Bài giảng Bài 1 - Chương II: Quản trị cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin

Quản trị cơ sở hạ tầng là hiểu rõ những năng lực xử lý và lưu trữ nào cần thiết cho doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin và giao dịch kinh doanh.  Những công cụ phần mềm nào cần thiết để quản lý công việc kinh doanh hiệu quả. Những tiêu chuẩn nào nên dùng để lựa chọn phần mềm thích hợp.  Quản trị mạng và tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cho hoạt động KDĐT của DN.  Tích hợp công nghệ với yêu cầu KD của DN

pdf71 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1 - Chương II: Quản trị cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II- BÀI 1: QUẢN TRỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP BÀI GIẢNG Mục tiêu học tập Sau khi học xong phần này, chúng ta có thể: Hiểu được cấu tạo chung về phần cứng của máy tính và cách lựa chọn máy tính cho DN. Mô tả phần mềm và cách tiếp cận phần mềm. Mạng truyền thông và các ứng dụng của mạng truyền thông trong hoạt động kinh doanh của DN. 2 Các vấn đề quản trị Quản trị cơ sở hạ tầng là hiểu rõ những năng lực xử lý và lưu trữ nào cần thiết cho doanh nghiệp trong việc quản lý thông tin và giao dịch kinh doanh. Những công cụ phần mềm nào cần thiết để quản lý công việc kinh doanh hiệu quả. Những tiêu chuẩn nào nên dùng để lựa chọn phần mềm thích hợp. Quản trị mạng và tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cho hoạt động KDĐT của DN. Tích hợp công nghệ với yêu cầu KD của DN. 3 Nội dung chính 1) Phần cứng máy tính 2) Phần mềm 3) Hệ thống truyền thông và mạng máy tính 4 1. Phần cứng máy tính Sơ đồ khối của phần cứng máy tính 5 1. Phần cứng máy tính  Phần cứng (Hardware) là các thiết bị vật lý cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, ... Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng máy tính mà chúng ta có những lựa chọn cần thiết nhất.  Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt các thiết bị phần cứng ra thành:  Thiết bị nhập(Input)/Thiết bị xuất (Output)  Thiết bị xử lý (Processing Devies)  Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices) 6 1. Phần cứng máy tính BỘ XỬ LÝ Dữ liệu thông tin THIẾT BỊ NHẬP THIẾT BỊ XUẤT BỘ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ LƯU TRỮ (DL, TT) 7 1.1. Thiết bị nhập/xuất dữ liệu Thiết bị nhập (Input): là các công cụ được sử dụng để thu nhập dữ liệu, thông tin hay mệnh lệnh. Ví du:  Bàn phím  Chuột  Màn scan  Microphone  Thiết bị đọc mã vạch  8 1.1. Thiết bị nhập/xuất dữ liệu Thiết bị xuất (Output): Là những thiết bị được sử dụng để hiển thị, xem, nghe hoặc nhận biết, xuất dữ liệu bằng cách nào đó. Ví dụ:  Màn hình  Máy in  Loa  Đèn chiếu  9 1.2. Thiết bị xử lý  Thiết bị xử lý (Processing Devies): Là những thiết bị xử lý dữ liệu, thông tin – thực hiện những gì mà người sử dụng lệnh cho nó.  Thiết bị xử lý bao gồm  Bộ vi xử lý CPU  Bo mạch chủ Mainboard 10 Bộ vi xử lý CPU CPU ( Center Processor Unit ) - Vi xử lý trung tâm : Là một linh kiện quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ lão của con người, toàn bộ quá trình xử lý, tính toán và điều khiển của MT đều được thực hiện tại đây. CPU là linh kiện quyết định đến tốc độ của máy tính Cần chú ý lựa chọn đúng loại CPU (đúng các thông số kỹ thuật) để nó có thể hoạt động đồng bộ với các linh kiện khác (Mainboard, RAM, ... ). 11 Bộ vi xử lý CPU Có hai cách xử lý DL ở CPU: Xử lý tuần tự và xử lý song song. Chương trình Chương trình CPU CPU Xử lý tuần tự Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 Kết quả 1 Kết quả 2 Chương trình CPU TASK 1 CPU TASK 2 CPU TASK 3 KẾT QUẢ Xử lý song song 12 Bộ vi xử lý CPU Cách đọc các thông số CPU a) Chip Intel Pentium III Nhận dạng Điện áp lõi Tốc độ BUS = 100 MHz Kích thước Cache = 512KB Tốc độ xử lý CPU= 500MHz Số serial Nước sản xuất Dấu 2-D mark 13 Bộ vi xử lý CPU b) Chip ADM Nhận dạng Phân chia Cache 2=2/5 Kích thước Cache 5=512MB Tốc độ xử lý CPU = 800MHz Tên dòng SP AMD – K7 Số serial Tốc độ BUS = 100 MHz Dấu 2-D mark Nhiệt độ tối đa R=70∘C Điện áp lõi P= 1,7V Loại gói M 14 Bộ vi xử lý CPU Dữ liệu được đưa vào CPU 1) Chương trình đã lưu bên trong ổ đĩa cứng sẽ được đưa vào bộ nhớ RAM. 2) CPU sử dụng mạch phần cứng được gọi là memory controller để tải dữ liệu chương trình từ bộ nhớ RAM. 3) Lúc đó dữ liệu bên trong CPU sẽ được xử lý. 4) CPU có thể tiếp tục tải và thực thi chương trình hoặc có thể thực hiện một công việc nào đó với dữ liệu đã được xử lý, như việc hiển thị kết quả thực hiện nào đó lên màn hình. 15 Bo mạch chủ Mainboard Mainboard là bo mạch lớn nhất trong cấu tạo của MT. Nó có các chức năng sau đây :  Là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy vi tính thống nhất ⇒ khi lựa chọn Mainboard (hoặc các linh kiện gắn trên nó), ta cần chú ý đến sự đồng bộ.  Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên .  Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắm rời trên Mainboard . 16 1.3.Thiết bị lưu trữ  Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices): Là những thiết bị dùng lưu trữ DL, thông tin bao gồm bộ nhớ trong hay còn gọi là lưu trữ sơ cấp (bộ nhớ chủ) và bộ nhớ ngoài (lưu trữ sơ cấp).  Các tính chất của thiết bị lưu trữ:  Sức chứa: thiết bị có dung lượng nhiều hay ít.  Tốc độ truy cập: nên lưu ý đến tốc độ truyền thông tin của từng loại thiết bị vì tốc độ càng cao thì thời gian truy cập sẽ ngắn hơn.  Interface: nên xem cấu trúc bên ngoài của memory có phù hợp với các thiết bị khác ko. Vd: nhiều loại RAM trên thị trường thường có số chân cắm và đặc tính khác nhau. 17 a) Thiết bị lưu trữ sơ cấp RAM (Random Access Memory) là nơi hệ điều hành, ứng dụng lưu trữ dữ liệu để CPU có thể nhanh chóng truy xuất. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ Hard Disk, một quá trình mất nhiều thời gian hơn đọc dữ liệu trực tiếp từ RAM. RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên nên dữ liệu sẽ bị xóa hết sạch ngay khi nguồn điện bị ngắt. 18 a) Thiết bị lưu trữ sơ cấp ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ chỉ đọc, được lập trình sẵn. Chúng có đặc tính là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xóa hay sửa được, chủ yếu phục vụ cho mục đích khởi động máy tính. 19 b) Thiết bị lưu trữ thứ cấp Đĩa mềm Đĩa quang học Thẻ nhớ Ổ cứng ngoài và Flash, các thiết bị cắm qua USB khác Ổ cứng: Ổ cứng là một thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn dùng để lưu trữ toàn bộ phần mềm của máy tính bao gồm .  Hệ điều hành  Các chương trình ứng dụng  Các File văn bản v v ... 20 1.4. Cách lựa chọn máy tính cho DN Tìm hiểu kỹ về máy tính: tìm hiểu về cấu trúc máy tính cho phép DN đưa ra được những quyết định chính xác để lựa chọn HT máy tính phù hợp với công việc của từng bộ phận trong DN. Quyết định những công việc sẽ làm trên máy tính: Việc này cho phép nhà quản trị biết được khả năng máy tính có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ của các tổ chức, phòng ban trong DN hay không. 21 1.4. Lựa chọn máy tính cho DN Lên kế hoạch cho thời gian sử dụng máy tính: Việc này giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định lựa chọn các loại HT máy tính có chất lượng cao (giá thành cao, tuổi thọ dài) hay các loại máy tính có chất lượng và giá thành thấp hơn. Hiểu rõ hệ thống của DN: chọn loại máy đáp ứng được yêu cầu hiên tại, đồng thời có khả năng nâng cấp lên hệ thống tốt hơn. 22 1.4. Lựa chọn máy tính cho DN Lựa chọn phần cứng: Các chuẩn phần cứng  Tính tương thích  Khả năng mở rộng và phân cấp  Độ tin cậy Xác định thời điểm mua sắm phần cứng Lựa chọn phương án trang bị mới phần cứng  Thuê ngoài ngắn hạn  Thuê dài hạn  Mua mới  Cân nhắc các nhà cung cấp • NCC dịch vụ lưu trữ trực tuyến • NCC dịch vụ ứng dụng • Các nhà cung cấp dịch vụ khác 23 1.4. Lựa chọn máy tính cho DN Các loại máy tính dùng trong DN Các loại máy tính Các ứng dụng chủ yếu trong DN Máy tính cá nhân PC -Thực hiện các công việc và tính toán cá nhân -Là máy khách trong cấu trúc client/server -Máy khách trong mạng -Xử lý các nghiệp vụ kinh doanh cho DN nhỏ Máy tính mini -Phục vụ nhu cầu tính toán trong các phòng ban -Các ứng dụng đặc biệt (VP tự động, các chương trình đồ họa) -Xử lý nghiệp vụ kinh cho các DN tầm trung -Máy chủ trong cấu trúc client/server -Máy chủ dịch vụ mạng, máy chủ mạng LAN 24 1.4. Lựa chọn máy tính cho DN Ngoài ra còn có các loại máy tính như thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), laptop, máy tính bảng Các loại máy tính Các ứng dụng chủ yếu trong DN Máy tính lớn Mainframe -Xử lý các nghiệp vụ kinh doanh chung trong các DN lớn -Máy chủ trong cấu trúc client/server -Máy chủ dịch vụ mạng lớn -Dùng cho các ứng dụng trên quy mô rộng Siêu máy tính -Tính toán các số liệu khoa học (VD: các trung tâm tính toán hiệu năng cao) -Máy chủ dịch vụ trang mạng cực lớn 25 2. Phần mềm  Phần mềm là thuật ngữ chung để chỉ tập hợp các chương trình được dùng để vận hành máy tính và các thiết bị liên quan nhằm đạt được mục đích nào đó của NSD.  Phần mềm tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.  Phần mềm chia làm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. 26 2. Phần mềm  Phân loại phần mềm: Phần cứng Người sử dụng Phần mềm ứng dụng Phần mềm HT Phần mềm máy tính PM ứng dụng đa năng Phần mềm chuyên dụng Phần mềm hệ thống Các ctrình phát triển HT Hệ điều hành Phần mềm ứng dụng 27 2.1. Phần mềm hệ thống  Phần mềm HT dùng để vận hành MT và các phần cứng MT. Phần mềm hệ thống Các chương trình phát triển HT Hệ điều hành -Lên kế hoạch cho các chương trình của máy tính - Phân phối tài nguyên máy tính -Giám sát các hoạt động, điều khiển màn hình Phần mềm hỗ trợ hệ thống -Tiện ích HT -Giám sát hiệu năng -Giám sát an ninh Hệ biên dịch -Trình thông dịch -Chương trình biên dịch 28 a) Hệ điều hành  Hệ điều hành là phần mềm máy tính dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.  HĐH đóng vai trò trung gian giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một các dễ dàng.  Các hệ điều hành thông dụng:MS DOS,Windows 98/2000/NT/Me/XP/Vista, Linux, Unix, Mac OS 29 a) Hệ điều hành  Phân loại HĐH – theo loại máy tính  Hệ điều hành dành cho máy tính lớn Mainframe  Hệ điều hành dành cho máy chủ  Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU  Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)  Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng)  Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt  Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard) 30 a) Hệ điều hành  Phân loại HĐH – theo chức năng  Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng  Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng  Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng Giải thích  Đơn nhiệm: tức là mỗi lần chỉ thực hiện được một chương trình. (VD: HĐH MS- DOS).  Đa nhiệm: tức là có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình (VD: HĐH Windows).  Một người dùng: chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống khi làm việc (VD: HĐH Windows 95 trở về trước).  Nhiều người dùng: cho phép nhiều người đồng thời đăng nhập vào HT. Việc này được quản lí thông qua tài khoản người dùng và mật khẩu tương ứng(VD: Window 2000,XP,...). 31 a) Hệ điều hành  Các nhiệm vụ của HĐH:  Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng máy tính  Thực hiện một số thao tác cơ bản trong MT như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.  Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.  Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).  Ngoài ra hệ điều hành cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản... 32 a) Hệ điều hành  Các chức năng của HĐH:  Quản lý tài nguyên máy tính: CPU, bộ nhớ chính, màn hình, bàn phím và các thiết bị ngoại vi khác.  Quản lý tiến trình: thực hiện đa tác vụ, đa ngôn ngữ  Quản lý tập tin: tạo, tìm kiếm, sao chép, xóa và điều khiển tập tin trong máy tính  Hệ thống bảo vệ  Hệ thống dịch lệnh  Quản trị mạng  Các tiện ích và chức năng khác 33 b) Phần mềm phát triển hệ thống Phần mềm hỗ trợ hệ thống như các thư viện liên kết động (dynamic linked library – DLL), các trình điều khiển và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà HĐH liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng. Phần mềm hỗ trợ thêm các chức năng cho HĐH:  Phần mềm gỡ cài đặt  Phần mềm tối ưu hóa dung lượng ổ đĩa  Phần mềm phát hiện và diệt virus  34 b) Phần mềm phát triển hệ thống Các phần mềm biên dịch: Dùng để đọc các lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy (0,1) mà MT có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh. 35 2.2. Phần mềm ứng dụng Phần mềm ứng dụng là chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó mà người dùng muốn thực hiện. Phần mềm ứng dụng được sử dụng để xử lý các nhu cầu thông tin riêng biệt, như:  Bảng lương  Quản lý quan hệ khách hàng  Quản lý dự án  Xử lý văn bản  36 2.2. Phần mềm ứng dụng Các phần mềm năng suất cá nhân: được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cá nhân như viết ghi nhớ, soạn văn bản, tạo các trang trình diễn Ví dụ:  Microsofl Word  Microsofl Exel  Internet Explorer  37 2.2. Phần mềm ứng dụng Các phần mềm ứng dụng trong kinh doanh:  Kế toán  Tiếp thị/bán hàng  Chế tạo, sản xuất  Tài chính, ngân sách  Quản trị quan hệ khách hàng CRM  Quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP  Quản trị kênh cung ứng  38 2.2. Phần mềm ứng dụng Các phần mềm thị trường dọc: phần mềm ứng dụng chỉ cho một ngành.  Phần mềm lên lịch khám bệnh  Phần mềm điều phối y tá Phần mềm thị trường ngang: là phần mềm tổng quát vừa đủ, phù hợp cho nhiều ngành nghề.  Phần mềm quản lý dữ liệu  Phần mềm quản lý kho hàng  Phần mềm tính bảng lương 39 2.3. Cách lựa chọn phần mềm Chắc chắn rằng phần cứng máy tính đủ khả năng để chạy các phần mềm đã chọn Chắc chắn rằng đã mua được phiên bản mới nhất Xác định các dạng hỗ trợ đi kèm Tìm hiểu những dữ liệu và tài liệu đã có sẵn có thể dễ dàng chuyển đổi sang hệ thống mới hay không. 40 2.3. Cách lựa chọn phần mềm Chắc chắn rằng phần cứng máy tính đủ khả năng để chạy các phần mềm đã chọn Chắc chắn rằng đã mua được phiên bản mới nhất Xác định các dạng hỗ trợ đi kèm Tìm hiểu những dữ liệu và tài liệu đã có sẵn có thể dễ dàng chuyển đổi sang hệ thống mới hay không. Có nhiều loại phần mềm tương ứng cho một công việc trên thị trường, vì thế nhà quản lý cần sáng suốt lựa chọn phần mềm đáp ứng được nhu cầu công việc và giá cả hợp lý. 41 2.3. Cách lựa chọn phần mềm Tiêu chí chọn nhà cung cấp phần mềm Năng lực tài chính Vốn điều lệ Doanh thu 3 năm gần nhất Đội ngũ Quản lý dự án Kỹ sư hệ thống Các dự án tương tự Đang triển khai Đã triển khai Tổ chức bảo hành Mức bảo hành Cơ sơ bảo hành Hoạt động hỗ trợ Dạng hỗ trợ Thời gian hỗ trợ Đào tạo Hình thức đào tạo Chi phí đào tạo 42 2.3. Cách lựa chọn phần mềm Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm Nguồn: Tiêu chí Điểm Tỉ lệ Dễ sử dụng 9 20% Dễ cài đặt 8 20% Dễ quản trị 8 20% Khả năng mở rộng 8 20% Khả năng tích hợp 8 10% Tài liệu 9 10% 43 3. Hệ thống truyền thông và mạng máy tính  Hệ thống truyền thông là hệ thống mà các thông tin, dữ liệu được truyền bằng các phương tiện điện tử từ khoảng cách xa. 44 3.1. Hệ thống mạng truyền thông  Các dịch vụ truyền thông: cho phép trao đổi thông tin giữa những người sử dụng ở các vị trí địa lý khác nhau. 45 3.1. Hệ thống mạng truyền thông Các ứng dụng truyền thông:  Được xây dựng trên các dịch vụ truyền thông  Email, Web browser được xây dựng trên dịch vụ Internet 46 Kênh truyền thông  Phương tiện để truyền dẫn dữ liệu  Kênh truyền thông hữu tuyến: sử dụng các đường cáp để truyền dữ liệu và thông tin: Dây, cáp đồng, cáp quang.  Các kênh truyền thông vô tuyến: Vi sóng, vệ tinh, tia hồng ngoại, sóng radio, Bluetooth.  Tốc độ truyền dẫn: bit trên giây (BTS)  Băng tần: chênh lệch giữa tần số cao nhất và thấp nhất. 47 Kênh truyền thông (tt)  Tốc độ và chi phí của các phương tiện truyền thông. Phương tiện Tốc độ Chi phí Dây 300 BPS – 10 MBPS Thấp Cáp 56 KBPS – 200 MBPS Thấp Cáp quang 500 KBPS – 10 GBPS Cao Sóng viba 256 KBPS – 100 MBPS Thấp Vệ tinh 256 KBPS – 100 MBPS Cao 48 3.2. Mạng máy tính Mạng máy tính là một hệ thống gồm 2 hay nhiều máy kết nối với nhau thông qua đường truyền vật lý cho phép chúng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên. Mạng máy tính được phân loại theo : a) Mô hình mạng b) Quy mô mạng c) Cấu trúc liên kết mạng 49 a) Phân loại theo mô hình mạng  Mô hình mạng bình đẳng:  Mô hình mạng khách chủ server/client 50 b) Phân loại theo quy mô mạng Mạng cá nhân PAN Mạng cục bộ LAN Mạng nội thị MAN Mạng diện rộng WAN 51 b) Phân loại theo quy mô mạng  Mạng nội bộ LAN( Local Area Network): là giải pháp kết nối các máy tính với nhau trong phạm vi nhỏ như văn phòng, trụ sở, trường học, nhà máy. Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác. 52 b) Phân loại theo quy mô mạng Lợi ích hệ thống mạng nội bộ:  Cho phép người quản trị mạng quản lý được người dùng, máy tính, cấp phép truy cập cho các cá nhân và nhóm trong hệ thống.  Cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên TT một cách hiệu quả và có hệ thống.  Cho phép người quản trị mạng theo dõi hệ thống đường truyền cũng như quản lý an ninh ngay từ trung tâm của hệ thống.  Cho phép những thay đổi trong hệ thống được diễn ra một cách toàn bộ và nhanh chóng.  Tăng cường hệ thống bảo mật, ngăn cản nhưng truy cập trái phép.  Việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng.  HT mạng nội bộ là nền tảng cho sự phát triển cao hơn của HT mạng sau này. 53 b) Phân loại theo quy mô mạng  Mạng diện rộng WAN(Wide Area Network): là một hình thức khác của mạng LAN, dùng để nối các mạng LAN với nhau. Điển hình là kết nối nhiều chi nhánh của một DN lại với nhau vào thành một mạng.  Lợi ích của WAN:  Kết nối các mạng LAN của các chi nhánh DN lại với nhau, nhằm tích hợp tất cả DL , thuận tiện cho việc chia sẻ an toàn và sự phối hợp làm việc qua mạng của các chi nhánh được ổn định.  Quản trị hệ thống mạng với nhiều chi nhánh sẽ trở nên dễ dàng, đồng nhất và tiết kiệm  Việc hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành dễ dàng từ trụ sở chính của DN. 54 b) Phân loại theo quy mô mạng  Mạng đô thị MAN(Metropolitan Area Network): Hệ thống mạng được thiết lập cho một thành phố  Mạng cá nhân PAN (Personal Area Network): Mạng được thiết kế dùng cho cá nhân người sử dụng. 55 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng dạng sao:  Các nút nối với nhau qua một máy trung tâm. Mỗi nút mạng có một địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ kiểm soát liên kết và truy cập DL.  Ưu điểm: Một nút mạng hỏng không ảnh hưởng đến toàn bộ mạng. Dễ dàng bổ sung hay loại bớt MT, dễ dàng theo dõi và giải quyết sự cố  Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều cáp hơn các cấu trúc liên kết mạng khác. Nếu máy chủ kết nối mạng hỏng thì toàn bộ mạng không làm việc được. 56 c) Phân loại theo cấu trúc liên kết mạng Cấu hình mạng dạng vòng:  Mỗi nút được kết nối với hai nút khác để tạo ra một vòng khép kín. Thông điệp được gửi vòng quanh và mỗi nút sẽ đọc thông điệp để xác định địa chỉ nó được gửi tới.  Ưu điểm: Có thể mở rộng trong một khu vực rộng lớn hơn các dạng mạng khác. Tất cả các máy đều có quyền truy cập như nhau.  Nhược điểm: Khi một máy có sự cố thì ảnh hưởng đến toàn mạng. Chi ph
Tài liệu liên quan