Cung cấp những kiến thức cơbản tạo ra
tầm nhìn trong việc xem xét sửdụng các
nguồn tài trợcủa doanh nghiệp.
• Trang bịnhững kiến thức chủyếu vềnội
dung, đặc điểm, những điểm lợi và bất
lợi của các nguồn tài trợ đối với doanh
nghiệp trong nền kinh tếthịtrường
46 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
167
Mục tiêu Hướng dẫn học
• Cung cấp những kiến thức cơ bản tạo ra
tầm nhìn trong việc xem xét sử dụng các
nguồn tài trợ của doanh nghiệp.
• Trang bị những kiến thức chủ yếu về nội
dung, đặc điểm, những điểm lợi và bất
lợi của các nguồn tài trợ đối với doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nội dung
• Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh
nghiệp.
• Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp.
• Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
• Những điểm lợi và bất lợi sử dụng
nguồn tài trợ ngắn hạn.
• Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp.
Thời lượng học
• 8 tiết
• Để học tốt bài này, học viên cần tập có tầm
nhìn tổng thể về nguồn vốn của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
• Nắm vững khái niệm, nội dung, đặc điểm, những
điểm lơi và bất lợi của từng công cụ tài chính
trong việc huy động vốn của doanh nghiệp.
• Trong quá trình học cần đưa ra các trường hợp
giả định đồng thời liên hệ với thực tế, xem xét
tác động của của việc sử dụng các nguồn tài trợ
đến khả năng sinh lời và rủi ro của doanh nghiệp.
• Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào
giải các bài tập, từ đó quay trở lại củng cố
nhận thức về lý thuyết.
• Kết hợp đọc các tài liệu tham khảo:
o Chương 7, chương 8 – Giáo trình Tài
chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính.
Chủ biên PGS. TS Nguyễn Đình Kiêm &
TS Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, năm
2008.
o Chượng 19, chương 20, chương 22, chương
25 – Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Chủ
biên TS Trần Ngọc Thơ. NXB Thống kê,
năm 2007.
BÀI 8: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
168
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Công cụ tài chính
Một trong những nội dung chủ yếu và chức năng
riêng có của tài chính doanh nghiệp là huy động vốn
để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh hiện tại và
cho sự tăng trưởng trong tương lai. Sự phát triển của
thị trường tài chính đã tạo ra những công cụ tài chính
ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, mỗi một
công cụ tài chính bao giờ cũng ẩn chứa hai mặt: Mặt
lợi và mặt bất lợi. Vì thế; cái hay, cái tinh tế của nhà
quản trị tài chính giỏi chính là biết lựa chọn hay tạo ra
những công cụ tài chính mà luật pháp cho phép để
huy động vốn phù hợp với tình thế và có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời việc huy động vốn
ngày hôm nay không làm cạn kiệt nguồn tài trợ trong tương lai của doanh nghiệp. Nội dung
chủ yếu của bài này sẽ giúp cho bạn trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi
1. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có những công cụ hay những nguồn tài trợ chủ
yếu nào?
2. Mỗi công cụ hay mỗi nguồn tài trợ có những điểm lợi và bất lợi gì khi sử dụng nó?
Trên cơ sở xem xét những vấn đề đó có thể giúp cho bạn suy ngẫm cách sử dụng tốt hơn công
cụ tài chính cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
169
8.1. Tổng quan về nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là
tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những
ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi
hỏi phải có một lượng vốn nhất định nhằm hình thành
nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi
doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn đáp ứng đầy
đủ, kịp thời nhu cầu vốn và với chi phí sử dụng vốn ở
mưc thấp. Dưới đây sẽ xem xét tổng quan nguồn vốn
của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại
khác nhau. Thông thường trong công tác quản lý thường xem xét nguồn vốn của
doanh nghiệp:
8.1.1. Nợ và vốn chủ sở hữu
Dựa vào quan hệ sở hữu vốn có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Nợ
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
• Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm
số vốn chủ sở hữu trực tiếp đầu tư và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ
sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
• Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho
nhà cung cấp, các khoản phải nộp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, các khoản phải
trả cho người lao động trong doanh nghiệp...
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh
nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa
hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ
thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài
chính của doanh nghiệp.
8.1.2. Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn tiêu thức này có thể chia nguồn
vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nợ ngắn hạn...
Nguồn vốn tạm thời
Nợ dài hạn
Tài sản
lưu động
Tài sản
cố định Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
170
• Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường
được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu
động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định
bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn.
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác
định nguồn vốn lưu động thường xuyên (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng)
của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động
thường xuyên tuỳ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác
định theo công thức sau:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường xuyên
của doanh nghiệp
–
Giá trị tài sản dài
hạn
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Ví dụ: Theo bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp H có số liệu sau:
Đơn vị: triệu đồng
Tài sản Số cuối kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ
A. Tài sản ngắn hạn 1.480 A. Nợ phải trả 2.000
I. Tiền 384 I. Nợ ngắn hạn 1.000
II. Các khoản phải thu 100 - Vay ngắn hạn 800
III. Hàng tồn kho 996 - Nợ phải trả người bán 200
B. Tài sản dài hạn 2.520 II. Nợ dài hạn 1.000
I. Tài sản cố định 2.520 B. Vốn chủ sở hữu 2.000
• Nguyên giá 2.800 I. Vốn chủ sở hữu 2.000
• Giá trị hao mòn luỹ kế (280) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác -
II. Đầu tư tài chính dài hạn - -
Tổng cộng tài sản 4.000 Tổng cộng nguồn vốn 4.000
Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm N của Doanh nghiệp H
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn
thường xuyên của
doanh nghiệp
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
171
Từ số liệu trên, có thể xác định:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
của doanh nghiệp ở cuối năm N = 1.480 – 1.000 = 480 triệu đồng
Hoặc = (2.000 + 1.000) – 2.520 = 480 triệu
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo
vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động
thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp
phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý
doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định
phù hợp trong việc tổ chức vốn.
• Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh
nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay
ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù
hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.
8.1.3. Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Việc phân loại này chủ yếu để xem xét
việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động.
8.1.3.1. Nguồn vốn bên trong
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động
của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của
doanh nghiệp.
• Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm:
o Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
o Khoản khấu hao tài sản cố định.
o Các khoản nợ phải trả có tính chu kỳ.
o Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần
dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
• Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn bên trong
có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
o Những điểm lợi:
Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời
cơ trong kinh doanh.
Sử dụng lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao được hình thành trên
cơ sở trích khấu hao tài sản cố định, cho phép các doanh nghiệp chủ động
hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, các cơ hội đầu tư
tăng trưởng. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là nguồn tài trợ chủ
yếu cho các dự án đầu tư mạo hiểm, các dự án có mức độ rủi ro cao như:
phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
172
Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn
Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa tiết
kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do
không phát sinh các chi phí quảng cáo, phí bảo lãnh phát hành chưng khoán...
Gữi được quyền kiểm soát doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn bằng cách tăng
thêm các thành viên góp vốn mới, như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn
liên doanh, hoặc tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới thì cũng đồng
nghĩa với việc các chủ sở hữu hiện hừu của doanh nghiệp chấp nhận việc
chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cho các
thành viên mới. Điều này sẽ không xảy ra nếu như doanh nghiệp tự tài trợ
đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn bằng các nguồn vốn nội bộ.
Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn
Việc sử dụng các nguồn vốn nội bộ để tài trợ nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp còn giúp doanh nghiệp có thể tránh được áp lực từ phía các chủ sở
hữu các nguồn vốn do phải thanh toán đúng kỳ hạn (cả gốc và lãi). Điều
này có ý nghĩa giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp gặp khó khăn.
o Những điểm hạn chế:
Bên cạnh những ưu thế kể trên, việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cũng
bộc lộ những hạn chế nhất định:
Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao
Việc sử dụng nguồn vốn bên trong không phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo kỳ
hạn cố định, vì thế không tạo áp lực cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc
cân nhắc, tính toán hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư. Đây là nguyên nhân đáng
kể dẫn đến hiệu quả sử dụng các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn bên trong
thường đạt hiệu quả không cao so với các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn
huy động bên ngoài.
Quy mô nguồn vốn huy động bị giới hạn.
Nguồn vốn bên trong thường bị giới hạn ở một quy mô nhất định. Nguồn
vốn bên trong cho tăng trưởng của doanh nghiệp chủ yếu là phần lợi nhuận
sau thuế để lại tái đầu tư. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư
chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh doanh hàng năm và chính sách
phân chia, sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối các doanh
nghiệp vừa và nhỏ số lợi nhuận sau thuế thường không lớn, vì thế nguồn
vốn bên trong doanh nghiệp thường rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu
đầu tư dài hạn trong quá trình hoạt động của mình.
Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong
không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp
đang trong quá trình tăng trưởng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp.
8.1.3.2. Nguồn vốn bên ngoài
Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính
cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều công cụ tài
chính và hình thức, phương pháp mới cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa
chonn huy động vốn từ bên ngoài.
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
173
Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
• Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân);
• Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác;
• Tín dụng thương mại của nhà cung cấp;
• Thuê tài sản;
• Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh
nghiệp được pháp luật cho phép).
8.2. Mô hình về nguồn tài trợ
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến
lược tài trợ hay nói cách khác doanh nghiệp phải có chiến lược trong việc tổ chức huy
động nguồn vốn. Hiện nay, doanh nghiệp ở các nước có ba mô hình tài trợ chủ yếu. Mỗi
mô hình tài trợ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Doanh nghiệp cần lựa chọn mô
hình tài trợ thích hợp cho doanh nghiệp mình.
8.2.1. Mô hình tài trợ thứ nhất
• Tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời
Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì
tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng
TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về
nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu
từ khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài sản lưu động thường xuyên.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến
hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự biến động làm
nảy sinh thêm nhu cầu về tài sản lưu động có tính chất tạm thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành bộ phận TSLĐ có tính chất tạm thời,
các nguyên nhân chủ yếu là:
o Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu trong tương lai tăng lên, do vậy doanh
nghiệp đẩy mạnh việc mua vào vật tư, làm dự trữ tăng đột biến; từ đó, cần có
nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải.
o Nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạch, đòi hỏi phải tăng thêm hàng tồn kho...
• Nội dung mô hình tài trợ thứ nhất
Với mô hình này: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên, một phần của TSLĐ tạm
thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời còn
lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Tiền
Nguồn vốn
Thường xuyên
Nguồn vốn
tạm thời
Thời gian
TSLĐ tạm thời
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
0
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
174
Sử dụng mô hình này làm cho tài chính của doanh nghiệp vững chắc hơn và giảm
thiểu đựoc rủi ro tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều hơn khoản
vay dài hạn và trung hạn, vì thế phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn.
8.2.2. Mô hình tài trợ thứ hai
Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn
vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Với mô hình này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và giảm
bớt được chi phí sử dụng vốn so với mô hình thứ nhất. Tuy nhiên, mô hình này chưa
tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng nguồn vốn. Trong thực tế, doanh thu
tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động, khi gặp khó khăn trong kinh doanh, doanh
nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng
vốn thường xuyên khá lớn.
8.2.3. Mô hình tài trợ thứ ba
Theo mô hình này: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm
bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ
tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời.
Sử dụng mô hình này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng do sử
dụng nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn. Mặt khác, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc tổ
chức nguồn vốn. Tuy nhiên, với mô hình này đỏi hỏi doanh nghiệp phải có sự năng
động hơn trong việc tổ chức nguồn vốn. Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là
doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng 2 mô hình trên.
Tiền
Nguồn vốn
Thường xuyên
Nguồn vốn
tạm thời
Thời gian
TSLĐ tạm thời
TSCĐ
TSLĐ thường xuyên
Tiền
Nguồn vốn
thường xuyên
Nguồn vốn
tạm thời
Thời gian
TSLĐ tạm thời
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
0
0
v1.0
Bài 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
175
8.3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp
8.3.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thường xuyên phát sinh các khoản phải trả, phải nộp
nhưng đến kỳ hạn thanh toán như:
• Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa
đến kỳ nộp.
• Tiền lương hay tiền công phải trả cho người lao
động nhưng chưa đến kỳ trả...
Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh lặp đi
lặp lại có tính chất chu kỳ. Doanh nghiệp có thể sử
dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu
vốn mà không phải trả tiền cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, điều cần chú ý trong việc
sử dụng các khoản này là phải đảm bảo thanh toán đúng thời hạn, tránh tình trạng nợ
nần dây dưa.
8.3.2. Tín dụng của nhà cung cấp
Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh việc mua chịu và bán chịu.
Doanh nghiệp có thể mua chịu nguyên vật liệu hoặc hàng hóa của nhà cung cấp vật tư,
hàng hoá. Khi đó, nhà cung cấp vật tư đã cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp
hay nói cách khác là doanh nghiệp đã sử dụng một khoản tín dụng của nhà cung cấp
để đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Một hợp đồng thương mại giữa nhà cung cấp vật tư với doanh nghiệp xác định
hình thức thanh toán “2/10 net 30”. Điều đó có nghĩa là nhà cung cấp sẽ chiết khấu
2% trên giá trị của hóa đơn mua hàng nếu người mua (doanh nghiệp) trả tiền trong
thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nếu quá thời hạn 10 ngày mà người mua chưa
thanh toán thì được chịu, thời gian được chịu tối đa là 30 ngày và phải thanh toán
100% giá trị trên hóa đơn mua hàng.
Nhìn hình thức bề ngoài, doanh nghiệp không phải trả tiền cho việc sử dụng khoản tín
dụng của nhà cung cấp. Tuy nhiên cần phải tính đến chi phi cơ hội của việc sử dụng
khoản tín dụng này.
Chi phí sử dụng tín dụng thương mại có thể được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ chiết khấu
thanh toán (%)
360 Chi phí sử dụng
tín dụng thương
mại
=
1 – tỷ lệ chiết khấu
thanh toán (%)
×
Số ngày mua chịu – Thời gian được
hưởng chiết khấu
Với ví dụ trên, chi phí sử dụng tín dụng thương mại 2% 360 36,7%
1 2% 30 10
⎛ ⎞ ⎛ ⎞= × =⎜ ⎟ ⎜ ⎟− −⎝ ⎠ ⎝ ⎠
Những điểm lợi của việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp:
• Là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng giúp cho doanh nghiệp giải quyết được tình
trạng thiếu vốn mà chủ yếu là vốn lưu động.
• Việc thực hiện khoản tín dụng này tương đối thuận lợi, nhất là đối với những
doanh nghiệp đã có mối quan hệ thường xuyên, tín nhiệm