Bài giảng Bài 5: Khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và hệ thống tài chính

1. Như thế nào là khủng hoảng tiền tệ, NH & HTTC 2. Lý thuyết phân tích nguyên nhân khủng hoảng 3. Xếp loại khủng hoảng tiền tệ 4. Phân tích định lượng 5. Chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro 6. Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số quốc gia 7. Các bài học kinh nghiệm khác từ khủng hoảng tài chính châu Á

pdf47 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 5: Khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5 KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG & HỆ THỐNG TÀI CHÍNH NỘI DUNG TRÌNH BÀY  1. Như thế nào là khủng hoảng tiền tệ, NH & HTTC  2. Lý thuyết phân tích nguyên nhân khủng hoảng  3. Xếp loại khủng hoảng tiền tệ  4. Phân tích định lượng  5. Chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro  6. Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở một số quốc gia  7. Các bài học kinh nghiệm khác từ khủng hoảng tài chính châu Á 1. NHƯ THẾ NÀO LÀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ HTTC?  Định nghĩa của Quỹ tiền tệ Quốc tế:  Khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ hoặc buộc các cơ quan chức năng phải có các biện pháp phòng vệ bằng cách sử dụng một lượng dự trữ ngoại tệ lớn hoặc nâng cao mức lãi suất.  Khủng hoảng ngân hàng là trạng thái theo đó các ngân hàng lâm vào tình trạng rút tiền ổ ạt và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, Nhà nước buộc phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và lây truyền ra toàn bộ hệ thống. NHƯ THẾ NÀO LÀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG & HTTC?  Các cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính là gây ra những rối loạn trầm trọng trên các thị trường tài chính và cản trở sự vận hành hiệu quả của hệ thống này và gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.  Khủng hoảng hệ thống tài chính có thể đi kèm khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, khủng hoảng tiền tệ không phải lúc nào cũng gây ra những rối loạn cho hệ thống thanh toán trong nước và cũng không nhất thiết gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính.  Khủng hoảng nợ nước ngoài xảy ra khi một quốc gia không có khả năng trả nợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản nợ của Chính phủ hay của khu vực tư nhân. NHƯ THẾ NÀO LÀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG &HTTC?  Khủng hoảng ngân hàng xảy ra nếu ít nhất là một tiêu chí xẩy ra:  - Tỷ lệ nợ xấu NPLs so với tổng vốn cho vay trong hệ thống ngân hàng vượt quá 10%.  - Chi phí cho hoạt động cứu trợ ngân hàng tối thiểu bằng 2% GDP  Giai đoạn cứu trợ kéo theo hoặc là quốc hữu hóa các ngân hàng ở quy mô lớn, hoặc là hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt khỏi ngân hàng, hoặc các biện pháp khẩn cấp khác như đóng băng tiền gửi, cho phép ngân hàng nghỉ giao dịch, phát hành bảo lãnh chính phủ. 2. LÝ THUYẾT NÀO PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG?  Nguyên nhân khủng hoảng tiền tệ:  - Xuất phát từ nền tảng kinh tế yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá không đồng nhất, sự thâm hụt ngân sách quá lớn của chính phủ....  - Do các hoạt động đầu cơ tiền tệ  - Do cơ cấu các khoản nợ trong nước không hợp lý: sự rút vốn ồ ạt của các khoản vay ngân hàng làm cho quốc gia thiếu hụt trầm trọng ngoại tệ và khả năng thanh toán, gây sức ép lên tỷ giá. 2. LÝ THUYẾT NÀO PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG?  - Sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp dễ bị sụp đổ bởi các cú sốc nhỏ.  - Tác động bởi các cú sốc toàn cầu, chẳng hạn như sự gia tăng mạnh lãi suất, giá dầu có thể tác động đến tất cả các đối tượng trong nước, và vì vậy có thể gây nên khủng hoảng ở phạm vi rộng.  Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tiền tệ là từ những yếu tố nền tảng của nền kinh tế Các lý thuyết phân tích nguyên nhân khủng hoảng  Nguyên nhân khủng hoảng ngân hàng  - Mất đối xứng thông tin giữa ngưới gửi tiền và ngân hàng dẫn đến rút tiền ồ ạt tại các NH.  - Tính không thanh khoản của tài sản gây nên khả năng ngân hàng bị tổn thương bởi việc rút tiền ồ ạt.  - Những cú sốc do lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hoặc tăng trưởng chậm, suy thoái kinh tế có thể tạo ra khủng khoảng ở từng ngân hàng. Các lý thuyết phân tích nguyên nhân khủng hoảng  Các yếu tố vi mô có thể trở thành những yếu tố quan trọng gây nên sự suy sụp của hệ thống ngân hàng, cụ thể là chất lượng của toàn bộ khuôn khổ thể chế của đất nước.  Cơ chế thị trường yếu kém do những yếu tố về hành vi, công bố thông tin hạn chế, quản trị công ty yếu kém, bảo hiểm tiền gửi quá mức hoặc hệ thống giám sát yếu kém có thể quyết định tới mức độ lệch lạc của thông tin, chất lượng quản lý ngân hàng và tạo ra những yếu tố dễ bị tổn thương và cuối cùng là gây nên khủng hoảng hệ thống ngân hàng. 3. XẾP LOẠI KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ  Hiện nay đã thống nhất xếp loại khủng hoảng tiền tệ vào trong các loại sau:  Các cuộc khủng hoảng thuộc thế hệ thứ nhất có nguồn gốc từ tình trạng thiếu đồng bộ về chính sách kinh tế (thâm hụt ngân sách, tài trợ bằng lạm phát tiến đến mất giá kỳ vọng đồng nội tệ trong một cơ chế tỉ giá cố định)  Trong bối cảnh này, chính sách hối đoái không thể tiếp tục phát huy tác dụng và rủi ro sẽ mang tính chất lây truyền tự động. Chỉ cần xem xét các « chính sách kinh tế » đã là đủ để dự báo được rủi ro xảy ra khủng hoảng loại này. Tài trợ bằng phát hành thêm tiền Thâm hụt ngân sách Sức ép lên tỷ giá cố định NHTW bán dự trữ ngoại tệ Tấn công đầu cơ Dự trữ suy giảm Khủng hoảng tiền tệ Khủng hoảng tiền tệ –Mô hình thế hệ 1 XẾP LOẠI KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ  Đối với các cuộc khủng hoảng thế hệ thứ hai cần nhấn mạnh vai trò dự báo của các tác nhân kinh tế.  Có thể có các cân bằng đa dạng và chỉ duy nhất một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ đã đủ để chuyển từ cân bằng này sang một trạng thái cân bằng khác.  Trong trường hợp này, cũng giống như trong trường hợp nêu trên, sẽ không có khủng hoảng hệ thống nhưng có thể sẽ xảy ra khủng hoảng. Không thể dự báo các cuộc khủng hoảng nếu chỉ thông qua những yếu tố kinh tế vĩ mô truyền thống đơn thuần. Đối với các cuộc khủng hoảng thế hệ thứ hai  Nhưng khủng hoảng sẽ xảy ra nếu như « có một khu vực yếu kém mà các chính sách chưa đủ mạnh để tránh không cho khủng hoảng xảy ra nhưng các chính sách cũng có đủ bất cập khiến khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.  Nếu như loại khủng hoảng thứ nhất có thể tránh được nếu như các biện pháp kinh tế vĩ mô được áp dụng, thì đối với loại khủng hoảng thứ hai, cần xem xét các chính sách theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, cũng không chắc chắn có thể xác định được chính sách thời điểm xảy ra khủng hoảng. Các nhà đầu cơ Tấn công đồng nội tệ Kỳ vọng thị trường CP có thể rời bỏ tỷ giá cố định để thực hiện chính sách khác (như giảm thất nghiệp) Tấn công xảy ra tạo kỳ vọng đồng nội tệ có thể phá giá và làm tăng lãi suất Chính phủ Thấy lãi suất tăng lên,gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và tình trạng thất nghiệp nên thả nổi tỷ giá Khủng hoảng tiền tệ –Mô hình thế hệ 2 XẾP LOẠI KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ  Các rủi ro được coi là thuộc thế hệ thứ ba là các cuộc rủi ro được gắn với một hoàn cảnh đặc biệt giống như cuộc khủng hoảng ở Đông Á năm 1997- 98.  Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng này là sự chồng lắp giữa khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng. Như ý kiến của Miotti & Plihon (2001) sự trùng lắp này ngày càng hay xảy ra, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi. Mô hình thế hệ 3 : bùng phát khủng hoảng do cạn kiệt nội sinh của chu trình tài chính  Giai Đoạn 1 :Hệ số (Nợ/Vốn tự có theo giá thị trường) giảm do giá tăng  Giai Đoạn 2 : Hệ số (Nợ/Thu nhập) bắt đầu tăng, tương tự như vậy với hệ số (chi phí tài chính/Thu nhập)  Giai Đoạn 3: Hệ số (Nợ/Vốn tự có) tăng và các hệ số (Nợ/Thu nhập) và (Chi phí tài chính/Thu nhập) cũng tăng theo. Khủng hoảng ở đây là khủng hoảng bảng tổng kết tài sản. Khủng hoảng tiền tệ –Mô hình thế hệ 3 Tăng trưởng tín dụng > tăng trưởng GDP Đầu tư thái quá/Dư thừa năng lực SX Khả năng sinh lời của vốn giảm trong khu vực SX GDP tăng trưởng chậm lại Các nhà đầu tư quốc tế mất lòng tin trước tình trạng hệ số nợ/thu nhập tăng cao Hệ số nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối tăng- Rút vốn Mất cân đối về kỳ hạn trong NH Dự trữ và tỷ giá sụt giảm Giá tài sản giảm Luồng vốn quốc tế ồ ạt đổ vào Giá tài sản tài chính tăng NH bị khủng hoảng thanh khoản ngoại tệ NH khủng hoảng khả năng thanh toán làm giảm lượng tín dụng cấp cho DN GDP giảm + mất khả năng chi trả các cam kết với bên ngoài 4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG  Giới thiệu về phương pháp: Công cụ RiskMonitor bao gồm 6 hệ số cân bằng cho phép miêu tả đặc điểm rủi ro của một quốc gia. Đặc biệt, công cụ này có một hệ số cân bằng ngân hàng. Người ta sử dụng hai hệ số khác, đó là hệ số cân bằng hối đoái và hệ số cân bằng tình thế, hai hệ số có tác động qua lại với hệ số cân bằng ngân hàng.  Hệ số cân bằng hối đoái gồm một chỉ số về tính cạnh tranh hối đoái được đem so sánh với những nước đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam chẳng hạn trên những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, và một chỉ số chất lượng dự trữ ngoại hối, được tính dựa trên phân tích vai trò của các luồng vốn vào, ngắn hạn trong tích luỹ dự trữ và dựa trên phân tích tính năng động tiền tệ trong nước. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG  Hệ số cân bằng tình thế đối chiếu chỉ số sức ép tiền tệ dùng để đánh giá chênh lệch giữa mức tăng cung về tiền tệ và mức tăng GDP danh nghĩa (cung quá nhiều hoặc không đủ tiền) với chỉ số sức ép thực tế, chỉ số quan tâm chủ yếu đến nhập khẩu với tư cách là một yếu tố báo hiệu sự gia tăng lượng cầu trong nước.  Cuối cùng, hệ số cân bằng ngân hàng bao gồm hai chỉ số, một là chỉ số hiệu ứng đòn bảy trong nước với mục đích là gắn tín dụng trong nước với GDP và hai là chỉ số tái tài trợ vốn từ các đối tác quốc tế, để so sánh tín dụng liên ngân hàng quốc tế và tín dụng trong nước.  Ngưỡng rủi ro được xác định dựa trên mỗi chỉ số trong hai chỉ số cấu thành nên mỗi hệ số trong ba hệ số cân bằng trên. CÔNG CỤ GIÁM SÁT RỦI RO-Xác định 6 chỉ số rủi ro ngân hàng  (1)Thanh khoản liên ngân hàng (cho vay liên ngân hàng/ nợ liên ngân hàng)  (2) Đầu tư vốn (vốn tự có/ tổng tài sản có)  (3) Tỷ suất lợi nhuận (ROA)  (4) Chất lượng tài sản có (tài sản có không đem lại thu nhập/ tổng tài sản có)  (5) Nỗ lực dự phòng (dự phòng để xử lí nợ xấu/dư nợ thuần các khoản cho vay)  (6) Lượng tiền chuyển đổỉ (dư nợ ròng các khoản cho vay/tiền gửi và đầu tư ngắn hạn) Xây dựng ba hệ số cân bằng cơ bản thông qua kết hợp các chỉ số :  Rủi ro (chất lượng tài sản và nỗ lực dự phòng)  Thanh khoản (thanh khoản liên ngân hàng và lượng tiền chuyển đổi)  Hiệu quả (đầu tư vốn và tỷ suất lợi nhuận)  Phân biệt mức độ hiệu quả dựa trên các ngưỡng chỉ số  Mục đích ở đây là “xếp riêng” các ngân hàng khác nhau tuỳ theo giá trị của mỗi chỉ số được sử dụng. Các ngưỡng không được xác định dựa trên phân tích thống kê phức tạp (như trong RiskMonitor), mà dựa trên những giá trị trung vị/trung bình tính được của mỗi chỉ số. Tính điểm rủi ro ngân hàng (SRB)  Trong mỗi hệ số cân bằng tính được, một « nhân tố rủi ro » được thiết lập, cho phép “định lượng” tính hiệu quả của ngân hàng trong hệ số Cân bằng này, tuỳ theo giá trị của mỗi chỉ số so với ngưỡng.  Các « nhân tố rủi ro » có từ cấp độ 1 (rủi ro nhẹ nhất) đến cấp độ 4 (rủi ro nghiêm trọng nhất). Vì vậy, mức độ rủi ro tăng khi các chỉ số về chất lượng tài sản và chỉ số về lượng tiền chuyển đổi tăng và khi các chỉ số khác giảm. Tính điểm rủi ro ngân hàng (SRB)  Để đạt được một sự cân bằng nào đó, nếu hai chỉ số cao hơn ngưỡng, chúng ta có một nhân tố rủi ro thấp (cấp độ 1).  Nếu một chỉ số cao hơn ngưỡng kết hợp và chỉ số khác không cao bằng, chúng ta có thừa số rủi ro trung bình.(2).  Nếu hai chỉ số cho biết tính hiệu quả thấp hơn ngưỡng, chúng ta có nhân tố rủi ro cao (4).  Vì vậy, điểm SRB được tính như là kết quả của ba nhân tố rủi ro, với mức thang điểm tăng từ 1 (rủi ro khả quan nhất) đến 64 (rủi ro tệ nhất). Các rủi ro ngân hàng thương mại phải chịu  Rủi ro kỳ hạn/rủi ro thanh khoản  Kỳ hạn của tài sản có thường lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ ⇒ ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển đổi kỳ hạn. Do vậy, ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt.  Rủi ro tín dụng  Ngân hàng phải gánh chịu khả năng các đối tượng vay vốn có thể không có khả năng hoàn trả lãi và vốn gốc. Các khoản vay này trở thành nợ khó đòi (hay nợ xấu). Tỷ lệ nợ xấu càng tăng, thì ngân hàng sẽ càng mất vốn để xóa các khoản nợ này. Khi giá trị tài sàn ròng của ngân hàng trở thành số âm thì ngân hàng được coi là phá sản “về mặt kỹ thuật”. Các rủi ro ngân hàng thương mại phải chịu  Rủi ro lãi suất  Lãi suất tiền gửi thường là lãi suất thả nổi. Lãi suất tiền vay thường là lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng lên mạnh, ngân hàng sẽ bị thua thiệt do phải trả lãi nhiều hơn cho tiền gửi trong khi lãi nhận được từ các khoản cho vay hiện hữu vẫn không đổi. 5. CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NH-HIỆP ƯỚC BASEL I &II  Hiệp ước Basel I của 10 quốc gia các nước phát triển ký vào năm 1988. Mục tiêu của HU là làm hài hòa các tiêu chuẩn về vốn của các NH quốc tế, tăng cường ổn định và xóa bỏ cạnh tranh không công bằng giữa các NHQT. Tiêu chuẩn vốn theo HU Basel I là Vốn tự có trên tài sản có được điều chỉnh rủi ro (CAR≥8%). Sau này có hơn 100 quốc gia tham gia Hiệp Ước Basel I;  Do Hiệp ước Basel I chưa giúp các nước ngăn ngừa khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên Hiệp Ước Basel II ra đời tháng 1/2001 CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NH-HIỆP ƯỚC BASEL I &II  Hiệp Ước Basel II đưa ra hàng loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro theo 3 cấp độ:  Cấp độ 1 (Pillar 1): Qui định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động;  Cấp độ 2 (Pillar 2): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát;  Cấp độ 3 (Pillar 3): Yêu cầu các NH cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường  (Tham khảo: www.bis.org) CÁC CHỈ TIÊU CỦA NH VIỆT NAM ĐẾN 2010 (nguồn: QĐ 112/2006/QT/TTg) Các chỉ tiêu hoạt động Mức phấn đầu Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm) 18-20 Tỷ lệ an toàn vốn (%) Không dưới 8, Hiện nay không dưới 9 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Dưới 5 Chuẩn mực giám sát ngân hàng Chuẩn mực Basel I Dự trữ quốc tế tối thiểu 12 tuần nhập khẩu 6. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Mehico đầu thập niên 1990  Dòng vốn nước ngoài tăng đột ngột đã làm cho giá trị thực của đồng peso bị lên giá tới 40% trong vòng 5 năm từ 1988 đến 1993.  Thâm hụt cán cân thương mại gia tăng từ mức 2,6% GDP vào giữa năm 1989 lên 5% vào năm 1993.  Tăng trưởng kinh tế giảm liên tục từ 5,1% năm 1990 xuống 3,6% năm 1992 và 2,0% năm 1993.  Khủng hoảng KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Khủng hoảng tiền tệ Mehico 1994  Nhiều khoản nợ nước ngoài đáo hạn vào năm 1995. Dòng vốn nước ngoài chảy vào suy giảm.  Dự trữ ngoại tệ giảm dần để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại.  Ngân hàng trung ương quyết định ngưng tác động của việc mất dự trữ bằng cách tăng tín dụng nội địa  Dự trữ giảm liên tục và đến tháng 3/1994, tấn công đầu cơ xảy ra.  Đồng peso sụp đổ vào cuối năm 1994. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Khủng hoảng tài chính Mêhicô 1994 : một số tổng kết  Cuộc khủng hoảng Mehico năm 1994 có hoàn toàn theo mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất?  Tại sao dự trữ ngoại tệ suy giảm? không phải do thâm hụt ngân sách, mà do chính phủ lựa chọn dùng dự trữ để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại khi dòng vốn nước ngoài chảy vào giảm sút.  Nguyên nhân tại sao NHTW cho phép dự trữ ngoại tệ suy giảm rồi tăng tín dụng nội địa có thể là do mối quan ngại về tính mong manh của hệ thống ngân hàng, vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng nếu quyết định thặt chặt tiền tệ và tăng lãi suất để bảo vệ đồng tệ.  Dòng vốn nước ngoài cũng có một vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình khủng hoảng xảy ra. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Hệ thống tiền tệ châu Âu, 1979-1993  Tháng 3/1979, Cộng đồng châu Âu (EC) thiết lập Hệ thống Tiền tệ châu Âu (EMS) theo đuổi E-R-M (European Exchange Rate Mechanism)  √ Tỷ giá hối đoái của đồng tiền các nước thành viên được cố định với biên độ dao động ±2,25% xung quanh mức trung tâm.  √ Tỷ giá với các đồng tiền bên ngoài hệ thống được thả nổi.  Đồng Deuch Mark (DM) của Đức trở thành đồng tiền ‘neo’ của hệ thống (các nước duy trì tỷ giá cố định giữa đồng tiền của mình với DM) do lạm phát của Đức thấp và niềm tin của các nhà đầu tư vào Bundesbank, ngân hàng trung ương Đức.  Hệ thống được duy trì với một số điều chỉnh trong giai đoạn 1979- 1987 và không có điều chỉnh nào suốt từ 1987 đến 8/1992. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Khủng hoảng tiền tệ châu Âu 1992-93  Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách của nước này tăng lên nhanh chóng.  Phản ứng lại chính sách ngân sách mở rộng, Bundesbank,vốn siêu độc lập, đã thắt chặt chính sách tiền tệ và đẩy lãi suất lên cao.  Các nước thành viên của EMS khác buộc phải tăng lãi suất để duy trì tỷ giá hối đoái, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước EMS đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA  Khủng hoảng tiền tệ châu Âu 1992-93  Các nước thành viên EMS đứng trước 2 lựa chọn:  √ Tăng lãi suất để duy trì tỷ giá cố định:  Lợi ích: duy trì uy tín của chính sách và niềm tin của  nhà đầu tư vào  Thiệt hại: suy thoái  √ Từ bỏ tỷ giá cố định  Lợi ích: thoát khỏi suy thoái kinh tế  Thiệt hại: từ bỏ hệ thống EMS và mất uy tín về chính sách  Do xung đột về lợi ích và thiệt hại của việc duy trì EMS, các nhà đầu cơ nhận thấy cơ hội có thể tấn công đồng tiền của các nước thành viên.  Tấn công đầu cơ xảy ra vào tháng 9 năm 1992. Anh, Ý, Tây Ban Nha quyết định rời bỏ EMS. Đến cuối năm 1993,biên độ dao động được tăng lên ±15%. 7. CÁC BÀI HỌC KHÁC TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á  Trong bối cảnh hiện nay, để hạn chế rủi ro (nếu không muốn nói là phòng tránh rủi ro), cần đặc biệt chú ý theo dõi lĩnh vực tài chính (nhất là lĩnh vực ngân hàng).  Đối với trường hợp khủng hoảng châu Á, chính các tác động của tình trạng nợ do thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát thiếu hiệu quả đối với lĩnh vực ngân hàng/tài chính đã dẫn đến việc chồng chất nợ (các tác nhân kinh tế Thái Lan vay nợ các ngân hàng Thái, các ngân hàng vay nợ từ các thị trường tài chính thế giới) và dẫn tới giả thiết rằng chính sách cố định tỉ giá hối đoái không còn phát huy tác dụng. Các bài học khác từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á  Hoặc nhiều khả năng chính sự cứng nhắc của chính sách cố định tỉ giá theo đồng đô la đã khuyến khích tình trạng vay nợ bằng ngoại tệ mà không có bảo hiểm/phòng vệ cho chênh lệch tỷ giá. Vì vậy, cần thiết phải phối hợp giữa công tác kiểm soát và áp dụng chính sách hối đoái.  Một điều nữa có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng là việc « phân đoạn » các biện pháp áp dụng nhằm phòng ngừa khủng hoảng. Tự do hóa tài chính (mở tài khoản vốn, bỏ kiểm soát đối với các luồng vốn) chỉ nên áp dụng khi đã củng cố được hệ thống tài chính trong nước. Các bài học khác từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á  Tất cả các chính sách phòng ngừa khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ đều nhằm mục tiêu hạn chế các rủi ro bằng việc thắt chặt quản lý hoạt động của các ngân hàng.  Tuy nhiên, việc áp dụng các cơ chế kiểm soát là chưa đủ. Cần phải quan tâm đến hoàn cảnh áp dụng chính sách này cũng như cách thức thực thi chính sách. Đây chính là sự phân biệt giữa cải cách « hardware » và « software » trong lĩnh vực tài chính Các bài học khác từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á  Lấy ví dụ của Hàn quốc : sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài chính, quốc gia này đã tập trung sức lực vào nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính bằng cách áp dụng các biện pháp thận t
Tài liệu liên quan