Bài dự thi Tìm hiểu luật phòng cháy chữa cháy

Người xưa đã nói : “Nhất thủy, nhì hỏa, thứ ba là đạo tặc” cho ta thấy sự nguy hiểm của lửa ( Đám cháy ) như thế nào. Xác định được tầm quan trọng của việc phòng cháy và chữa cháy, trong quá trình cải cách thể chế và hoàn thiện các bộ luật , ngày 12/7/2001 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố và ban hành luật PCCC và luật này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4/10/2001. Để luật PCCC đi vào cuộc sống, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp như giáo dục, tuyên truyền để mọi người dân hiểu, sống và làm theo luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc cháy nổ có thể xảy ra. Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần 19-9 hơn ai hết hiểu được tầm quan trong của việc PCCC đặc biệt với môi trường sản xuất kinh doanh đặc thù của Công ty- một môi trường có mức độ nguy hiểm cháy nổ cao. Việc PCCC thành công quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Do đó tập thể CBCN viên Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu luật phòng cháy chữa cháy” nhằm thiết thực hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về an toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ ”do Công an Tỉnh Bình Thuận - phòng cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức. Bằng kiến thức và kinh nghiệp về PCCC trong quá trình công tác, tập thể CBCNV Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận tham dự cuộc thi này với hai nội dung cơ bản sau đây:

doc22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 13055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu luật phòng cháy chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Người xưa đã nói : “Nhất thủy, nhì hỏa, thứ ba là đạo tặc” cho ta thấy sự nguy hiểm của lửa ( Đám cháy ) như thế nào. Xác định được tầm quan trọng của việc phòng cháy và chữa cháy, trong quá trình cải cách thể chế và hoàn thiện các bộ luật , ngày 12/7/2001 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố và ban hành luật PCCC và luật này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4/10/2001. Để luật PCCC đi vào cuộc sống, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp như giáo dục, tuyên truyền … để mọi người dân hiểu, sống và làm theo luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc cháy nổ có thể xảy ra. Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần 19-9 hơn ai hết hiểu được tầm quan trong của việc PCCC đặc biệt với môi trường sản xuất kinh doanh đặc thù của Công ty- một môi trường có mức độ nguy hiểm cháy nổ cao. Việc PCCC thành công quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Do đó tập thể CBCN viên Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận nhiệt liệt hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu luật phòng cháy chữa cháy” nhằm thiết thực hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về an toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ ”do Công an Tỉnh Bình Thuận - phòng cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức. Bằng kiến thức và kinh nghiệp về PCCC trong quá trình công tác, tập thể CBCNV Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận tham dự cuộc thi này với hai nội dung cơ bản sau đây: Phần I: Tham gia trả lời 4 câu hỏi tìm hiểu về luật PCCC bao gồm : Câu 1: Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày tháng năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Hãy trình bày điều 4 của luật phòng cháy và chữa cháy? Câu 2: Luật phòng cháy và chữa cháy quy định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như thế nào ? Nêu trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân , người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật Câu 3: Các hành vi bị nghiêm cấm quy định Luật phòng cháy và chữa cháy? Liên hệ việc chấp hành các quy định này tại địa phương, đơn vị mình công tác? Câu 4: Theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm những lực lượng nào? Nêu nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ Phần II: Viết bài phản ánh , phóng sự, ghi chép, nêu gương người tốt việc tốt về công tác phòng cháy và chữa cháy tại địa phương, cơ sở? Theo bạn , cuộc thi này có bao nghiêu tập thể, cá nhân tham gia? Với sự hiểu biết có hạn, trong thời gian ngắn, bài dự thi không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự góp ý của ban Giám khảo để qua bài dự thi này cán bộ nhân viên Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận có sự hiểu biết sau sắc hơn về luật PCCC để đưa luật vào cuộc sống của toàn thể CBCNV trong đơn vị. PHẦN I TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Câu 1 Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày tháng năm nào? Có bao nhiêu Chương, Điều? Hãy trình bày điều 4 của luật phòng cháy và chữa cháy? Trả lời: Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tính mạng và sức khỏa con người, bảo vệ tài sản Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội . Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, với quyền lực tối cao của mình ,ngày 29 tháng 6 năm 2001 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy.  Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 12/7/2001 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4/10/2001. Luật PCCC quy định về phòng cháy và chữa cháy gồm có 9 chương, 65 điều. Chương I : Những quy định chung gồm 13 điều; Chương II : Phòng cháy, gồm 16 điều; Chương III : Chữa cháy , gồm 13 điều; Chương IV : Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, gồm 7 điều; Chương V: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy, gồm 04 điều; Chương VI : Đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, gồm 03 điều; Chương VII: Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, gồm05 điều; Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm, gồm 02 điều; Chương IX : Điều khoản thi hành, gồm 02 điều. Điều 4 Luật PCCC quy định 4 nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy như sau: 1.Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy. Nguyên tắc này có thể hiểu phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn dân. Mọi người dân cần phải hiểu và tích cực tham gia PCCC . Để phòng cháy và chữa cháy có hiệu quả phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân , một tập thể hay cá nhân nào khó có thể là cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy có hiệu quả được. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải chủ động và tích cực phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Đó là “phòng cháy hơn chữa cháy”. Trong việc sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu nói riêng cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy phạm về PCCC về mặt xây dựng, sửa chữa và các hành vi của người lao động trong khu vực có thể xảy ra cháy, nổ. Ở Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận khi thiết kế các cửa hàng bán lẻ xăng dầu sửa chữa hoặc xây dựng mới bắt buộc phải thẩm duyệt PCCC bản vẽ thiết kế thi công và trong quá trình thi công phải thi công đúng bán vẽ thiết kế đã được phòng cảnh sát PCCC & CNCH phê duyệt. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân cần phải được trang bị đúng , đủ, đảm bảo chất lượng các phương tiện chữa cháy theo quy định và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cần phải có phương án cho các tình huống giả định có thể xảy ra cháy . Các thành viên trong đơn vị cần phải được học tập và có kiến thức thực sự về công tác PCCC đối với cơ sở mình công tác và phải được tập luyện thường xuyên hay định kỳ các tình huống cháy nổ có thể xảy ra ở đơn vị mình. Có làm được như vậy thì khi có cháy nổ xẩy ra mới có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.   MỘT SỐ THIẾT BỊ PCCC ĐƯỢC TRANG BỊ TẠI CÁC CỬA HÀNG 4. Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng phương tiện tại chỗ. Nguyên tắc này có nghĩa là lực lượng tại chỗ là lực lượng có thể dập tắt đám cháy khi nó bắt đầu xảy ra , không để một đốm lửa nhỏ thành một đám cháy lớn. Tại tất cảc cửa hàng xăng dầu của Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận đều thành lập các đội chữa cháy với thành viên là tất cả nhân viên trong cửa hàng. Câu 2 : Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy quy định tại điều 5 luật PCCC như sau: 1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu. 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình. 4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân được quy định tại điều 5 nghị định số 35/2003/N Đ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ 1. Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị. 3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức Theo quy định tại điều 3 nghị định số 35/2003/N Đ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ điều Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm: 1. Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy; 2. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật; 3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; 4. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 5. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy; 6. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; 7. Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình; 8. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; 9. Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Câu 3 : Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. 3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 4. Báo cháy giả. 5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định. 6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn. 8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này. Liên hệ: Câu 4: Theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm những lực lượng nào? Nêu nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ + Theo điều 43 luật phòng cháy chửa cháy thì Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm: 1. Lực lượng dân phòng; 2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; 3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật; 4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.  + Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định tại điều 45 1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy. 3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. 5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu. + Một số loại phương tiện phòng cháy chữa cháy : Nhóm phương tiện chữa cháy cơ gới bao gồm : - Các loại xe chữa cháy thông thường: xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm); - Các loại xe chữa cháy đặc biệt: xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hoá chất, xe chữa cháy xăng dầu, dầu khí, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối ... - Máy bay chữa cháy; - Tàu, xuồng chữa cháy; - Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hoá chất, xe cấp cứu sự cố, xe hút khói, xe kỹ thuật. - Các loại máy bơm chữa cháy: máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy . bơm nổi  Một số loại xe bơm chữa cháy  Máy bơm chữa cháy   Một số hình ảnh của máy bay chữa cháy + Phương tiện chữa cháy thông dụng - Các loại vòi, ống hút chữa cháy;   - Các loại lăng chữa cháy;  - Các loại đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ; - Các loại giỏ lọc; - Các loại trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;  - Các loại thang chữa cháy;  - Các loại bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy): bình bột, bình bọt, bình khí.  +Nhóm các Chất chữa cháy : Nước, các loại bột, khí chữa cháy, thuốc chữa cháy bọt hoà không khí. + Nhóm các Vật liệu và chất chống cháy : - Sơn chống cháy; Vật liệu chống cháy; Chất ngâm tẩm chống cháy. + Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân - Trang phục chữa cháy: quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt;    - Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, các máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc. + Phương tiện cứu người : Dây, đệm, thang và ống cứu người.  + Công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ : - Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, nâng điều khiển bằng khí nén và bằng điện;Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng... + Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy: - Bàn chỉ huy, lều chỉ huy chữa cháy; Hệ thống chỉ huy hữu tuyến;Hệ thống chỉ huy vô tuyến. + Các hệ thống báo cháy và chữa cháy  Đầu báo cháy Đèn và chuông báo cháy + Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động; Hệ thống chữa cháy tự động (bằng khí, nước, bột bọt), hệ thống chữa cháy vách tường.  Hệ thống chữa cháy tự động PHẦN II VIẾT BÀI PHẢN ÁNH, PHÓNG SỰ, GHI CHÉP NÊU GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI ĐỊA PHƯƠNG, CƠ SỞ LÀM TỐT CÔNG TÁC PCCC LÀ TRÁCH NHIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA CHÍNH CHI NHÁNH XĂNG DẦU BÌNH THUẬN        Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước, tuy nhiên đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn tài sản Nhà nước và tính mạng con người luôn được các cấp lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong những năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận đã có nhiều giải pháp trong việc tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy ( PCCC), đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần tạo môi trường ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như của ngành xăng dầu Việt Nam. Những năm qua, cùng với việc thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy, công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong quá trình khai thác vận hành các cơ sở và công trình xăng dầu luôn được Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận không ngừng tăng cường, củng cố. Lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện công tác PCCC, phổ biến kịp thời các quy định về an toàn PCCC của Nhà nước và của ngành tới các cửa hàng xăng dầu nằm trên khắp các huyện, thị của tỉnh Bình thuận. Ngay sau khi Luật PCCC được ban hành, cùng với các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Công an, Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận đã chỉ đạo các đơn vị phổ biến sâu rộng và tổ chức triển khai các nội dung của Luật cũng như các quy định hướng dẫn cụ thể tới các cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh trong Chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ làm công tác PCCC và các an toàn viên ở các cửa hàng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ PCCC và bảo vệ an toàn các cơ sở xăng dầu, Chi nhánh xăng dầu Bình Thuận luôn chú trọng công tác xây dựng, tăng cường và củng cố lực lượng. Tại phòng Kỹ thuật ,Chi nhánh đã cử một cán bộ cấp phòng với chức năng tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh và trực tiếp quản lý, giám sát công tác PCCC trong toàn Chi nhánh. Tại tất cả các Cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh đều thành lập đội PCCC cở sở với thành viên là CBCNV ở tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu với tổng số trên 50 người trực thuộc 7 cửa hàng. Trong công tác đầu tư cải tạo, xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm duyệt hồ sơ thiết kế về an toàn PCCC với hàng chục công trình cửa hàng xăng dầu, bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm hiện hành, đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật, an toàn PCCC. Các bộ phận chuyên môn của Chi nhánh cùng với cán bộ của Công ty xăng dầu Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thường xuyên tham gia với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để biên soạn nhiều văn bản quy định, quy chế hướng dẫn về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn lao động áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Ý thức rõ tính chất tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên giáo dục CBCNV làm tốt công tác phòng ngừa, chủ động bảo vệ từ xa, quán triệt phương châm “Coi trọng phòng ngừa hơn xử lý hậu quả”. Đồng thời, Chi nhánh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị cơ sở định kỳ rà soát, xây dựng, hoàn thiện phương án PCCC cho các cơ sở là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Đến nay, 100% các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Chi nhánh đều đã được xây dựng và định kỳ thực tập các phương án chữa cháy với sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, trong đó nòng cốt là lực lượng cảnh sát PCCC công an Tỉnh Bình Thuận và các cửa hàng xăng dầu. Công tác tổ chức huấn luyện, tăng cường củng cố đội PCCC tại chỗ của cơ sở được đặc biệt chú trọng. Trong những năm qua, Chi nhánh đã phối hợp với phòng cảnh sát PCCC&CNCH công an Tỉnh Bình Thuận tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ