Mục đích của môn học : Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bao bì dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trên cơ sở những kiến thức này sinh viên có thể vận dung vào thực tế để :
1- Chọn lựa đúng chủng loại bao bì cho các sản phẩm của mình phù hợp với tình hình sản xuất hàng hoá trong nước cũng như xuất khẩu.
115 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3382 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bao bì thực phẩm - Nguyễn Duy Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bao bì thực phẩmNgười soạn : PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh Mục đích của môn học : Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bao bì dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trên cơ sở những kiến thức này sinh viên có thể vận dung vào thực tế để : 1- Chọn lựa đúng chủng loại bao bì cho các sản phẩm của mình phù hợp với tình hình sản xuất hàng hoá trong nước cũng như xuất khẩu. Mục đích của môn học 2 - Tiết kiệm được vật liệu làm bao bì và giảm bớt giá thành của bao bì trong sản phẩm tiêu dùng. 3 - Cải tiến hoặc có phương hướng cải tiến các loại bao bì hiện tại của xí nghiệp phù hợp với các thiết bị hiện đại. 4 - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sống. Chương 1Sử dụng bao bì thực phẩm - Lịch sử và luật pháp 1.1 - Lịch sử: - Đã từ lâu con người đã biết tận dụng vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ, lá cây để làm bao bì thực phẩm. - Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như : *Công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh *Công nghiệp luyện kim và cán kim loại *Công nghiệp giấy và xenlulô, Đặc biệt là công nghiệp tổng hợp và gia công chất dẻo Ngành công nghiệp bao bì thực phẩm có những bước tiến vượt bậc và ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. 1.2.1 - Định nghĩa về BBTP:“BBTP là lớp vật liệu khụng ăn được bao ngoài thực phẩm 1.2.2 -Các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt nam và Quốc tế về sử dụng BBTP Các văn bản pháp luật bao gồm các quy đinh về: - Vật liệu làm BB - Kích thước chuẩn - Các phương pháp xác định các chỉ tiêu vật lý và hoá học của bao bì - Các ký hiệu trên bao bì, cách ghi nhãn hàng trên bao bì .v.v. Nhà nước Việt nam : Danh mục các tiêu chuẩn về bao bì của Việt nam – TCVN, Quốc tế : Danh mục các tiêu chuẩn về bao bì của ISO, của EU và một số tiêu chuẩn quốc gia Chương 2Thực phẩm - Những tính chất cơ bản 2.1 - Giới thiệu các loại thực phẩm 2.1.1 -Thực phẩm tươi sống : rau tươi, hoa quả, thịt gia súc gia cầm, thuỷ sản .v.v. 2.1.2 -Thực phẩm đã chế biến : chè khô, cà phê rang xay, bánh kẹo, đường .v.v. 2.1.3 -Thực phẩm ăn liền : mì ăn liền, sữa chua, khoai tây rán .v.v. 2.1.4 - Phân loại thực phẩm theo trạng thái : - Thực phẩm ở trạng thái rắn : đường, bánh mì .v.v. - Thực phẩm ở trạng thái lỏng : rượu, bia, nước ngọt, nước hoa quả, dầu ăn .v.v.. - Thực phẩm ở trạng thái bán lỏng : mứt nghiền, confitur, kem, nước quả cô đặc, .v.v. 2.2 - Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Thực phẩm với chức năng cung cấp dinh dưỡng cho con người nên nhiệm vụ của bao bì là phải bảo đảm duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm từ lúc kết thúc quá trình sản xuất đến khi tới tay người tiêu dùng 2.3 - Những tính chất của thực phẩm 2.3.1 -Tính chất hoá học của thực phẩm - Thực phẩm có thành phần hoá học phức tạp, là nguồn dinh dưỡng cho con người cũng như các sinh vật khác bao gồm các chất : chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất khoáng, vitamin .v.v. những chất này rất dễ bị vi sinh vật, côn trùng phá hoại, đồng thời rất dễ bị phân huỷ do tác động của môi trường, vì thế bao bì phải có tác dụng phòng ngừa sự biến đổi thành phần hoá học của thực phẩm trong thời gian nhất định 2.3 - Những tính chất của thực phẩm 2.3.2 - Tính chất lý học của thực phẩm Thực phẩm được đặc trưng bằng các tính chất cơ lý của nó như : hình dáng, kích thước, độ mềm, độ dòn, độ dẻo, độ đàn hồi, độ sánh, độ đục, độ trong sáng, vì thế bao bì phải có tác dụng phòng ngừa sự biến đổi những tính chất cơ lý của thực phẩm trong thời gian nhất định. 2.3 - Những tính chất của thực phẩm 2.3.3 - Tính chất cảm quan của thực phẩm Tất cả thực phẩm đều được đáng giá theo giá trị cảm quan như : mầu sắc, mùi , vị , độ đồng đều về kích thứơc, sự nguyên vẹn, sự hài hoà sề hình dáng. Sự biến đổi giá trị của các chỉ tiêu cảm quan của thực phẩm cũng có nghĩa là thay đổi những tính chất hoá học và lý học của sản phẩm và làm giảm hoặc làm mất hoàn toàn giá trị mọi mặt của hàng hoá bán ra vì thế bao bì phải có tác dụng phòng ngừa sự biến đổi những tính chất cảm quan của thực phẩm trong thời gian nhất định. 2.3 - Những tính chất của thực phẩm 2.3.4 - Những yêu cầu cơ bản của thực phẩm sau khi bảo quản trong bao bì - Về cơ bản phải giữ nguyên được thành phần hoá học của sản phẩm so với thời điểm sau khi kết thúc quá trình chế biến. - Phải giữ nguyên những tính chất lý học của sản phẩm ban đầu. - Tính chất cảm quan của sản phẩm phải được bảo tồn nguyên vẹn sản phẩm ban đầu cho đến khi hàng hoá được sử dụng. - Không bị lây nhiễm những chất khác từ môi trường hoặc từ chính bao bì, đặc biệt là những chất gây độc hại hoặc những chất làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Chương 3Chức năng của bao bì Ba loại bao bì - Bao bì tiêu dùng - Bao bì trung gian - Bao bì vân chuyển Chương 3Chức năng của bao bì Chức năng bảo vệ Chức năng thông tin Chức năng maketing Chức năng sử dụng Chức năng phân phối Chức năng sản xuất Chức năng môi trường Chức năng văn hoá 3.1- Chức năng bảo vệ Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hoá, thực phẩm luôn luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng - Nhiệt độ của môi trường, nước trong thiên nhiên, nước trong sinh hoạt, không khí ẩm, bụi, các chất độc hại ở thể khí, thể lỏng hoặc ở thể rắn .v.v. rất dễ xâm nhập vào thực phẩm - Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá làm đổ vỡ, biến dạng sản phẩm Vì thế bao bì phải đảm nhiệm chức năng bảo vệ tránh hư hỏng sản phẩm 3.1- Chức năng bảo vệ Thực phẩm và chức năng bảo vệ 3.2 - Chức năng thông tin Trên bao bì cần phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm bao gồm : - Tên sản phẩm : có thể là tên thương mại hoặc tên theo nguồn gốc nguyên liệu .v.v. - Nơi sản xuất : Tên doanh nghiệp, địa danh sản xuất, số điện thoại ( nếu cần) - Thành phần và hàm lượng các chất hoá học cơ bản của sản phẩm - Các chất phụ gia đã dùng trong sản phẩm và hàm lượng của chúng - Thời điểm sản xuất và thời hạn sử dụng 3.2 - Chức năng thông tin - Đối tượng sử dụng : theo lứa tuổi hoặc theo bệnh lý - Các ký hiệu quy ứơc : chống mưa, chống va đập, chống ánh sáng, chống lộn ngược. - Mã vạch - Biểu trưng của doanh nghiệp (nếu có) Tất cả thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin do mình đưa ra trên bao bì. - Cách đóng mở, cách bảo quản, cách sử dụng QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. 1. Quy chế này quy định việc ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước và để xuất khẩu; hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. 2. Hàng hóa là thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, nhu yếu phẩm không có bao gói sẵn được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; đồ ăn, đồ uống có bao gói sẵn và có giá trị tiêu dùng trong 24 giờ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này. Chương INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2. Đối tượng áp dụng. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, để xuất khẩu; tổ chức, cá nhân, thương nhân nhập khẩu hàng hóa để bán tại Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ. 1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài, chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó Điều 3. Giải thích từ ngữ 2. Bao bì thương phẩm là bao bì gắn trực tiếp vào hàng hóa và được bán cùng với hàng hóa cho người tiêu dùng, gồm bao bì chứa đựng, bao bì ngoài: a) Bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, tạo ra hình, khối cho hàng hóa, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hóa. b) Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một, hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hóa. Điều 3. Giải thích từ ngữ 3. Bao bì không có tính chất thương phẩm là bao bì không bán lẻ cùng với hàng hóa, gồm nhiều loại được dùng trong vận chuyển, bảo quản hàng hóa trên các phương tiện vận tải hoặc trong các kho tàng. Điều 3. Giải thích từ ngữ 4. Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát. Điều 3. Giải thích từ ngữ 5. Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin quan trọng nhất về hàng hóa phải ghi trên nhãn hàng hóa. 6. Nội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin khác, ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa. Điều 3. Giải thích từ ngữ 7. Phần chính của nhãn (Principal Display Panel: PDP) là một phần ghi các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhìn thấy dễ dàng và rõ nhất trong điều kiện bầy hàng bình thường được thiết kế tùy thuộc vào kích thước thực tế của bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, không được nằm ở phần đáy bao bì. 8. Phần thông tin là phần tiếp nối ở phía bên phải phần chính của nhãn, ghi các nội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa, hoặc một số nội dung bắt buộc trong trường hợp phần chính của nhãn không đủ chỗ để ghi các nội dung bắt buộc đó. Điều 4. Yêu cầu cơ bản của nhãn hàng hóa Tất cả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng, đúng với thực chất của hàng hóa, không được ghi mập mờ, gây ra sự nhầm lẫn với nhãn hàng hóa khác. Điều 5. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước phải được viết bằng tiếng Việt Nam, tùy theo yêu cầu của từng loại hàng hóa có thể viết thêm bằng tiếng nước ngoài nhưng kích thước phải nhỏ hơn. 2. Nhãn hàng hóa xuất khẩu, có thể viết bằng ngôn ngữ của nước, vùng nhập khẩu hàng hóa đó nếu có thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa. 3. Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì ngôn ngữ trình bầy trên nhãn hàng hóa được áp dụng một trong các cách thức sau đây: Chương IIGHI NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HÓA Mục 1: Nội dung bắt buộc Điều 6. Tên hàng hóa. Điều 7. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. Điều 8. Định lượng của hàng hóa.(Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh; thể tích, kích thước thực của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm ) Chương IIGHI NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HÓA Mục 1: Nội dung bắt buộc Điều 9. Thành phần cấu tạo. 1. Hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, đồ uống, mỹ phẩm có cấu tạo từ hai thành phần trở lên thì phải ghi thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa. 2. Hàng hóa khác có cấu tạo từ hai thành phần trở lên thì phải ghi thành phần cấu tạo quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp Mục 1: Nội dung bắt buộc 4. Đối với hàng hóa có quy định về yêu cầu bảo đảm an toàn đối với người, với môi trường khi sử dụng, nếu thành phần cấu tạo là thành phần phức hợp gồm từ hai chất trở lên, thì ghi tên thành phần phức hợp đó cùng với tên các chất tạo nên thành phần phức hợp đó, theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (% khối lượng) của các chất đó. Mục 1: Nội dung bắt buộc 5. Những thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp thuộc loại đặc biệt: đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến gen hoặc chất bảo quản, ... đã quy định liều lượng sử dụng hoặc được xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại... phải được ghi trên nhãn hàng hóa theo các quy định Quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng. Mục 1: Nội dung bắt buộc Điều 11. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản. 1. Phải ghi ngày sản xuất thì trên nhãn hàng hóa. Ngày sản xuất là số chỉ ngày, tháng, năm hoàn thành sản xuất hàng hóa đó. 2. Hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm phải ghi thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng là số chỉ ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó, hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng. Mục 1: Nội dung bắt buộc Với các nhóm, loại hàng hóa cần đảm bảo an toàn chất lượng trong bảo quản dự trữ phải ghi thời hạn bảo quản trên nhãn hàng hóa. Thời hạn bảo quản là số chỉ ngày, tháng, năm có thể lưu giữ hàng hóa trong kho bảo quản mà quá mốc thời gian đó hàng hóa có thể bị biến đổi xấu về chất lượng trước khi hàng hóa đó được đưa ra tiêu thụ. Mục 1: Nội dung bắt buộc 3. Cách ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản: a) Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch. b) Số chỉ ngày: gồm hai con số; c) Số chỉ tháng: gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ; d) Số chỉ năm: gồm hai con số cuối của năm. Mục 1: Nội dung bắt buộc Điều 12. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng. 1. Trên nhãn hàng hóa phải ghi hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo nguy hại có thể xẩy ra nếu sử dụng hàng hóa không đúng cách thức và cách xử lý sự cố nguy hại xẩy ra. 2. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp cho người mua hàng. Mục 1: Nội dung bắt buộc Điều 13. Xuất xứ của hàng hóa. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trên nhãn hàng hóa phải ghi tên nước xuất xứ. Mục 2: Nội dung không bắt buộc Điều 14. Ngoài những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, tùy theo yêu cầu và đặc thù riêng của từng hàng hóa, có thể ghi thêm các thông tin cần thiết khác nhưng không được trái với các quy định của pháp luật và của Quy chế này, đồng thời không được che khuất hoặc làm hiểu sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa. Những điều cơ bản - Trước khi sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đăng ký nhãn hàng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo đảm về quyền sở hữu công nghiệp và phải thực hiện toàn bộ những chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký. - Sự thông tin chính xác và cụ thể sẽ làm tăng uy tín của nhà sản xuất và tạo lòng tin lâu dài cho khách hàng, từ đó hàng hoá được tiêu thụ với số lượng ổn định và mở rộng được thị trường. - Để đảm bảo chức năng thông tin, nhãn hàng phải viết bằng ngôn ngữ mà đại đa số người tiêu dùng đọc và hiểu được một cách tường tận. 3.3 - Chức năng maketing Hình thức bao bì ( hình dáng, kích thước, mầu sắc, trang trí trên bao bì) hài hoà và đủ thông tin cần thiết sẽ tạo cho người tiêu dùng cảm giác dễ chịu, hấp dẫn và tin tưởng. Điều đó góp phần quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp và thực hiện chức năng maketing của bao bì. Những bao bì trình bầy rườm rà, thông tin mập mờ sẽ làm mất lòng tin của khách hàng. 3.4 - Chức năng sử dụng Để đảm bảo chức năng sử dụng người ta phải thiết kế bao bì theo các yêu cầu sau : - Dễ mở và có thể đóng lại khi dùng chưa hết, khó mở đối với trẻ em - Dễ lấy ra bằng các dụng cụ thông thường như: dao ăn, thìa, dĩa, ống hút, đũa 3.4 - Chức năng sử dụng - Kích thước bao bì phù hợp để chứa đựng một lượng sản phẩm thích hợp với những đối tượng tiêu dùng khác nhau - Có tác dụng như một vật chứa đựng khi sử dụng. - Có kích thước phù hợp để có thể dễ dàng đặt trong tủ bảo quản (tủ chứa thức ăn hoặc tủ lạnh gia đình) - Trong trường hợp nhất định, bao bì có thể tái sử dụng cho các sản phẩm gia đình 3.5- Chức năng phân phối Bao bì có tác dụng phân chia thực phẩm thành 3 nhóm : Bao bì tiêu dùng, Bao bì trung gian, Bao bì vận chuyển. 1 bao bì tiêu dùng tạo ra một đơn vị tiêu dùng. Tập hợp một số đơn vị tiêu dùng thành 1 bao bì trung gian – 1 đơn vị đóng gói để có thể chuyển đến tay người tiêu dùng. Tập hợp một bao bì trung gian thành đơn vị vận chuyển để đưa hàng hoá đến các cơ sở dịch vụ thương mại. Để đảm bảo khả năng phân phối sản phẩm nhanh chóng, thuận lợi bao bì thực phẩm phải đạt các yêu cầu sau : 3.5- Chức năng phân phối Đối với bao bì tiêu dùng : Phải có lượng sản phẩm phù hợp với đối tượng người tiêu dùng và thói quen tiêu dùng + Khối lượng phù hợp + Thể tích phù hợp + Hình dáng và kích thước phù hợp 3.5- Chức năng phân phối - Đối với bao bì trung gian : * Phải có kích thước phù hợp để có thể xếp sắp hợp lý và điền đầy bao bì vận chuyển. * Phải có khối lượng (sản phẩm + bao bì) thích hợp để các nhân viên thương mại dễ dàng mang vác, xếp đặt * Nên có khối lượng sản phẩm thích hợp để khách hàng dễ dàng mua trọn gói ( phù hợp với túi tiền và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân hoặc gia đình) và dễ dàng vận chuyển bằng các phương tiện cá nhân. 3.5- Chức năng phân phối - Đối với bao bì vận chuyển * Phải có kích thước và độ bền cơ học phù hợp với các phương tiện vận chuyển (công tơ nơ, ô tô vận tải, tầu) * Phải có khối lượng cả bì thích hợp với việc bốc dỡ (bằng con người hoặc bằng thiết bị) 3.6 - Chức năng sản xuất Trên dây chuyền sản xuất, bao bì thường bị tác động bởi các yếu tố kỹ thuật như : nhiệt độ cao hoặc sự lạnh đông, áp suất cao hoặc chân không, độ ẩm của môi trường hoặc của sản phẩm, sự ăn mòn điện hoá, sự va đập cơ học trong khi đóng kín bao bì hoặc vận chuyển trên dây chuyền. .v.v. vì thế để đảm bảo hiệu quả kinh tế và kỹ thuật bao bì phải thoả mãn chức năng sản xuất: 3.6 - Chức năng sản xuất * Bao bì phải có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết bị trên dây chuyền. * Phải có khả năng chịu được tác động của các yếu tố công nghệ như : - áp suất - Nhiệt độ - Độ ẩm - Sự ăn mòn .v.v. Khi trên dây chuyền có các yếu tố này 3.7 - Chức năng môi trường Sau khi sử dụng thực phẩm, bao bì thường bị thải ra và làm ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống, phải lựa chọn bao bì sao cho thoả mãn tối đa các điều kiện sau đây : - Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không bị thải ra môi trường 3.7 - Chức năng môi trường - Có khả năng tái chế tức là sau khi thải ra nó có thể dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. - Có khả năng tự phân huỷ bởi tác động của môi trường tự nhiên, khi phân giải không hình thành các chất độc làm ô nhiễm nguồn nước, mặt đất và bầu khí quyển. - Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xủ lý rác. 3.8 - Chức năng văn hoá Thực phẩm thường được sản xuất tại chỗ dựa trên việc khai thác nguồn nông sản có sẵn của địa phương. Mỗi nguồn nông sản được đặc trưng bởi khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, giống cây trồng và vật nuôi, vì thế sản phẩm thực phẩm thường có những nét độc đáo riêng về văn hoá bản địa Do đó bao bì thường được tạo dáng, trang trí theo truyền thống văn hoá của mỗi vùng và mỗi dân tộc. 3.8 - Chức năng văn hoá Thông tin trên nhãn hàng cũng được trình bầy bằng ngôn ngữ của dân tộc, vì vậy bao bì thực phẩm thường mang những nét văn hóa đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp, cho mỗi vùng hoặc cho mỗi quốc gia nhằm giới thiệu với người tiêu dùng trong nước và quốc tế những nét độc đáo của sản phẩm mà mình làm ra. Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm những đặc trưng riêng và trong nhiều trường hợp nó tạo nên cho sản phẩm khả năng thông tin và maketing độc đáo. Chương 4Vật liệu làm bao bì thực phẩm 4.1 - Những yêu cầu chung về vật liệu làm bao bì thực phẩm - Vật liệu làm BBTP phải phù hợp với từng loại thực phẩm - Giá trị của BBTP phải tương ứng với giá trị của thực phẩm cần chứa đựng, về nguyên tắc cần khống chế để bao bì không làm tăng giá thành của sản phẩm một cách quá mức nhằm làm giảm giá thành sản phẩm nói chung. - Vật liệu càng dễ gia công càng tốt để có thể chế tác bao bì bên cạnh xí nghiệp chế biến thực phẩm. - VLBB không làm thay đổi tính chất hoá học, lý học và đặc biệt là tính chất cảm quan của thực phẩm . - VLBB phải không gây nhiễm độc cho thực phẩm. 4.2 -Vật liệu kim loại 4.2.1 – Giới thiệu các loại bao bì bằng kim loại Bao bì bằng kim loại được sử dụng nhiều trong công nghiệp đồ hộp thịt, cá, rau quả, nước uống. Người ta thường sản xuất bao bì kim loại (BBKL) ở dạng hộp hình trụ hoặc hình hộp chữ nhật. Kích thước của hộp tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm và tuỳ thuộc vào thói quen sản xuất của từng quốc gia. Tuy nhiên ngày nay do công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh mẽ và sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng nên người ta dần dần tiến tới sự thống nhất kích thước mang tính tiêu chuẩn hoá để có thể sử dụng những máy