Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc
nguồn vốn với chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu
phát sinh.
- Nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy
động thấp và thời gian huy động nhanh.
- Tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển
đổi thành tiền thấp và khả năng chuyển hoá ra tiền
nhanh
19 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Quản trị thanh khoản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 3
QUẢN TRỊ THANH KHOẢN
Giảng viên phụ trách: PGS. TS Trương Quang Thông
Khoa Ngân hàng – Đại học Kinh tế TP.HCM
2KHÁI NIỆM THANH KHOẢN
- Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản hoặc
nguồn vốn với chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu
phát sinh.
- Nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy
động thấp và thời gian huy động nhanh.
- Tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển
đổi thành tiền thấp và khả năng chuyển hoá ra tiền
nhanh.
3RỦI RO THANH KHOẢN
- Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả
năng chi trả, không chuyển đổi kịp thời các tài sản ra
tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng
nhu cầu các hợp đồng phải thanh toán.
- Đây là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến của ngân
hàng thương mại.
4RỦI RO THANH KHOẢN
- Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân
quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thị để đáp
ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay
(Thomas.P. Fitch)
- Rủi ro thanh khoản là sự biến động về thu nhập ròng
và thị giá của vốn sở hữu, xuất phát từ khó khăn của
ngân hàng trong việc huy động ngay lập tức các
khoản ngân quỹ sẵn bằng hình thức vay mượn hoặc
bán tài sản (Timothy W.Koch)
5BIỂU HIỆN CỦA RỦI RO THANH KHOẢN
- Thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người
gửi tiền + thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà ngân
hàng đã vay.
- Thiếu ngân quỹ để giải ngân cho các hợp đồng tín
dụng đã thỏa thuận.
- Thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu của các bên đối
tác của ngân hàng dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
6CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO
THANH KHOẢN
1. Chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản.
2. Sự thay đổi của lãi suất.
3. Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính + các biến cố bất thường.
4. Do ảnh hưởng từ các loại rủi ro khác.
7DỰ TRỮ SƠ CẤP VÀ DỰ TRỮ
THỨ CẤP
- Rất phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Là phương cách quản trị tài sản thanh khoản theo
truyền thống .
8THẶNG DƯ THANH KHOẢN
(Liquidity Surplus)
- Đây là trạng thái mất cân bằng của ngân hàng.
- Nguyên nhân: khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu
quả; khả năng tiếp cận khách hàng/lựa chọn khách
hàng của ngân hàng; không khai thác hết tiềm năng
sinh lời của tài sản; nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh
so với qui mô hoạt động.
- Sử dụng thanh khoản thặng dư: mua chứng khoán
làm dự trữ thứ cấp, cho vay trên thị trường liên ngân
hàng
9THIẾU HỤT THANH KHOẢN
(Liquidity Deficit)
- Đây là trạng thái thiếu vốn để hoạt động của ngân
hàng.
- Hậu quả của thiếu hụt thanh khoản: mất cơ hội kinh
doanh, mất khách hàng, giảm lòng tin
- Biện pháp bù đắp: bán dự trữ thứ cấp; vay qua đêm;
vay tài chiết khấu từ ngân hàng trung ương; vay từ thị
trường tiền tệ
10
CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ
THANH KHOẢN
- Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài
sản.
- Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào các
khoản mục nợ.
- Chiến lược quản trị kết hợp.
11
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN
DỰA VÀO TÀI SẢN
- Cách tiếp cận dựa vào thuyết cho vay thương mại: tập
trung đầu tư vào các khoản cho vay ngắn hạn.
- Cách tiếp cận dựa vào thị trường tiền tệ : khối lượng
và kỳ hạn của các công cụ tiền tệ tương ứng với khối
lượng và thời hạn của các nhu cầu dự kiến (còn gọi là
chiến lược chuyển đổi tài sản).
12
Ưu / nhược điểm
Ưu điểm
Chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu
Không lệ thuộc vào các chủ thể khác
Nhược điểm
Bán tài sản có thể làm mất thu nhập
Chi phí giao dịch khi bán tài sản
Đánh đổi giữa tài sản thanh khoản cao nhưng có mức
sinh lợi thấp
13
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN DỰA
VÀO CÁC KHOẢN MỤC NỢ
- Xu hướng quản trị thanh khoản dựa vào NGUỒN
VỐN hơn là dựa vào SỬ DỤNG VỐN.
- Xuất phát từ việc chuyển hướng sang quản trị tài
chính theo cách năng động hơn của ngân hàng thương
mại.
- Khi cần, ngân hàng sẽ “mua” khả năng thanh khoản
trên thị trường tiền tệ bằng một số kỹ thuật khác
nhau.
14
- Tăng khả năng thu nhập là lợi thế chính của chiến
lược nầy: có thể dự trữ ít hơn và từ đó có thể đầu tư
nhiều hơn vào các chứng khoán dài hạn và các khoản
cho vay.
- Rủi ro cũng cao hơn : lãi suất có thể rất cao khi ngân
hàng phải tìm kiếm vốn trong điều kiện khan hiếm
vốn. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng tài
chính
- Đòi hỏi phải bảo đảm tình hình tài chính của ngân
hàng vững mạnh (vì có thể bị đánh giá khó khăn về
tài chính nếu quá lệ thuộc vào liên ngân hàng)
15
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KẾT HỢP
- Một phần nhu cầu thanh khoản sẽ được đáp ứng bằng
dự trữ tài sản.
- Phần còn lại được khai thác từ các khoản mục nợ.
- Các ngân hàng nhỏ nghiêng về quản trị thanh khoản
theo tài sản, trong khi các ngân hàng lớn sử dụng các
khoản mục nợ nhiều hơn.
16
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KẾT HỢP
- Nhu cầu thanh khoản thường xuyên: đáp ứng bằng dự
trữ, tiền gửi tại các ngân hàng khác, các chứng khoán
khả mại.
- Nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có
thể dự đoán được: những thỏa thuận về hạn mức từ
các đối tác cho vay khác nhau.
- Nhu cầu có tính đột xuất, không thể dự báo được: vay
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.
- Nhu cầu thanh khoản dài hạn: cần được hoạch định
nguồn vốn.
17
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ KẾT HỢP
- Tính cấp thiết của nhu cầu thanh toán
- Thời hạn nhu cầu thanh khoản
- Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ
- Chi phí và rủi ro
- Triển vọng về chính sách của ngân hàng trung ương
18
QUẢN TRỊ BẰNG CÁC CHỈ TIÊU
THANH KHOẢN KẾT HỢP VỚI CÁC TÍN HIỆU
THỊ TRƯỜNG
- Sự tin tưởng của khách hàng
- Thị giá cổ phiếu
- Rủi ro lãi suất của các khoản nợ vay
- Tổn thất dự tính của việc bán vội các tài sản
- Khả năng vay từ ngân hàng trung ương
19
TIẾN TRÌNH ÁP DỤNG
- Dựa vào số liệu lïich sử, xem xét khả năng và dự báo
thanh khoản cần thiết để đáp ứng việc rút tiền gửi và
mức cầu tín dụng.
- Quan tâm đến các áp lực về thanh khoản : tính thời
vụ, chu kỳ kinh doanh, chính sách tiền tệ, tình hình
kinh tế địa phương, kinh tế quốc tế.
- Lượng hoá những thay đổi dự kiến về tiền gửi và cho
vay