Môn học nhằm hỗ trợ và xây dựng những cơ sở lí thuyết chung về cảnh quan đô thị cho sinh viên; Giúp sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá hay hoạch định hướng phát triển và quản lý cảnh quan đô thị dựa trên quan điểm sinh thái học.
Đồng thời môn học được phát triển trên cơ sở các môn khoa học về sinh thái học, môi trường đô thị, thực vật học, kỹ thuật cây trồng trong đô thị.
111 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4592 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cảnh quan đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
VỊ TRÍ MÔN HỌC
Môn học nhằm hỗ trợ và xây dựng những cơ sở lí thuyết chung về cảnh quan đô thị cho sinh viên; Giúp sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá hay hoạch định hướng phát triển và quản lý cảnh quan đô thị dựa trên quan điểm sinh thái học.
Đồng thời môn học được phát triển trên cơ sở các môn khoa học về sinh thái học, môi trường đô thị, thực vật học, kỹ thuật cây trồng trong đô thị.
NHIỆM VỤ MÔN HỌC
Giới thiệu những khái niệm cơ bản về cảnh quan đô thị theo quan điểm sinh thái học.
Xây dựng quan điểm nghiên cứu môn học phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và Việt Nam
Giới thiệu một số kiến thức hỗ trợ như kiến thức về phân tích các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan, lựa chọn cấu trúc mảng xanh cho một số công trình công cộng trong đô thị
Xây dựng những cơ sở lí luận và giải pháp quản lý cảnh quan trong đô thị đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu về cải thiện môi trường, góp phần tô điểm cảnh quan đô thị phù hợp trong bối cảnh công nghiệp hóa và theo kịp xu hướng phát triển các đô thị xanh trên Thế giới.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể:
Định nghĩa được khái niệm về cảnh quan đô thị.
Phân tích và đánh giá được vai trò và yêu cầu phát triển hệ thống mảng xanh cho một khu vực cụ thể trong đô thị.
Có khả năng quy hoạch được một loại hình cây xanh trong đô thị.
Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên ngành thiết kế cảnh quan đô thị và các ngành học liên quan tới vấn đề quản lý môi trường, sinh thái trong đô thị.
Chöông 1
NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN VEÀ CAÛNH QUAN ÑOÂ THÒ
Khái niện cảnh quan đô thị trên quan điểm sinh thái học
Khái niệm cảnh quan
Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu kieán truùc khác nhau. Một cách thức khaùc veà maët sinh thaùi đcoù theå xem xét một cảnh quan là xem nó như một thể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối cùng chết và trở về với đất.
Phương pháp tốt nhất để xem xét một cảnh quan là quan sát trên thực địa từ một cách nhìn theo không gian hay khảo sát các không ảnh hay ảnh vệ tinh để đặt một mảnh đất cụ thể trong một hình ảnh rộng hơn của bối cảnh chung quanh nó và xác định các mối quan hệ không gian của nó.
1.1.2. Phân loại cảnh quan
- Tùy theo lịch sử hình thành cảnh quan phân ra cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo.
+ Cảnh quan thiên nhiên được tạo dựng trong quá trình hình thành và biến đổi của tự nhiên. Một số cảnh quan nổi tiếng thế giới như 1. Sông băng Aletsch, (Thụy Sĩ), Hồ Baikal (Nga), Công viên khủng long (Canada), Quần đảo Galapagos (Ecuador), Dải đại san hô (Úc), Vịnh Hạ Long (Việt Nam)...
+ Cảnh quan nhân tạo do con người cải tạo thiên nhiên hay tạo dựng mới. Những cảnh quan thuộc nhóm này như Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Khu quần thể Điện Kremlin (Nga), Quảng Trường Thiên An Môn (Trung Quốc), Tháp Ephen (Pháp).…
- Tùy Địa hình, đặc điểm, cấu trúc, quần thể, kích thước, thời gian… có thể chia chi tiết hơn cho mỗi lọai hình cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo như cảnh quan thuộc dạng
+ Sông nước
+ Đồi núi, cao nguyên, cảnh quan của quần thể núi lửa phun trào
+ Quần thể hang động
+ Làng mạc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng
+ Quần thể ruộng bậc thang vùng cao
+ Vùng ngoại ô, đô thị…
Hình 1.1. Vịnh Hạ Long, một cảnh quan thiên nhiên
(Ảnh: www.vietnamonline.com)
Hình 1.2. Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ, 1trong 7 kỳ quan thế giới được tạo dựng bởi con người. (Ảnh: www.vietnamonline.com)
1.1.3. Cảnh quan đô thị
Cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ sinh thái cùng tồn tại liên kết, xắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất định của một độ thị và khung cảnh đó cũng được xem xét với quang cảnh chung quanh rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người.
Đô thị cổ xưa nhất được ghi nhận là Jericho được hình thành khoảng 6000 năm TCN ở vùng Trung đông. Các ngôi nhà có dạng vòm và có các bức tường bằng đất bùn hay gạch, đôi khi các bức tường được sơn quét. Thành phố được bao bọc bởi các bức tường đá và các tháp.
Cùng sự phát triển trí thức nhân loại, sự biến đổi của cảnh quan đô thị cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Thành phố đầu tiên của người Sumarian cũng là một vi du điển hình của một đô thị cổ.
Thành phố cổ Mesopotamia (Iraq cổ) nổi tiếng bởi các kim tự tháp hình tròn. Đó là các kim tự tháp 4 cạnh của cư dân Sumarian với cấu trúc bậc thang có 5 mức. Người ta đã tạo lập hệ thống cây bụi, cây gỗ lớn để che bóng cho các kim tự tháp tới cả bậc cao nhất của kim tự tháp (khoảng 3 triệu năm TCN). Tới khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Sennacherib- người được coi như là một nhà kiến trúc cảnh quan, một nhà thực vật sớm nhất - đã tạo lập một công viên rộng lớn. Ông cũng đã sưu tập nhiều loài cây ở địa phương này đem tới phía bắc, tây và Bờ Địa trung hải nhằm tạo lập một vườn sưu tập thực vật.
Về sự phối hợp của nghệ thuật kiến trúc và trồng cây phải kể tới một kỳ quan thế giới là vườn treo Babylon.
Vườn treo Babylon (Hanging gardens of Babylon) (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của thành phố Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trong bảy kỳ quan thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchdnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN. Vườn được treo trên các mái hiên. Kích thước mỗi chiều của vườn là 120 m. Công trình được "treo" trên hệ thống cột cao 25 m. Nhiều cây gỗ sinh trưởng trong vườn đạt tới chiều cao 60 m và chu vi cây 4 m (Richard T.T. Forman, Michel Godron, 1986).
Vẻ đẹp của khu vườn là hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Do Babylon không mấy khi có mưa và vùng này ít có đá lớn nên người ta xây khu vườn bằng gạch làm từ đất sét trộn với rơm băm nhỏ và nung dưới ánh nắng mặt trời. Vì thường xuyên bị ngấm nước nên gạch dễ bị phân hủy và tuổi thọ của khu vườn rất ngắn (Wikipedia.org).
Hình 1.4. Vườn treo Babylon (Ảnh: www.vietnamonline.com)
1.1.4. Sinh thái môi trường đô thị
1.1.4.1. Hệ sinh thái (Ecosystem)
Hệ sinh thái điển hình là một tập hợp các quần xã sinh vật (có thể là thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật bậc thấp, bậc cao và vi sinh vật…) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương tác hỗ trợ nhau. Nhưng giữa chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngọai cảnh nhất định. Mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại, phát triển của quần xã sinh sống.
Một hệ sinh thái môi trường bao gồm
Các tập đoàn quần xã sinh vật "sinh vật sản xuất", "sinh vật tiêu thụ", và "sinh vật phân hủy".
Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCO3…),
Các chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit…),
Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…)
Các tập đoàn hay quần xã sinh vật liên hệ chặt chẽ với nhau theo hệ thống cung cấp và tiêu thụ thực phẩm và năng lượng. Ba yếu tố sau là môi trường vật lý mà quần xã tồn tại.
Hệ sinh thái môi trường có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà sinh ra: hệ sinh thái biển, hồ, sông ngòi, rừng, đồng cỏ, sa mạc. hệ sinh thái nhân tạo được con người tạo ra như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái môi trường nông thôn, hệ sinh thái nông nghiệ, hệ sinh thái ven biển…
Thông thường hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì bền vững hơn vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với tự nhiên. Hệ sinh thái này chỉ bị phá hủy khi điều kiện tự nhiên biến đổi khắc nghiệt. Còn hệ sinh thái nhân tạo, thường là hệ sinh thái tuân theo ý muốn con người, phục vụ con người, đôi lúc đi ngược lại quy luật tự nhiên. Vì vậy hệ sinh thái nhân tạo kém bền vững hơn, thậm chí sự tồn tại của nó đôi lúc làm cho thiên nhiên nổi giận. Đó là những thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hỏa họan ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tàn phá của nó trên thế giới, sự suy giảm trầm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dang sinh học, sự ô nhiễm không khí nặng nề ở các đô thị, các khu công nghiệp …
2.1.3.2. Sinh thaùi moâi tröôøng ñoâ thò
Là hệ thống bao gồm nhiều thành phần, đó là các quần thể sinh vật sống, kể cả con người và hoạt động xã hội của con người, cùng với các yếu tố vật lí, vi sinh như đất đai, nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, mạng lưới điện, nước, các công trình công cộng tồn tại trong một phạm vi không gian, lãnh thổ đô thị, tương tác với các yếu tố khác có mặt trong môi trường đó.
Trong đó con người và hoạt động của họ đóng vai trò quyết định vào sự phát triển của đô thị. Ở đây con người can thiệp rất mạnh mẽ, rất thô bạo, sâu sắc và thường đi ngược lại, làm hại môi trường tự nhiên. Bởi sự tập trung qúa đông dân cư, bởi qúa trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người, bởi qúa trình thải ra các chất độc hại.
Môi trường đô thị bao gồm hệ sinh thái môi trường mà trong đó các quần thể sinh vật kể cả con người với mật độ cao, tồn tại phát triển cùng với các thành phần vật lí như đường xá, nhà cửa, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp, giao thông, du lịch… Cùng với sự tập trung dân cư ngày càng đông.
* Như vậy môi trường đô thị có đặc thù riêng đó là:
Sự tập trung dân cư đông và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, giao thông phát triển.
Biểu hiện sâu sắc về tác động của con người đến hệ sinh thái. Ở đó con người can thiệp mạnh mẽ nhất, làm mất cân bằng nhất so với các hệ sinh thái môi trường khác.
Ở Tp HCM với dân cư hiện nay (2005) trên 5,2 triệu người, trong đó gần 4 triệu dân cư nội thành. Mật độ 2912 ng/ km2 (Tp HCM là một trong 7 Tp có mật độ dân cư lớn nhất thế giới) trên diện tích 2.080 km2 Tp có khoảng 700 nhà máy xí nghiệp công nghiệp, gần 30000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Phân bố xen kẽ trong khu dân cư. Mặt khác nhiều xí nghiệp có cơ sở thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu. Kết quả các hoạt động của con người đã gây ra những tác động sâu sắc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đô thị như gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, không khí…
Trong Tp HCM nồng độ bụi trung bình: Mùa khô 4,5 mg/m3
Mùa mưa 2,1 mg/m3
Vượt 4-9 lần TC vệ sinh cho phép tcvs = 0, 5 mg/m3
Nồng độ các khí SOx, CO, CO2 … đều cao hơn mức cho phép nhiều.
Về ô nhiễm nước thuộc loại 6 tức là loại nặng nhất (1989). Tiếng ồn trung bình 77-80 dBA (đề xi ben) vượt TC cho phép 5- 20 dBA.
Năm 2005 dân số TP.HCM là 6.117.251 người (cư dân có đang ký nhân khẩu chính thức), ngoài ra còn nhiều người cư trú, người lao động từ các nơi khác tới không có hộ khẩu tại TP. Từ năm 1997 – 2004, tổng diện tích xây dựng tăng 11.227 ha. Tổng dự án được giao và cho thuê để xây dựng, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật… là 3.551 dự án (thông tin của Viện quy hoạch xây dựng TP HCM, 2005)
Tại TPHCM, lượng chì trong không khí đã tăng gấp đôi, từ 0,5μg/m3 lên đến trên 1μg/m3. Việc chì tăng bất thường, nghi vấn bắt nguồn từ một lượng xăng pha chì bán ra thị trường trong thời gian gần đây (Theo Nguyễn Thủy, 2007- VietNamnet).
Cuối tháng 8/2007, tại hội thảo “Kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các thành phố lớn” tổ chức tại TPHCM, Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM đã công bố một số liệu đáng ngại về tình hình ô nhiễm môi trường ở TP. Đó là, lượng chì trong không khí đo được tại các trạm quan trắc ven đường giao thông của TPHCM từ đầu năm 2006 đến nay đã tăng đột biến, lên mức trên 1μg/m3, vượt mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1μg/m3).
Tốc độ đô thị hoá nhanh đã khiến chính quyền các đô thị phải đối mặt với rất nhiều nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá… Chính vì vậy, việc quản lý, phát triển công viên, cây xanh đô thị thường bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Thực tế, cây xanh có vai trò rất quan trọng với con người và môi trường đô thị, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt, công viên - cây xanh - mặt nước là một trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị, tạo bản sắc cho đô thị. Không gian xanh, công viên còn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng. Chính vì vậy, các nhà quản lý đô thị cần xác định rõ tiêu chí đô thị phát triển phải bền vững, xanh - sạch - đẹp. Đây là chuẩn mực của quốc tế.
Các mảng xanh là một phần quan trọng trong hệ sinh thái đô thị. Hiện nay người ta thường nói tới một đô thị sinh thái, khi nói tới điều này người ta luôn liên tưởng tới cảnh quan một đô thị có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các công trình kiến trúc, xây dựng hiện đại với hệ thống mảng xanh phong phú, đa dạng. Các mảng xanh này góp phần quan trọng vào quá trình duy trì chu kỳ họat động của một hệ sinh thái đô thị được bền vững (hình 2.1)
Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tăng nhanh và xu hướng tập trung cao mật độ dân số về các khu vực đô thị, khu công nghiệp, và quá trình phát triển của các công trình xây dựng, khu đô thị mới, khu chung cư, nhà cao ốc đã làm cho hệ sinh thái của các đô thị đang bị tác động mạnh mẽ. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề do tiếng ồn, khí thải, khói, bụi, hóa chất… từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông. Do đó nhiều nhà chuyên môn đang quan tâm tới vấn đề môi trường ở đô thị và xây dựng các đô thị xanh và đô thị sinh thái.
Đô thị xanh là vùng đô thị được thiết kế theo quan điểm sinh thái với cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và một bầu không khí luôn trong sạch.
Đô thị xanh là một tổ hợp phát triển được xây dựng để nâng cao môi trường sống của con người trong một cộng đồng (Trung tâm Môi trường California - Mỹ) (dẫn theo Thái Vũ Bình, 2006)
Một đô thị xanh có những tiêu chí đánh giá
Đảm bảo không gian xanh đô thị: Bao gồm hệ thống các mảng xanh đô thị, vành đai xanh đô thị và mặt nước xanh.
Không ô nhiễm: Đảm bảo các chất thải trong mọi hoạt động tại đô thị được tái sử dụng, quản lý, xử lý thích hợp đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp.
Giao thông thông suốt, không tắc nghẽn
Có hệ thống thông tin môi trường cung cấp kịp thời cho người dân đô thị và định kỳ tiến hành kiểm toán môi trường đô thị.
Đô thị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trường sống cao, có quan hệ hài hòa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lyù, có công trình và kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp họat động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông (Nguyễn Huy Côn, 2007). Nghĩa là đô thị là một hệ sinh thái với đầy đủ các đặc tính, cấu trúc và chức năng sinh thái của nó
Một số đô thị đã có các mô hình tiếp cận đô thị sinh thái như tiểu khu sinh thái Herlen (Hà Lan), Thành phố sinh thái Adelaide (tiểu khu sinh thái Chritie, Úc), Thành phố Malmae (Thụy Điển), tiểu khu Simbiotic (Nhật Bản). Tuy nhiên việc ứng dụng và xây dựng các đô thị sinh thái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể mỗi đô thị.
Vì vậy để xây dựng một đô thị sinh thái cần có cái nhìn tổng thể về sinh thái học, về quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị, bảo tồn cảnh quan, xây dựng nền công nghiệp, quản lyù giao thông, năng lượng, chất thải… hiệu qủa. Điều đó cũng cho thấy, cần có sự phối hợp hiệu quả của các nhà quản lyù, các nhà chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó cây xanh luôn là một thành phần và đối tượng quan trọng trong kiến trúc cảnh quan đẹp đô thị. Vấn đề này sẽ được trình bày thêm ở chương 6.
Với nhiệm vụ của môn học này, chúng ta chỉ nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch, phát triển và quản lyù hệ thống mảng xanh hay cảnh quan cho một đô thị, các khu công nghiệp, dân cư có mức độ tập trung cao trên quan điểm sinh thái học.
Hình 1.5. Caùc thaønh phaàn trong heä sinh thaùi ñoâ thò
Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tăng nhanh và xu hướng tập trung cao mật độ dân số về các khu vực đô thị, khu công nghiệp, và quá trình phát triển của các công trình xây dựng, khu đô thị mới, khu chung cư, nhà cao ốc đã làm cho hệ sinh thái của các đô thị đang bị tác động mạnh mẽ. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề do tiếng ồn, khí thải, khói, bụi, hóa chất… từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông. Do đó nhiều nhà chuyên môn đang quan tâm tới vấn đề môi trường ở đô thị và xây dựng các đô thị sinh thái.
Đô thị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trường sống cao, có quan hệ hài hòa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lyù, có công trình và kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp họat động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông (Nguyễn Huy Côn, 2007)
Một số đô thị đã có các mô hình tiếp cận đô thị sinh thái như tiểu khu sinh thái Herlen (Hà Lan), Thành phố sinh thái Adelaide (tiểu khu sinh thái Chritie, Úc), Thành phố Malmae (Thụy Điển), tiểu khu Simbiotic (Nhật Bản). Tuy nhiên việc ứng dụng và xây dựng các đô thị sinh thái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể mỗi đô thị.
Vì vậy để xây dựng một đô thị sinh thái cần có cái nhìn tổng thể về sinh thái học, về quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị, bảo tồn cảnh quan, xây dựng nền công nghiệp, quản lyù giao thông, năng lượng, chất thải… hiệu qủa. Điều đó cũng cho thấy, cần có sự phối hợp hiệu quả của các nhà quản lyù, các nhà chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với nhiệm vụ của môn học này, chúng ta chỉ giải quyết vấn đề về cảnh quan đô thị trên góc độ sinh thái học, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan tới hệ thống mảng xanh ở một đô thị hay các khu công nghiệp, dân cư có mức độ tập trung cao.
1.2. Một số vấn đề về Sinh thái học cảnh quan
1.2.1 Khái niệm Sinh thái học cảnh quan
Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu sử dụng đất khác nhau. Một cách thức khác để xem xét một cảnh quan là xem nó như một thể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối cùng chết và trở về với đất.
Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành đáp ứng với nhu cầu tìm hiểu mối quan hệ lẫn nhau giữa xã hội con người và không gian sinh sống của chúng ta. Nó nghiên cứu cấu trúc, chức năng, và sự biến đổi xảy ra trong một vùng đất không đồng nhất được cấu thành bởi các hệ sinh thái tương tác với nhau. Là một ngành khoa học tương đối mới, mặc dù các nhà nghiên cứu Châu Âu đã sử dụng các nguyên tắc của nó sớm hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu ở Bắc Mỹ, sinh thái học cảnh quan có những đóng góp rất quan trọng trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững không gian sinh sống và các tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều từ cách thức mà các nhà nghiên cứu, nhất là từ Châu Âu đã thiết lập một cách tương đối hoàn chỉnh việc phân tích các cảnh quan mà con người chiếm ưu thế và cố gắng phục hồi các chức năng sinh thái cho các hệ thống của họ.
1.2.2. Các nguyên tắc của Sinh thái học cảnh quan
Để hiểu sinh thái học cảnh quan, chúng ta phải tập trung vào một số nguyên tắc quan trọng của nó: thành phần, cấu trúc, chức năng, và sự thay đổi của cảnh quan.
• Thành phần, bao gồm cấu trúc di truyền của các quần thể, bản chất và sự phong phú của các loài trong các hệ sinh thái, và các kiểu quần hợp khác nhau hiện diện trong cảnh quan.
• Cấu trúc, bao gồm các đám sinh cảnh hay các hệ sinh thái và các dạng thức của chúng; kích thước và sự sắp xếp của các đám, các quần thụ, hay các hệ sinh thái đó
• Chức năng, bao gồm các tiến trình khí hậu, địa chất, thủy văn, sinh thái, và sự thay đổi hay tiến hóa
•