Bài giảng Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lãi suất

Phântích cung–cầutrái phiếuchiết khấuthờihạn1năm o Tạisaolạiphântíchtráiphiếu? o Tại sao lại là khuôn khổ tiền vay (loanablefundsframework)?

pdf43 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT o Lãi suất là yếu tố kinh tế luôn biến động. Vậy những yếu tố nào làm cho lãi suất biến động? o Lãi suất và giá của trái phiếu tỷ lệ nghịch với nhau. Vậy nếu hiểu vì sao giá trái phiếu thay đổi thì có thể giải thích được tại sao lãi suất thay đổi. o Dùng phương pháp phân tích cung cầu để giải thích sự thay đổi của giá trái phiếu ⇒ sự thay đổi của lãi suất. Dẫn nhập o Phân tích cung – cầu trái phiếu chiết khấu thời hạn 1 năm o Tại sao lại phân tích trái phiếu? o Tại sao lại là khuôn khổ tiền vay (loanable funds framework)? 1. Lý thuyết khuôn mẫu tiền vay: cung cầu trên thị trường trái phiếu o Dù các loại lãi suất khác nhau có thể biến động khác nhau nhưng chúng thường biến động cùng nhau nên để đơn giản hóa, chúng ta có thể giả định trên thị trường chỉ có 1 loại trái phiếu và 1 loại lãi suất. o Trên thị trường tài chính, việc phát hành trái phiếu ra thị trường tương đương với việc đi vay tiền nên phân tích cung cầu trái phiếu được gọi là phân tích khuôn mẫu tiền vay. 1. Lý thuyết khuôn mẫu tiền vay: cung cầu trên thị trường trái phiếu 1.1 Cân bằng thị trường Giả sử trên thị trường có trái phiếu chiết khấu thời gian đáo hạn 1 năm và mệnh giá $1.000. Giá ($) Lãi suất (%) Cầu (tỷ $) Cung (tỷ $) 950 ? 900 ? 850 ? 800 ? 750 ? 1.1 Cân bằng thị trường o Ta có giá, lãi suất, lượng cầu và lượng cung của trái phiếu này trên thị trường như sau: Giá($) Lãi suất (%) Cầu (tỷ $) Cung (tỷ $) 950 5.26 100 500 900 11.11 200 400 850 17.65 300 300 800 25.00 400 200 750 33.33 500 100 1.1 Cân bằng thị trường A E F I B C H D G 950 P* = 850 750 900 800 33.33 i* = 17.65 5.26 11.11 25.00 300 500100 400200 Lãi suất i %Giá Khối lượng trái phiếu, tỷ $ o Để phân tích sự thay đổi của lãi suất, ta sẽ phân tích sự thay đổi của tình hình cung cầu trái phiếu. o Phân biệt giữa sự dịch chuyển theo đường cầu (cung) và sự dịch chuyển của đường cầu (cung). 1.2. Thay đổi lãi suất cân bằng Dịch chuyển của đường cầu o Khi lượng cầu trái phiếu thay đổi do kết quả của việc thay đổi của giá trái phiếu (hay lãi suất), ta có sự dịch chuyển theo đường cầu. o Khi lượng cầu trái phiếu tại 1 mức giá nhất định thay đổi do kết quả của việc thay đổi các yếu tố khác không phải là giá (hay lãi suất), ta có sự dịch chuyển của đường cầu. Trong trường hợp này, ta sẽ có điểm cân bằng mới trên thị trường trái phiếu. 1.2. Thay đổi lãi suất cân bằng o Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu tài sản: a. Của cải (Wealth) b. Suất sinh lời dự tính của trái phiếu (Expected Return) c. Rủi ro so với các tài sản khác (Risk) d. Tính thanh khoản so với các loại tài sản khác (Liquidity) => Hàm cầu trái phiếu: 1.2 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu trái phiếu o Các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng cung trái phiếu: a. Khả năng sinh lời dự tính của hoạt động đầu tư b. Lạm phát dự tính c. Thâm hụt ngân sách 1.3 Dịch chuyển đường cung trái phiếu Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung trái phiếu 14 1.4 Lạm phát dự tính tăng lên o Khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, khối lượng trái phiếu cân bằng của thị trường có thể tăng hay giảm. o Mối quan hệ giữa lạm phát dự tính và lãi suất gọi là hiệu ứng Fisher. 1.4 Lạm phát dự tính tăng Expected Inflation and Interest Rates (Three-Month Treasury Bills) Nhìn từ thực tế: Hiệu ứng Fisher tại Mỹ giai đoạn 1953-2004 1.5. Kinh tế tăng trưởng 1. Của cải ↑, Bd ↑, đường Bd dịch chuyển sang phải 2. Đầu tư ↑, Bs ↑, đường Bs sang phải 3. Nếu Bs dịch chuyển nhiều hơn Bd thì P ↓, i ↑ o Khi kinh tế tăng trưởng, đường cung và đường cầu đều dịch chuyển sang phải nên điểm cân bằng mới cũng dịch chuyển sang phải với khối lượng trái phiếu cân bằng cao hơn ban đầu. o Tuy nhiên, lãi suất có thể tăng hay giảm và giá của trái phiếu cũng có thể giảm hay tăng tương ứng. 1.5. Kinh tế tăng trưởng Nhìn từ thực tế: mối liên hệ giữa chu kỳ kinh tế và lãi suất Giả thiết: 1. Trái phiếu và tiền là 2 loại tài sản chính mọi người dùng để làm của cải dự trữ của mình. 2. Lượng cung tiền là hoàn toàn do ngân hàng trung ương kiểm soát và không thay đổi trong ngắn hạn. 3. Sự thay đổi 1 yếu tố xảy ra khi các yếu tố khác không thay đổi. 2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: cung và cầu trên thị trường của tiền tệ o Do chỉ có trái phiếu và tiền nên tổng của cải trong nền kinh tế bằng tổng khối lượng trái phiếu cộng tổng tiền, hay là bằng lượng cung trái phiếu + lượng cung tiền. o Lượng cung trái phiếu cộng lượng cung tiền phải bằng lượng cầu trái phiếu cộng lượng cầu tiền: Bs + Ms = Bd + Md Nếu Bs – Bd = 0 thì Md – Ms = 0 ⇒ Việc phân tích khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản cũng tương đương với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay. 2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản: cung và cầu trên thị trường của tiền tệ  Tại sao lại sử dụng cả 2 khuôn mẫu?  Khuôn mẫu tiền vay cho chúng ta một cách phân tích đơn giản hơn khi phân tích tác động của lạm phát dự tính.  Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản dễ sử dụng hơn trong phân tích tác động của sự thay đổi của mức thu nhập, mức giá và thay đổi của cung tiền tệ. 2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản  Giả định:  Tiền không mang lại lợi nhuận  Trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận dự tính bằng với lãi suất.  Lãi suất tăng, tỷ suất lợi nhuận dự tính của tiền giảm một cách tương đối so với trái phiếu và theo lý thuyết lượng cầu tài sản, cầu về tiền sẽ giảm xuống. 2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản  Cách giải thích khác theo khái niệm “chi phí cơ hội”:  Chi phí cơ hội là khoản lợi nhuận bị mất đi do không nắm giữ loại tài sản thay thế khác.  Khi lãi suất tăng, chi phi cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng lên và tiền trở nên kém hấp dẫn hơn, nhu cầu về tiền sẽ giảm xuống. 2. Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản Cân bằng trên thị trường của tiền tệ Ms Md A C B 10.000 20.000 30.000 15 i*=10 5 Lãi suất % Lượng tiền M (tỷ đồng) Giả định khi xét ảnh hưởng của một yếu tố kinh tế nào đó lên đường cung và đường cầu tiền tệ thì các yếu tố khác không đổi. Thay đổi của lãi suất cân bằng a. Thu nhập Md1 Md2 Msi i2 i1 M o Khi của cải hay thu nhập tăng lên, mọi người giữ tiền nhiều hơn và giao dịch mua sắm nhiều hơn ⇒ lượng cầu tiền tăng, đường cầu Md dịch chuyển sang phải ⇒ i2 > i1 o Vậy khi kinh tế tăng trưởng thì lãi suất sẽ tăng. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái lãi suất sẽ giảm. a. Thu nhập o Khi giá cả tăng lên, mọi người sẽ muốn nắm giữ số tiền danh nghĩa nhiều hơn để mua một lượng hàng hóa như cũ. o Khi mức giá tăng lên, giá trị thực của tiền giảm, nhu cầu tiền tăng lên, đường cầu Md dịch chuyển sang phải ⇒ i2 > i1 o Vậy khi mức giá tăng lên thì lãi suất sẽ tăng lên. b. Mức giá c. Cung tiền tệ Md Ms2Ms1 i i1 i2 M o Khi lượng cung tiền tăng lên do chính sách mở rộng tiền tệ của chính phủ, đường cung tiền Ms sẽ dịch chuyển sang phải ⇒ i2 < i1 o Vậy khi lượng cung tiền tăng lên thì lãi suất sẽ giảm. ⇒ Muốn giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng thì cần thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ. c. Cung tiền tệ Nhận xét về tác động của các yếu tố đến lãi suất Yếu tố Lý thuyết khuôn mẫu tiền vay Lý thuyết khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản Lạm phát dự tính Giải thích được  - Chu kỳ kinh tế Không giải thích được  Giải thích được  Cung tiền - Không giải thích được  o Thấy gì trong thực tế? o Quan điểm của Milton Friedman? Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng o Dựa trên mô hình ưa thích tính thanh khoản cho thấy: Một sự gia tăng của cung tiền sẽ làm cho lãi suất giảm và điều này sẽ dẫn đến 2 kết quả sau: 1. Một sự gia tăng trên tổng chi tiêu và GDP 2. Giảm tỷ lệ thất nghiệp o Quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và chính trị đồng tình. o Hiệu ứng thanh khoản: hiệu ứng làm giảm lãi suất khi tăng cung tiền tệ. Chính sách tiền tệ của trường phái Keynes o Milton Friedman thừa nhận tính đúng đắn của khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản, tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác như: thu nhập, mức giá và tỷ lệ lạm phát dự tính. o Hiệu ứng thanh khoản xảy ra khi các yếu tố khác không thay đổi nhưng việc tăng cung tiền tệ sẽ thay đổi các yếu tố khác và làm thay đổi lãi suất. ⇒ Do vậy tác động của việc gia tăng lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp lên lãi suất. Quan điểm của Milton Friedman o Hiệu ứng thu nhập: hiệu ứng thu nhập của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với một mức thu nhập cao hơn. o Hiệu ứng mức giá: hiệu ứng mức giá của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng giá. o Hiệu ứng lạm phát dự tính: hiệu ứng lạm phát dự tính của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng lên của lạm phát dự tính. Ảnh hưởng của cung tiền tệ lên các yếu tố kinh tế: thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính  Hiệu ứng mức giá và hiệu ứng lạm phát dự tính là khác nhau mặc dù chúng có cùng nguồn gốc là từ việc tăng giá do tăng cung tiền.  Lượng cung tiền tăng => tăng giá năm tới => cuối năm khi giá đạt mức cao nhất thì hiệu ứng này đạt mức cao nhất.  Tăng mức giá => tăng lãi suất qua hiệu ứng lạm phát dự tính. Cuối năm khi mức giá tăng mức cao nhất và không tăng => lạm phát và lạm phát dự tính giảm xuống => hiệu ứng lạm phát dự tính là bằng không.  Hiệu ứng mức giá vẫn tồn tại khi giá ngừng tăng còn hiệu ứng lạm phát dự tính thì mất đi. Lưu ý MS tăng => 1. Hiệu ứng thanh khoản làm giảm lãi suất. Nhưng: 2. Hiệu ứng thu nhập, mức giá và tỷ lệ lạm phát dự tính làm tăng lãi suất. => Tổng tác động của việc tăng cung tiền đối với lãi suất là không rõ ràng. Tác động trực tiếp và gián tiếp của cung tiền tệ đối với lãi suất o Nhìn chung, hiệu ứng thanh khoản sẽ có tác động ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng mức giá có tác động chậm hơn. o Hiệu ứng lạm phát dự tính lại phụ thuộc vào sự điều chỉnh của cá nhân đối với dự tính của họ. Tác động của cung tiền tệ đối với lãi suất o Tác động của cung tiền đối với lãi suất là phụ thuộc vào sự lấn át của hiệu ứng nào:  Hiệu ứng thanh khoản lớn hơn các hiệu ứng khác.  Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác.  Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn hiệu ứng lạm phát dự tính và sự điều chỉnh nhanh của lạm phát dự tính. Tác động của cung tiền tệ đối với lãi suất Khuôn mẫu nào gần nhất với thực tế?