Bài giảng Chăm sóc nuôi dưỡng

1.1. Yêu cầu: Lợn cái hậu bị đưa vào phối giống phải đạt thể trạng theo yêu cầu từ 115-120kg ở 7,5-8 tháng tuổi; lợn không quá béo và không quá gầy, không có khuyết tật về chân, móng, âm hộ. 1.2. Chuồng trại: Đảm bảo đủ diện tích cho mỗi con (tối thiểu 1,2m2/con tính nuôi cho đến lúc phối giống lần đầu). Đảm bảo thông thoáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Nền chuồng có độ dốc 2 - 3% đảm bảo cho việc thoát nớc rửa chuồng tốt. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt tốt hơn nuôi riêng lẻ từng con một.

pdf21 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chăm sóc nuôi dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHUYÊN ĐỀ 4 CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG Mục tiêu Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ: - Hiểu đƣợc đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của lợn cái hậu bị, nái có chửa, nái đẻ và nuôi con, lợn con sau cai sữa, lợn đực giống. - Biết cách chăm sóc nuôi dƣỡng lợn cái hậu bị, nái có chửa, nái đẻ và nuôi con, lợn con sau cai sữa, lợn đực giống. Nội dung chính - Chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn cái hậu bị - Phát hiện động dục và phối giống - Chăm sóc, nuôi dƣỡng nái có chửa - Chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn nái đẻ và nuôi con - Chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn con sau cai sữa - Chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn đực giống Thời gian: 8 giờ Nội dung chuyên đề I. KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG LỢN CÁI HẬU BỊ 1.1. Yêu cầu: Lợn cái hậu bị đƣa vào phối giống phải đạt thể trạng theo yêu cầu từ 115-120kg ở 7,5-8 tháng tuổi; lợn không quá béo và không quá gầy, không có khuyết tật về chân, móng, âm hộ. 1.2. Chuồng trại: Đảm bảo đủ diện tích cho mỗi con (tối thiểu 1,2m2/con tính nuôi cho đến lúc phối giống lần đầu). Đảm bảo thông thoáng, mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Nền chuồng có độ dốc 2 - 3% đảm bảo cho việc thoát nƣớc rửa chuồng tốt. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt tốt hơn nuôi riêng lẻ từng con một. 1.3. Thức ăn: Khẩu phần nuôi lợn phải phù hợp với từng giai đoạn sinh trƣởng của lợn cái hậu bị (khuyến cáo áp dụng tại các bảng trang sau). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Giá trị dinh dƣỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn Trọng lƣợng lợn cái hậu bị Protein thô/kg thức ăn hỗn hợp (%) Năng lƣợng trao đổi/kg thức ăn hỗn hợp (kcal) Từ 20-30 kg 16-17 3100 Từ 30-65 kg 15 3000 Từ 65 kg dến phối giống và cả kì mang thai 114 ngày 13-14 2900 Mức ăn/lợn hậu bị/ngày (khuyến cáo áp dụng) Thể trọng (kg) Lƣợng TA/con/ngày (kg) Lƣợng Protein thô/con/ngày (g) Năng lƣợng (ME) (Kcal/con/ngày) 20-25 1,0-1,2 160-204 3100-3720 26-30 1,3-1,4 208-238 4030-4340 31-40 1,4-1,6 210-240 4200-4800 41-45 1,7-1,8 255-270 5100-5400 46-50 1,9-2,0 285-300 5700-6000 51-65 2,1-2,2 315-330 6300-6600 66-80 2,1-2,2 273-286 6090-6380 81-90 2,2-2,3 286-299 6380-6670 Từ khi lợn đạt khối lƣợng khoảng 90 kg cho đến trƣớc dự kiến phối giống 10-14 ngày cần cho ăn với chế độ ăn hạn chế để lợn không quá béo - Số bữa ăn / ngày: + Lợn 20 - 30 kg: cho ăn 4 bữa/ ngày. + Lợn 31 - 65 kg: cho ăn 3 bữa / ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Lợn 66 kg đến phối giống: cho ăn 2 bữa / ngày. - Nƣớc uống: Thƣờng xuyên cấp đủ nƣớc mát và sạch, khuyến cáo dùng hệ thống núm uống tự động, nếu không có điều kiện thì dùng máng uống cố định hoặc di động theo điều kiện cụ thể. - Tiểu khí hậu và vệ sinh chuồng nuôi: Đảm bảo cho lợn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Giữ cho chuồng khô ráo. Nhiệt độ thích hợp cho lợn cái hậu bị: 20-40 kg (20-230C), 40-60 kg (16-230C), 60kg đến phối giống (17-21 0 C). - Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày chuồng trại đƣợc vệ sinh sạch sẽ, sau mỗi lần chu chuyển lợn phải tổng vệ sinh tẩy uế, sát trùng chuồng nuôi, 2-3 ngày sau chuyển lợn mới vào. II. PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC VÀ PHỐI GIỐNG 2.1. Chu kỳ động dục ở lợn nái: Chu kỳ động dục của lợn thƣờng kéo dài trong phạm vi 19-24 ngày, trung bình là 21 ngày. Thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày 2.2. Phát hiện động dục - Thời điểm theo dõi: Với lợn cái hậu bị giống ngoại, việc theo dõi động dục cần đƣợc tiến hành từ khi 5,5 tháng tuổi; với lợn nái đã sinh sản, việc theo dõi tiến hành sau khi tách con. - Cách theo dõi: Quan sát bằng mắt thƣờng và kết hợp cả đực giống (nếu có), theo dõi 2 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và chiều muộn, kết hợp lúc cho lợn ăn hoặc vệ sinh chuồng trại. - Biểu hiện khi lợn động dục: + Ngày động dục thứ nhất: Lợn cái thƣờng kêu rít, thƣờng đi lại nhiều, chồm chân trƣớc lên thành chuồng hoặc nhảy ra khỏi chuồng. Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn. Quan sát thấy âm hộ sƣng, đỏ hồng, căng mọng. Từ trong âm hộ thỉnh thoảng có nƣớc nhờn đƣợc bài tiết ra nhƣng còn lỏng, trong không màu. + Sang ngày thứ 2: Lợn cái bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lƣng con con khác. Vào cuối ngày thứ 2, lợn có động tác muốn giao phối, nếu dùng tay ấn lên hông lƣng, lợn sẽ đứng yên, vểnh tai nghe ngóng, âm hộ đã giảm bớt độ sƣng và chuyển sang thâm nhăn, nƣớc nhờn chuyển sang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trạng thái keo dính, nửa trong nửa đục, đây là thời kỳ mê ì (nếu có kế hoạch phối giống thì đây là thời kỳ dẫn tinh hoặc cho lợn đực phối trực tiếp là thích hợp nhất). + Đến ngày thứ 3: Trạng thái mê ì của lợn vẫn tiếp tục và đến đầu ngày động dục thứ 4, lợn cái thƣờng không thích lợn đực nữa, âm hộ dần dần trở lại bình thƣờng, nƣớc nhờn chảy ra ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3. Xác định thời điểm phối giống thích hợp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu phối giống hay dẫn tinh quá sớm hoặc quá muộn tỷ lệ thụ thai sẽ kém và nếu có thụ thai thì lợn nái sẽ đẻ ít con. - Phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị: + Tuổi phối giống lần đầu phải đạt 7,5 -8 tháng và khối lƣợng đạt từ 110 - 120 kg/con đối với lợn ngoại, 80-90 kg/con đối với lợn lai (nội X ngoại); lợn đã qua 1-2 lần động dục. + Phối giống: không nên phối giống ở lần động dục thứ nhất mà nên phối ở lần thứ 2 hay 3 vì động dục lần thứ nhất cơ thể phát triển chƣa hoàn chỉnh, số trứng rụng ít hơn. Lợn cái hậu bị phối giống lần đầu nên cho phối giống trực tiếp. + Thời điểm phối giống thích hợp: Khi đã xác định lợn ở trạng thái "mê ì", cho phối giống luôn. Cần phối 2 lần, lần phối lặp lại cách lần phối đầu 10-12 giờ. - Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đã đẻ từ lứa 2 trở đi): + Lợn mẹ sau cai sữa, khoảng 3-7 ngày sau sẽ có hiện tƣợng động dục trở lại, tuy nhiên ở lợn nái rạ có thể phối giống nhân tạo không ảnh hƣởng đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. + Thời điểm phối giống thích hợp: với lợn nái rạ khi xác định là lợn nái đang ở trạng thái mê ì, chƣa phối giống ngay nhƣ ở lợn nái tơ, mà sẽ phối giống (lần 1) trong vòng từ 10-12 giờ kể từ khi phát hiện lợn mê ì, và phối lần 2 lặp lại sau 10-12 giờ kể từ lần phối 1. Chú ý: Lợn cái hậu bị không được nhốt cạnh chuồng lợn đực. Chỉ cho đực giống tiếp xúc với lợn cái hậu bị khi chúng đã ngoài 5,5 tháng tuổi, và nên cho đực đến chỗ nuôi hậu bị 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. 2.4. Kỹ thuật phối giống nhân tạo: Sau khi quan sát biểu hiện chịu đực, xác định đƣợc thời điểm phối giống và phối giống bằng phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo, cần tiếp tục tiến hành các bƣớc sau: - Vệ sinh, khử trùng dụng cụ dẫn tinh: luộc dẫn tinh quản, bơm tinh (nếu dùng xơ-ranh) đun sôi khoảng 15 phút; để nguội và bôi trơn dẫn tinh quản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Chuẩn bị cho lợn nái: rửa sạch vùng âm hộ lợn nái bằng nƣớc sạch (có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4 0,1% (màu cánh sen), lau khô bằng vải sạch, dùng một ít vadơlin sạch bôi vào cửa âm hộ. - Dẫn tinh: khi lợn cái mê ì, cầm đầu to của dẫn tinh quản (phía sẽ lắp vào lọ đựng tinh hoặc xơranh) cho nhẹ đầu kia của dẫn tinh quản vào cửa âm hộ lợn cái, vừa đƣa dần vào âm hộ vừa xoay nhẹ dẫn tinh quản để gây cho lợn cái có cảm giác giống nhƣ dƣơng vật lợn đực đang giao cấu trong âm đạo, đồng thời dùng một bàn chân đè nhẹ lên lƣng lợn cái để gây cảm giác có con đực đang đè trên lƣng. Khi đầu dẫn tinh quản chạm vào miệng rãnh cổ tử cung (tay cầm dẫn tinh quản có cảm giác không thể đƣa vào sâu hơn nữa) thì bơm nhẹ nhàng cho tinh dịch chảy từ từ vào trong rãnh cổ tử cung lợn cái; khi bơm hết tinh, tiếp tục nhẹ nhàng rút từ từ dẫn tinh quản ra. 2.5. Một số chú ý trong thụ tinh nhân tạo lợn: - Tinh dịch sau khi khai thác, pha chế cần phải đƣợc phân liều và đựng trong các lọ thuỷ tinh hoặc nhựa trung tính; bảo quản ở nơi mát khoảng 200C, tránh tác động của ánh sáng, các tác động cơ học khác. - Liều lƣợng dẫn tinh: + Đối với lợn nái lai ngoại (nội X ngoại): 50-60ml tinh pha, trong đó có 1-1,5 tỷ tinh trùng tiến thắng. + Đối với lợn nái ngoại: 90-100 ml tinh pha, trong đó có 1,5-2 tỷ tinh trùng tiến thẳng. Đối với lợn nái ngoại, cần phối giống hai lần cho cho kỳ chịu đực, cách nhau 10-12 giờ. - Làm ấm tinh trƣớc khi dẫn tinh: Do tinh dịch dùng cho thụ tinh nhân tạo đƣợc bảo quản trong môi trƣờng lạnh, vậy trƣớc khi dẫn tinh cần thiết phải làm ấm tinh bằng cách giữ lọ tinh trong lòng bàn tay khoảng 20-30 phút. - Cách cầm dẫn tinh quản: Dùng ngón tay cái và ngón giữa cầm dẫn tinh quản và lắc nhẹ dẫn tinh quản qua lại bằng hai ngón tay này, trong khi đó dùng ngón trỏ của bàn tay này khều nhẹ vào mép âm hộ một cách đều đặn để kích thích, còn bàn tay kia thì dùng trong thao tác bơm đẩy tinh dịch. - Thời gian bơm tinh dịch: Cần thiết kéo dài thời gian bơm tinh dịch từ 10-12 phút. Trong khi đang dẫn tinh, nếu thấy tinh dịch chảy ra ngoài, tạm dừng bơm tinh dịch, xoay dẫn tinh quản cho đầu dẫn tinh quản lọt đúng rãnh cổ tử cung rồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tiếp tục bơm. Khi bơm xong tinh dịch, nhẹ nhàng và từ từ rút dẫn tinh quản ra ngoài (vẫn đè chân lên lƣng lợn cái thêm vài phút), không cho lợn cái nằm ngay sau khi vừa mới dẫn tinh xong đề phòng lợn ép bụng làm chảy tinh dịch ra ngoài. - Sau khi dẫn tinh xong, dùng xà phòng súc rửa dụng cụ sạch sẽ, thụt rửa xơranh và lòng dẫn tinh quản, sửa sạch, để ráo nƣớc và lau khô rồi mới cất dụng cụ. 2.6. Kiểm tra lợn nái có chửa: Sau khi dẫn tinh 19-25 ngày, nếu lợn nái nào không động dục trở lại thì lợn đã có chửa. Ngƣợc lại, nếu lợn nái nào động dục lại cần xem xét và phối giống tiếp tục và theo dõi tiếp đến 6 tuần (có thể lợn chửa nhƣng sau đó tiêu thai). Chú ý: Có một số trường hợp lợn nái đã có chửa nhưng vẫn có biểu hiện động dục, hiện tượng này gọi là động dục giả và cần xem xét một số biểu hiện sau: Không biểu hiện rõ giai đoạn mề ì, khi dùng tay chạm nhẹ vào vùng âm hộ thì lợn xoay người hoặc cụp đuôi che âm hộ, ngoài ra không cho lợn khác nhảy lên lưng; âm hộ sưng đỏ nhưng không có hoặc có rất ít dịch chảy ra, thời gian động dục ngắn (chỉ 1-2 ngày). III. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI CHỬA 3.1. Mục tiêu cần đạt: - Lợn nái đẻ sai con. - Khối lƣợng sơ sinh đồng đều. - Thể trạng lợn nái tốt để tiếp tục cho kì nuôi con tiếp theo. 3.2. Theo dõi lợn nái chửa: Lợn mang thai 110-118 ngày, bình quân 114 ngày, muốn nâng cao năng suất và hiệu quả sinh sản của lợn nái thì phải biết chính xác thời gian chửa và chắc chắn có chửa để khắc phục tình trạng nuôi không. Thời gian chửa đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: 84 ngày đầu Giai đoạn II: 30 ngày trƣớc dự kiến đẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3. Chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn nái chửa: 3.3.1. Chăm sóc nái chửa: Nái chửa phải đƣợc chăm sóc đặc biệt để bào thai phát triển bình thƣờng, do đó cần: - Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh máng ăn, máng uống thƣờng xuyên, không để thức ăn dƣ thừa lƣu lại trong máng gây chua, mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển; tiêm phòng cho lợn nái chửa theo đúng quy định thú y. - Đảm bảo điều kiện về chuồng nuôi: chuồng nuôi lợn nái chửa cần đảm bảo thông thoáng (ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè), hợp vệ sinh, đủ diện tích (nếu nuôi cũi rộng 0,65m và dài 2,2m; nếu nuôi tự do đảm bảo dài 2m x rộng 1,5m); nền chuồng không đọng nƣớc và trơn trƣợt. - Lợn luôn đƣợc vận động nhẹ nhàng. - Tắm chải cho nái trƣớc khi đẻ 7 ngày - Giảm bởt khẩu phần trƣớc khi đẻ 2 ngày Chú ý: Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa: bỗng bã rượu tốt cho lợn thịt nhưng không tốt cho lợn nái vì kích thích sảy thai; khô dầu bông gây chết thai; lá đu đủ tốt với lợn nái nuôi con nhưng không tốt cho nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém. 3.3.2. Nuôi dưỡng lợn nái chửa: - Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo tỉ lệ prôtein thô 13- 14 %, năng lƣợng trao đổi 2900- 3000 kcal/ kg thức ăn, các chất dinh dƣỡng vitamin, khoáng cần đƣợc cân đối, lợn không đƣợc quá béo hoặc quá gầy (nếu lợn quá béo trong thời gian chửa 3-5 tuần sau phối sẽ dẫn đến chết phôi cao gây ra đẻ ít con, nhƣng béo quá trong giai đoạn chửa cuối sẽ dễ gây ra đẻ khó, sát nhau; gầy quá làm sức đề kháng bệnh kém, thể trạng lợn mẹ hao mòn nhiều và dễ bị loại thải sớm). - Cho lợn ăn thức ăn nái nuôi con 7 ngày trƣớc ngày dự kiến đẻ. - Đầu tƣ thức ăn chất lƣợng tốt, không dùng thức ăn ôi thiu, mốc cho lợn nái chửa ăn. - Số lần ăn cho lợn nái chửa / ngày: 2 bữa. - Nƣớc uống : 15- 20 lít con / ngày tuỳ thuộc vào mùa trong năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mức ăn / nái / ngày (khuyến cáo áp dụng) Giai đoạn Thể trạng nái Nái gầy Nái TB Nái béo Sau ngày cai sữa đến phối giống trở lại (trung bình từ 3-10 ngày) 3,5 3,0 3,0 Từ phối giống đến ngày chửa thứ 84 2,5 2,0 1,6-1,8 Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày chửa thứ 110 3,0-3,2 2,5-2,8 2,5 Từ ngày chửa thứ 111-113 2,0 2,0 2,0 Ngày cắn ổ đẻ Nƣớc uống 0,5 Tự do 0,5 hoặc không Tự do 0,5 hoặc không Tự do Chú ý: Mùa đông những ngày nhiệt độ thấp dưới 150C thì cho lợn nái ăn thêm tư 0,3- 0,4 kg thức ăn để bù lại năng lượng lợn đã tiêu hao để chống lạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên IV. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG LỢN NÁI ĐẺ VÀ LỢN CON THEO MẸ 4.1. Mục tiêu cần đạt đối với nuôi lợn nái đẻ: - Đạt năng suất sữa cao. - Số con cai sữa cao. - Lợn nái chóng phối giống trở lại sau khi cai sữa. 4.2. Chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn nái đẻ: 4.2.1. Nhận biết những biểu hiện lợn nái sắp đẻ Một hai ngày trƣớc đẻ, vú của lợn mẹ căng, âm hộ sƣng, bụng tụt xuống, lợn ăn ít, có thể có sữa non tiết ra, lợn đi lại nhiều trong chuồng, khi lợn nằm xuống nƣớc nhờn từ âm đạo chảy ra, thở mệt nhọc, đây là triệu chứng sắp đẻ. 4.2.2. Chăm sóc lợn nái đẻ: - Chuẩn bị cho lợn nái vào chuồng đẻ: + Chuồng cho lợn nái vào đẻ phải đƣợc cọ rửa sạch và sát trùng (bằng nƣớc vôi tôi pha loãng hoặc phun bằng thuốc khử trùng) và để trống trong thời gian 7 ngày rồi mới cho lợn nái chờ đẻ vào. Lợn nái cần đƣa lên làm quen ở chuồng đẻ 5-7 ngày trƣớc ngày dự kiến đẻ. + Lợn nái trƣớc khi vào chuồng đẻ phải đƣợc tắm ghẻ và tẩy giun sán. Tắm ghẻ tiến hành trƣớc 10 - 14 ngày và tẩy giun sán tiến hành trƣớc 10 ngày so với ngày dự kiến đẻ. + Ngày lợn sắp đẻ: lợn đƣợc tắm cọ rửa hết phân dính trên mình, dùng khăn thấm nƣớc xà phòng lau và rửa sạch các bầu vú, lau xung quanh âm hộ. - Chăm sóc lợn nái đẻ: Chỗ lợn nái đẻ cần giữ yên tĩnh, giảm bớt ánh sáng; phải có ngƣời trực đẻ - Kỹ thuật nuôi dƣỡng lợn nái đẻ nuôi con: + Ô chuồng nuôi lợn nái: Nên đảm bảo kích thƣớc dài 2,4m và rộng 1,8m. Ô chuồng này nên phân làm 3 ngăn theo chiều rộng (0,45; 0,65 và 0,7m). Phần 0,45 dành cho lợn con nằm bú, phần 0,7m dành cho lợn con nằm bú, để máng tập ăn và bố trí ô úm lợn con, phần 0,65m ở giữa dành cho lợn nái mẹ. Chuồng lợn nái đẻ nuôi con cần đƣợc khô ráo để tránh cho lợn con tiêu chảy. + Thức ăn cho lợn nái: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khẩu phần ăn cần đảm bảo cân đối các thành phần dinh dƣỡng với tỷ lệ protein thô 15- 16%, mức năng lƣợng trao đổi (ME) 3000 - 3100 Kcal/kg thức ăn. Chất lƣợng thức ăn tránh bị ôi, mốc và cần bảo quản ở nơi khô, thoáng mát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mức ăn cho lợn nái / 1 ngày đêm (khuyến cáo áp dụng) TT Ngày nuôi con Lƣợng thức ăn / 1 ngày đêm 1 2 3 4 5 6 Ngày nái đẻ Ngày thứ nhất sau khi đẻ Ngày thứ hai sau đẻ Ngày thứ ba sau đẻ Ngày thứ tƣ sau đẻ Từ ngày thứ 7 đến khi cai sữa 0,5 kg và nƣớc uống tự do 1,0 kg 2,0 kg 3,0 kg 4,0 kg 2,0 + (0,3 x số lợn con theo mẹ) Ghi chú: + Tuỳ theo thể trạng của lợn mẹ và số con đẻ ra, đối với lợn nái quá béo thì bớt đi 0,5 kg hoặc gầy quá thì cộng thêm 0,5 kg. Trường hợp lợn nái đẻ có nguy cơ gầy thì nên cho lợn nái ăn tự do theo khả năng ăn được của lợn nái (đặc biệt sau ngày đẻ thứ 7). + Mùa đông (khi thời tiết lạnh dưới 150C) nên tăng thức ăn cho lợn nái 0,3 - 0,4 kg thức ăn/ngày. + Ngày cai sữa lợn con: lợn mẹ nhịn ăn và hạn chế nước uống đề phòng sốt sữa sau cai sữa. 4.3. Chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn con giai đoạn theo mẹ Trong nuôi dƣỡng lợn con giai đoạn theo mẹ ngoài yếu tố sữa mẹ ngƣời chăn nuôi phải chú ý tới các yếu tố quan trọng khác đó là: chăm sóc lợn con sơ sinh, cho bú sữa đầu và cố định đầu vú, sƣởi ấm cho lợn con và tập ăn sớm cho lợn con, để đạt mục tiêu sao cho: Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt cao. Lợn con sinh trƣởng, phát triển tốt. 4.3.1. Chuẩn bị cho lợn con sơ sinh: - Chuẩn bị ô úm cho lợn con: Chuồng nái đẻ cần chuẩn bị rơm rạ hoặc cỏ khô, không dùng rơm cỏ ƣớt hoặc bị mốc, mùa đông ô úm cần phải đƣợc che chắn tránh gió lùa vào. Phải chuẩn bị một bóng đèn để sƣởi ấm cho lợn con khi cần . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Chuẩn bị dụng cụ trực đẻ: Sử dụng 0,5m vải xô mềm, sạch, khô để lau cho lợn con mới đẻ ra. Một lọ cồn iod 2,5%; một cái kìm bấm nanh nếu không có thì dùng bằng cái kìm bấm móng tay loại to nhƣng sắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa: - Trực đẻ: Trực đẻ là điều bắt buộc với ngƣời nuôi lợn nái đẻ, từ số liệu đã ghi chép ngày phối giống có chửa ta tính ngày đẻ để chuẩn bị cho trực đẻ (3 tháng 3 tuần 3 ngày sau phối giống có chửa) - Đỡ đẻ: Sau khi lợn vừa đẻ ra dùng khăn xô màn mềm, khô, sạch để lau (lau mũi, lau miệng, lau đầu, thân rồi tới 4 chân). Lau xong cho lợn con vào ổ úm lợn con. Khi nhiệt độ thấp dƣới 350C thì phải cắm đèn sƣởi. Chờ lợn đẻ xong thì tiến hành cắt rốn (chỉ cắt những con có rốn quá dài). - Cắt rốn cho lợn con: dùng chỉ buộc chặt chỗ sẽ cắt (chừa lại 4 cm), dùng kéo đã sát trùng bằng cồn iode cắt, sau đó dùng bông tẩm iode và chấm lên chỗ cắt. - Bấm nanh: bấm tất cả 8 răng nanh (4 răng hàm dƣới và 4 răng hàm trên), bấm 1/2 và chừa lại 1/2 theo độ dài của răng nanh. - Cố định đầu vú: đàn lợn con đẻ ra không đồng đều về khối lƣợng thì giữ cho lợn bé bú những vú trƣớc; thời gian giữ liên tục trong các lần bú trong 3 - 4 ngày đầu sau đẻ mới có kết quả. - Sƣởi ấm cho lợn con: để hạn chế đƣợc bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở lợn con, khâu sƣởi ấm rất quan trọng. Nên ngay từ khi đẻ ra lợn con cần nhiệt độ 350C, và cứ mỗi một ngày sau đó yêu cầu nhiệt độ giảm đi 20C và từ sau ngày thứ 8 yêu cầu giữ cho lợn con theo mẹ ở nhiệt độ 25-270C là thích hợp. Về mùa đông 1 tuần đầu sau đẻ nên dùng đèn hồng ngoại công suất 250W, sau đó có thể chuyển sang bóng đèn công suất 100W để tiết kiệm điện. Lưu ý độ cao bóng đèn cách mặt sàn chuồng khoảng 50 - 60 cm là thích hợp, đặc biệt cần nhận biết: + Lợn nằm chồng chất lên nhau, run là khi lợn bị lạnh (nhiệt độ trong chuồng thấp). + Lợn nằm tản mạn khắp ô chuồng mỗi con 1 nơi là khi lợn bị nóng (nhiệt độ trong chuồng quá cao). + Lợn nằm con nọ kề cạnh con kia là khi nhiệt độ thích hợp. - Tập ăn cho lợn con: + Cho lợn con thức ăn tập ăn công nghiệp, thời gian bắt đầu tập ăn là 7 ngày tuổi; thức ăn tập ăn đƣợc cho vào máng riêng và để ở khu vực dành cho lợn con; luôn giữ máng tập ăn khô, sạch tránh bị mốc, bẩn gây tiêu chảy cho lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên con; lợn con thực sự ăn mạnh ở 3 tuần tuổi, khi lợn cai sữa cần chuyển đổi dần dần trong vòng 3-4 ngày thức ăn từ loại thức ăn tiền khởi động sang thức ăn khởi động, tránh chuyển đổi đột ngột dễ gây rối loạn tiêu hoá cho lợn con. + Thức ăn tự trộn cho lợn con tập ăn phải có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu dùng làm thức ăn là loại tinh bột ít xơ nhƣ bột gạo, bột ngô và các thức ăn có