Khái niệm, vai trò và các tiêu chí phân
đoạn chiến lược.
Sựkhác biệt giữa 2 công cụphân đoạn:
phân đoạn chiến lược và phân đoạn
thịtrường.
Khái niệm, phân loại, các ưu và nhược
điểm, trường hợp triển khai loại hình
chiến lược cạnh tranh tổng quát: chiến
lược dẫn đầu vềchi phí, chiến lược khác
biệt hóa và chiến lược tập trung.
20 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 59
BÀI 4: CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH
Nội dung
Khái niệm, vai trò và các tiêu chí phân
đoạn chiến lược.
Sự khác biệt giữa 2 công cụ phân đoạn:
phân đoạn chiến lược và phân đoạn
thị trường.
Khái niệm, phân loại, các ưu và nhược
điểm, trường hợp triển khai loại hình
chiến lược cạnh tranh tổng quát: chiến
lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác
biệt hóa và chiến lược tập trung.
Mục tiêu
Phân đoạn chiến lược một doanh nghiệp kinh doanh thành các hoạt động kinh doanh chiến
lược (SBU) dựa trên các tiêu chí phân đoạn phổ biến.
Phân biệt phân đoạn chiến lược nhằm xác định các SBU và phân đoạn thị trường nhằm xác
định các đoạn thị trường mục tiêu.
Hoạch định các chiến lược cạnh tranh tổng quát: chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược
khác biệt hóa và chiến lược tập trung cho các SBU của công ty.
Hướng dẫn học
Học viên cần tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến phân đoạn marketing, các tiêu thức sử
dụng trong phân đoạn thị trường của doanh nghiệp, tìm kiếm các tài liệu liên quan đến lợi thế
cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh, ... trong các tài liệu tham khảo sau đây: Michael E. Porter
(2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ; các thông tin liên quan trên Internet
Thời lượng học
9 tiết
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 60
TÍNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống: Chiến lược cạnh tranh của Dell trong ngành kinh doanh máy tính
Michael Dell khởi nghiệp bằng việc mở một công ty kinh doanh máy tính nhỏ. Trong vòng chưa
đầy 20 năm, Dell đã trở thành một công ty có mức doanh thu hàng năm tới hơn 31 tỷ USD và mở
rộng mạng lưới phân phối trên toàn cầu. Đâu là những nhân tố cạnh tranh của Dell khi so sánh với
các đối thủ truyền thống trong ngành có quy mô lớn như IBM, HP, Compaq?
Năm 2008, doanh thu từ bán hàng trực tuyến đạt trung bình 40
triệu USD/ngày, doanh số này chiếm tới gần một nửa trong tổng
doanh thu có được từ tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty.
Mô hình phân phối trực tuyến đã đem lại cho Dell nhiều lợi thế
cạnh tranh, đặc biệt, giảm chi phí của quá trình thương mại hóa sản
phẩm. Hình thức phân phối trực tuyến này loại bỏ các trung gian
phân phối (nhà bán buôn, nhà bán lẻ) và cho phép Dell có thể kiểm
soát hoàn toàn mức tồn kho và chi phí phân phối. Cụ thể, thời gian lưu kho của Dell là từ 7 đến 13
ngày so với 60 đến 100 ngày của các đối thủ.
Dell còn được biết đến là một công ty có dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Mặc dù hàng ngày
Dell phải tiếp cận với trên 10.000 khách hàng từ các tổ chức, các đại diện của chính phủ, các
viện y tế và giáo dục, các doanh nghiệp nhỏ và cả những người tiêu dùng là cá nhân. Dữ liệu
khách hàng khổng lồ của Dell hỗ trợ rất nhiều cho những chương trình truyền thông marketing
và dịch vụ khách hàng. Khi khách hàng gọi điện hay gửi thư điện tử đến cho Dell để tư vấn về
các vấn đề kỹ thuật, công nghệ... Công ty sẽ tập trung cung cấp cho khách hàng những giải
pháp trong thời gian sớm nhất.
Tập trung vào các sản phẩm máy tính cá nhân, Dell đã tận dụng Internet cho việc cá biệt hóa
nhu cầu của khách hàng bằng việc cho phép khách hàng lựa chọn và xây dựng cấu hình máy
tính của riêng mình. Dell còn đưa ra danh sách những sản phẩm bổ sung cho sản phẩm chính
và để cho thị trường tự quyết định về tầm quan trọng của những thành phần này. Dựa vào đó
phân tích xem khách hàng thường đặt hàng sản phẩm nào và sử dụng những thông tin có được
này để làm tiền đề cho việc phát triển liên tục các sản phẩm mới.
Cuối cùng, Dell có một chuỗi cung ứng hợp tác chặt chẽ và linh hoạt. Các nhà cung ứng của
công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà quản lý của Dell trong hoạt động kinh doanh để
có thể giữ chi phí R&D luôn ở mức thấp, và giữ cho sản phẩm được cung ứng đúng theo yêu
cầu của khách hàng. Dell có cách quản lý cung và cầu hợp lý đến mức làm cho cả những nhà
cung cấp của Dell lẫn khách hàng đều rất hài lòng.
Câu hỏi
Dell đã thành công trong ngành kinh doanh máy tính cá nhân nhờ các yếu tố cạnh tranh nào?
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 61
4.1. Phân đoạn chiến lược
Nội dung của bài 4 liên quan chủ yếu đến một câu hỏi chiến lược mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phải trả lời: chúng ta sẽ lựa chọn chiến lược cạnh tranh nào để đạt
được lợi thế cạnh tranh bền vững cho các SBU của mình? Ví dụ, đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt của các hãng hàng không giá rẻ như Jetstar, các công ty hàng không
truyền thống như Vietnam Airlines sẽ triển khai chiến lược cạnh tranh bằng cách giảm
giá vé hay lựa chọn duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ "khác biệt
hóa" cho khách hàng?
Để tiếp cận nghiên cứu các loại hình chiến lược cạnh tranh, trước hết doanh nghiệp cần
phải tiến hành phân đoạn chiến lược các hoạt động kinh doanh để xác lập SBU. Trong
thực tế, đa số các doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sản phẩm, do đó
công ty có thể cấu thành từ nhiều SBU hoặc nhiều nhóm SBU khác nhau.
Các SBU này hoạt động trên những thị trường khác nhau và có những khách hàng khác
nhau, cũng như cần có sự phân bổ các nguồn lực và năng lực khác nhau của tổ chức.
4.1.1. Phân đoạn chiến lược và phân đoạn thị trường
Đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) là một hoạt động
kinh doanh mà tại đó các nguồn lực của doanh nghiệp
có thể được huy động và phân bổ một cách độc lập và
đồng thời đòi hỏi cùng những nhân tố thành công chủ
chốt (KFS).
Kỹ thuật để tiến hành xác định các SBU trong một
doanh nghiệp được gọi là "Phân đoạn chiến lược".
Phân đoạn chiến lược được hiểu là hoạt động mà
nhà quản trị chiến lược coi doanh nghiệp như một
chủ thể lớn và tìm cách phân chia doanh nghiệp
thành những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU).
Phân đoạn chiến lược là công cụ phân tích nền tảng cho việc thiết lập các chiến
lược cấp kinh doanh. Bởi vì mỗi một SBU là một bộ phận độc lập trong doanh
nghiệp về phạm vi thị trường - sản phẩm nguồn lực đòi hỏi những mục tiêu cũng
như phương thức cạnh tranh khác nhau.
Trong một doanh nghiệp luôn luôn tồn tại một số đơn vị kinh doanh hoạt động tương đối
độc lập, một số khác lại khá phụ thuộc vào hoạt động của các đơn vị khác. Vì vậy, việc thiết
lập các mục tiêu chiến lược của các đơn vị kinh doanh khác nhau phải tính đến vai trò của
các đơn vị này như một bộ phận cấu thành trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Ví dụ, hãy xem xét các dòng sản phẩm của Lexus - dòng sản phẩm cao cấp
và các dòng sản phẩm đại chúng mang thương hiệu Toyota. Việc phân chia các hoạt động
kinh doanh thành các đơn vị như trên cho phép Toyota xác định được mức độ độc lập và
phụ thuộc về mặt nguồn lực giữa 2 đơn vị kinh doanh này, từ đó hoạch định được mục tiêu
và loại hình chiến lược cho từng đơn vị kinh doanh.
Một trong những sai lầm thường xuyên gặp phải của nhà chiến lược là hay nhầm
lẫn giữa "phân đoạn chiến lược" với một loại phân đoạn phổ biến khác là hay phân
đoạn thị trường".
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 62
Bản chất của phân đoạn thị trường dựa trên nguyên lý "Các thị trường rất hiếm
khi đồng nhất và nó được cấu thành bởi 1 nhóm người tiêu dùng với những
nhu cầu, sở thích, phương thức mua sắm khác nhau".
Để nhận dạng được những điểm khác biệt về cầu thị trường này, việc phân
đoạn theo các cặp sản phẩm/thị trường cho phép doanh nghiệp tách biệt và tối
ưu hoá các nỗ lực marketing đối với khách hàng cuối cùng của mình. Có
nghĩa là làm cho các sản phẩm của doanh nghiệp thích nghi được với người
tiêu dùng. Trong khi đó, phân đoạn chiến lược lại tập trung vào việc xác lập
các tập hợp hoạt động kinh doanh đồng nhất dựa trên sự kết hợp cụ thể giữa
các yếu tố thị trường, cạnh tranh và công nghệ.
Ví dụ: Hãy xem xét việc vận dụng 2 công cụ phân đoạn chiến lược và phân đoạn thị
trường trong trường hợp nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới hiện nay Toyota:
Nếu tiến hành phân đoạn chiến lược, Toyota có thể được phân chia thành các SBU căn
cứ vào phạm vi phân khúc khách hàng như: dòng xe gia đình, dòng xe đa dụng SUV,
dòng xe thể thao, dòng xe cao cấp (Lexus), ...
Nếu tiến hành phân đoạn thị trường thì mỗi SBU trên lại có thể được phân chia thành
nhiều phân đoạn thị trường, ví dụ nếu căn cứ vào: dung tích xilanh nhỏ, vừa và lớn; xe
2 chỗ, xe 4 chỗ; chạy xăng hay diesel; Từ đó các hoạt động xúc tiến bán và một
cách tổng quát là tập hợp nỗ lực marketing sẽ được làm tương thích với mỗi một mục
tiêu khách hàng và với mỗi một sản phẩm.
Có thể phân biệt chi tiết một số khác biệt giữa 2 công cụ phân đoạn: phân đoạn chiến
lược và phân đoạn thị trường như trong bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1: Phân đoạn thị trường và Phân đoạn chiến lược
Phân đoạn thị trường Phân đoạn chiến lược
Liên quan đến 1 lĩnh vực/1 hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân chia khách hàng thành các nhóm
có cùng chung đặc điểm tương đồng
về: nhu cầu, sở thích, hành vi và tập
tính mua hàng.
Cho phép thích nghi các sản phẩm với
nhu cầu cụ thể của khách hàng, lựa
chọn những mục tiêu ưu tiên, thiết lập
marketing - hỗn hợp.
Dẫn đến những thay đổi ở tầm ngắn
và trung hạn.
Liên quan đến các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân chia các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thành các nhóm đồng nhất về:
o Công nghệ.
o Thị trường.
o Đối thủ cạnh tranh.
Cho phép phát hiện:
o Các cơ hội phát triển và mua lại/sáp nhập
những hoạt động kinh doanh mới.
o Các yêu cầu phát triển hoặc từ bỏ những
hoạt động kinh doanh không hiệu quả
hiện nay.
o Nhận dạng và tạo lập các lợi thế cạnh tranh.
Dẫn đến những thay đổi ở tầm trung và dài hạn.
CHO PHÉP PHÁT HIỆN CÁC NHU CẦU CHƯA HOẶC KHÔNG THOẢ MÃN CỦA KHÁCH HÀNG BẰNG
CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ HIỆN NAY CỦA DOANH NGHIỆP.
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 63
4.1.2. Một số tiêu chí phân đoạn chiến lược phổ biến
Phân đoạn chiến lược là một kỹ thuật khó, thiên về khả năng tư duy hơn là tác nghiệp. Có
nhiều kỹ thuật phân đoạn chiến lược khác nhau, trong khuôn khổ cuốn sách này chúng tôi
giới thiệu một phương pháp phổ biến, dựa trên nguyên lý: việc xác lập 2 hoạt động
kinh doanh (2 chi nhánh, 2 khu vực thị trường địa lý, 2 dòng sản phẩm) sẽ thuộc về
cùng một SBU nếu 2 hoạt động này cùng sở hữu 2 nhóm tiêu chí (xem bảng 4.2): các
tiêu chí bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh cùng chia sẻ
các tiêu chí này thuộc cùng một đơn vị kinh doanh.
4.1.2.1. Các tiêu chí phân đoạn chiến lược bên ngoài doanh nghiệp
Khách hàng: doanh nghiệp có thể phân biệt giữa khách hàng cá nhân hay khách
hàng tổ chức, khách hàng dân sự hay quân đội, khách hàng doanh nghiệp hay Nhà
nước và trong khách hàng là doanh nghiệp lại có thể phân chia theo số lượng nhân
viên. Các hoạt động kinh doanh cùng thuộc một SBU phải cùng đáp ứng một tập
khách hàng mục tiêu.
Thị trường tối ưu: là phạm vi thị trường về mặt
địa lý mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có
thể được chào bán. Trong những tập đoàn lớn
hay các công ty đa quốc gia, có thể phân biệt các
SBU theo vùng địa lý như: địa phương (1 quốc
gia), khu vực (E.U, ASEAN hay Bắc Mỹ) và
toàn cầu. Đối với các công ty có quy mô nhỏ, mức độ khu vực thị trường địa
phương sẽ bị thu hẹp hơn nhiều như: Khu vực miền Bắc, khu vực miền Nam. Để
thuộc cùng một SBU, các hoạt động kinh doanh phải cùng được triển khai trên
cùng một thị trường tối ưu.
Hệ thống phân phối: nếu 2 hoạt động kinh doanh sử dụng các hệ thống
phân phối khác nhau (bán buôn, bán lẻ, bán hàng trực tiếp hay bán hàng trực
tuyến) thì sẽ không thuộc một SBU.
Đối thủ cạnh tranh: để cùng thuộc một SBU các hoạt động kinh doanh phải có
cùng những đối thủ cạnh tranh.
4.1.2.2. Các tiêu chí phân đoạn chiến lược bên trong doanh nghiệp
Công nghệ: nếu 2 hoạt động kinh doanh sử dụng cùng một loại công nghệ thì
sẽ thuộc một SBU.
Năng lực: nếu 2 hoạt động kinh doanh huy động và sử dụng cùng một số năng lực
cụ thể thì sẽ cùng thuộc về một SBU.
Năng lực cộng sinh (synergy): các năng lực cộng sinh giữa 2 hoạt động kinh doanh
càng lớn, càng tương đồng thì khả năng cùng thuộc về một SBU càng lớn. Do đó,
mỗi một SBU trong doanh nghiệp sẽ thuộc về một chuỗi giá trị hay khái niệm về
sự kết hợp của bộ ba nhân tố "thị trường/cạnh tranh/công nghệ" là đặc thù của
phân đoạn chiến lược. Một SBU có thể coi như một doanh nghiệp độc lập với
những nguồn lực và năng lực riêng biệt, hoạt động trên những thị trường riêng biệt
và với những nhân tố cạnh tranh (KFS) riêng biệt.
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 64
Bảng 4.2: Các tiêu chí phân đoạn chiến lược
Nguồn: K. Scholes & G. Johnson
Cùng SBU Khác SBU
KFS Tương đồng Khác biệt
Các tiêu chí bên ngoài:
Khách hàng
Thị trường tối ưu
Phân phối
Đối thủ
Giống nhau
Giống nhau
Giống nhau
Giống nhau
Khác nhau
Khác nhau
Khác nhau
Khác nhau
Các tiêu chí bên trong:
Công nghệ
Năng lực
Năng lực cộng sinh
Tương tự
Tương tự
Cao
Khác nhau
Khác nhau
Thấp
Chuỗi giá trị Chỉ một chuỗi giá trị Nhiều chuỗi giá trị
4.1.3. Khó khăn của phân đoạn chiến lược
Khả năng sinh lời ban đầu không đảm bảo rằng doanh nghiệp đã tiến hành phân đoạn
chiến lược chính xác. Lợi nhuận trên mức bình quân của một hoạt động kinh doanh có thể
hoặc không thể công nhận sự tồn tại có giá trị của một đoạn chiến lược (SBU).
Lợi nhuận không đảm bảo rằng SBU đó có thể duy trì và phát triển được lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra rằng sự tập trung vào một
SBU có khả năng sinh lời trên mức trung bình trong ngắn hạn có thể dẫn tới sự sụt giảm
mạnh của doanh nghiệp trong tương lai. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải tổ
chức phân đoạn lại các đơn vị kinh doanh của mình.
Ví dụ: Những năm đầu thập kỉ 60, Anh và Mỹ là các nhà sản xuất chủ yếu loại môtô
phân khối lớn. Lúc đó Nhật chỉ sản xuất môtô có phân khối nhỏ. Giai đoạn này, các
nhà sản xuất ở cả Anh và Mỹ đều quyết định rằng “những chiếc siêu môtô” (những xe
máy có dung tích máy cực lớn trên 500 phân khối) là
một đơn vị chiến lược có giá trị hơn hẳn các loại xe
nhỏ hơn. Bởi vậy họ đã bỏ hẳn thị phần xe máy dung
tích nhỏ cho người Nhật. Giả thiết đánh giá về tầm
mức của phân khúc chiến lược này là sai lầm. Trên
thực tế, không có rào cản thực sự nào tách rời việc
thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối xe máy phân
khối lớn và xe máy phân khối nhỏ. Các doanh nghiệp như
Honda, Yamaha đã được cho phép độc chiếm thị trường
xe máy phân khối nhỏ. Từ đó, họ đã có thể xây dựng một
lợi thế cạnh tranh đáng kể và mở rộng chuyển giao sang tất cả các chủng loại môtô.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng nếu phân đoạn chiến lược không hợp lý sẽ dẫn đến chiến
lược thất bại, trong khi đó một phân đoạn hợp lý sẽ trở thành 1 vũ khí để thành công.
Tuy nhiên, trong thực tế không có 1 phương pháp tuyệt đối chính xác để thành công.
Chính vì thế quản trị chiến lược được coi như 1 nghệ thuật hơn là 1 môn khoa học.
Mặc dù vậy trong mọi trường hợp phân đoạn chiến lược được coi như yếu tố
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 65
không thể thiếu để tiến hành quản lý tập hợp các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhà quản trị chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào là
phải tự mình trả lời cho câu hỏi: Những đơn vị kinh doanh chiến lược khác nhau của
chúng ta là gì?
4.2. Các chiến lược cạnh tranh tổng quát
4.2.1. Bản chất chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những thuật ngữ bắt đầu được
phổ biến trong các sách l ý luận và thực tiễn quản trị kinh doanh từ những năm 60 thế
kỷ trước ở các nước tư bản Châu Âu và Châu Mỹ, từ nửa cuối những năm 90 của thế
kỷ trước ở Việt Nam. Có nhiều cách nhìn nhận về chiến lược kinh doanh khác nhau
tùy theo giai đoạn phát triển, bối cảnh và tình thế ngành kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên
có thể khái quát một cách hiểu phổ biến: chiến lược kinh doanh còn được gọi là chiến
lược cạnh tranh hay đơn giản là chiến lược định vị về vị thế, được hiểu là "các công
cụ, giải pháp, nguồn lực để triển khai chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn
của một doanh nghiệp" (Alan Rowe, 1993).
Về mục tiêu, chiến lược kinh doanh có tiêu điểm ở việc tăng cường vị thế cạnh tranh
trong dài hạn của các SBU của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh xác định
hoặc trên một thị trường mục tiêu xác định của doanh nghiệp đó. Vì vậy chiến lược
kinh doanh có thể có tính cạnh tranh (đua tranh với tất cả các đối thủ cạnh tranh về
một lợi thế nào đó trong cung ứng các giá trị, chi phí hay khác biệt hóa) hoặc có tính
hợp tác (liên kết với một hoặc một vài đối tác để dành được một lợi thế so với các
đối thủ cạnh tranh khác) hoặc đồng thời cả hai (cạnh tranh và hợp tác). Chiến lược
kinh doanh luôn luôn đặt vấn đề doanh nghiệp hoặc các SBU của nó phải cạnh tranh
hoặc hợp tác ra sao trong một ngành kinh doanh cụ thể.
4.2.2. Mô hình các chiến lược cạnh tranh tổng quát
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh trong dài hạn sẽ
phụ thuộc vào khả năng định vị hay khả năng tạo lập được một lợi thế cạnh tranh
bền vững hay không? Mặc dù có rất nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau, song
một cách khái quát có thể sử dụng cách tiếp cận cơ bản của M. Porter trong việc
xác định loại hình chiến lược cạnh tranh, bao gồm 3 loại: chiến lược dẫn đầu về
chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung. M. Porter gọi 3 loại hình
chiến lược cạnh tranh này là các chiến lược tổng quát vì chúng có thể áp dụng cho
tất cả các hoạt động hay ngành kinh doanh khác nhau.
M. Porter đã lập luận rằng: cho dù doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều điểm
mạnh/yếu trước các đối thủ khác nhau, nhưng tựu trung lại có 2 nguồn lợi thế cạnh
tranh chủ yếu: lợi thế bằng chi phí thấp hoặc lợi thế do khác biệt hóa về sản
phẩm/dịch vụ. Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt
động của một doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ cho phép tạo ra 3 chiến lược cạnh
tranh tổng quát: chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost Leader), chiến lược khác biệt
hóa (differentiation) và chiến lược tập trung "focus" (M. Porter, 1986). Chiến lược
Bài 4: Chiến lược cấp kinh doanh
v1.0 66
tập trung lại có 2 biến thể: tập trung vào chi phí và tập trung vào khác biệt hóa.
Các chiến lược cạnh tranh này được thể hiện trong hình 4.1 dưới đây.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược tập trung bằng chi phí
Chiến lược tập trung bằng khác biệt hóa
Hình 4.1: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát
Nguồn: M.Porter 1986
Ý tưởng làm nền tảng cho khái niệm về các chiến lược cạnh tranh tổng quát là: lợi
thế cạnh tranh là tâm điểm của mọi chiến lược và để đạt được lợi thế doanh nghiệp
cần phải lựa chọn lợi thế nào và trong phạm vi nào? Chiến lược dẫn đầu về chi phí
và khác biệt hóa tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trong phạm vi rộng của ngành hoặc
phân khúc ngành kinh doanh. Trong khi đó chiến lược tập trung lại hướng tới lợi
thế cạnh tranh trong những phân khúc hẹp của ngành kinh doanh.
Mỗi một chiến lược cạnh tranh tổng quát là kết quả của sự lựa chọn nhất quán của
doanh nghiệp về loại sản phẩm cung ứng, phạm vi thị trường cung ứng và đặc biệt
các khả năng tạo ra sự khác biệt. Việc lựa chọn và triển khai một chiến lược cạnh
tranh sẽ phải cân nhắc sự khác biệt giữa các ngành và thị trường cụ thể của doanh
nghiệp. Chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt các chiến lược này.
4.2.3. Chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost Leader Strategy)
4.2.3.1. Khái niệm
Chiến lược dẫn đầu về chi phí là tổng thể các
hành động nhằm cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có
các đặc tính được khách hàng chấp nhận với mức chi
phí thấp nhất trong mối quan hệ với tất cả các đối thủ.
Mục tiêu của chiến lược dẫn đầu về chi phí là
hướng tới mức tổng chi phí thấp nhất trong ngành.
Lợi thế chi phí so với các đối thủ sẽ tạo ra sự hấp
dẫn khách hàng và cho phép