Bài giảng Bài 6: Cấu trúc tài chính và vai trò của các trung gian tài chính

Hệthống tài chínhlà mộtthực thể phứctạp vềcấutrúc vàchứcnăngở mọinoi trên thế giới. Nóbaogồm nhiềuloại hìnhtổ chứckhácnhauvà đượcđiềutiếtbởichínhphủ. 1.

pdf27 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 6: Cấu trúc tài chính và vai trò của các trung gian tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính là một thực thể phức tạp về cấu trúc và chức năng ở mọi nơi trên thế giới. Nó bao gồm nhiều loại hình tổ chức khác nhau và được điều tiết bởi chính phủ. 1. Những đặc điểm về cấu trúc tài chính doanh nghiệp Cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở một số nước 8 đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính: 1. Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp. 2. Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. 3. Tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn tài chính trực tiếp. 4. Các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại, là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. 5. Hệ thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế. 6. Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán để huy động vốn. 7. Thế chấp tài sản là đặc điểm phổ biến của các hợp đồng vay nợ đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp. 8. Các hợp đồng nợ có đặc trưng gồm những điều khoản có tính pháp lý đặc biệt phức tạp nhằm điều chỉnh người vay. 2.1 Chi phí giao dịch o Tại sao tỷ lệ người sở hữu chứng khoán không nhiều? o Vì nhiều người có số tiền nhỏ. Mà số tiền nhỏ thì mua được rất ít cổ phiếu và phí môi giới chiếm tỷ lệ đáng kể. o Số tiền nhỏ thì rất khó mua trái phiếu do mệnh giá trái phiếu thường lớn. 2. Ảnh hưởng của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính 2.1 Chi phí giao dịch o Nếu danh mục đầu tư lớn thì sẽ làm chi phí giao dịch tăng lên. Nên với số tiền nhỏ thì bạn sẽ có danh mục đầu tư hạn chế, điều này làm cho bạn sẽ phải đối diện với rủi ro thực sự. 2. Ảnh hưởng của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính 2.1 Chi phí giao dịch  Chi phí giao dịch là chi phí (thời gian, tiền bạc) chi vào các hoạt động giao dịch tài chính.  Chi phí giao dịch bao gồm 3 hình thức:  Chi phí tìm kiếm, thơng tin (search costs)  Chi phí mặc cả (Bargaining costs)  Chi phí thực thi ( enforcement costs) 2. Ảnh hưởng của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính 2.2 Các trung gian tài chính giảm chi phí giao dịch như thế nào? o Tiết kiệm nhờ quy mô (Economies of scale) o Tiết kiệm nhờ tính chuyên nghiệp (Expertise) 2. Ảnh hưởng của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính o Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) là tình huống phát sinh khi một bên không nhận biết đầy đủ về các đối tác của mình, dẫn đến những quyết định không chính xác trong quá trình giao dịch. o Sự tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. 3. Thông tin bất cân xứng 10 3. Thông tin bất cân xứng Giao dịchLựa chọn nghịch Rủi ro đạo đức Một bên khơng biết đầy đủ thơng tin về bên kia trong một giao dịch nên khơng thể đưa ra được các quyết định chính xác. TRƯỚC SAU o Lựa chọn nghịch (Adverse selection) là tình huống thông tin bất cân xứng xuất hiện trước khi giao dịch được thực hiện. o Ví dụ: những người đi vay tiềm ẩn rủi ro cao lại là những người tích cực trong việc tìm kiếm khoản vay. 3. Thông tin bất cân xứng: lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức o Rủi ro đạo đức (Moral hazard) phát sinh sau khi giao dịch được thực hiện. o Ví dụ: người cho vay có thể gặp rủi ro nếu người đi vay sử dụng vốn vào các hoạt động khác không mong đợi, bởi vì các hoạt động này có thể khiến cho khoản vay không hoàn trả được. 3. Thông tin bất cân xứng: lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức o Lý thuyết về thông tin bất cân xứng lần đầu tiên được đề cập bởi George Akerlof năm 1970 và được phát triển bởi Micheal Spence (1973) khi chỉ ra cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. o Joseph Stiglitz (1975) đã tiếp tục phát triển lý thuyết thông tin bất cân xứng khi chỉ ra cơ chế sàng lọc (screening): bên có ít thông tin hơn có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau. 3. Thông tin bất cân xứng o Năm 2001 giải Nobel kinh tế được trao cho Akerlof với “The market for lemons”. o Nghiên cứu thị trường xe hơi cũ 3. Thông tin bất cân xứng o Nghiên cứu vấn đề “quả chanh” trên thị trường chứng khoán: lựa chọn nghịch xảy ra do công ty niêm yết biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng và mức giá bán hợp lý của cổ phiếu của mình. Trong khi đó, các NĐT nếu không xác định chính xác lợi nhuận kỳ vọng của công ty sẽ định giá cổ phiếu thấp (khi đó nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì sự thiệt hại của họ trên phần vốn góp là thấp). 4. Vấn đề “quả chanh”: lựa chọn nghịch ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính Vậy vấn đề “quả chanh” đã ngăn cản thị trường chứng khoán trở thành kênh hiệu quả luân chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người đi vay. 4. Vấn đề “quả chanh”: lựa chọn nghịch ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính a. Sản xuất và bán thông tin  Vấn đề người hưởng ké (Free-rider problem) b. Quy chế của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin c. Thông qua trung gian tài chính d. Thế chấp tài sản và vốn chủ sở hữu Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch o Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chủ sở hữu (Equity contract): vấn đề ủy thác – đại lý:  Hợp đồng vốn, ví dụ cổ phiếu thường, là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của công ty. Hợp đồng vốn chứa đựng rủi ro đạo đức, được thể hiện bởi vấn đề “Ủy thác – Đại lý”. 5. Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến lựa chọn vay nợ và phát hành cổ phiếu o Nhà quản lý là những đại lý chỉ nắm giữ 1 tỷ lệ nhỏ, các cổ đông còn lại là những người ủy thác nắm giữ chủ yếu vốn cổ phần của công ty. o Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và công việc quản lý công ty làm phát sinh rủi ro đạo đức: các nhà quản lý không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích như đã cam kết với nhà đầu tư. 5. Ảnh hưởng của rủi ro đạo đức đến lựa chọn vay nợ và phát hành cổ phiếu a. Sản xuất thông tin và giám sát  Vấn đề người hưởng ké (Free-rider problem) b. Quy chế của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin Các công cụ giúp giải quyết vấn đề cổ đông và nhà quản lý Bernard L. Madoff. Ảnh: AFP  Thông tư số 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: quy định về công bố thông tin doanh nghiệp  Trên TTCK các công ty niêm yết phải công bố 4 nhóm thông tin: 1. Thông tin định kỳ: bảng cân đối kế toán, báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính 2. Thông tin bất thường: về những biến cố bất thường xảy ra với công ty hoặc những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty Cơ sở quy định thực hiện công tác quản trị DN liên quan đến thị trường vốn 3. Thông tin theo yêu cầu: là những thông tin doanh nghiệp cần công bố trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK 4. Thông tin về giao dịch của cổ đông nội bộ: Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc / Giám đốc, Phó tổng giám đốc / Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan khi có ý định giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin giao dịch trước khi giao dịch. Cơ sở quy định thực hiện công tác quản trị DN liên quan đến thị trường vốn  QĐ số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính: quy định cụ thể về các khía cạnh quản trị doanh nghiệp mà các công ty niêm yết trên TTCK phải tuân thủ để đảm bảo DN có 1 bộ máy quản trị mạnh, minh bạch và độc lập  QĐ số 15/2007/QĐ-TTLK của UBCK: quy định về việc thực hiện các quyền của cổ đông và nhà đầu tư trong công ty niêm yết. Cơ sở quy định thực hiện công tác quản trị DN liên quan đến thị trường vốn c. Thông qua trung gian tài chính d. Tham gia hợp đồng nợ (trái phiếu) Các công cụ giúp giải quyết vấn đề cổ đông và nhà quản lý a. Vốn tự có và thế chấp tài sản b. Giám sát và hối thúc bằng các điều khoản hợp đồng:  Các điều khoản ngăn cấm hành vi không mong muốn  Các điều khoản khuyến khích hành vi mong muốn  Các điều khoản yêu cầu duy trì giá trị tài sản thế chấp c. Thông qua các trung gian tài chính Các công cụ giải quyết rủi ro trong hợp đồng nợ Vấn đề thông tin không cân xứng và các công cụ giải quyết Vấn đề thông tin không cân xứng Các công cụ giải quyết Nội dung giải thích Lựa chọn nghịch Sản xuất và bán thông tin 1 và 2 Quy chế chính phủ 5 Trung gian tài chính 3, 4 và 6 Tài sản thế chấp và vốn tự có 7 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chủ sở hữu Sản xuất thông tin, giám sát 1 Quy chế chính phủ 5 Trung gian tài chính 3 Hợp đồng nợ 1 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ Tài sản thế chấp và vốn tự có 7 Giám sát và hối thúc các điều khoản 8 Trung gian tài chính 3 và 4
Tài liệu liên quan