Bài báo này đềcập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành động
này có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụtiêu biểu vềvấn đềnày là khói từmột
nhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ởxung quanh nó.
Phân tích kinh tếvềtình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sự
khác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xã hội của nhà máy, ở đó các nhà kinh tế
chủyếu đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh TếPhúc Lợi. Kết
luận của loại phân tích này có vẻthường dẫn hầu hết các nhà kinh tế đến chỗmuốn chủ
của nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họgây ra hay đánh
thuếngười chủcủa nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độkhói thải ra và tương đương
với những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏi
khu dân cư(hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thểgây ảnh hưởng). Luận điểm của tôi
là các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thểdẫn tới những hậu quả
không cần thiết hay thậm chí những hậu quảkhông mong muốn
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài báo Vấn đề chi phí xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
RONALD COASE
Nguyễn Hồng Trang dịch
Ronald Coase là giáo sư danh dự tại Đại Học Luật Chicago và là người đoạt giải
Nobel về kinh tế. Đây là bài báo rút từ Tập San Luật và Kinh Tế (tháng 10 năm 1960).
Một vài đoạn trong bài báo đề cập đến các thảo luận mở rộng liên quan đến các quyết
định pháp luật đã được lược bỏ.
I. VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Bài báo này đề cập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành động
này có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là khói từ một
nhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ở xung quanh nó.
Phân tích kinh tế về tình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sự
khác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xã hội của nhà máy, ở đó các nhà kinh tế
chủ yếu đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh Tế Phúc Lợi. Kết
luận của loại phân tích này có vẻ thường dẫn hầu hết các nhà kinh tế đến chỗ muốn chủ
của nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họ gây ra hay đánh
thuế người chủ của nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độ khói thải ra và tương đương
với những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏi
khu dân cư (hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thể gây ảnh hưởng). Luận điểm của tôi
là các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thể dẫn tới những hậu quả
không cần thiết hay thậm chí những hậu quả không mong muốn.
II. BẢN CHẤT QUA LẠI CỦA VẤN ĐỀ
Cách tiếp cận truyền thống có xu hướng che đậy bản chất của việc đưa ra quyết
định lựa chọn. Câu hỏi thường được đặt ra trong trường hợp A có tác động xấu lên B và
quyết định cần được đưa ra là: Chúng ta làm thế nào để hạn chế A? Nhưng đó là quyết
định sai. Chúng ta cần phải giải quyết được bản chất qua lại của vấn đề. Để tránh ảnh
hưởng xấu, B sẽ gây ảnh hưởng xấu tới A. Câu hỏi thật sự cần đặt ra là: Liệu A có được
phép gây hại đến B hay liệu B có được phép gây hại đến A? Vấn đề là ở chỗ làm sao để
tránh được những tác hại nghiêm trọng hơn. Tôi đã đưa ra ví dụ trong bài báo trước về
trường hợp tiếng ồn và rung từ máy móc của một nhà máy sản xuất bánh kẹo gây phiền
hà đến công việc của một bác sỹ. Để tránh ảnh hưởng xấu đó bác sỹ có thể gây ảnh
hưởng lại đối với nhà máy sản xuất bánh kẹo. Vấn đề mà trường hợp này nêu ra về cơ
bản là nó có đáng hay không khi kết quả của việc hạn chế các phương thức sản xuất được
nhà máy bánh kẹo sử dụng có thể đảm bảo việc khám chữa bệnh tốt hơn tại chi phí của
việc cung giảm của sản phẩm bánh kẹo. Một ví dụ khác là vấn đề các gia súc đi lạc phá
hại mùa màng trên vùng đất của người lân cận. Nếu việc một vài con gia súc đi lạc là
điều không thể trách khỏi thì tất cả sự tăng lên trong việc cung cấp thịt có thể thu được tại
chi phí của việc giảm sút trong cung của mùa vụ. Bản chất của sự lựa chọn đã rõ: thịt hay
mùa vụ. Câu trả lời cần được đưa ra tất nhiên là sẽ không rõ ràng trừ khi chúng ta biết
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 2
được giá trị của cái mà chúng ta đạt được cũng như cái mà chúng ta phải hi sinh để đạt
được nó. Một ví dụ khác, giáo sư George J. Stigler đã lấy ví dụ về sự nhiễm bẩn của một
dòng suối. Nếu chúng ta giả định rằng tác hại xấu của việc ô nhiễm đã giết chết cá ở đó
thì vấn đề cần được quyết định là: liệu giá trị của số cá mất đi là nhiều hơn hay ít hơn giá
trị sản phẩm có thể được làm ra do sự nhiễm bẩn đó. Mọi việc vẫn tiếp diễn mà hầu như
không cần nói rằng vấn đề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tổng thể và cận biên.
III. HỆ THỐNG GIÁ CHỊU TRÁCH NHIỆM THIỆT HẠI
Tôi định bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc xem xét một trường hợp mà
hầu hết các nhà kinh tế đều có thể đồng ý rằng vấn đề sẽ được giải quyết theo cách hoàn
toàn làm mọi người hài lòng: khi gây hại đến người khác các công ty kinh doanh phải trả
toàn bộ tổn thất do họ gây ra và hệ thống giá sẽ làm việc một cách trôi chảy (nói đúng ra
nó có nghĩa hệ thống giá được vận hành miễn phí).
Một ví dụ hay của vấn đề đang được thảo luận là trường hợp gia súc đi lạc phá
hoại mùa màng trồng trên đất của người hàng xóm. Giả sử rằng một người nông dân và
một người nuôi gia súc đang làm việc trên mảnh đất thuộc sở hữu của hàng xóm. Giả sử
thêm rằng, giữa hai mảnh đất đó không có rào chắn và quy mô đàn gia súc của người
nuôi ngày càng tăng thì tổng thiệt hại mà nó gây ra cho mùa màng của người nông dân
càng lớn. Cái gì xảy ra đối với thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc tăng là vấn
đề khác. Nó phụ thuộc vào việc liệu đàn gia súc có xu hướng đi thành hàng nối đuôi nhau
hay là đi lung tung con nọ cạnh con kia, hay phụ thuộc vào việc đàn gia súc có xu hướng
tăng liên tục nhiều hay ít và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tự khác nữa. Vì mục đích
trực tiếp của mình, chọn giả định nào về thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc
tăng lên là không quan trọng.
Để đơn giản hóa luận chứng, tôi đề nghị sử dụng một ví dụ số học. Tôi sẽ giả định
rằng chi phí hàng năm của việc lập hàng rào cho mảnh đất của người nông dân là 9 đô là
và giá trị mùa vụ là 1 đô-la một tấn. Tôi cũng giả định rằng mối quan hệ giữa số lượng
gia súc trong một đàn và thiệt hại hàng năm về mùa vụ là như sau:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC
TRONG ĐÀN
(BÒ ĐỰC)
THIỆT HẠI HÀNG NĂM
CỦA MÙA VỤ
(TẤN)
THIỆT HẠI MÙA VỤ TÍNH
TRÊN MỘT CON BÒ TĂNG
THÊM
(TẤN)
1 1 1
2 3 2
3 6 3
4 10 4
Giả sử rằng người nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho tổn thất mà họ gây ra, chi phí
thêm hàng năm mà người nuôi gia súc phải chịu khi anh ta tăng thêm số lượng gia súc từ
2 lên 3 con bò là 3 đô-la và khi quyết định quy mô của đàn gia súc, anh ta sẽ tính đến các
chi phí này cùng với các chi phí khác của mình. Anh ấy sẽ không tăng quy mô của đàn
gia súc trừ khi giá trị tăng thêm của thịt được sản xuất ra (giả sử người nuôi gia súc trực
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 3
tiếp giết mổ gia súc) lớn hơn chi phí tăng thêm ma anh bắt buộc phải trả, bao gồm cả giá
trị tăng thêm của mùa màng bị phá huỷ. Tất nhiên, bằng việc sử dụng chó, người chăn gia
súc, máy bay, đài phát di động và các phương tiện khác thì số lượng thiệt hại có thể được
giảm nhẹ, nhưng các phương tiện này chỉ được sử dụng khi chi phí dành cho chúng ít hơn
giá trị của mùa màng mà chúng phải bảo vệ để khỏi bị mất. Giả sử chi phí hàng năm để
làm hàng rào là 9 đô-la, người chăn nuôi gia súc muốn đàn gia súc của mình có 4 con bò
hoặc hơn sẽ phải trả cho việc lắp dựng hàng rào vào bảo quản nó, giả sử rằng các phương
tiện khác đạt được là không rẻ. Khi hàng rào được dựng nên, chi phí cận biên cho trách
nhiệm thiệt hại là 0, trừ khi quy mô đàn gia súc đòi hỏi cần phải có hàng rào tốt hơn và
do vậy tiền chi cho hàng rào sẽ đắt tiền hơn vì nhiều gia súc có khả năng dựa vào đó cùng
một lúc. Nhưng tất nhiên người nuôi gia súc cũng có thể tốn ít tiền hơn vì không cần phải
dựng hàng rào và trả phí tổn do mùa vụ bị phá huỷ vì theo như ví dụ số học mà tôi đưa ra,
với trường hợp 3 hay ít bò hơn.
Có thể nghĩ rằng sự thật khi người nuôi gia súc trả tất cả chi phí cho mùa màng bị
thiệt hại sẽ khiến cho người nông dân tăng diện tích trồng trọt nếu như người nuôi gia súc
đến chiếm diện tích đất lân cận. Nhưng sự việc không phải như vậy. Nếu như trước đây
mùa màng được bán trong các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì chi phí cận biên sẽ bằng
với giá đối với số lượng đã được trồng, còn bất kỳ sự mở rộng nào sẽ dẫn tới việc lợi
nhuận của người nông dân bị giảm. Trong hoàn cảnh mới này, sự hiển diện của việc mùa
màng bị thiệt hại có nghĩa là người nông dân sẽ bán ít đi ở thị trường mở nhưng số tiền
mà anh ta nhận được cho số lượng sản phẩm nhất định vẫn không đổi, vì người nuôi gia
súc đã trả cho số mùa vụ bị thiệt hại theo giá thị trường. Tất nhiên nếu ngành chăn nuôi
gia súc nói chung có liên quan đến việc phá huỷ mùa màng thì sự hiển diện của ngành
công nghiệp chăn nuôi gia súc sẽ làm tăng giá của mùa màng có liên quan và nông dân
do đó sẽ mở rộng diện tích trồng trọt. Nhưng ở đây tôi chỉ giới hạn sự tập trung của mình
đến từng nông dân cá thể.
Tôi đã từng nói rằng sự xâm lấn vùng đất lân cận của người nuôi gia súc sẽ không
là nguyên nhân liên quan tới số lượng sản phẩm, hay nói một cách chính xác hơn là
nguyên nhân của số lượng gieo trồng vì người nông dân đã tăng lượng gieo trồng. Trên
thực tế, nếu như người nuôi gia súc có gây ra ảnh hưởng gì thì nó sẽ làm giảm số lượng
gieo trồng. Nguyên nhân của việc này là đối với bất kỳ một vùng đất canh tác cụ thể nào
nếu giá trị mùa vụ bị thiệt hại lớn đến mức tiền thu được từ việc bán sản phẩm mùa vụ
không bị thiệt hại ít hơn tổng số chi phí cho việc canh tác mảnh đất đó thì người nông dân
sẽ có lợi và người nuôi gia súc sẽ thoả thuận với người nông dân về việc mảnh đất còn lại
không cần canh tác. Một ví dụ số học sẽ minh hoạ rõ ràng cho điều này. Giả sử lúc đầu
giá trị mùa vụ thu được từ việc canh tác một mảnh đất cụ thể là 12 đô-la và chi phí phải
chịu khi canh tác trên mảnh đất đó là 10 đô-la, lợi nhuận ròng thu được từ việc canh tác
trên mảnh đất đó là 2 đô-la. Tôi giả sử để cho đơn giản hoá vấn đề rằng người nông dân
là người chủ của mảnh đất đó. Bây giờ lại giả sử người nuôi gia súc bắt đầu chăn nuôi
trên vùng đất lân cận và giá trị mùa vụ bị phá huỷ là 1 đô-la. Trong trường hợp người
nông dân thu được $11 đô từ việc bán sản phẩm từ mùa vụ của mình ra thị trường và 1 đô
là số tiền thu được của người chăn nuôi gia súc thì lợi nhuận ròng mà người nông dân thu
được vẫn là 2 đô-la. Bây giờ giả sử người nuôi gia súc thấy việc tăng số lượng đàn gia
súc của mình lên là có lợi thậm chí ngay cả khi số tiền mà anh ta phải trả cho thiệt hại
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 4
mùa vụ tăng lên 3 đô-la, có nghĩa là giá trị sản phẩm thịt tăng thêm lớn hơn các chi phí
tăng thêm bao gồm cả 3 đô-la phải trả cho người nông dân. Tổng số tiền phải trả cho thiệt
hại mùa màng là 3 đô-la. Lợi nhuận ròng của người nông dân có được từ việc canh tác
vẫn là 2 đô-la. Người nuôi gia súc tốt hơn là từ bỏ nếu như người nông dân không đồng ý
và vẫn canh tác trên đất của mình nếu như không nhận được khoản tiền lớn hơn 2 đô-la.
Người nông dân sẽ đồng ý không canh tác để nhận bất cứ khoản tiền nào lớn hơn 2 đô-la.
Rõ ràng là có chỗ cho sự thương lượng làm thỏa mãn cả hai bên và nó có thể dẫn đến
việc người nông dân tự do canh tác.** Nhưng ta không thể áp dụng việc lập luận tương tự
như vậy cho toàn bộ mảnh phần đất mà người nông dân canh tác mà chỉ cho phần nhỏ
nào đó thôi. Lấy ví dụ giả sử gia súc có một lối đi lại thường xuyên là ven bờ suối hay tại
một khu vực râm mát thì lúc này lượng mùa màng bị phá huỷ ven đường đi của chúng có
thể khá lớn và do vậy người nông dân và người nuôi gia súc có thể đi đến một thoả thuận
có lợi cho cả hai bên hơn là người nông dân sẽ đồng ý không canh tác trên dải đất đó nữa.
Nhưng điều này sẽ làm nảy sinh một khả năng khác. Giả sử rằng có một lối đi lại
thường xuyên như vậy cho đàn gia súc, giả sử thêm rằng giá trị mùa vụ có được nhờ việc
canh tác trên dải đất đó là 10 đô-la và rằng chi phí canh tác là 11 đô-la. Nếu không có sự
có mặt của người nuôi gia súc thì thì mảnh đất đó nhất định sẽ được canh tác. Tuy nhiên
cho rằng có sự có mặt của người nuôi gia súc, và nếu dải đất đó vẫn được canh tác và
toàn bộ mùa vụ được canh tác trên dải đất đó bị phá hoại. Trong trường hợp đó người
nuôi gia súc sẽ bắt buộc phải trả 10 đô-la cho người nông dân. Rõ ràng rằng người nông
dân mất 1 đô-la nhưng người nuôi gia súc mất 10 đô-la cho người nông dân thay vì 2 đô-
la và quy mô của đàn gia súc sẽ khiến thiệt hại lên tới 3 đô-la với mùa vụ cũ gây 1 đô-la
thiệt hại với mùa vụ mới thì người nuôi gia súc sẽ có lợi hơn khi chỉ phải trả khoản tiền ít
hơn 2 đô-la để thuyết phục người nông dân thay đổi cơ cấu mùa vụ của anh ta (vì việc
này sẽ làm giảm trách nhiệm đền bù thiệt hại từ 3 đô-la xuống còn 1 đô-la) và điều này
cũng đem lại lợi ích cho người nông dân vì số tiền anh ta nhận được là lớn hơn 1 đô-la
(giảm lợi nhuận do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ). Trên thực tế, trong mọi trường hợp xảy ra
người nông dân và người nuôi gia súc đều có thể đi đến một thoả thuận có lợi cho cả hai
bên ở đó việc thay đổi cơ cấu cây trồng có thể làm giảm số thiệt hại vì nó làm giảm giá trị
mùa vụ (không tính đến thiệt hại)-trong mọi trường hợp một thay đổi trong mùa vụ canh
tác có thể dẫn đến sự gia tăng trong giá trị sản xuất.
Rõ ràng rằng đây là một tình huống khó có thể tồn tại lâu vì không có bên nào
muốn điều đó xảy ra. Mục đích của người nông dân là muốn được người nuôi gia súc
thuyết phục là sẽ trả cho anh ta một khoản tiền để đổi lại việc anh ta đồng ý không canh
tác trên mảnh đất đó. Người nông dân sẽ không có một khoản tiền cao hơn chi phí dành
cho việc lắp đặt hàng rào cho miếng đất đó hay khoản tiền đó cao bằng việc sẽ dẫn đến
người nuôi gia súc từ bỏ việc sử dụng mảnh đất của người hàng xóm. Trên thực tế khoản
chi trả nào được đưa ra phụ thuộc vào sự khôn ngoan của người nông dân và người nuôi
gia súc khi hai bên tiến hành thương lượng. Nhưng khoản chi trả đó không thể cao quá
* Lập luận trong bài viết này được tiến hành dựa trên giả thiết rằng
phương án canh tác mùa vụ là sự tự do của việc canh tác nói chung.
Nhưng cần phải như thế. Có thể có mùa vụ mà ít chịu thiệt hại do đàn
gia súc gây nên nhưng mùa vụ đó sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận bằng
mùa vụ được trồng ở chỗ không có thiệt hại. Chính vì lẽ đó nếu việc
canh tác một mùa vụ mới chỉ đem lại lợi nhuận là 1 đô-la.
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 5
đến nỗi người nuôi gia súc sẽ từ bỏ mảnh đất đó và nó cũng không được làm thay đổi
quy mô của đàn gia súc, bản thỏa thuận giữa người nông dân và người nuôi gia súc cũng
không được làm ảnh hưởng đến sự phân bổ tài nguyên và sẽ không làm thay đổi thu
nhập và tài sản của cả người nông dân lẫn người nuôi gia súc.
Tôi nghĩ rõ ràng rằng nếu người nuôi gia súc phải chịu trách nhiệm về những phá
hoại do gia súc của anh ta gây ra thì hệ thống giá cả sẽ vận hành trôi chảy, sự giảm sút
trong giá trị sản xuất ở một nơi nào đó sẽ được xem xét khi tính toán chi phí thêm liên
quan đến sự ra tăng quy mô đàn gia súc. Chi phí này sẽ cao đối với giá trị của việc sản
xuất thịt thêm và, căn cứ vào việc ngành công nghiệp chăn nuôi là ngành công nghiệp có
thị trường cạnh tranh hoàn thì việc phân bổ tài nguyên trong việc chăn nuôi gia súc sẽ là
tối ưu. Những gì cần thiết được nhấn mạnh là việc sụt giảm trong giá trị sản xuất ở nơi
nào đó, mà việc đó cần phải được tính đến trong chi phí của người nuôi gia súc, chi phí
đó có thể thấp hơn thiệt hại mà gia súc gây ra với mùa màng trong các trường hợp thông
thường. Điều này có thể xảy ra vì nó như kết quả tất yếu của giao dịch thị trường làm
gián đoạn việc canh tác trên mảnh đất đó. Người ta đều mong muốn như thế trong mọi
trường hợp mà thiệt hại do gia súc gây ra, và ở đó người nuôi gia súc sẽ sẵn lòng trả,
nhiều hơn số lượng người nông dân sẽ trả cho việc sử dụng đất. Trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo, số tiền người nông dân trả cho việc sử dụng đất là tương đương với phần
chênh lệnh giữa giá trị tổng sản lượng khi các nhân tố được sử dụng trên mảnh đất và giá
trị của sản phẩm tăng thêm thu được trong cách thức sử dụng tối ưu nhất tiếp theo của họ
(đó là cái mà người nông dân phải trả cho các nhân tố). Nếu thiệt hại vượt quá số tiền
người nông dân trả cho việc sử dụng đất thì giá trị sản xuất gia tăng của các nhân tố được
sử dụng ở đâu đó sẽ vượt quá giá trị tổng sản phẩm trong cách sử dụng này sau khi thiệt
hại được đưa vào xem xét. Tiếp theo đó việc từ bỏ canh tác trên mảnh đất và bỏ không sử
dụng các yếu tố đối với sản xuất ở nơi nào đó là điều được mong muốn. Một trình tự mà
đơn thuần chỉ được chuẩn bị dể chi trả cho thiệt hại mùa màng do gia súc gây ra mà
không cho phép khả năng mùa màng bị gián đoạn sẽ dẫn đến kết quả sử dụng quá nhỏ
các nhân tố sản lượng chăn nuôi và sử dụng quá lớn các nhân tố trong canh tác mùa vụ.
Nhưng dựa trên khả năng giao dịch thị trường, tình trạng mùa màng bị thiệt hại vượt quá
số tiền thuê đất sẽ không kéo dài. Việc người chăn nuôi gia súc trả tiền cho nông dân để
họ từ bỏ không canh tác hoặc bản thân anh ta tự thuê đất bằng cách trả cho chủ đất một số
tiền nhỏ không đáng kể nhưng lớn hơn số tiền người nông dân phải trả (nếu bản thân
người nông dân tự thuê đất) đều dẫn đến kết quả cuối cùng như nhau và sẽ tối đa hóa giá
trị sản lượng.Thậm chí khi người nông dân được thuyết phục trồng trọt mùa màng mà
việc trồng trọt này không mang lại lợi nhuận khi đem bán trên thị trường thì đây đơn
thuần sẽ chỉ là hiện tượng ngắn hạn và có thể hy vọng dẫn đến một thỏa thuận từ bỏ việc
canh tác. Người chăn nuôi gia súc sẽ vẫn sản xuất trên mảnh đất đó và chi phí cận biên
của sản lượng thịt sẽ bằng trước đây, do vậy không có những ảnh hưởng dài hạn đến
phân phối tài nguyên.
IV. HỆ THỐNG GIÁ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THIỆT HẠI
Bây giờ tôi chuyển sang trường hợp mà ở đó mặc dù hệ thống giá cả giả sử được
vận hành trôi chảy (có nghĩa là tốn phí), nhưng những thiệt hại trong kinh doanh sẽ
không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào mà nó gây ra. Việc kinh doanh đó sẽ
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com 6
không phải trả cho bất kỳ tổn hại nào mà hoạt động của nó gây ra. Tôi định chỉ ra rằng
việc phân bổ tài nguyên cũng sẽ giống như trường hợp thiệt hại trong buôn bán như nó
vẫn thế khi việc kinh doanh gây tổn hại đến người khác phải chịu trách nhiệm pháp lý
cho những tổn thất mà nó gây ra. Như tôi đã chỉ ra trong trường hợp trước viêc phân bổ
tài nguyên đã là tối ưu, thế nên không cần thiết phải nhắc lại phần này trong bài thảo
luận.
Tôi trở lại trường hợp người nông dân và người chăn nuôi gia súc. Người nông
dân sẽ không phải chịu tổn thất tăng lên với mùa màng của anh ta khi quy mô đàn gia súc
tăng. Giả sử rằng quy mô đàn gia súc của người chăn nuôi là 3 con bò đực (và đây là quy
mô đàn gia súc được duy trì nếu thiệt hại mùa màng không đưa vào tính toán). Vậy thì
người nông dân sẵn sàng trả đến 3 đô-la nếu người chăn nuôi gia súc chịu giảm quy mô
đàn gia súc xuống còn 2 con, và trả đến 5 đô-la nếu đàn gia súc giảm xuống còn 1 con và
6 đô-la nếu người nuôi gia súc không nuôi gia súc nữa. Do đó người nuôi gia súc sẽ nhân
được 53 từ người nông dân nếu anh ta giữ lại 2 con thay vì 3 con. 3 đô-la được nói ở trên
chính là một phần của chi phí phải chịu để giữ lại con gia súc thứ 3. Liệu 3 đô-la là số
tiền mà người chăn nuôi phải trả nếu anh ta thêm con thứ 3 vào trong đàn (điều này sẽ
xảy ra nếu người chăn nuôi có trách nhiệm pháp lý với người nông dân về thiệt hại mùa
màng mà anh ta gây ra) hay nó là số tiền mà anh ta nhận được nếu anh ta không nuôi con
gia súc thứ ba (điều này xảy ra nếu người chăn nuôi không có trách nhiệm pháp lý với
người nông dân về thiệt hại mùa màng mà anh ta gây ra),việc này không ảnh hưởng đến
kết quả cuối cùng. Trong cả hai trường hợp 3 đô-la là một phần chi phí khi thêm con gia
súc thứ ba, nó được thêm vào cùng với các chi phí khác. Nếu giá trị sản xuất trong chăn
nuôi gia súc tăng thông qua sự ra tăng của số lượng gia súc từ 2 lên 3 con lớn hơn chi phí
gia tăng phải chịu (bao gồm cả 3 đô-la thiệt hại mùa màng), thì số lượng đàn gia súc sẽ
tăng thêm. Nếu không thì số lượng gia súc sẽ giảm. Quy mô đàn gia súc sẽ không đổi cho
dù người nuôi gia súc có trách nhiệm pháp lý về những thiệt hại mùa màng hay không.
Có người sẽ lập luận rằng theo như giả định ở phần đầu - một đàn gia súc gồm 3
con – là tuỳ chọn. Điều này đúng. Nhưng người nông dân không muốn trả tiền để tránh
thiệt hại mùa màng mà người chăn nuôi gia súc có thể không gây ra. Lấy ví dụ số tiền trả
hàng năm lớn nhất mà người nông dân có thể được thuyết phục phải trả không vượt quá 9
đô-la chi phí hàng năm cho việc lập