muối natri hoặc kali của axít béo. Xà phòng được dùng dưới dạng bánh, bột hoặc chất lỏng.
Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo. Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải chóng mục.
Thành phần chủ yếu của xà phòng là muối natri của axit panmitic. Xà phòng có 3 loại thường được sử dụng: { Loại xà phòng dạng cứng: thường được làm từ hydroxit natri hoặc carbonnat natri; nó bao gồm phần lớn các loại xà phòng thông thường. Loại xà phòng này thường có màu trắng, có nhiều màu sắc khác nhau hoặc có vằn, lốm đốm ... { Loại xà phòng dạng kem: được làm từ hydroxit kali hoặc carbonnat kali. Loại xà phòng này thường có dạng sền sệt, màu xanh, nâu hoặc màu vàng nhạt. Nó có thể chứa một lượng nhỏ chất tẩy rửa bề mặt hữu cơ tổng hợp (thường không quá 5%). { Loại xà phòng dạng lỏng: là loại dung dịch xà phòng nước, trong một vài loại có một lượng cồn hoặc glycerin được nhỏ thêm vào (thường là không quá 5%), nhưng không bao gồm chất tẩy rửa bề mặt hữu cơ tổng hợp. Loại xà phòng dạng lỏng bao gồm xà phòng dùng cho vệ sinh, thường được nhuộm mầu và tẩm hương liệu thơm, loại này bao gồm xà phòng nổi, xà phòng khử mùi, xà phòng glycerin, xà phòng dùng để cạo râu, xà phòng tẩm hóa chất và xà phòng đánh bóng hoặc tẩy uế. Một loại khác là xà phòng dùng trong gia đình, nó có thể được nhuộm màu hoặc được tẩm hương liệu thơm, dùng để đánh bóng hoặc tẩy trùng. Ngoài ra còn có loại xà phòng dùng trong công nghiệp và muối natri của axit stearic .
Giặt bằng tay: bọt là quan trọng vì nó tiêu biểu cho hiệu quả đối với người tiêu dùng.
Chất hoạt động bề mặt sử dụng để tạo bọt trong trường hợp này chủ yếu là LAS (Linear Alkylbenzene Sulphonate), LAS rất nhạy với sự hiện diện của ion Ca2+, Mg2+….nó sẽ tạo kết tủa với các ion này làm giảm nồng độ của chất hoạt động bề mặt, do đó sự tẩy rửa giảm đi .Vì vậy ngoài chất hoạt động bề mặt chính người ta cũng thêm vào các chất đồng hoạt động bề mặt như: LES (Lauryl Ether Sulphate), PAS (Primary Alcohol Sulphate), AOS (Olefin Sulphonate), MES (Metyl Ether Sulphonate)…
1.2. Sữa tắm:
Ví dụ thành phần của một loại sữa tắm dành cho em bé: Deionized, Sodium Laureth sulfate, Sodium Cocoamphoacetate, Sodium Myreth sulfate, lauryl Betaine, Cocamide DEA, glycerine, Sodium Laureth sulfate & glycol Distearate & Cocamide MEA & Laureth 10, mùi thơm, Polyquaternium-39, Methyl Chloroisothiazolinone & Methyl isothiazolinone, sinh tố E, Aloe barbadensis (Aloe Vera trích), axit citric, Sodium chloride. Ta thấy trong đó thì Sodium Laureth sulfate là chất tạo bọt.
Bọt trong các sản phẩm tẩy rửa là thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài ra nó còn giúp cho việc tẩy rửa tốt hơn, nó giữ lại các chất bẩn chống tái bám lại trên bề mặt.
1.3. Sữa rửa mặt trị mụn trứng cá:
Thành phần của một loại sữa rửa mặt:
Nước, Sodium Laureth Sulfate, sorbitol, Cocoamidopropyl Betaine, Ammonium Lauryl Sulfate, Salicylic acid , Sodium Chloride, Sodium Cocoamphoacetate, Sodium Hydroxide, Citric acid, parfum, Tetrasodium EDTA, Dipropylene Glycol, Butech-3, Benzyl Salicylate, Sodium Benzotriazoyl Butylphenol Sulfonate, Disodium Phosphate, Polyquaternium 43, Limonene, Magnesium Nitrate, Tributyl Citrate, Methylchloroisothiazolinone, Magnesium Chloride.
Ta thấy trong đó thì Sodium Laureth sulfate là chất tạo bọt.
1.4. Nước rửa chén:
{ Các chất tạo bọt thông dụng : Z Sodium laureth sulfate (SLES ) có công thức CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na một dạng detergent của muối sulfate Natri chất này được sử dụng khá rộng rãi và giá cả không mắc lắm, được cấu tạo từ các ethoxylation của dodecyl alcohol. Chất này được dùng trong rất nhiều lĩnh vực tẩy rữa và surfactant đặc biệt là các chất chăm sóc cơ thể ( như xà phòng , dầu gội , kem đánh răng ... ) ,có khả năng tạo bọt khá bền, mềm mịn, tương đối nhỏ. Như đã nói SLES có hoạt tính mạnh và giá cả hợp lý nên được sử dụng rộng rãi . Z Sodium lauryl sulfate (hay còn gọi là sodium dodecyl sulfate or SLS) có công thức (C12H25SO4Na) Là chất hoạt động bề mặt dạng anionic được sử dụng thường xuyên hơn trong các ngành công nghiệp như nước rửa xe, lau sàn nhà .... Nhưng đặt biệt nó vẫn có thể dùng cho người , như một ứng dụng khá quan trọng là dùng tạo bọt thơm cho bồn tắm ,các bọt này đặt biệt rất bền và hoạt tính bề mặt rất thấp, độ đặt của bọt cao, bọt rất dày. Đặc biệt còn được sử dụng trong dược phẩm (aspirin) dùng tạo viên sủi, dùng để tổng hợp protein như là một chất điện. Vì có nhiều ứng dụng đặt biệt nên SLS khá mắc Z Ammonium lauryl sulfate (ALS) hay còn gọi ammonium dodecyl sulfate có công thức (CH3(CH2)10CH2OSO3NH4) phân tử gồm có alkyl sufate CH3(CH2)10CH2OSO3 – và một anionic NH4+ cũng được sữ dụng trong dầu gội và sữa tắm (rất hiếm,chỉ những loại đắt tiền) . Nó là dạng chất tạo bọt mịn, nó phá vỡ sức căng bề mặt của nước bằng việc thành lập những mixen keo xung quanh đầu ưu nước của surfactant .Phân ly mạnh trong dung dịch tạo amonium cationic. Do khả năng tạo bọt dạng micelle keo ( bọt rất nhỏ và mịn ) nên ALS được dùng nhiều trong các loại mỹ phẫm , keo vuốt tóc ... Về giá cả thì ALS cũng rất
đắt. Xu hướng ngày nay tại các nước phát triễn, người ta sử dụng ALS nhiều SLS, SLES .Vì SLS được biết là một dạng chất kích ứng, những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy SLES có sự kích ứng da khi ra ánh sáng .
Hàm lượng chất HĐBM trong nước rửa chén này vào khoảng 18%. Thành phần pha chế tương đối khá phức tạp. + Thành phần chất HĐBM: chủ là LAS với sự kết hợp lauryl sunphat (bột lauryl, để tạo bọt tốt), SLES (để làm giảm sự kích thích da tay) và cocoamidopropyl betain (CAPB hay CAB, để làm mềm da tay và có tính diệt khuẩn). + Thành phần làm bền bọt: Sử dụng cocodiethanolamide (CDE) kết hợp với polymer ethylen glycol 4000. + Thành phần làm đặc: Sử dụng HEC, có thể kết hợp với polymer PVP-K30 để tăng độ nhớt. + Thành phần phụ gia: gồm acid citric (tạo đệm và là thành phần tạo phức để loại bỏ sắt và canxi có trong nước cứng), NaOH (để trung hòa), MgSO4.7H2O (để làm tăng hiệu quả tẩy rửa của nước rửa chén), NaCl hay Na2SO4 để điều chỉnh độ nhớt.
Điểm then chốt căn bản trong khi thành lập công thức nước rửa chén là “bọt”.
Bọt phải dồi dào, lâu tan, cần phải cung ứng trong suốt thời gian rửa. Đối với người tiêu dùng việc trước tiên của một sản phẩm tốt là phải có một lượng bọt dồi dào cho vào nước. Tiếp theo đó trong lúc rửa là loại bỏ được càng nhiều chất bẩn càng tốt.
Các nước rửa chén truyền thống có công thức tạo bọt dựa trên các chất như: LAS (Linear Alkyl Benzen Sulfonate) thường kết hợp với các chất rượu sulfate ethoxt hóa như LES (Lauryl Ether Sunfate) sử dụng tốt trong nước cứng do đó tăng cường tác dụng với LAS.
Đa số trong các LAS được sử dụng, các dây Cacbon C11 – C12 cho nuớc cứng cũng như nước mềm hiệu năng tốt cùng với bọt có chất lượng tốt.
Các hệ thống Alpha Olefin Sulfonate / Alkyl Ether Sulfate (AOS/LES) thì hiệu quả tuy nhiên giá thành khá cao. Chúng hòa tan tốt trong nước cứng, tuy nhiên tạo bọt yếu.
Các hỗn hợp Alkyl Sulfonate bậc hai (SAS) thí dụ như: Hostapur C14 – C17 và LES có nhiều tính chất tạo bọt rất tột trong nước cứng cũng như nước mềm, hơn nữa chúng phù hợp với da nên được dùng thường xuyên.
1.5. Dầu gội đầu:
Thành phần trong dầu gội:
Chất tẩy rửa
Chất điều hoà
Chất trị liệu
Chất làm đục, óng ánh
Chất làm sệt
Màu hương
Chất điều chỉnh pH
Chất ổn định bọt
Các vitamin
Chất bảo quản
Chất chống oxy hoá
Chất điều chỉnh độ nhờn
Công dụng thật sự buộc ta phải dùng dầu gội đầu là làm sạch gàu, bụi. Còn những hiệu quả khác như làm mượt tóc, chống tóc chẻ ngọn, nuôi dưỡng tóc, bổ tóc là điều không thể có được. Tóc là chất sừng nên các "thành phần bổ dưỡng" nếu có cũng không được hấp thu.
Để làm sạch, dầu gội đầu phải có thành phần chính là chất tẩy và một hỗn hợp dung môi dầu - nước. Chất tẩy có loại mạnh (natrium laurylsulphat, natrium stearat) và loại nhẹ (laureth, ethanolamin laurat). Dung môi thường có là dầu dừa, dầu oliu, nước. Ngoài ra, dầu gội còn có chất hút nước, giữ độ ẩm cho tóc (glycerin, sorbitol) và các thành phần phụ trợ khác như chất chống nước cứng, điều chỉnh pH, tạo mùi.
Các chất bám dính cho thêm vào dầu gội đầu có lợi trước mắt là che lấp các chỗ nứt vỏ bọc sợi tóc, làm cho tóc dường như vẫn giữ được vẻ óng mượt. Nhưng các chất này cũng đồng thời giữ lại gàu, bụi, vi khuẩn gây bẩn và làm cho sợi tóc to ra, nặng, dễ gãy.
Do yêu cầu của người tiêu dùng là sản phầm phải tạo bọt ngay và nhiều khi sử dụng. Đối với các nhà sản xuất người ta thường sử dụng 2 loại chất hoạt động bề mặt: một chất hoạt động bề mặt chính và một chất “đồng hoạt động bề mặt”.
Z Các chất hoạt động bề mặt chính thường dùng là: Lauryl Ether Sulfate (LES) chất này có khả năng tạo bọt tốt và tẩy rửa tốt.
Z Chất đồng hoạt động bề mặt thường dùng là: Coco Amido Propyl Betain (CAPB): chất này giúp tăng bọt khi có các vết bẩn.
Z Chất ổn định bọt trong dầu gội: các chất Alkyl olamit, đặc biệt các chất mono và dietanolamit là những chất làm ổn định bọt tốt.
Công thức dầu gội:
Công thức cơ bản dành cho tóc thường
CHĐBM anionic (SLES) 10-15
Chất đồng HĐBM (CAPB) 2-4
Dầu gội dành cho tóc khô: thường dùng CHĐBM nhẹ
CHĐBM (SLES) 8-14
Chất đồng HĐBM (CAPB) 2-4
Dầu gội dành cho tóc nhiều dầu
CHĐBM (SLES hay ALES) 8-14
Chất đồng HĐBM (CAPB) 2-4
Dầu gội dành cho bé sơ sinh
CHĐBM 5-7
Chất đồng HĐBM (CAPB) 3-4
Dầu xả
Thường dùng CHĐBM dạng cation + rượu béo
Dầu xả thường
CTAC (Cetyltrimetyl ammonium clorua) 0.5-1.2
Dầu xả dành cho tóc khô
CTAC 0.8-1.2 1-1.5
1.6. Kem đánh răng:
Có thể nói kem đánh răng là một bảo bối bảo vệ sức khỏe răng miệng vì giúp làm sạch răng, phòng ngừa sâu răng, giảm viêm nướu, giảm sự hình thành vôi răng, giảm nhạy cảm răng, giữ cho hơi thở thơm tho. Ngoài ra kem đánh răng còn có tác dụng như mỹ phẩm, làm sạch những vết dính ngoại lai bám lên bề mặt răng như những chất màu từ thức uống, thực phẩm, thuốc lá… Thông thường, thành phần của một ống kem đánh răng gồm: Chất mài mòn: 20 – 40%, nước: 20 – 40%, chất làm ẩm (glycerin): 20 – 40%, chất tạo bọt: 1 – 2%, hương liệu, chất làm đặc, chất bảo quản, tác nhân điều trị: khoảng 5%.
Chất tẩy rửa dùng trong kem đánh răng thường là những chất HĐBM PAS như natri lauryl sunfat, LAS có nhiệm vụ chính là tẩy sạch răng đồng thời duy trì tính thấm nước và duy trì khả năng phân tán trong các pha (đặc biệt giúp hoà tan và phân tán các hợp chất không tan trong nước bằng cách tạo các mixel).
Một ví dụ về thành phần của kem đánh răng:
{ Thành phần: Nước, Sorbitol, Glycerin, Hydrated Silica, PEG-6, Sodium Lauryl Sulfate, Isopentane, Aroma, Carrageenan, Xanthan Gum, Cocamidopropyl Betaine, Sodium Saccharin, Sodium Flouride, Sodium Hydroxide, CI 42090, Limonene.
Nổi tiếng trong số các chất hoạt động bề mặt có: * Họ LAS trong đó lâu đời nhất là DBSA : dodecyl benzene sulfonic acide vốn chất hoạt động bề mặt thường dùng nhất trong sản phẩm tẩy rửa nhưng do có vòng benzen nên rất khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên sau khi sử dung.
Hiện nay các chất hoạt động bề mặt được ưa chuộng là :+ Sodium dodecyl sulfate (còn gọi là sodium lauryl sulfate hay SLS)+ Ammonium lauryl sulfate+ SLES: sodium lauryl ether sulfate : thường dùng hiện nay Công thức tổng quát là CH3(CH2)10CH2 (OCH2CH2)n OSO3Na tức gồm dây dodecyl sau đó đến n nhóm ether nối tiếp sản phẩm thường dùng nhất là n=3.
1.7. Chất tẩy rửa:
-CHĐBM chính:
+ CHĐBM dịu không độc, tẩy rửa tốt, tạo bọt tốt, ít rát da: SLES, ALES, Cetyl ete sulfat, sunfosucinat Na…
+ CHĐBM cực dịu tẩy rửa tốt, ít tạo bọt, không làm rát: este sorbitoan polyetoxy hoá các aicd béo…
- Chất đồng HĐBM: thường dùng các CHĐBM lưỡng tính có tác dụng gia tăng bọt, gia tăng độ nhờn, cải thiện độ dịu, làm giảm hiện tượng khô da như CAPB (lỏng, vàng nhạt),…
- Ngoài ra còn có thể sử dụng một số CHĐBM khác.
Về chất tạo bọt thì bản thân các chất hoạt động bề mặt thường cũng tạo bọt và nhiều khi tính chất này không giúp cải thiện gì khả năng tẩy rửa cả (chỉ là cảm giác của người tiêu dùng). Trong một số sản phẩm thì tính chất này còn gây hại (như bột