Bài giảng Bài 3: Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa ở kho

Khái quát về bảo quản hàng hóa 1. khái niệm 2. yêu cầu II. Nội dung nghiệp vụ bảo quản hàng hóa 1. lựa chọn nhà kho 2. quy hoạch kho, định vị, định lượng hàng hóa 3. chất xếp, kê lót hàng hóa 4. điều hòa nhiệt độ, độ ẩm 5. kiểm tra chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho 6. phòng, chống côn trùng và vật gặm nhấm

pdf22 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 5428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 3: Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa ở kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa ở kho I. Khái quát về bảo quản hàng hóa 1. khái niệm 2. yêu cầu II. Nội dung nghiệp vụ bảo quản hàng hóa 1. lựa chọn nhà kho 2. quy hoạch kho, định vị, định lượng hàng hóa 3. chất xếp, kê lót hàng hóa 4. điều hòa nhiệt độ, độ ẩm 5. kiểm tra chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho 6. phòng, chống côn trùng và vật gặm nhấm I.Khái quát về bảo quản hàng hóa Khái niệm KT bảo quản Nghiệp vụ bảo quản Bảo quản hàng hóa Yêu cầu với hoạt động bảo quản  Giữ gìn nguyên vẹn số lượng, chất lượng hàng hóa  Sử dụng hợp lý diện tích, dung tích nhà kho  Đảm bảo thuận tiện cho tiến hành nghiệp vụ kho  Giảm hợp lý chi phí bảo quản: sử dụng các chỉ tiêu đánh giá: + mức hao hụt + chi phí cho 1 đơn vị hàng qua kho + chi phí cho 1 đơn vị hàng xuất kho II. Nội dung của nghiệp vụ bảo quản 1, lựa chọn nhà kho - Vì sao phải lựa chọn nhà kho? + mỗi kho có đặc điểm khác nhau + mỗi loại hàng hóa có đặc điểm khác nhau Phải lựa chọn kho cho phù hợp: diện tích, trang thiết bị, điều kiện bảo quản 2. Quy hoạch kho, định vị, định lượng hàng hóa  Quy hoạch kho : phân chia diện tích kho thành các phần diện tích chứa các mặt hàng phù hợp  Định vị hàng hóa ở kho là việc xác lập các ký hiệu riêng hay đánh số thứ tự cho kho hàng, gian kho, từng giá, ô theo sơ đồ chi tiết quy hoạch kho để cố định tương đối mỗi một loại mặt hàng và vị trí nhất định. 2. Quy hoạch kho, định vị định lượng hàng hóa Định lượng hàng hóa ở kho là việc quy định số lượng (khối lượng) hàng hóa chứa trong một nhà kho, gian kho, giá, ô, tức là quy định số lượng tối đa mỗi vị trí (địa chỉ) để hàng phải đảm nhiệm. Định vị, định lượng hàng hóa trong kho phải dựa vào: - Quy hoạch chi tiết của từng kho; - Tính chất luân chuyển, số lượng, mặt hàng để cố định tương đối vào một vị trí; - Nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và thuận tiện cho cơ giới hóa, tự động hóa kho Phương pháp định vị, định lượng. - Phải thống nhất theo một quy tắc nhất định trong cả khu vực kho, từng nhà kho, gian kho, từng giá, ô - Bảo đảm các vị trí để hàng phải có ký hiệu riêng nằm trong ký hiệu chung phù hợp với các mặt hàng - Ký hiệu phải được nghi vào sơ đồ chi tiết của quy hoạch kho, gắn nhãn hiệu với ký hiệu vào vị trí để hàng ở nơi thuận tiện theo dõi, tìm kiếm, lấy hàng - Cần có những ký hiệu để trống (để cách quảng) phòng khi xuất hiện chủng loại mới chỉ cần điền thêm ký hiệu. - Các bộ phận liên quan đến theo dõi kho, mặt hàng đều phải thống nhất ký hiệu, để dể dàng tra cứu cán qua máy, cập nhật sổ sách, chứng từ về hàng hóa lưu chuyển. 3. Kê lót, chất xếp hàng trong kho a. Kê lót: Đây là biện pháp cần thiết để giữ gìn phẩm chất hàng hóa, chống lại ảnh hưởng có hại của môi trường xung quanh. Vai trò? + điều hòa nhiệt độ, độ ẩm tạo ra sự thông thoáng + là phương tiện để thông hơi, thông gió + giảm tải sức ép giữa các lớp hàng 3. Kê lót, chất xếp hàng trong kho Kê lót hàng và kỹ thuật kê lót dựa vào: - Tính chất, đặc tính lý hóa học và trạng thái của hàng hóa - Tình trạng bao bì của hàng hóa; - Vị trí nền kho, loại nền kho và độ cao nền kho; - Thời hạn dự trữ và bảo quản hàng hóa; - Thời tiết khí hậu nơi bố trí các kho; Vật liệu dùng để kê lót hàng thường là gỗ, kim loại, bê tông cốt thép dưới dạng bục kê, đòn kê, chân kệ 3. Kê lót, chất xếp hàng trong kho  Yêu cầu của vật liệu dùng kê lót hàng: + bền vững, chịu trọng tải của hàng hóa + không có phản ứng với nhau và với hàng hóa + không là môi trường để lây lan côn trùng + mỹ quan, dễ tìm kiếm, chi phí thấp + dễ tháo lắp, thay thế, di chuyển 3. Kê lót, chất xếp hàng trong kho b. Chất xếp hàng hóa trong kho: đưa hàng hóa vào vị trí bảo quản theo sơ đồ định vị, định lượng Kỹ thuật chất xếp hàng phải đảm bảo yêu cầu: - Sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích nhà kho và trang thiết bị bảo quản. - Đảm bảo an toàn hàng hóa. - Thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê và nắm lực lượng hàng hóa dự trữ. - Tiết kiệm vật liệu kê lót và bảo đảm an toàn lao động kho. Phương pháp chất xếp hàng hóa - Phương pháp đổ đống: Đối với loại hàng rời không có bao bì như than, đá cát sỏi, đá thạch cao, loại hàng không đòi hỏi nhiều điều kiện bảo quản đặc biệt. - Phương pháp xếp đống: Đối với hàng ở dạng chiếc hoặc có bao gói, có 2 cách xếp đống: Xếp đống hình lập phương và xếp đống hình kim tự tháp - Phương pháp xếp hàng hóa trên giá: Đối với những loại hàng hóa có nhiều kiểu loại, quy cách, kích thước, trọng lượng tương đối nhẹ (thường hàng bách hóa ). 4. Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong kho  Nhiệt độ:độ nóng, lạnh của vật thể hoặc của môi trường  Độ ẩm: lượng nước chứa trong 1 đơn vị vật thể/ môi trường  Điều hòa: điều chỉnh, đưa nhiệt độ, độ ẩm thực tế về nhiệt độ, độ ẩm an toàn 4. Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong kho  Điều hòa nhiệt độ: + hạn chế sự tác động của nhiệt độ môi trường + nhiệt độ thực tế> nhiệt độ an toàn + nhiệt độ thực tế< nhiệt độ an toàn  Điều hòa độ ẩm: + hoàn thiện cấu trúc nhà kho + dùng chất hút ẩm + thông hơi, thông gió, sấy khô 5. Kiểm tra chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho  Kiểm tra, chăm sóc hàng hóa: + Nắm được lực lượng hàng hóa, tình trạng thực tế trong kho + Có chế độ chăm sóc hàng hóa cho phù hợp + Phát hiện thiếu sót và hạn chế + Tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục 5. Kiểm tra chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho Chế độ vệ sinh kho gồm các nội dung: - Quy định việc quét dọn, lau chùi các khu vực trong kho, nơi bảo quản, xuất nhập, các dụng cụ, thiết bị và hàng hóa bảo quản. - Quy định vệ sinh cá nhân đối với cán bộ, công nhân viên công tác kho. - Quy định chế độ vệ sinh ở kho và kiểm tra vệ sinh. Quy định những đơn vị làm vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. 6. Phòng, chống côn trùng, vật gặm nhấm . . Phòng -N/cứu các loại côn trùng, vật gặm nhấm -Xđ được quy luật hoạt động -Thường xuyên ktra -Vệ sinh kho -Ktra trong tiếp nhận Côn trùng vật gặm nhấm Chống -Sử dụng nhiệt độ -Sử dụng hóa chất -Cách ly hàng hóa -Đảo vị trí hàng hóa Kỹ thuật bảo quản một số loại vật tư Vật liệu điện: Có rất nhiều mặt hàng như dây điện các loại, cáp điện, thiết bị đo điện, phụ tùng và các loại máy móc khác. Kho bảo quản những mặt hàng này là kho kín với trang thiết bị đầy đủ, được bảo quản ở nhiệt độ 120 - 160 với độ ẩm là 40 - 60%. Trong quá trình bảo quản các thiết bị điện cần kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện bị han rỉ cần kịp thời xử lý đối với hàng hóa và vệ sinh nơi bảo quản. Kỹ thuật bảo quản một số loại vật tư Nguyên liệu da và sản phẩm đồ da - Da và nguyên liệu da nếu điều kiện bảo quản không đúng sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm, cụ thể là do độ ẩm cao, kho ẩm thấp cũng như dưới tác động của ánh nắng hàng ngày. - Nhiệt độ bảo quản ở kho đối với mặt hàng này cần từ 2 - 100 với độ ẩm bình thường là 50 - 60%. ở các kho bảo quản nguyên liệu và sản phẩm da cần được trang bị tốt hệ thống quạt thông gió, điều hòa không khí Kỹ thuật bảo quản một số loại vật tư Cao su và sản phẩm cao su: cao su sẽ giảm chất lượng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ẩm ướt, hanh khô cao và ánh nắng mặt trời nhiều,cao su sẽ mất tính co dãn nếu tác động với xăng dầu, mỡ, cũng như chồng kéo quá tải hoặc bảo quản quá lâu theo một hướng. - Nhiệt độ bảo quản thường ở 0 - 100 với độ ẩm bình thường là 50-60%. Các loại săm lốp ô tô, xe máy luôn được bao gói và chất xếp ở các kệ, giá để hàng tầng theo số lượng hàng dự trữ Kỹ thuật bảo quản một số loại vật tư Bảo quản vải và áo quần chuyên dùng - Vật tư ngành dệt may bao gồm nhiều loại vải có chất lượng khác nhau: vải bông, len, nilông Vật liệu dệt may đòi hỏi phải bảo quản ở những kho kín có nhiệt độ từ 12 – 18 độ. Độ ẩm bình thường có ý nghĩa rất lớn trong bảo quản những mặt hàng này (40 - 60%). Độ ẩm cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vải, vải sẽ mất độ bền chặt còn nếu quá khô sẽ làm mất tính mềm mại và liên kết của nó. - Bảo quản vải thường ô các giá kín (tủ) và cách xa các thiết bị làm nóng lạnh từ 1,5 - 2m. Kỹ thuật bảo quản một số loại vật tư Bảo quản các loại giấy và caton + Vật liệu giấy và cacton bao gồm nhiều loại khác nhau phục vụ vào nhu cầu trong sản xuất kinh doanh và cuộc sống sinh hoạt. Nhóm mặt hàng này bao gồm cả các loại sách, vở viết, bìa và các loại văn phòng phẩm khác. + Tất cả những loại hàng này cần được bảo quản nơi khô ráo với nhiệt độ từ 12 – 18 độ và độ ẩm không khí là 40 - 60%, sử dụng, thông gió tự nhiên là tốt nhất. Các sản phẩm từ giấy, cacton, các loại sách, vở được chất xếp ở các giá để hàng thông thoáng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Các loại sách có giá trị thường phải bảo quản trong các giá kín - tủ sách.