1. Đặc điểm về tình hình tiền tệ trong thanh toán và tín
dụng quốc tế.
Đặc điểm 1:
- Hiện nay trên thế giới không còn một chế độ tiền tệ
thống nhất bao trùm toàn bộ hành tinh.
- Thay cho một đồng tiền chuẩn quốc tế đã ra đời các
đồng tiền khu vực như sau:
1.1 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): cho ra đời đồng SDR
(Quyền rút vốn đặc biệt - Special Drawing Right).
128 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 3: Các điều kiện thanh toán quốc tế qui định trong hợp đồng mua bán ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC
TẾ QUI ĐỊNH TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
BÀI 3
I. Điều kiện về tiền tệ.
1. Đặc điểm về tình hình tiền tệ trong thanh toán và tín
dụng quốc tế.
Đặc điểm 1:
- Hiện nay trên thế giới không còn một chế độ tiền tệ
thống nhất bao trùm toàn bộ hành tinh.
- Thay cho một đồng tiền chuẩn quốc tế đã ra đời các
đồng tiền khu vực như sau:
1.1 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): cho ra đời đồng SDR
(Quyền rút vốn đặc biệt - Special Drawing Right).
1.2. Khu vực tiền tệ EEC nay là EMU (Liên
minh tiền tệ Châu Âu) cho ra đời đồng tiên ECU
(European Currency Unit) - đơn vị tiền tệ Châu
Âu nay là EURO .
Tiến trình nhất thể hoá tiền tệ của Châu Âu
- Từ 1/7/90 đến 31/12/1993
- Từ 1/1/1994 đến 1/1/1997
- Từ 1/1/1997 đến 1/1/1999
- Giá trị ECU không thay đổi 1ECU = 1 Euro
- Đổi tên ECU -> Euro
- Tỉ giá giữa các quốc gia với đồng Euro sẽ được ấn định
vào ngày 31/12/1998
+ Chính sách tiền tệ và dự trữ ngoại hối bằng Euro.
+ Các khoản nợ được quy đổi và thanh toán bằng
đồng Euro.
+ Các đồng tiền quốc gia vẫn tồn tại hợp pháp.
- Từ 1/1/2002: Phát hành tiền giấy và tiền xu bằng đồng
Euro và Euro bắt đầu được lưu thông song song với các
đồng tiền quốc gia.
- Đến 30/6/2002: Quá trình chuyển sang đồng tiền duy
nhất sẽ hoàn tất.
RCN có 3 chức năng sau:
+ Làm phương tiện thanh toán và thể hiện giá cả.
+ Chức năng thanh toán giữa các thành viên khối SEV.
+ Chức năng phương tiện tích luỹ dưới dạng là tiền gửi
trên tài khoản mở tại ngân hàng MBES (ngân hàng hợp
tác kinh tế quốc tế: Interbank for Economic
Cooperation - IBEC).
- Đến nay đồng RCN, không còn phát huy được chức năng
của nó.
1.3. Khèi SEV: t¹o ra ®ång Róp chuyÓn nhîng
(Transferable Rouble), 1963-1991.
Đặc điểm 2:
- Các đồng tiền quốc gia được quy
định trên bàn đàm phán theo nguyên
tắc thoả thuận
- Thanh toán quốc tế trong thời đại
ngày nay là thanh toán bằng đồng
tiền quốc gia.
Các đặc điểm của các đồng tiền quốc gia:
+ Các đồng tiền quốc gia đều không được đổi ra vàng.
+ Hầu hết các đồng tiền quốc gia đều không ổn định
+ Khi chọn đồng tiền quốc gia nào làm đồng tiền thanh
toán thì cần dựa vào hạ tầng cơ sở của đất nước đó.
+ Khi lựa chọn đồng tiền cần lưu ý đến các phương
thức giao dịch theo hợp đồng mua bán
Ví dụ: Phương thức buôn bán hàng đối ứng (counter
purchase) có phương thức thanh toán tài khoản Escrow
(Escrow account).
Đặc điểm 3:
Trên thế giới có 2 chế độ quản chế ngoại
hối khác nhau:
- Các nước TB công nghiệp phát triển
thực hiện chế độ ngoại hối tự do.
- Các nước còn lại: thực hiện chế độ
quản chế ngoại hối nghiêm ngặt .
2. Các loại tiền tệ trong thanh toán và tín dụng
quốc tế
2.1. Căn cứ vào phạm vi lưu thông tiền tệ, có 3 loại:
Tiền tệ thế giới (World Currency), Tiền tệ quốc tế
(International Currency), Tiền tệ quốc gia (National
Currency).
Tiền tệ thế giới: là vàng.
- Không dùng vàng thể hiện giá cả.
- Không dùng vàng để thanh toán theo từng chuyến hàng
giao dịch trong năm, theo từng hợp đồng.
- Vàng được dùng làm phương tiện thanh toán cuối cùng
giữa 2 ngân hàng trung ương của 2 nước với nhau.
2.2. Căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ
Có 3 loại:
- Tiền tệ tự do chuyển đổi (freely convertible
currency): là đồng tiền quốc gia mà luật của nước đó
cho phép họ được tự do chuyển đổi đồng tiền này ra
đồng tiền khác ở trong nước hoạc ngoài nước. Đó
thường là đồng tiền của các quốc gia TB phát triển.
Tự do chuyển đổi có 2 loại:
- Tự do chuyển đổi đầy đủ (full).
- Tự do chuyển đổi từng phần (partial).
- Đồng tiền chuyển nhượng (Transferable currency)
+ Là đồng tiền hiệp định: Đồng tiền này không thay đổi
hình thái tiền tệ mà chỉ chuyển quyền sở hữu từ người này
sang người khác qua hệ thống tài khoản Ngân hàng.
+ Nó có thể chuyển từ tài của ngân hàng ngày sang tài
khoản của ngân hàng khác và khi kết thúc năm quy đổi ra
vàng để thanh toán. Trong thanh toán quốc tế người ta
không muốn dùng.
- Đồng tiền ghi sổ (clearing currency):
+ Có tác dụng ghi sổ trên 1 tài khoản trong một nước
không chuyển ra nước ngoài được. Đồng tiền chỉ có chức
năng tính toán, không có chức năng thanh toán.
2.3. Căn cứ hình thái tồn tại của tiền tệ, có:
- Tiền mặt (Cash): Là đồng tiền bằng giấy của các quốc gia
riêng biệt mà con người cầm nó trong tay để lưu thông.
- Ngoại tệ tín dụng (Credit currency): Là đồng tiền chỉ tồn
tại trên tài khoản của ngân hàng. Khi sử dụng bằng cách ghi
có vào tài khoản nước này đồng thời ghi nợ vào tài khoản
của ngân hàng nước kia.
+ Tỷ trọng trong thanh toán quốc tế chiếm 90% là tiền tín
dụng.
+ Hình thức tồn tại của đồng tiền tín dụng là phương tiện
tín dụng nói chung hay phương tiện thanh toán quốc tế
nói riêng bao gồm: Hối phiếu, Séc, T/T, M/T...
2.4. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong
hợp đồng mua bán ngoại thương hay hợp đồng tín
dụng.
- Tiền tệ tính toán (account currency): là đồng tiền
thể hiện giá cả trong hợp đồng mua bán hay tổng trị
giá hợp đồng. Đồng tiền phát huy chức năng thước đo
giá trị.
- Đồng tiền thanh toán (Payment currency): là đồng
tiền người mua trả cho người bán, có thể dùng đồng
tiền tính toán hay một đồng tiền khác do 2 bên mua
và bán thỏa thuận.
3. Đảm bảo hối đoái trong hợp đồng mua bán
ngoại thương
Đảm bảo hối đoái là những biện pháp mà người mua và
người bán đề ra nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các
nguồn thu nhập khi đồng tiền có khả năng lên hoặc
xuống giá.
Trong buôn bán quốc tế hiện nay người ta có thể lựa
chọn các cách bảo đảm sau đây:
3.1. Dựa vào thị trường mua bán vàng quốc tế: Đồng
tiền tính toán và thanh tóan trong hợp đồng là một đồng
tiền. Đồng thời, thống nhất giá vàng theo đồng tiền này
dựa trên một thị trường nhất định.
Những điểm cần chú ý:
- Các đồng tiền được lựa chọn trong hợp đồng mua bán
ngoại thương phải có liên hệ trực tiếp với vàng.
- Hai bên phải thống nhất cách lấy giá vàng, bao gồm:
+ Giá vàng lấy ở đâu.
+ Lấy lúc nào.
+ Ai công bố.
+ Mức giá vàng.
- Mức điều chỉnh hợp đồng như thế nào?
- Hàm lượng vàng hiện nay ít được áp dụng vì các đồng
tiền quốc gia hiên nay không được đổi ra vàng.
3.2. Dựa vào thị trường tiền tệ quốc gia:
Nghệ thuật trong lựa chọn đồng tiền đưa vào đảm bảo sẽ là yếu tố
quyết định hiệu quả kinh tế. Có hai cách quy định:
- Đồng tiền tính tóan và đồng tiền thanh tóan là một loại tiền,
đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền
khác - đồng tiền đảm bảo.
VD: Đồng tiền tính tóan và thanh tóan là EURO.
Đồng tiền đảm bảo là USD và trị giá hợp đồng là 1.000.000
EURO
Tỷ giá lúc ký kết là 1 USD = 1 EURO.
Tỷ giá lúc trả tiền là 1 USD = 1,2 EURO.
Như vậy, giá trị hợp đòng sẽ điều chỉnh là 1.000.000 x 1,2 =
1.200.000
Đồng tiền tính tóan và đồng tiền thanh tóan là hai đồng
tiền khác nhau và chọn đồng tiền nào ổn định hơn
trong hai loại tiền đó và quy trị giá hợp đồng thanh
toán ra đồng tiền đã chọn.
VD: - Đồng tiền tính tóan là USD
- Đồng tiền thanh tóan là EURO (ổn định hơn).
- Trị giá hợp đồng là 1.000.000 EURO
- Tỷ giá lúc thanh toán USD/EURO = 1,2.
Như vậy, số tiền phải trả là 1.000.000 x 1,2 =
1.200.000.
Những điểm cần chú ý:
- Hiệu quả đảm bảo cao hay thấp phụ thuộc vào cách lựa
chọn đồng tiền đảm bảo.
- Cách lấy tỷ giá hối đoái.
+ Lấy ở thị trường hối đoái nào.
+ Ai công bố.
+ Lấy vào thời điểm nào.
+ Mức tỷ giá.
- Chỉ áp dụng với những nước có thị trường hối đoái tự do.
- Trong trường hợp cả hai đồng tiền đều sụt giá như nhau
thì điều kiện đảm bảo trên mất tác dụng.
3.3. Thị trường các đồng tiền quốc tế:
- Cách vận dụng như đối với đồng tiền quốc gia.
- Trong các hợp đồng với kim ngạch lớn, giao hàng
trong thời gian dài nên chọn cách đảm bảo này vì đồng
SDR và EURO tương đối ổn định.
3.4. Đảm bảo hối đoái dựa vào rổ tiền tệ:
- Lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào rổ.
- Thống nhất cách lấy tỷ giá hối đoái so với đồng tiền
được đảm bảo vào thời điểm ký kết hợp đồng và thanh
tóan hợp đồng.
Ví dụ: Các ngoại tệ được đưa vào rổ: EURO, JPY,
DEM, BEC. Đồng tiền đảm bảo là USD.
Tỷ lệ biến động giữa các ngoại tệ trong rổ và USD.
Ngo¹i tÖ Ký kÕt
Thanh
to¸n
Tû lÖ biÕn
®éng %
DEM 1,7515 1,7025 - 2,80
EURO 4,9105 4,1515 - 1,40
JPY 1,0595 1,0015 - 5,47
BEC 25,2050 22,1525 - 12,11
Tæng c¶ ræ tiÒn tÖ 32,2265 29,0080 - 21,78
a. Mức bình quân tỷ lệ biến động của rổ tiền tệ là:
= - 21,78 /4 = - 5,44%
Hợp đồng được điều chỉnh lên là: 105,44%.
b. Lấy quyền số:
- Bình quân TGHĐ của cả rổ tiền tệ lúc ký kết hợp
đồng: = 32.2265 /4 = 8,0566.
- Bình quân TGHĐ của cả rổ tiền tệ lúc thanh tóan hợp
đồng: = 29.0080 /4 = 7,2520.
Tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái
cả rổ tiền tệ
100 [ x 100] = - 9,98%7,2520
8,0566
Hợp đồng được điều chỉnh là 109,98%.
II. Điều kiện về thời gian thanh toán
1. Thanh toán trước:
- là việc trả tiền xảy ra trong khoảng thời
gian kể từ sau khi hợp đồng được ký kết
hay từ sau ngày hợp đồng có hiệu lực đến
trước ngày giao hàng.
Các hợp đồng ký xong chưa có hiệu lực ngay bao
gồm:
- Hợp đồng nhập máy móc thiết bị toàn bộ: phải có phê chuẩn
của nước người XK.
- Hợp đồng nhập hàng bằng tiền vay nợ và viện trợ phải có phê
chuẩn của bên cho vay,
- Nhập hàng bằng tiền vay của các ngân hàng tư nhân phải có
bảo hiểm tín dụng
- Nhập khẩu bằng phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu
phải có phê chuẩn của cục phát minh sáng chế và đăng ký nhãn
hiệu.
- Nhập khẩu theo các hợp đồng đầu tư phải có phê chuẩn của
uỷ ban hợp tác và đầu tư.
2.1. Trả trước với mục đích đảm bảo thực hiện
hợp đồng (Performance Bond)
Đặc điểm: Trả trước ngày giao hàng x số ngày (thời
gian trả trước nói chung là ngắn, thông thường từ 10
đến 15 ngày), tính từ lúc ứng tiền đến ngày giao hàng.
- Ngày giao hàng được hiểu là chuyến giao hàng đầu
tiên
- Không tính lãi đối với số tiền trả trước
- Người bán chỉ giao hàng khi nhận được báo có số
tiền ứng trước
- Quy mô đưa trước có thể được tính như sau:
a. Trong trường hợp ký hợp đồng với giá bán cao so với
giá bình quân trên thị trường thì mức trả trước có thể tính
tối thiểu bằng mức chênh lệch giữa tổng trị giá hợp đồng
theo giá cao và tổng hợp đồng tính theo giá bình quân trên
thị trường, xuống đến mức người mua có thể huỷ hợp
đồng.
Theo công thức: PA= Q(HP-MP)
Trong đó: - PA: Tiền ứng trước
- Q: Số lượng hàng hoá
- HP: Giá hợp đồng cao
- MP: Giá bình quân trên thị trường
Ví dụ:
Giá cao của 1 tấn gạo lúc ký kết hợp đồng: 220
USD.
Bình quân trên thị trường nước ngoài: 180 USD.
Để đề phòng người mua huỷ hợp đồng không
nhận hàng ta yêu cầu người mua trả trước là
(Q=1000MT).
PA= 1.000 (220-180)=40.000 USD.
b. Do người bán không tin tưởng vào khả năng thanh
toán của người mua nên yêu cầu người mua đặt cọc trước
một số tiền bằng mức tiền lãi mà người bán phải trả cho
ngân hàng cho vay, theo công thức:
PA=TA[(1+R)N -1] + D
Trong đó: - PA: tiền ứng trước
- TA x [(1+R)N -1] là tiền lãi vay ngân hàng
- TA: là tổng giá trị hợp đồng
- R: Lãi suất vay của ngân hàng
- N: Thời hạn tín dụng
- D: là tiền phạt vi phạm hợp đồng
Ví dụ:
TA = 100.000 USD
R= 5%/tháng
N= 5 tháng
D = 6%/∑ trị giá hợp đồng
Vậy ta có:
PA = 100.000 x [(1+0.05)5 – 1] + 100.000 x 6/100
= 33,600 USD.
2.2. Với mục đích do người bán thiếu vốn, người mua
cấp tín dụng cho người bán.
Đặc điểm:
- Thời gian trả trước tương đối dài x ngày từ sau ngày ký kết hợp
đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. Thời hạn cấp tín dụng
được tính bắt đầu từ khi người mua ứng trước tiền cho người bán
đến ngày người bán hoàn trả số tiền ứng trước đó.
- Số tiền ứng trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của
người bán và khả năng cấp tín dụng của người mua.
- Giá hàng phải được chiết giá so với giá bán trả ngay.
- Việc hoàn trả số tiền ứng trước phải quy định rõ trong hợp đồng
mua bán ngoại thương: trả 1 lần hay nhiều lần, gắn với việc giao
hàng hay tách rời, mỗi lần hoàn trả bằng bao nhiêu %, nếu trả nhiều
lần phải tính thời hạn tín dụng trung bình.
Công thức giảm giá:
DP = {PA[(1+R)N -1]}/Q
Trong đó:
DP = giá được chiết trên một đơn vị hàng hoá
PA = Số tiền ứng trước
R = Lãi suất
N = Thời hạn cấp tín dụng ứng trước
Q = Số lượng hàng hoá của hợp đồng
Ví dụ:
- PA = 100.000 USD.
- R = 5%/tháng.
- N = 5 tháng.
- Q = 1.000 tấn.
- DP = {100.000 x [(1+0.05)5 – 1]}/1.000= 27,6 USD.
- Vậy, giá được chiết khấu là 27,6 USD/MT.
2.2. Thanh toán ngay
Trả tiền ngay bao gồm nhiều mốc trả tiền khi toàn bộ
trị giá hàng hoá đã được thanh toán trong khoảng
thời gian từ lúc chuẩn bị hàng xong để bốc lên
phương tiện vận tải cho đến lúc hàng đến tay người
mua.
Gồm có 4 loại trả tiền ngay:
a. Sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng cho người vận tải tại nơi giao hàng chỉ định
người bán phát lệnh đòi tiền, người mua nhận được
lệnh lập tức trả tiền cho người bán. Trả tiền khi giao
hàng gọi là trả tiền C.O.D (Cash on Delivery).
Các điểm cần chú ý:
- Người vận tải ở đây được hiểu là: đại lý vận tải, người
chuyển chở hàng hoá, công ty giao nhận, đại diện của
người mua ... khi người bán chứng minh là đã giao hàng
cho người thứ 3 thì có quyền phát lệnh đòi tiền.
- Như thế nào là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng: Cơ sở
để phát lệnh đòi tiền là người bán phải lấy được vận đơn
nhận hàng để xếp. Received for shipment Bill of Lading.
Hành vi này chứng minh là hàng hóa đã được đặc định
hóa. Trong bức điện gửi đòi tiền người mua, người bán
phải có đầy đủ cơ sở chứng minh là đã chuyển quyền sở
hữu hàng hoá sang cho ngươi mua.
- Nơi giao hàng được hiểu là: Trên đất liền tại
cảng đi, gồm:
+ Giao tại xưởng kho ,nhà máy- Ex-work (Exw)
+ Giao dọc mạn tàu - FAS (Free alongside Ship).
+ Giao tại biên giới - DAF (Delivered at Frontier).
+ Giao cho người vận tải - FCA (Free Carrier).
b. Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương
tiện vận tải. Người mua sẽ trả tiền cho người bán khi nhận
được điện báo của thuyền trưởng là hàng đã bốc xong lên tầu
tại cảng đi, gọi là C.O.B (Cash on Board)
- Phương tiện vận chuyển gồm có tàu biển, sà lan, ô tô, máy
bay, xe lửa...
- Nếu "giao hàng trong hầm tầu" – FOB thì người bán phải
lấy được vận đơn FOB B/L hoặc "giao hàng trên boong tàu"
FOD B/L (Free on Board hoặc Free on Deck).
Cũng có thể giao hàng trên toa tầu hoả "tại ga biên giới” của
nước người xuất khẩu.
c. Trả tiền đổi chứng từ: D/P (Documents against
Payment): Có 2 cách:
- Sau khi hàng "Free on Board" người bán lập chứng
từ gửi hàng (Shipping documents) hay chứng từ thanh
toán (Payment documents) gửi trực tiếp đến cho
người mua hoặc thông qua ngân hàng. Người mua sẽ
thanh toán tiền khi nhận được các chứng từ.
- Như loại trên, song sau khi nhận được chứng từ
hàng hoá 5 đến 7 ngày người mua mới tiến hành trả
tiền. D/P x ngày -> dùng cho các loại hàng hoá phức
tạp.
d. Trả tiền sau khi nhận dược hàng tại cảng đến
(C.O.R- Cash on Receipt).
Khái niệm nhận hàng là khái niệm hết sức mơ hồ.
Nơi nhận hàng có thể là nước người bán, nước người
mua hoặc trên phương tiện vận tải của người mua đưa
đến. Vì vậy trong buôn bán quốc tế nếu ta là người
bán thì không nên áp dụng. Và nếu là người mua thì
nên áp dụng vì cách này rất có lợi cho người mua.
Vấn đề nhận hàng thường rất phức tạp.
2.3. Thanh toán sau
Là thời gian trả tiền sau 5 mốc trả tiền ngay + x ngày. Trả tiền
sau thực chất là người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập
khẩu.
VD: Hợp đồng ghi:
- Bán chịu 30 ngày kể từ ngày nhận được điện báo hàng đã
sẵn sàng để xếp lên tàu (30 days C.O.D)
- Mua chịu 60 ngày D/A (kể từ ngày chấp nhận chứng từ).
Nếu mua chịu thì tính từ ngày nhận hàng là tốt hơn cả vì với
cách tính này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tối đa. Nhất là đối
với hợp đồng mua thiết bị phức tạp.
III. ĐIỀU KIỆN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất
trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Là khâu kết thúc đánh
giá hiệu quả kinh doanh. Buôn bán quốc tế khác với buôn bán
trong nước ở 3 điểm sau:
- Hai bên mua và bán ở 2 nước khác nhau do đó không có
điều kiện thuận lợi để hiểu biết tình hình của nhau.
- Hai nước khác nhau có luật lệ, tập quán mua bán khác nhau
do đó phải biết để xử lý khi xảy ra tranh chấp.
- Trong buôn bán quốc tế rủi ro xảy ra nhiều hơn so với buôn
bán trong nước.
Mục tiêu chọn phương thức thanh toán:
- Đối với người bán: chọn phương thức nào nhằm
đạt được những yêu cầu sau:
Thu được tiền hàng một cách an toàn và chắc chắn
nhất.
Đảm bảo số tiền đó không bị sụt giá trong những
trường hợp đồng tiền bị phá giá, sụt giá.
Củng cố và mở rộng quan hệ mua bán.
Trong các điều kiện giống nhau thu tiền về càng
nhanh càng tốt.
Đối với người mua
Đảm bảo mua được hàng đúng số lượng, chất
lượng, thời hạn
Củng cố và phát triển được quan hệ buôn bán
Trong các điều kiện giống nhau, trả tiền càng chậm
càng tốt
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
1.1. Khái niệm: Là một phương thức thanh toán mà người
mua, con nợ hay là người muốn chuyển tiền yêu cầu ngân
hàng đại diện cho mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người nào đó đến một nơi nào đó bằng phương tiện mà mình
đề ra.
1.2. Các bên tham gia:
Trong phương thức này có 3 người tham gia:
Người bán hay người cung ứng một dịch vụ nào đó
Người mua
Hệ thống ngân hàng - bao gồm: ngân hàng chuyển tiền
và ngân hàng trả tiền.
1.3. Trình tự
NHXK NHNK
XK NK
3
24
1
1. Giao hàng
2. Viết thư yêu cầu chuyển
tiền.
3. Chuyển tiền ra nước
ngoài.
4. Trả tiền cho người
hưởng lợi.
Nội dung của yêu cầu chuyển tiền:
+ Tên và địa chỉ của người xin chuyển tiền
+ Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản
+ Số tiền xin chuyển
+ Tên và điạ chỉ người hưởng lợi – Số tài khoản -
Ngân hàng chi nhánh
+ Lý do chuyển tiền
+ Kèm theo các chứng từ có liên quan
1.4. Khi nào chuyển tiền.
- Trong lĩnh vực phi thương mại: Chuyển tiền khi đã thực
hiện hoặc trước khi thực hiện dịch vụ cung ứng.
- Trong lĩnh vực thương mại:
Người mua chỉ trả tiền cho người bán khi nhận được tin
hàng đã sẵn sàng bốc lên tàu để chuyển đi
Khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên
phương tiện vận tải
Khi người mua nhận được chứng từ hàng hoá
Sau khi nhận được hàng hoá
Trả tiền theo từng phần của hợp đồng.
1.5. Trường hợp áp dụng
Loại này ít được dùng trong thanh toán ngoại thương vì việc
trả tiền cho người bán phụ thuộc vào thiện chí của người mua
nên không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nên sử dụng
trong các trường hợp sau:
Bên bán và mua hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Người mua
tin vào việc giao hàng của người bán, người bán tin vào
việc trả tiền của người mua.
Khi phương thức này trở thành một bộ phận cấu thành
của các phương thức khác.
Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp giao dịch phi
thương mại
1.6. Phí chuyển tiền
Nếu áp dụng phương thức chuyển tiền như là một phương
thức độc lập thì ai chuyển tiền người đó phải trả phí. Nếu là
một phương thức hỗ trợ cho phương thức khác thì 2 bên
cùng thoả thuận.
1.7. Phương tiện chuyển tiền
Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển
tiền gồm có trả tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T), trả
bằng thư (Mail Transfer - M/T). Trả bằng điện hay bằng thư
đều phải thông qua ngân hàng làm người trung gian thực hiện
việc chuyển trả đó.
2. Phương thức mở tài khoản,ghi sổ.
(Open account)
2.1. Khái niệm: Phương thức này được thực hiện
bằng cách người bán mở một tài khoản ghi nợ bên
mua từ việc cung cấp hàng hoá đến cung ứng dịch vụ
mà 2 bên sẽ thoả thuận theo định kỳ (quý, năm) người
mua sẽ dùng phương thức chuyển tiền trả tiền cho
người bán.
- Phương thức này thực chất là hình thức tín dụng
thương nghiệp mà nười bán cấp cho người mua.
2.2. Ưu điểm:
- Tự các công ty đứng ra mở tài khoản và liên hệ với nhau,
không cần thông qua ngân hàng nên thủ tục đơn giản.
- Trong phương thức này có mấy điểm cần chú ý sau đây:
+ Không thông qua ngân hàng
+ Ghi sổ trên tài khoản là nghiệp vụ hoàn toàn do người
bán tự đặt ra, không theo một nghiệp vụ có tính chất quốc
tế hoá như ở ngân hàng.
+ áp dụng rộng rãi trong mậu dịch nội địa, ít dùng trong
mậ