Đểđơngiảnhóa,khiphântích khuônmẫutiền vay
chúngta giảđịnhtrên thị trường chỉcó1loại trái phiếu
vàchỉcó1mứclãisuất. Vàbâygiờchúngtaxétkhithị
trường cónhiềuloại trái phiếuvớinhiềuthời gianđáo
hạnkhácnhaucùngnhiềumứclãisuấtkhácnhau.
o Cấutrúcrủirovàcấutrúckỳhạntrảlờicâuhỏi:
?Làmsaonhàđầutưcóthểđưaracácquyếtđịnhđầutư?
?Làmsaonhàđầutư cóthể thực hiệncácchiếnlược đầu
tư?
57 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU
TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
o Để đơn giản hóa, khi phân tích khuôn mẫu tiền vay
chúng ta giả định trên thị trường chỉ có 1 loại trái phiếu
và chỉ có 1 mức lãi suất. Và bây giờ chúng ta xét khi thị
trường có nhiều loại trái phiếu với nhiều thời gian đáo
hạn khác nhau cùng nhiều mức lãi suất khác nhau.
o Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn trả lời câu hỏi:
Làm sao nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư?
Làm sao nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu
tư?
Dẫn nhập
o Cấu trúc rủi ro của lãi suất là mối liên
hệ giữa các lãi suất khác nhau của các
trái phiếu có cùng thời gian đáo hạn.
o Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là mối
liên hệ giữa lãi suất của các trái phiếu
có thời gian đáo hạn khác nhau.
1. Khái niệm
Có 4 loại trái phiếu dài hạn khác nhau:
1. Trái phiếu dài hạn của chính phủ
2. Trái phiếu chính quyền địa phương
3. Trái phiếu công ty loại Aaa
4. Trái phiếu công ty loại Baa
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Nhận xét:
1. Lãi suất của các loại trái phiếu khác
nhau không giống nhau.
2. Mức độ chênh lệch giữa các loại trái
phiếu biến động qua các năm.
Lý do?
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Có 3 yếu tố tạo ra các sự khác biệt lãi
suất:
1. Rủi ro phá sản (default risk)
2. Tính thanh khoản (liquidity)
3. Thuế thu nhập (income tax)
⇒ Ba yếu tố này tạo nên cấu trúc rủi
ro của lãi suất.
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Ảnh hưởng của sự tăng lên của rủi ro
phá sản đối với lãi suất
Mức phí
rủi ro
SGSC
DC2
DC1
DG2
DG1
iiP P
iC1 iG1
iC2
iG2
iG2
PC2
PC1
PG1
PG2
Khối lượng trái phiếu
công ty (C)
Khối lượng trái phiếu
chính phủ (G)
o Rủi ro phá sản là khi người vay tiền
không trả được lãi và vốn gốc đúng hạn.
o Trái phiếu chính phủ thường được coi là
an toàn cao.
o Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu
an toàn và trái phiếu có rủi ro phá sản
gọi là mức phí rủi ro (risk premium).
2.1 Rủi ro phá sản
o Mức phí này cho biết người nắm giữ trái phiếu
đòi hỏi thêm bao nhiêu lợi nhuận để bù đắp cho
khả năng xảy ra rủi ro phá sản.
o Mức phí rủi ro luôn dương và nếu rủi ro càng cao
thì mức phí rủi ro càng lớn.
o Mức độ rủi ro của các trái phiếu thường được thể
hiện qua các chỉ số xếp hạng tín dụng (phụ thuộc
vào xác suất phá sản của nhà phát hành trái
phiếu).
2.1 Rủi ro phá sản
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp từ tháng 9/2009
đến nay (đơn vị: %). Nguồn: Thomson Reuters
• S&P tiếp tục hạ điểm của Hy Lạp xuống cịn BBB- vào
ngày 16/12/2009. Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp liên tục
phải nâng lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế.
o Thông thường, trong khuôn khổ của một quốc gia
thì trong tất cả các loại trái phiếu có cùng thời
gian đáo hạn, trái phiếu của chính phủ bao giờ
cũng có tính thanh khoản cao hơn.
o Tính thanh khoản có ảnh hưởng đến sự chênh lệch
lãi suất của các trái phiếu. Ảnh hưởng này có quan
hệ tỷ lệ nghịch.
o Chênh lệch lãi suất có nguồn gốc từ tính thanh
khoản gọi là phí thanh khoản (liquidity premium).
2.2 Tính thanh khoản
Ảnh hưởng của sự giảm đi của tính
thanh khoản đối với lãi suất
SGS
C
DC2
DC1 D
G
2
DG
1
iiP P
iC1
iG1
iC2
iG2i
G2
PC2
PC1 PG1
PG2
Khối lượng trái phiếu
công ty (C)
Khối lượng trái phiếu
chính phủ (G)
Phí thanh
khoản
o Thuế thu nhập ảnh hưởng đến thu nhập
từ tiền lãi của các trái phiếu. Thuế thu
nhập cao sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận
dự kiến của trái phiếu ⇒ lãi suất tăng
lên.
o Ở Việt Nam hiện nay các thu nhập từ
tiền lãi và cổ tức của các nhà đầu tư (cá
nhân) chưa bị đánh thuế thu nhập.
2.3 Thuế thu nhập
Tax Advantages of Municipal Bonds
Figure 5.4 Interest Rates on Municipal and Treasury Bonds
Cấu trúc rủi ro của lãi suất bị ảnh hưởng bởi
ba yếu tố rủi ro phá sản, tính thanh khoản và
thuế thu nhập:
o Khi rủi ro phá sản tăng lên, phí rủi ro tăng
lên
o Khi tính thanh khoản lớn hơn, lãi suất sẽ
thấp đi
o Nếu trái phiếu có những điều kiện ưu đãi về
thuế thu nhập thì lãi suất cũng sẽ thấp đi.
Tóm lại
o Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất hình thành từ lãi
suất của các trái phiếu (thường của cùng 1
nhà phát hành) có thời gian đáo hạn khác
nhau.
o Hay, cấu trúc kỳ hạn là sự khác biệt về lãi
suất của các trái phiếu có cùng tính chất về
rủi ro phá sản, tính thanh khoản, ưu đãi thuế
nhưng khác nhau về thời gian đáo hạn.
3. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
o Đường lãi suất là đường hình học
biểu đạt tính liên kết giữa chuỗi
các kỳ hạn với lãi suất của các kỳ
hạn tương ứng.
3.1 Đường lãi suất
3.1 Đường lãi suất
Thời gian
đáo hạn
Lợi suất đáo hạn (YTM)
Đường lãi suất
(yield curve)
Giải thích ý nghĩa của đường lãi suất?
3.1 Đường lãi suất
Dynamic yield curve that can show the curve
at any time in history
Trả lời:
Vay dài hạn sẽ đắt hơn vay ngắn hạn
3.1 Đường lãi suất
Các dạng cơ bản của đường lãi suất:
o Đường lãi suất bình thường, dốc lên
o Đường lãi suất phẳng
o Đường lãi suất ngược, dốc xuống
o Đường lãi suất hình bướu
3.1 Đường lãi suất
Đường lãi suất bình thường, dốc lên
Time to maturity
YTM
Đường lãi suất phẳng
Time to maturity
YTM
Đường lãi suất ngược, dốc xuống
Time to maturity
YTM
Đường lãi suất hình bướu
Time to maturity
YTM
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất tại Hoa Kỳ trong thời gian 1982-2002
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Interest Rate %
3-tháng
6 tháng
10 năm
5 năm
o Là các lý thuyết giải thích cho sự đa
dạng của các đường lãi suất.
o Một lý thuyết tốt phải giải thích được
những hiện tượng thường thấy về lãi
suất.
3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất
Hiện tượng 1: Lãi suất của các trái phiếu
có thời gian đáo hạn khác nhau thường biến
động đồng thời với nhau.
Hiện tượng 2: Khi lãi suất ngắn hạn thấp,
đường lãi suất thường có dạng dốc lên trên.
Khi lãi suất ngắn hạn cao, đường lãi suất
thường dốc xuống.
Hiện tượng 3: Trong thực tế, đường lãi
suất dốc lên thường hay gặp nhất.
3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất
Có 3 lý thuyết thường dùng để giải
thích cho cấu trúc kỳ hạn của lãi suất:
o Lý thuyết dự tính (Pure Expectations
Theory)
o Lý thuyết thị trường phân cách (Market
Segmentation Theory)
o Lý thuyết môi trường ưu tiên (Liquidity
Premium Theory)
3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất
o Giả định chính: Các trái phiếu thay thế hoàn
hảo cho nhau.
Người nắm giữ trái phiếu chỉ quan tâm đến
tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu.
Không quan tâm tới thời gian đáo hạn của
trái phiếu.
o Giả định: thị trường không có chi phí giao
dịch.
3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Xét 2 chiến lược đầu tư sau:
1. Mua trái phiếu loại 1 năm với i = 8%.
Một năm sau, khi trái phiếu này đáo
hạn thì đầu tư cả vốn gốc và lãi vào 1
trái phiếu 1 năm khác với ie = 9%.
2. Mua trái phiếu thời hạn 2 năm và nắm
giữ cho đến khi đáo hạn.
3.2.1 Lý thuyết dự tính
Lãi suất của 1 trái phiếu dài hạn
bằng trung bình của các lãi suất của
các trái phiếu ngắn hạn.
3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất trái phiếu
dài hạn cao hơn trung bình của các lãi
suất trái phiếu ngắn hạn?
⇒ Có cơ hội cho hoạt động arbitrage
(hoạt động kiếm lợi nhuận từ chênh
lệch lãi suất mà không cần bỏ tiền đầu
tư và không phải chịu rủi ro do mua bán
song hành).
3.2.1 Lý thuyết dự tính
Giả sử trái phiếu kỳ hạn 2 năm có lãi suất là
8,80%/năm (>8,50%). Nghiệp vụ arbitrage sẽ
thực hiện như sau:
1. Vay $1.000 thời hạn 1 năm với lãi suất
8%/năm.
2. Mua trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất
8,80%/năm.
3. Vay SAU 1 NĂM $1.080 thời hạn 1 năm
với lãi suất 9% (đảo nợ vay).
Nghiệp vụ arbitrage
o Nhà đầu tư kiếm được $6,54 mà không
phải bỏ ra 1 đồng nào!
o Cơ hội này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và
làm giá của trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng
lên ⇒ lãi suất của trái phiếu này giảm
xuống cho đến khi cơ hội arbitrage không
còn nữa.
Nghiệp vụ arbitrage
o Tóm lại:
3.2.1 Lý thuyết dự tính
Giải thích hiện tượng 1:
Khi lãi suất ngắn hạn tăng ⇒ củng cố khả năng
tăng lên tiếp; khi giảm⇒ củng cố khả năng giảm
tiếp.
Do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất
ngắn hạn, vì vậy các lãi suất ngắn hạn dự kiến
trong tương lai tăng ⇒ lãi suất dài hạn tăng; lãi
suất ngắn hạn giảm⇒ lãi suất dài hạn giảm.
Vậy lãi suất ngắn hạn và dài hạn cùng tăng hay
cùng giảm, tức giải thích được hiện tượng 1.
3.2.1 Lý thuyết dự tính
Giải thích hiện tượng 2:
Do lãi suất có tính hướng trung bình: khi lãi suất ngắn
hạn tăng đến một mức nào đó⇒ sẽ giảm xuống.
Vì vậy:
Khi lãi suất ngắn hạn thấp⇒ dự tính sẽ tăng đến một
mức nào đó ⇒ lãi suất dài hạn sẽ tăng ⇒ đường lãi
suất dốc lên.
Khi lãi suất ngắn hạn cao ⇒ dự tính sẽ giảm ⇒ lãi
suất dài hạn giảm⇒ đường lãi suất dốc xuống.
Giải thích hiện tượng 3: Không giải thích được vì trong
thực tế lãi suất ngắn hạn có khả năng tăng lên cũng
nhiều bằng khả năng giảm đi.
3.2.1 Lý thuyết dự tính
o Giả thiết: các trái phiếu có thời gian đáo hạn
khác nhau hoàn toàn không thay thế cho
nhau. Tỷ suất lợi nhuận dự kiến của việc nắm
giữ 1 loại trái phiếu hoàn toàn không ảnh
hưởng đến nhu cầu nắm giữ 1 loại trái phiếu
khác.
o Các dạng đường lãi suất khác nhau hình thành
do sự khác biệt cung cầu trên thị trường của
các trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau.
3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách
Giải thích hiện tượng 3: Nhà đầu tư
thường thích trái phiếu ngắn hạn hơn do ít
chịu rủi ro lãi suất hơn ⇒ giá trái phiếu
ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài hạn ⇒ lãi
suất của trái phiếu ngắn hạn sẽ thấp và lãi
suất của trái phiếu dài hạn sẽ cao ⇒
đường lãi suất thường dốc lên.
3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách
o Do thị trường phân cách, các loại trái phiếu
không thay thế cho nhau, không liên quan
đến nhau ⇒ biến động của lãi suất ngắn
hạn không thể tác động tới lãi suất dài hạn
và ngược lại ⇒ không giải thích được hiện
tượng 1.
o Không có mối liên hệ nào về việc thay đổi
lượng cung cầu các loại trái phiếu có thời
gian đáo hạn khác nhau khi lãi suất ngắn
hạn thay đổi ⇒ không giải thích được hiện
tượng 2.
3.2.2 Lý thuyết thị trường phân cách
o Kết hợp được cả 2 lý thuyết dự tính và lý
thuyết thị trường phân cách:
Các loại trái phiếu thay thế được cho
nhau nhưng không hoàn hảo.
Nhà đầu tư ưa thích một loại trái phiếu
đáo hạn này hơn loại đáo hạn khác
(hiện tượng này gọi là “môi trường ưu
tiên”).
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên và
phí thanh khoản
o Các nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ trái phiếu có
thời gian đáo hạn khác với “môi trường ưu tiên”
của mình nếu được đền bù bằng khoản phí thời
hạn (term premium) lnt
o Lãi suất dài hạn là tổng của trung bình của các
lãi suất ngắn hạn dự tính và phí thời hạn.
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên và
phí thanh khoản
o lnt luôn dương do các nhà đầu tư đòi:
Bù đắp cho rủi ro thay đổi lãi suất do giá của
trái phiếu dài hạn biến động mạnh hơn.
Bù đắp cho tính thanh khoản bị mất nhiều
hơn so với trái phiếu ngắn hạn.
o Lý thuyết này giải thích được dự báo của
thị trường về xu hướng của lãi suất dựa
vào hình dạng của các đường lãi suất.
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên và
phí thanh khoản
Figure 5.6 Relationship Between the Liquidity Premium and Pure Expectations Theory
Liquidity Premium Theory
Hình dạng đường lãi suất và dự báo về
lãi suất ngắn hạn
Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ tăng Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ như cũ
Lãi suất ngắn hạn dự tính sẽ giảm mạnhLãi suất ngắn hạn dự tính sẽ giảm nhẹ
Rất dốc
Dốc lên vừa
Dốc xuống vừaPhẳng
Figure 5.8 Yield Curves for U.S. Government Bonds
Case: Interpreting Yield Curves, 1980–2004
Hiện tượng 1: Tương tự như ở lý thuyết dự tính do lãi
suất dài hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn
cộng thêm phí thời hạn.
Hiện tượng 2:
Khi lãi suất ngắn hạn thấp ⇒ dự tính sẽ tăng lên,
lãi suất dài hạn là trung bình và cộng thêm phí thời
hạn nên càng dốc hơn.
Khi lãi suất ngắn hạn cao ⇒ dự kiến sẽ giảm
mạnh nên dù có cộng thêm phí thời hạn vẫn nhỏ
hơn lãi suất lãi suất ngắn hạn⇒ dốc xuống.
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên
Hiện tượng 3: Do có thêm khoản phí
thời hạn lnt nên khi lãi suất ngắn hạn dự
tính giảm nhưng không giảm mạnh thì lãi
suất dài hạn vẫn cao hơn lãi suất ngắn hạn
(cho dù là trung bình của các lãi suất ngắn
hạn) ⇒ đường lãi suất thường dốc lên trên
hơn.
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên
o Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí
thanh khoản là lý thuyết được chấp
nhận rộng rãi nhất vì chúng giải thích
được các hiện tượng phổ biến về cấu
trúc lãi suất trong thực tế.
3.2.3 Lý thuyết môi trường ưu tiên
o Lý thuyết dự tính:
Giải thích được hiện tượng 1 và 2
Không giải thích được hiện tượng 3
o Lý thuyết thị trường phân cách:
Giải thích được hiện tượng 3
Không giải thích được hiện tượng 1 và 2
o Lý thuyết môi trường ưu tiên:
Kết hợp 2 lý thuyết trên
Giải thích được cả 3 hiện tượng trên
3.2 Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn
của lãi suất