Ấm Tử Sa, một loại ấm pha trà của người Trung Quốc,
không chỉ là dụng cụ pha trà đặc biệt mà còn là một tác phẩm
nghệ thuật độc đáo. Ngày nay, sản phẩm này đã được nghệ
nhân Vương Mạnh Tuấn ở làng gốm cổ Bát Tràng - Hà Nội
nghiên cứu sản xuất thành công.
16 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ấm Tử Sa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ấm Tử Sa
Ấm Tử Sa, một loại ấm pha trà của người Trung Quốc,
không chỉ là dụng cụ pha trà đặc biệt mà còn là một tác phẩm
nghệ thuật độc đáo. Ngày nay, sản phẩm này đã được nghệ
nhân Vương Mạnh Tuấn ở làng gốm cổ Bát Tràng - Hà Nội
nghiên cứu sản xuất thành công.
Từ bao đời nay, những tách trà được pha từ ấm đất đã được
biết đến là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Và
chiếc ấm pha trà làm bằng chất đất Tử Sa mang phong cách
cổ kính độc đáo đã làm mê hoặc bao người uống trà ở Việt
Nam không chỉ bởi nó chứa đựng nhiều câu chuyện cổ kim lí
thú, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự công
phu của người nghệ nhân làm ấm.
Bí quyết làm ấm Tử Sa nằm ở kĩ thuật pha chế đất.
Ấm, chén được đúc bằng khuôn thạch cao.
Bàn xoay tạo hình sản phẩm.
Tạo dáng ấm trên bàn xoay.
Làm sạch ấm thô trước khi tráng men.
Kĩ thuật làm ấm Tử Sa đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ.
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn hướng dẫn kĩ thuật làm ấm Tử
Sa cho một người thợ trẻ.
Văn hóa uống trà của người Việt có lẽ bắt đầu từ cách uống
nước chè tươi. Những bát nước chè tươi ấy tuy dân dã nhưng
cũng đã ẩn chứa một phong cách nghệ thuật uống chè của
người Việt thông qua việc chọn chè, chọn ấm và kĩ thuật pha,
hãm Và dần dà về sau, khi chè Tàu (trà) xuất hiện, nghệ
thuật ấy lại được đẩy lên một mức cao hơn. Thậm chí nó còn
được đưa vào văn chương, thi phú. Điển hình như việc nhà
văn Nguyễn Tuân, người nổi tiếng với tập truyện “Vang bóng
một thời” kể về những thú ăn chơi tao nhã của người Việt, đã
dày công “rút ruột” viết nên thiên truyện ngắn “Chén trà
trong sương sớm” để mô tả cái thú vui và nghệ thuật thưởng
trà vừa công phu, vừa tao nhã của các cụ xưa.
Quay trở lại với câu chuyện của chiếc ấm Tử Sa. Để hiểu về
lai lịch cũng như giá trị của chiếc ấm đặc biệt này, chúng tôi
đã cất công về tận làng gốm cổ Bát Tràng – Hà Nội để tìm
gặp nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, người đã nghiên cứu
được cách pha chế đất và sản xuất thành công loại ấm Tử Sa
ngay tại Việt Nam.
Ấm Tử Sa vốn có nguồn gốc từ vùng Nghi Hưng, Giang Tô,
Trung Quốc. Tương truyền, xưa kia, chỉ nơi đây mới có loại
đất sét đỏ đặc biệt làm được loại ấm này. Ở Việt Nam, ấm Tử
Sa có từ khi nào không ai biết rõ, chỉ biết từ xưa, giới sành
trà ở Hà Nội đã biết dùng và chơi loại ấm này.
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn tạo mẫu ấm Tử Sa.
Ấm Tử Sa nổi tiếng pha trà thơm ngon và giữ được hương
thơm lâu.
Trà rót trong chén Tử Sa có màu nước trong và xanh hơn
hẳn các loại chén khác.
Một bộ ấm Tử Sa bọc đồng hoàn chỉnh.
Theo nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, để có được một tác
phẩm ấm Tử Sa hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn.
Mỗi công đoạn đều thể hiện sự kì công trong cách chế tác của
người nghệ nhân. Ngoài ra, sự khác biệt về chất liệu, nhiệt độ
nung và độ bóng so với các loại ấm khác cũng chính là điểm
thể hiện giá trị và tính nghệ thuật cao của ấm Tử Sa.
Cũng theo nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, chất đất làm ấm Tử
Sa thường có màu tím và có thể tìm thấy ở Việt Nam, quan
trọng là người nghệ nhân phải am hiểu về chất đất và cách
pha chế. Nhiệt độ nung của ấm Tử Sa phải ở mức 12000C. Vì
thế, khi chiếc ấm hoàn thành, dùng vật cứng gõ vào phát ra
tiếng kêu rất thanh. Đặc biệt, dùng ấm Tử Sa pha trà, sắc
nước rất đẹp, hương thơm và độ nóng được giữ rất lâu. Ấm
dùng càng lâu, màu men của ấm càng lên nước bóng loáng.
Bàn về ấm Tử Sa, dân sành trà thường bàn tán rất thú vị.
Nhiều người cho rằng, khi thưởng thức trà pha bằng ấm Tử
Sa, người ta sẽ cảm nhận được hết cái tinh túy của hương vị
trà và sự tài hoa của người nghệ nhân làm ra ấm. Ngoài ra,
những giai thoại hấp dẫn về nguồn gốc xuất xứ, lịch sử của
loại ấm đặc biệt này cũng là những câu chuyện thú vị đáng để
đem ra bàn trong lúc “trà dư tửu hậu”.
Giờ đây, khi nghệ thuật uống trà của người Việt đang ngày
càng phát triển, thì chiếc ấm Tử Sa vì thế cũng trở thành một
sản phẩm không thể thiếu đối với những người sành trà./.