Lý thuyết hệ thống ra đời từ những
năm 70 của thế kỷ XX.
1. Những khái niệm cơ bản:
a. Hệthống: là mộttập hợpcácphầntử
khácnhau,giữachúngcómốiliên hệvà
tác độngqualại theo mộtquyluật nhất
địnhtạo thành mộtchỉnhthể, cókhảnăng
thực hiệnđượcnhữngchứcnăngcụthể
nhấtđịnh.
43 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 2: Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HỆ
THỐNG TRONG QUẢN LÝ
I.- HỆ THỐNG – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Lý thuyết hệ thống ra đời từ những
năm 70 của thế kỷ XX.
1. Những khái niệm cơ bản:
a. Hệ thống: là một tập hợp các phần tử
khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và
tác động qua lại theo một quy luật nhất
định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng
thực hiện được những chức năng cụ thể
nhất định.
Mô hình phân tử nước
b. Phần tử: là những tế
bào có tính độc lập tương
đối tạo nên hệ thống. Mỗi
một phần tử có thể có
những tính chất riêng của
nó. Để hiểu về hệ thống,
cần phải biết trạng thái
của các phần tử và trạng
thái của mối liên hệ giữa
chúng.
Môi trường
Trạng thái-hành
vi cầu trúc HT
Đầu vào Đầu ra
Mục tiêu
Phần tử
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ
giữa các khái niệm cơ bản của hệ thống
c. Đầu vào và đầu ra của hệ thống:
- Đầu vào của hệ thống là tất cả những gì mà
môi trường tác động vào hệ thống.
- Đầu ra là những gì mà hệ thống tác động vào
môi trường.
Hiệu quả hoạt động của hệ thống phụ thuộc
vào:
- Xác định hợp lý đầu vào và đầu ra của hệ thống.
- Khả năng biến đổi nhanh, chậm các yếu tố đầu
vào để cho ra yếu tố đầu ra.
- Các hình thức biến đổi những yếu tố đầu vào cho
ra các yếu tố đầu ra.
d. Trạng thái và hành vi của hệ thống:
- Hành vi của hệ thống là tập hợp các đầu
ra có thể có của hệ thống trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Trạng thái (thực trạng) của hệ thống là
khả năng kết hợp giữa các đầu vào và
đầu ra của hệ thống, xét ở một thời điểm
nhất định.
Là khả năng của hệ thống
trong việc biến đầu vào
thành đầu ra.
e. Chức năng của hệ thống:
Như vậy, chức năng của hệ thống là lý
do tồn tại của hệ thống, là khả năng tự
biến đổi trạng thái của hệ thống.
g. Ngôn ngữ của hệ thống:
Là hình thức phản ánh chức năng của hệ
thống, chức năng đóng vai trò nội dung,
còn ngôn ngữ đóng vai trò hình thức phản
ánh.
h. Cơ cấu của hệ thống:
cơ cấu của hệ thống là
hình thức cấu tạo bên
trong của hệ thống, bao
gồm sự sắp xếp trật tự
các phần tử và các
quan hệ của chúng theo
cùng một dấu hiệu nào
đấy.
Định nghĩa: Tính chất:
Gồm
4 tính chất
a cơ bản sau
Thứ nhất, cơ cấu như một bất biến tương
đối của hệ thống, trong phạm vi bất biến
này sẽ tạo ra một trật tự bên trong của các
phần tử (một tổ chức, một chỉnh thể thống
nhất) tạo ra “thế năng” của hệ thống (trạng
thái nội cân bằng).
Thứ hai, cơ cấu luôn biến đổi, tạo ra
“động năng” của hệ thống.
Thứ ba, một hệ thống có thể có nhiều
cách cơ cấu khác nhau.
Thứ tư, một hệ thống khi đã xác định
được cơ cấu thì nhiệm vụ nghiên cứu quy
về lượng hóa các thông số đặc trưng của
các phần tử và các mối quan hệ của
chúng.
2. Tính chất của hệ thống:
a. Tính nhất thể:
Tính chất này được thể hiện qua hai khía
cạnh:
Sự thống nhất
của các yếu tố
tạo nên hệ thống
1 Mối quan hệ
mật thiết của hệ thống
với những yếu tố
thuộc về môi trường.
2
- Tính trồi của hệ thống:
Khi sắp xếp các phần tử
của hệ thống theo một
cách thức nào đó sẽ tạo
nên tính trồi. Đó là khả
năng mới của hệ thống
mà khi các phần tử
đứng riêng rẽ thì không
thể tạo ra được.
- Quan hệ giữa hệ thống
và môi trường
Một hệ thống, đặc biệt
là hệ thống kinh tế, luôn
tồn tại trong môi trường,
chịu sự tác động của
môi trường.
- Tính nhất thể và quản lý:
Tính nhất thể của hệ thống có
được nhờ quản lý. Quản lý nếu
biết tổ chức, phối hợp, liên kết
các bộ phận, các phần tử một
cách tốt nhất và thiết lập được
mối quan hệ hợp lý với môi
trường thì sẽ tạo ra sự phát triển
cao.
b. Tính phức tạp:
Hệ thống mang tính phức
tạp là do trong hệ thống
luôn có các lợi ích, mục
tiêu, cách thức hoạt động
riêng của các phần tử,
các phân hệ.
c. Tính hướng đích:
Mọi hệ thống đều có xu
hướng tìm đến mục tiêu
và một trạng thái cân
bằng nào đó.
3. Hệ điều khiển:
Điều khiển là chức năng của quản lý một
hệ thống nhằm giữ phẩm chất căn bản
của hệ thống trong điều kiện môi trường
thay đổi.
a. Khái niệm: Điều khiển được xem như
một quá trình thông tin và quá trình điều
khiển của chủ thể.
Quá trình
điều khiển là
Quá trình thu nhận
Quá trình xử lý
Quá trình bảo quản
Quá trình
truyền đạt thông tin.
b. Cơ chế điều khiển hệ thống (cơ chế hệ
thống):
Cơ chế điều khiển hệ thống là phương
thức tác động có chủ đích của chủ thể
điều khiển bao gồm một hệ thống các quy
tắc và các ràng buộc về hành vi đối với
mọi đối tượng ở mọi cấp trong hệ thống,
nhằm duy trì tính trồi hợp lý của cơ cấu và
đưa hệ thống sớm tới mục tiêu.
Mục tiêu
Cơ chếCơ cấu
Sơ đồ: quan hệ giữa mục tiêu - cơ cấu - cơ chế:
* Nội dung của cơ chế điều
khiển hệ thống:
Cơ chế điều khiển hệ thống
bao gồm rất nhiều nội dung,
nhưng có thể khái quát
thành bốn nội dung cơ bản
sau:
- Tiến hành điều chỉnh.
- Xác định mục tiêu chung nhất có thời
hạn dài nhất để hoàn thiện tính thích
nghi và tính chọn lọc có hệ thống.
- Thu thập và xử lý thông tin về môi
trường, về các hệ thống xung quanh,
về các phân hệ và phần tử của hệ
phải điều khiển.
- Tổ chức các mối liên hệ ngược.
c. Các nguyên lý điều khiển:
- Nguyên lý hệ ngược: Là nguyên
lý cơ bản của điều khiển, đòi hỏi
chủ thể trong quá trình điều khiển
phải nắm được hành vi của đối
tượng thông qua các thông tin
phản hồi.
Ngoài ra, trong quản lý, do tính chất
phức tạp của hệ thống, cần vận dụng
các nguyên lý khác như:
- Nguyên lý bổ sung (thử-sai-sửa);
- Nguyên lý độ đa dạng cần thiết;
- Nguyên lý phân cấp (tập trung
dân chủ);
-Nguyên lý lan truyền (cộng
hưởng);
- Nguyên lý khâu xung yếu.
II.- QUẢN LÝ THEO TƯ DUY HỆ THỐNG
Tư duy hệ thống đòi hỏi khi xem xét hệ
thống phải:
- Xác định mục tiêu tổng thể;
- Mô tả, phân tích hệ thống theo những mục
tiêu tổng thể;
- Chú ý đến những nhân tố, những điều kiện
khách quan mà hệ thống đó tồn tại;
- Các nguồn lực hệ thống;
- Các bộ phận cấu thành của hệ thống
và cách thức phối hợp, vận hành các
bộ phận để đạt mục tiêu.
Tư duy hệ thống giúp các nhà
quản lý nhìn nhận, giải quyết vấn
đề một cách khái quát, nắm đúng
vấn đề và nhanh chóng tìm được
điểm bắt đầu để giải quyết vấn đề.
1. Xác định mục tiêu hệ thống:
Đây là vấn đề đầu tiên của quản lý. Để
làm tốt điều này, phải trả lời các câu hỏi:
Hệ thống
được tạo
nên nhằm:
Giải quyết
nhiệm vụ gì ?
Đạt mục
tiêu gì ?
Để
làm gì ?
2. Xác định môi trường:
Môi trường của hệ thống là
tất cả các yếu tố nằm bên
ngoài hệ thống.
Muốn xác định một thành phần nào
đó thuộc về hệ thống hay môi
trường, phải trả lời được hai câu
hỏi sau:
- Thành phần đó có liên quan đến việc thực
hiện mục tiêu của hệ thống không?
- Người bên trong có thể điều khiển được
thành phần này không?
Nếu câu trả lời là “có” thì chắc chắn
thành phần ấy thuộc về hệ thống và
ngược lại.
3. Phân tích các nguồn lực:
Nguồn lực là tất cả các yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có thể sử dụng để thực
hiện mục tiêu của mình.
Nguồn lực là các yếu tố nằm bên trong
của hệ thống mà người lãnh đạo hệ thống
có quyền chi phối, điều khiển vì mục đích
của hệ thống.
Nguồn lực của hệ thống rất phong phú
nhưng có thể phân loại như sau:
- Nguồn
tài sản:
Nguyên liệu
Tài nguyên
Đất
Thiết bị
Máy móc
Nguồn
nhân lực:
Trí tuệ
Thể lực
- Nguồn lực
hữu hình:
Dễ xác định
Có thể
lượng hóa
Thể hiện qua
các bảng
thống kê
- Nguồn lực
vô hình:
Nguồn lực thường bị giới hạn và khan
hiếm.
Uy tín của hệ thống,
Mối quan hệ
tiềm năng của
cán bộ lãnh đạo,
Chiến lược,
thông tin,
Tiềm năng về vốn,
lao động,
công nghệ
4. Phân tích cơ cấu:
Chia hệ thống thành các bộ phận,
phần tử để nghiên cứu chi tiết
Phân tích
cơ cấu của
hệ thống là
Có 2 loại phân tích:
- Phân tích để hoàn thiện, cải tiến hệ thống:
Phải tìm các bộ
phận, phần tử và
môi trường đã làm
hạn chế việc thực
hiện mục tiêu của
hệ thống
(tức phải tìm điểm yếu của hệ thống).
- Phân tích để xây dựng hệ thống mới:
Cần tính toán để khi kết
hợp các bộ phận, các
phần tử thành tổng thể thì
phải đạt được mục tiêu
đặt ra cho hệ thống.
Có 3 phương pháp tiếp cận chủ yếu để phân
tích, nghiên cứu hệ thống, đó là:
Phương pháp
mô hình hóa
Đây là phương pháp
nghiên cứu trong trường
hợp đã biết rõ 3 yếu tố:
đầu vào-đầu ra-cơ cấu
của hệ thống.
Đây là phương pháp
nghiên cứu khi đã biết đầu
vào-đầu ra của hệ thống,
nhưng chưa nắm được cơ
cấu của nó.
- Phương
pháp
hộp đen
Đây là phương pháp
nghiên cứu khi rất khó
đoán nhận cơ cấu, đầu
vào, đầu ra của hệ thống.
- Phương pháp
tiếp cận
hệ thống.
5. Tổng hợp hệ thống:
Tổng hợp hệ thống là nghiên cứu hệ
thống trong cái nhìn toàn thể. Giai đoạn
này thực hiện việc phối hợp, liên kết hoạt
động của các bộ phận, các phần tử để đạt
được mục tiêu tổng thể của hệ thống.
- Trong xây dựng kế hoạch: tổng hợp kế
hoạch;
- Trong giải quyết công việc: tìm giải pháp.
HẾT BÀI
XIN CÁM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ