Ngày 15/9/201X, Doanh nghiệ p A đề nghị vay vốn lưu độ ng để thực hiệ n mộ t phương án
kinh doanh là sản xuất quần áo may sẵn từ ngày 1/10/201X. Sau khi thẩm định, Ngân hàng
thu thập được các thông tin như sau:
• Nhu cầu tài sản lưu độ ng: 720 triệu đồng
• Vốn tự có trong phương án kinh doanh: 520 triệu đồng
• Thời hạn vay: 3 tháng, trả nợ gốc và lãi mộ t lần khi đến hạn từ nguồn tiền hàng thu
được theo hợp đồng bán hàng với bên tiêu thụ .
• Tài sản đảm bảo:
80 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 5: Các nghiệp vụ tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210
BÀI 5
CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
1
v1.0012108210 2
v1.0012108210 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
Ngày 15/9/201X, Doanh nghiệp A đề nghị vay vốn lưu động để thực hiện một phương án
kinh doanh là sản xuất quần áo may sẵn từ ngày 1/10/201X. Sau khi thẩm định, Ngân hàng
thu thập được các thông tin như sau:
• Nhu cầu tài sản lưu động: 720 triệu đồng
• Vốn tự có trong phương án kinh doanh: 520 triệu đồng
• Thời hạn vay: 3 tháng, trả nợ gốc và lãi một lần khi đến hạn từ nguồn tiền hàng thu
được theo hợp đồng bán hàng với bên tiêu thụ.
• Tài sản đảm bảo:
Một bất động sản: 400 triệu đồng
Một số khoản phải thu: 300 triệu đồng
• Theo chính sách tín dụng của ngân hàng:
VCSH của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn tối thiểu bằng 50% nhu
cầu vay đầu tư TSLĐ. NH thực hiện giải ngân sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết
VCSH cho phương án.
Mức cho vay của ngân hàng tối đa bằng 50% giá trị tài sản thế chấp và 60% giá trị
tài sản cầm cố.
v1.0012108210 4
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
1. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng cho phương án là 200 triệu đồng
là đúng hay sai? Vì sao?
2. Ngân hàng chấp nhận giải ngân như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
• Khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng xác nhận các yếu tố về tài chính, pháp lý,
uy tín, tính hợp lý... của phương án đều rất tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của ngân hàng.
Nguồn trả nợ khả thi.
• Ngày 1/10/201X, Doanh nghiệp có khoản phải trả theo hợp đồng ký với nhà cung cấp
80 triệu đồng.
Với phương án trên, khách hàng đề nghị vay 200 triệu đồng. Ngân hàng chấp nhận cấp
hạn mức 200 triệu đồng trong thời hạn 3 tháng. Ngày 1/10/201X, khách hàng đề nghị giải
ngân toàn bộ hạn mức và được ngân hàng chấp nhận.
v1.0012108210
MỤC TIÊU
5
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
• Trình bày được các khái niệm và quy trình của từng hình thức cấp tín dụng.
• Phân biệt được sự khác nhau giữa các hình thức cấp tín dụng.
• Phân tích và lấy ví dụ minh họa từng hình thức cấp tín dụng.
v1.0012108210
NỘI DUNG
6
Phân loại tín dụng
Cho vay
Chiết khấu
Cho thuê
Bảo lãnh
Bao thanh toán
v1.0012108210
1. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG
1.2. Phân loại theo hình thức tài trợ
1.1. Phân loại theo thời hạn tín dụng
7
1.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo
1.4. Phân loại theo rủi ro
1.5. Phân loại khác
v1.0012108210
1.1. PHÂN LOẠI THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG
8
Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn
Có thời hạn vay vốn từ
12 tháng trở xuống
Có thời hạn vay vốn từ
trên 1 năm đến 5 năm
Có thời hạn vay vốn
trên 5 năm
v1.0012108210
1.2. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC TÀI TRỢ
9
Cho vay
Bảo lãnh
Cho thuê tài
chínhChiết khấu
Bao thanh
toán
v1.0012108210
1.3. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO
10
Tín dụng không đảm bảo (Tín chấp) Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản
Cấp cho khách hàng có uy tín Người nhận tín dụng dùng tài sản mà
mình:
1. đang sở hữu;
2. đang sử dụng (đối với đất đai);
3. sẽ có quyền sở hữu/sử dụng; hoặc
4. tài sản của người thứ ba để đảm
bảo cho việc trả nợ.
v1.0012108210
1.4. PHÂN LOẠI THEO RỦI RO
Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, ngân hàng phân loại tín dụng
thành 5 nhóm:
11
Nhóm 1
• Nợ đủ
tiêu
chuẩn
Nhóm 2
• Nợ
cần
chú ý
Nhóm 3
• Nợ
dưới
tiêu
chuẩn
Nhóm 4
• Nợ
nghi
ngờ
Nhóm 5
• Nợ có
khả
năng
mất
vốn
v1.0012108210
1.5. PHÂN LOẠI KHÁC
12
Theo ngành kinh tế Theo đối tượng tín dụng Theo mục đích
• Tín dụng công nghiệp
• Tín dụng nông nghiệp
•
• Tín dụng vốn lưu động
• Tín dụng vốn cố định
• Tín dụng kinh doanh
• Tín dụng tiêu dùng
v1.0012108210
2. CHO VAY
2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng
2.1. Thấu chi
13
2.3. Cho vay từng lần
v1.0012108210
2.1. THẤU CHI
• NH cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán
đến một giới hạn nhất định (hạn mức thấu chi), trong một khoảng thời gian xác định.
• Khách hàng làm đơn đề nghị được cấp hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có
thể phải trả phí cam kết).
• NH trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để thu nợ gốc và lãi.
Số lãi mà khách hàng phải trả:
Lãi suất × Thời gian × Số tiền thấu chi
14
v1.0012108210
2.1. THẤU CHI (tiếp theo)
• Hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo,
có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thanh toán của khách hàng.
• Chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
15
Hạn mức
thấu chi
Vay
ngân hàng
Số dư TK
TGTT
Số dư TK TGTT
Thời gian
v1.0012108210
2.2. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
• NH cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, đó
là số dư nợ tối đa tại bất kỳ thời điểm nào trong
khoảng thời gian xác định.
• Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn
của khách hàng.
• Áp dụng đối với cho vay ngắn hạn để dự trữ
hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu không có tính
thời vụ.
16
v1.0012108210
2.2. CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
NH ước lượng hạn mức tín dụng ngắn hạn để dự trữ hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu có tính
thời vụ:
1) Xác định nhu cầu dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ
2) Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kỳ trước, loại trừ dự trữ bất hợp lý
3) Dự trữ cao nhất hợp lý kỳ trước = Dự trữ thực tế cao nhất – Hàng kém phẩm chất,
chậm luận chuyển, hàng không thuộc đối tượng cho vay
17
Dư nợ
Thời gian
Hạn mức tín dụng
Dư nợ trong kỳ
v1.0012108210
VÍ DỤ
• Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/X. Khách
hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ, thời
hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ, đồng
thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại các ngân
hàng khác là 10 tỷ.
• Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào?
18
v1.0012108210
VÍ DỤ
Trả lời:
• Hạn mức tín dụng = Nhu cầu về vốn kinh doanh – Nguồn vốn sẵn có (Vốn tự có, vay
NH khác, Tín dụng TM, Vay CBCNV).
• Một doanh nghiệp có thể vay vốn tại nhiều NH để tài trợ cho các phương án KD khác
nhau, hoặc cùng 1 phương án kinh doanh.
TH1: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác để tài trợ cho phương án KD khác
không liên quan gì đến phương án KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này
vẫn giải ngân 20 tỷ.
TH 2: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án KD
đang vay vốn theo HMTD tại NH này và có thông báo trướccho NH, NH đã xét
đến khả năng vay vốn tại NH khác trướckhi duyệt hạn mức 40tỷ Nhu cầu giải
ngân tiếp 20 tỷ là hợp lý vẫn giải ngân 20 tỷ.
19
v1.0012108210
VÍ DỤ
TH 3: doanh nghiệp vay vốn 10 tỷ tại NH khác cùng để tài trợ cho phương án
KD đang vay vốn theo HMTD tại NH này mà không thông báo trước cho NH,
NH không biết đến khả năng vay vốn tại NH khác trước khi duyệt hạn mức 40tỷ
doanh nghiệp có dấu hiệu che giấu thông tin khi vay vốn để chiếm dụng vốn
NH, nếu tiếp tục giải ngân doanh nghiệp có thể chiếm dụng số vốn nhiều hơn
cần thiết hoặc giảm phần vốn chủ sở hữu góp vào Rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp tăng lên. Vì vậy tùy theo đánh giá mức độ RRo của cán bộ tín
dụng mà có cách xử lý phù hợp:
Giảm hạn mức tín dụng;
Không cho vay tiếp;
Không cho vay tiếp và thu hồi vốn vay trước hạn;
20
v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: CHO VAY HẠN MỨC TÍN DỤNG
1. NH xác định hạn mức tín dụng cho phương án là 200 triệu đồng là đúng hay sai? Vì
sao?
2. NH chấp nhận giải ngân như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời
• NH xác định hạn mức như vậy là chính xác vì đó là số tiền còn thiếu cho phương án
kinh doanh sau khi đã dùng hết VCSH. Giá trị của TSTC cũng đủ để đảm bảo cho
món vay (50% × 400 triệu đồng).
• NH giải ngân như vậy là chưa đúng vì ngày 1/10/201X là thời điểm bắt đầu thực hiện
phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần sử dụng trước VCSH như đã cam kết. Chỉ
khi doanh nghiệp đã sử dụng hết VCSH, NH mới bắt đầu giải ngân cho nhu cầu vốn
còn thiếu.
21
v1.0012108210
2.3. CHO VAY TỪNG LẦN
• Là hình thức cho vay phổ biến đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường
xuyên, vốn NH chỉ tham gia vào một số giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
• Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay.
• NH sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng, xác định quy mô, thời hạn giải ngân,
thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần.
• Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.
22
Số lượng tiền vay = Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh – (Vốn chủ sở hữu
tham gia + Các nguồn vốn khác tham gia)
Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh = Nhu cầu vốn đầu tư cho TSLĐ và TSCĐ
- Giá trị chi phí không thuộc đối tượng tài trợ của NH
v1.0012108210
2.3. CHO VAY TỪNG LẦN
• Nếu cho vay dựa trên giá trị TSĐB:
• NH sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp
đồng, sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn.
• Cho vay từng lần tương đối đơn giản, NH có thể kiểm soát từng món vay tách biệt,
tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
23
Số lượng cho vay ≤ Giá trị TSĐB × %Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB
v1.0012108210
VÍ DỤ
Để thực hiện kế hoạch quý II năm 200X, Doanh nghiệp X. đã gửi hồ sơ vay vốn lưu động
đến NH M kèm kế hoạch kinh doanh. Trong giấy đề nghị vay vốn, Doanh nghiệp đề nghị
được vay 500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ vay vốn, Ngân hàng xác định được các
số liệu sau:
• Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý là 800 triệu đồng
• Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu
• Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu
• Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu
• Vốn lưu động tự có của khách hàng: 720 triệu
• Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu
Ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp đề nghị không?
Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp, doanh nghiệp
chỉ vay NH X. để thực hiện dự án này. NH chỉ cho vay tối đa 70% giá trị TSTC.
24
v1.0012108210
VÍ DỤ
Đáp án:
• Nhu cầu vốn để thực hiện phương án KD = 1.480 triệu đồng
• Nguồn vốn tự có = 720 triệu đồng
→ Nhu cầu vay vốn NH = 1.480 – 720 = 760 triệu đồng
70% giá trị TSĐB = 490 triệu đồng
• Nếu cho vay 760 triệu đồng thì quá RR
• Nếu cho vay 490 triệu đồng thì không đủ để thực hiện phương án KD, ảnh hưởng
đến sự thành công của phương án và khả năng thu nợ của NH.
25
v1.0012108210
VÍ DỤ
NH sẽ xét các trường hợp sau:
• Đề nghị doanh nghiệp bổ sung tài sản đảm bảo với giá trị tối thiểu bằng 400 triệu
đồng (270/0,7=385 triệu đồng). Nếu được, NH giải ngân cho vay 760 triệu đồng.
• Đề nghị doanh nghiệp tìm các nguồn tài trợ khác (Vốn CSH, vay NH khác, Tín dụng
nhà cung cấp, Vay CBCNV). Nếu được, NH giải ngân cho vay 490 triệu đồng.
• Đề nghị doanh nghiệp tìm người bảo lãnh cho món vay 270 triệu đồng. Nếu được,
NH giải ngân cho vay 760 triệu đồng.
• Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với doanh nghiệp và tính khả thi, khả
năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 270
triệu đồng. Nếu được, NH giải ngân cho vay 760 triệu đồng.
• Đề nghị khách hàng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
• Nếu không thể áp dụng giải pháp nào trong các giải pháp trên, NH từ chối cho vay vì
quá RR.
26
v1.0012108210
3. CHIẾT KHẤU
• Khái niệm: Chiết khấu là việc ngân hàng ứng trước
cho khách hàng (người sở hữu giấy tờ có giá chưa
đến hạn thanh toán) một số tiền bằng giá trị khi đáo
hạn của giấy tờ có giá trừ đi chi phí chiết khấu của
ngân hàng để sở hữu giấy tờ có giá đó.
• Những giấy nợ mà NH có thể nhận chiết khấu là trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm chưa đến
hạn thanh toán.
• Khi giấy nợ chưa đáo hạn, chủ sở hữu có thể mang
giấy nợ đến NH để chiết khấu, và nhận được số tiền
nhỏ hơn giá trị của giấy nợ tại thời điểm đáo hạn.
• Phần chênh lệch là chi phí chiết khấu, phụ thuộc
vào thời gian đáo hạn còn lại và lãi suất thị trường
tại thời điểm CK.
27
v1.0012108210
3. CHIẾT KHẤU (tiếp theo)
NGƯỜI THỤ HƯỞNG
NGÂN HÀNG
NGƯỜI NHẬN NỢ
(1): Chuyển tiền, hàng hóa,
dịch vụ
(2): Lập GTCG
(5) Đòi nợ
(khi GTCG đáo
hạn)
(4) Chấp nhận CK
GTCG
(3) Đề nghị chiết khấu
GTCG
Quy trình Chiết khấu Giấy tờ có giá
28
v1.0012108210
3. CHIẾT KHẤU (tiếp theo)
• Nghiệp vụ chiết khấu đơn giản, dựa trên sự
tín nhiệm giữa ngân hàng và người nhận nợ
trên giấy nợ.
• Hình thức cấp tín dụng này được coi là khá
an toàn đối với ngân hàng (trừ trường hợp
chiết khấu miễn truy đòi).
• Ngân hàng còn có thể tái chiết khấu giấy nợ
trong trường hợp cần tiền để chi trả.
• Tuy nhiên, đối tượng khách hàng được sử
dụng hình thức này chỉ giới hạn ở những
người có giấy nợ đảm bảo yêu cầu về chất
lượng của ngân hàng.
29
v1.0012108210
VÍ DỤ
NH A nhận được yêu cầu chiết khấu sổ tiết kiệm của khách hàng vào ngày 15/06/200X.
Số tiền ghi trên sổ là 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, gửi vào ngày 15/08/200X-1, lãi suất
1,2%/tháng, trả lãi cuối kỳ. Lãi suất chiết khấu hiện tại của NH là 1,5%/tháng. Nếu rút
trước hạn khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn là 0,35%/th.
Tính số tiền khách hàng được nhận về. Chiết khấu giúp khách hàng lợi hơn rút tiền
trước hạn bao nhiêu tiền?
30
v1.0012108210
VÍ DỤ
Đáp án:
• Giữ sổ đến ngày 15/08/200X, khách hàng sẽ nhận được số tiền là:
100 × (1 + 1,2% × 12) = 114,4 triệu đồng
• Rút trước hạn và hưởng lãi không kỳ hạn, khách hàng nhận được :
100 × (1 + 0,35% × 10) = 103,5 triệu đồng
• Khi khách hàng đề nghị chiết khấu, NH coi như cho khách hàng vay
Trước số tiền sẽ được lĩnh (114,4 triệu đồng) trong 2 tháng với lãi suất
1,5%/tháng, số tiền lãi khách hàng phải trả là:
114,4 × 1,5% × 2 = 3,432 triệu đồng
• Vậy khách hàng sẽ nhận được số tiền là:
114,4 – 3,432 = 110,968 triệu đồng > 103,5 triệu đồng
31
v1.0012108210
4. CHO THUÊ TÀI CHÍNH
4.2. Đặc điểm cho thuê tài chính
4.1. Khái niệm cho thuê tài chính
32
4.3. Quy trình cho thuê
4.4. Những vấn đề lưu ý trong cho thuê
v1.0012108210
4.1. KHÁI NIỆM
• NĐ 16/2001/NĐ-CP:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê
máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê.
• Theo quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASC):
Kỳ hạn dài (ít nhất là 2/3 thời gian hữu dụng của TS);
Người thuê có quyền mua lại TS khi hết hợp đồng thuê với giá danh nghĩa
tương đối thấp;
Người thuê không được hủy bỏ hợp đồng;
Giá trị hiện tại của tiền thuê gần bằng giá trị của TS khi bắt đầu thuê.
33
v1.0012108210
4.2. ĐẶC ĐIỂM CHO THUÊ TÀI CHÍNH
NĐ 16/2001/NĐ-CP:
• Khi hết thời hạn thuê, bên thuê được quyền
nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được
tiếp tục thuê theo sự thoả
thuận của 2 bên;
• Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh
nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê
tại thời điểm mua lại;
• Thời hạn thuê tài sản ít nhất phải bằng 60%
thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;
• Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương
đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký
hợp đồng.
34
v1.0012108210
4.3. QUY TRÌNH CHO THUÊ
KHÁCH HÀNG
(Bên thuê)
NGÂN HÀNG
(Bên cho thuê)
NHÀ CUNG CẤP
(2) Ký hợp
đồng mua
(4) NH kiểm
soát tình hình
sự dụng tài
sản thuê
(1) Yêu cầu
thuê, ký hợp
đồng thuê TC
(3) Yêu cầu về chất
lượng, quy cách tài sản
thuê
35
v1.0012108210
4.3. QUY TRÌNH CHO THUÊ
(1) Khách hàng làm đơn nêu yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích dự án và tình
hình tài chính của KH, NH ký hợp đồng thuê tài chính với khách hàng.
(2) NH ký hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp (hoặc người thuê chỉ định nhà cung cấp).
(3) Khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về quy cách, chất lượng tài sản
thuê, nhận tài sản thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê.
(4) NH kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê, hoặc thu hồi tài sản nếu người
thuê vi phạm.
36
v1.0012108210
4.3. QUY TRÌNH CHO THUÊ
• Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê và
cho thuê lại:
Trường hợp khách hàng có tài sản cố định song
lại thiếu hụt ngân quỹ → có thể bán tài sản cố
định cho ngân hàng và thuê lại tài sản đó.
• Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoặc
mua trả góp tài sản để cho thuê:
Ngân hàng có thể đi thuê tài sản hoặc mua trả
góp để cho thuê nếu khách hàng yêu cầu thuê
với thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của
tài sản, tài sản đó ngân hàng lại khó cho thuê
lại, ngân hàng có thể chọn hình thức đi thuê để
cho thuê.
37
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Ngân hàng mua TS của người đi
thuê để cho thuê lại:
Trong những trường hợp khách hàng
có tài sản cố định song lại có nhu cầu
mua nguyên nhiên vật liệu, khách hàng
có thể bán tài sản cho NH (lấy tiền) với
cam kết thuê lại tài sản.
• NH thuê hoặc mua trả góp tài sản để
cho thuê:
Tuỳ theo yêu cầu của người đi thuê với
NH, hoặc giữa NH với người cung cấp
mà NH có thể đi thuê hoặc mua tài sản
trả góp để cho thuê.
38
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Nếu khách hàng yêu cầu thuê với thời gian
ngắn hơn thời gian khấu hao, NH có thể
chọn hình thức đi thuê để cho thuê.
• Nếu NH khó khăn về nguồn vốn để mua tài
sản cho thuê, NH có thể sử dụng hình thức
mua trả góp.
• Khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình
thức tiền thuê hàng kỳ. Lãi suất được thoả
thuận giữa bên cho thuê và bên thuê, tính
trên giá trị thuê (số tiền cho vay để mua tài
sản). Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi,
tuỳ thuộc vào thoả thuận của 2 bên, và vào
chính sách của bên cho thuê.
• Ngoài tiền thuê, khách hàng còn phải trả tiền
trả trước, tiền ký quỹ, phí quản lý, phí mua
lại và phí bảo hiểm tài sản thuê.
39
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Tiền ký quỹ là khoản tiền mà bên thuê
chuyển cho bên cho thuê để đảm bảo thực
hiện hợp đồng thuê. Bên thuê sẽ được nhận
lại khoản tiền này vào cuối thời hạn thuê
hoặc theo thỏa thuận của 2 bên trong.
• Tiền trả trước là khoản tiền mà bên thuê
thanh toán trước một phần giá trị của tài sản
thuê (thường bằng 20%-30% giá trị của tài
sản khi bắt đầu thuê), phần còn lại sẽ được
bên cho thuê thanh toán.
40
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Phí quản lý là khoản tiền mà bên thuê thanh toán
cho bên cho thuê để bên cho thuê thực hiện các
công tác dịch vụ hỗ trợ cho bên thuê.
• Chi phí mua lại là khoản tiền mà bên thuê thanh
toán cho bên cho thuê vào cuối thời hạn thuê hoặc
vào thời điểm mà 2 bên đã thỏa thuận trước.
• Phí bảo hiểm tài sản thuê là khoản tiền mà bên thuê
phải trả cho công ty bảo hiểm để được đền bù cho
những tổn thất có thể phát sinh trong thời gian thuê.
Người được hưởng bảo hiểm là bên cho thuê.
• Nếu kết thúc hợp đồng thuê tài chính trước hạn,
khách hàng phải thanh toán cho bên thuê số vốn
gốc chưa trả, thuế VAT, các khoản lãi vay quá hạn
(nếu có), phí mua lại và khoản tiền phạt kết thúc
hợp đồng trước hạn.
41
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• NH không cam kết cung cấp dịch vụ bảo
dưỡng tài sản, không chịu trách nhiệm về
những thiệt hại đối với tài sản cho thuê.
• NH có quyền thu hồi tài sản nếu thấy người
thuê không thực hiện đúng hợp đồng, song
NH phải có trách nhiệm cung cấp đúng loại
tài sản cần cho khách hàng và phải bảo
đảm về chất lượng của tài sản.
42
v1.0012108210
4.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
• Thời hạn cho thuê có thể gồm hai phần: thời
hạn cơ bản và thời hạn gia hạn thêm.
thời hạn cơ bản là thời hạn người đi
thuê không được phép huỷ hợp đồng
thời hạn gia hạn thêm là thời hạn NH
có thể cho người đi thuê tiếp tục thuê,
hoặc người đi thuê mua lại, trả lại tài
sản. Đối với tài sản khể bản, hoặc khể
cho thuê lại, thời hạn cơ bản phải đảm
bảo cho NH thu được hết gốc và lãi.
• Lãi suất cho