Bài giảng Chiến lược liên doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Định nghĩa – liên doanh là các dạng hợp tác giữa các đối tác hiện hữu hay tiềm ẩn mà họ đã quyết định cùng nhau tham gia một dự án nào đó bằng cách kết nối và điều phối các tài nguyên, năng lực, hiểu biết và các phương tiện cần thiết nhằm đạt được vị thế cạnh tranh tốt hơn cho tất cả các đối tác hay nhằm vào các mục tiêu tiếp theo như hợp nhất hay tiếp quản một số lĩnh vực hoạt động nào đó hay toàn bộ công ty.

ppt69 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chiến lược liên doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC LIÊN DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP * CHƯƠNG 6 * NỘI DUNG Lịch sử phát triển liên doanh Phân loại quan hệ giữa các doanh nghiệp Nguyên nhân thiết lập ra liên doanh Các mục tiêu chiến lược của liên doanh Bản chất của liên doanh Phân loại liên doanh Các yếu tố thành công của liên doanh Các nguyên tắc quản trị liên doanh Các dạng kết thúc của liên doanh * 1. Lịch sử phát triển liên doanh Liên doanh đầu tiên giữa DN Anh và Mỹ năm 1873; phát triển các ngành tài chính quy mô lớn tại Mỹ; hợp đồng franchising (cấp quyền kinh doanh) tại Mỹ giữa thế kỷ XIX. Năm 1904, liên doanh Tokyo Electric với General Electric, các DN Nhật và phương tây. Những năm 70 – liên doanh phát triển với quy mô rộng rãi và trở thành hiện tượng đại trà; Nhóm INSEAD dựa trên dữ liệu liên doanh 1975-1985 của các DN Nhật-Mỹ-Tây Âu đưa ra kết luận: liên doanh chủ yếu giữa khu vực Âu và Mỹ, các ngành công nghệ cao với chi phí phát triển rất lớn và điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Những năm 80 – thập kỷ của sự mua đi bán lại các công ty nhằm bành trướng ra các khu vực đang phát triển. Quy mô của hiện tượng liên doanh ngày một lớn và chỉ có thể hiểu được qua phân tích một ngành cụ thể hay qua góc độ các liên kết của một công ty. * 2. Phân loại quan hệ giữa các doanh nghiệp Liên doanh (alliance) – giữa các công ty cạnh tranh (ngang) lẫn không cạnh tranh với nhau (dọc). Tính chia sẻ (không đối tác nào có thể kiểm soát toàn bộ liên doanh). Tính độc lập (các đối tác chỉ hợp tác với nhau trong phạm vi được ký kết). Hợp nhất (merge) – các công ty kết nối lại, dùng chung tài nguyên của nhau, cùng chịu trách nhiệm để đạt được mục tiêu chung. Quan hệ tương tác với đặc điểm là sự hợp tác tự nguyện của các bên Tiếp quản (take over) – quan hệ phụ thuộc. Công ty bị tiếp quản không mất tư cách pháp lý, nhưng bị phụ thuộc vào công ty tiếp quản. * 3. Nguyên nhân thiết lập ra liên doanh Toàn cầu hoá Sát nhập chính trị, kinh tế và tài chính, Hợp tác thay vì cạnh tranh – chia sẻ cơ hội, rủi ro và chi phí ngày một lớn lên. Khu vực hoá – ảnh hưởng của các yếu tố cục bộ từng khu vực. Gia tăng chi phí cho phát triển Chi phí cho R&D cao, Tốc độ thương mại hóa sản phẩm ngày càng nhanh, Đa dạng hoá sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh. Rút ngắn chu trình sống của sản phẩm – do các hành vi và sở thích của người tiêu dùng thay đổi quá nhanh ; cách duy nhất cho phép kéo dài chu trình sống của sản phẩm là, qua liên doanh, bước vào thị trường mới, ít đòi hỏi hơn. * 4. Các mục tiêu chiến lược của liên doanh Tăng trưởng thị trường Cơ hội thị trường (niche) mới; gia tăng thị phần; Kênh sản xuất mới; kênh tiêu thụ mới; Phản ứng nhanh trước các nhu cầu khách hàng. Tiềm lực tổ chức Cộng lực (synergy) cao giữa các chi nhánh; Hợp tác ở mức cao hơn và tư duy chiến lược; Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ. Khả năng đổi mới – công nghệ, phương pháp quản lý. * 4. Các mục tiêu chiến lược của liên doanh Lợi thế cạnh tranh Vị thế cạnh tranh tốt nhất; rào cản đầu ra - vào mới; Vị trí nhà lãnh đạo chí phí và chất lượng; Gia nhập thị trường ở giai đoạn sơ khai, kiểm soát các cơ hội thị trường. Chỉ tiêu tài chính Độ lưu thông cao; tăng mức thu hồi vốn; giảm chi phí cố định; Thu nhập từ bán bản quyền và các tài sản trí tuệ; Giảm chi phí sản xuất; giảm chi phí thương mại của mỗi sản phẩm. * 5. Bản chất của liên doanh Định nghĩa – liên doanh là các dạng hợp tác giữa các đối tác hiện hữu hay tiềm ẩn mà họ đã quyết định cùng nhau tham gia một dự án nào đó bằng cách kết nối và điều phối các tài nguyên, năng lực, hiểu biết và các phương tiện cần thiết nhằm đạt được vị thế cạnh tranh tốt hơn cho tất cả các đối tác hay nhằm vào các mục tiêu tiếp theo như hợp nhất hay tiếp quản một số lĩnh vực hoạt động nào đó hay toàn bộ công ty. * 6. Phân loại liên doanh Joint-venture Liên doanh vốn Hợp đồng li xăng Franchising Hợp tác Thoả thuận ngầm * 6. Phân loại liên doanh Hợp đồng Hợp tác trong phạm vi các đơn vị kinh tế hiện hữu * 7. Các yếu tố thành công của liên doanh Thích ứng về mặt chiến lược – bổ sung lẫn nhau về nguồn lực và kỹ năng, cùng mục tiêu, tầm cỡ và qui mô; Thích ứng về mặt văn hoá – cho phép học hỏi lẫn nhau, hợp tác phát triển nâng cao khả năng cộng lực; Chiến lược cùng có lợi cho các đối tác – quyền lợi hai phía xác định rõ từ ban đầu, để sau này không có mâu thuẫn; Không khí làm việc tốt – cởi mở tin cậy, kính trọng quyền lợi của nhau, tạo ra mô hình hợp tác liên văn hóa; Bảo đảm tính độc lập của các đối tác – về mặt các kỹ năng, nguồn lực còn lại, lĩnh vực không thuộc liên doanh; Quan hệ tốt với môi trường Tính đa nghĩa – phải coi đối tác liên doanh như là đối thủ, mặt khác như là đối tác tin cẩn; Ngang tầm với quan hệ nội bộ, nhưng thường bị coi nhẹ hơn; * 8. Các nguyên tắc quản trị liên doanh Giai đoạn chuẩn bị liên doanh (trước khi ký HĐ) Phân tích chiến lược Xác định phương án có lợi nhất: liên doanh, phát triển nội bộ, mua lại công ty khác; Xác định mong đợi đối với đối tác chiến lược trong tương lai. Lựa chọn đối tác Phân tích tiềm lực của các ứng viên: các mặt mạnh và yếu của họ; Lựa chọn đối tác dựa trên các nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức. Lựa chọn dạng tổ chức Hoạch định hình thể tương lại, các mục tiêu chiến lược của liên doanh; Mức độ tham gia của các đối tác; Tiến độ và chi phí thực hiện. Soạn thảo và thương lượng chiến lược – tiến hành tốt trong giai đoạn đầu sẽ làm gia tăng khả năng thành công của các giai đoạn sau. * 8. Các nguyên tắc quản trị liên doanh Giai đoạn quản trị liên doanh (sau khi ký HĐ) Sức mạnh quản trị của ban lãnh đạo BLĐ liên doanh phải có tầm nhìn riêng cho liên doanh và quan hệ tốt với BLĐ công ty, có phạm vi quyền lực độc lập để gia tăng uy tín và quản lý hiệu quả; Thành viên BLĐ liên doanh phải là các nhà quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm, tài lãnh đạo và khả năng làm việc nhóm. Sử dụng đúng cách tiềm năng nhân lực Kỹ năng đặc biệt không chỉ về ngôn ngữ và văn hóa mà còn các kỹ năng mềm khác như thương lượng, thích nghi, giao tiếp, xoa dịu tình huống; Công việc trong liên doanh là một đặc cách trong quá trình phát triển nghề nghiệp. * 8. Các nguyên tắc quản trị liên doanh Lên kế hoạch, điều phối và kiểm soát – vai trò và ý nghĩa của kiểm soát tài chính và kiểm soát chiến lược: Cho phép đánh giá mức độ tham gia của các nguồn lực và kỹ năng khác nhau; Theo dõi môi trường và điều chỉnh lại chiến lược. Giai đoạn tái cơ cấu hoặc giải thể liên doanh Liên doanh không hiệu quả không cứ phải do lỗi quản lý mà do các biến động chính trị, công nghệ, thị trường mà không thể lường trước được; Thời hạn và điều kiện giải thể phải được bàn ở khâu lên kế hoạch và thương lượng. * 9. Các dạng kết thúc của liên doanh Ý tưởng Tìm đối tác thích hợp Thương lượng Ký hợp đồng Bắt đầu hợp tác theo như thỏa thuậ trong hợp đồng Kết thúc tự nhiên Kéo dài hợp đồng Kết thúc trước hạn Tiếp quản dự án Hợp nhất tiếp quản * 9. Các dạng kết thúc của liên doanh * 9. Các dạng kết thúc của liên doanh Hợp nhất và tiếp quản là phương án kết thúc liên doanh hay được chọn nhất, nó chiếm phần lớn trong trường hợp liên doanh kiểu joint-venture (theo nghiên cứu của McKinsey) 78% liên doanh kết thúc bằng tiếp quản hay hợp nhất, 17% kết thúc tự nhiên, 5% bị công ty khác ngoài liên doanh mua lại. * 9. Các dạng kết thúc của liên doanh * 9. Các dạng kết thúc của liên doanh Liên doanh kết thúc thành công Kết thúc bằng hợp nhất hay tiếp quản thiện ý; Có sự gắn bó lâu dài giữa các đối tác, tích hợp tổ chức và văn hóa; Đạt được mục tiêu các bên đã vạch ra. Liên doanh kết thúc thành công một phía – phía tiếp quản thường mạnh hơn trong quan hệ hợp tác. Liên doanh là thời kỳ thử thách trước hợp nhất hay tiếp quản thiện ý: Kiểm tra khả năng hợp tác và thích ứng về mặt tổ chức, văn hóa và nhân sự; Ngoài tính độc lập, các đối tác vẫn có thể quay lại trạng thái khởi điểm. Có thể trước khi liên doanh, 1 trong 2 đối tác bí mật có ý định sau khi liên doanh mua lại cả dự án lẫn đối tác liên doanh. Nếu cả hai bên đều có ý định này thì sẽ dẫn đến cạnh tranh chiếm giữ năng lực, kỹ năng và lợi thế cạnh tranh và kết cục là chia tay hay tiếp quản ác ý. * NỘI DUNG Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội – xuất xứ và định nghĩa Phân loại trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội tập thể và cá nhân Các mô hình trách nhiệm xã hội * 1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các DN, không phụ thuộc vào qui mô, đều hoạt động trong môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế, công nghệ và xã hội hết sức phức tạp. Đặc biệt nếu DN không chú trọng tới khía xã hội, trong thời hạn dài lâu chắc chắn sẽ thất bại. Các DN ngày càng chú trọng tới vấn đề trách nhiệm xã hội do ngày càng được phép tự do hoạt động, và phạm vi trách nhiệm xã hội cũng ngày càng được mở rộng và có một mối liên kết không thể tách rời giữa chúng. Xu hướng này bị ràng buộc bởi hàng loạt các yếu tố, nội bộ cũng như ngoại vi. Đầu thế kỷ XXI là thời kỳ phát triển mạnh mẽ không phải của chủ nghĩa tư bản quản trị mà của chủ nghĩa tư bản xã hội cũng như thời kỳ hậu chuyển đổi cơ chế của các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội tại các nước phát triển cao ngày càng quan trọng. * 1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các định tố cơ bản nhằm kết nối các vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội và quá trình quản lý doanh nghiệp, hoạch định chiến lược lâu dài bao gồm: tầm quan trọng và tính khẩn cấp của vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao do các tài nguyên thiên nhiên ngày càng ít đi và mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế-công nghiệp của các nước phát triển trong vài thập kỷ vừa rồi ngày càng trở nên trầm trọng. mức sống và thu nhập của công dân các xã hội phát triển cao và một số nước đang phát triển kéo theo các đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ do các tập đoàn lớn cung cấp. Xã hội ngày càng càng đòi hỏi về mặt trách nhiệm xã hội đối với các tập đoàn lớn và sử dụng các dụng cụ theo dõi và thực thi nghiêm khắc. các cơ chế kiểm soát ngoại vi của xã hội đối với doanh nghiệp đang trong giai đoạn hình thành tại các nước mới chuyển đổi như: thi trường vốn, thị trường lao động chất xám, thi trường tiếp quản các công ty không chỉ là bổ sung cho các cơ chế nội bộ như ban giám sát mà còn nhiều khi đóng vai trò lớn hơn và quan trọng hơn các cơ chế còn lại. * 2. Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội các tập đoàn không có một định nghĩa cố định, mà chỉ là một quan niệm xã hội luôn thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các giá trị và văn hoá được xã hội công nhận. Trong thế kỷ thứ XX có thể phân biệt ra các giai đoạn tiến hoá như sau của quan niệm này: Bước ngoặt thế kỷ XIX/XX, giai đoạn cổ điển, Cuộc đại khủng hoảng những năm 30, Những năm 60 và 70, Hiện tại, thời đại của trách nhiệm xã hội. * 2. Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Bước ngoặt thế kỷ XIX./XX – giai đoạn cổ điển Biểu tượng của giai đoạn này là “bàn tay vô hình của thị trường”. Theo A. Smith và M. Friedman: DN phải tối đa hoá lợi nhuận cho chủ/các cổ đông trong khuôn khổ pháp lý, các nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả và đúng cách vì lợi ích chung của toàn xã hội. Thời điểm mà các doanh nghiệp lớn mạnh và có ảnh hưởng lớn tới chính quyền. Hàng loạt các hành vi không thẳng thắn của doanh nghiệp đã được lên án và tại nước Mỹ, ảnh hưởng của các tập đoàn như dầu khí, ngân hàng, sắt thép còn lớn hơn là của nhà nước. Trong thời gian này người ta chỉ nhận thấy nhiệm vụ của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận * 2. Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Cuộc đại khủng hoảng những năm 30 Biểu tượng của giai đoạn này là “bàn tay của chính phủ”. Khủng hoảng tài chính đã bặt buộc chính phủ Mỹ có những hoạt động can thiệp. Nhiệm vụ của chính phủ là vạch ra phạm vi trách nhiệm xã hội đối với các DN và các phương pháp theo dõi và thực thi chúng. Xã hội đổ lỗi cho các tập đoàn vì đã gây nên đại khủng hoảng này. Giới hạn trách nhiệm xã hội được vạch rõ hơn dưới dạng các qui định luật pháp do nhà nước áp đặt. Ví dụ như hàng loạt các đạo luật trong khuôn khổ chính sách New Deal của Roosevelt đã được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và bài trừ các hành vi trái phép trên thị trường chứng khoán. * 2. Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Những năm 60 và 70 Trong những năm 60 và 70 xã hội đã bắt đầu lo lắng về các hậu quả hoạt động của các tập đoàn và lên án đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề xã hội. Trách nhiệm này nằm trong tay ban lãnh đạo doanh nghiệp và đòi hỏi phải làm điều gì đó lớn lao hơn cho xã hội, đáp ứng các mong đợi của dân chúng. Áp lực của xã hội đối với các tập đoàn ngày càng lớn và khắt khe và đòi hỏi phải có những hành động kịp thời. Trong tình huống này các tập đoàn bắt buộc phải vượt ra khỏi trách nhiệm xã hội do luật pháp định nghĩa và làm điều gì đó có ý nghĩa sâu sắc hơn cho xã hội. Cạnh tranh đã tạo ra áp lực không nhỏ để thích nghi với các đòi hỏi ngày càng cao và ngày càng khó đáp ứng hơn của khách hàng, nhà cung ứng và các nhóm quyền lợi khác. Biểu tượng của giai đoạn này là « bàn tay của nhà quản lý » – các nhà quản lý có trách nhiệm bảo vệ và nâng cao mức sống của xã hội giống như lợi ích kinh tế của chính mình. * 2. Các giai đoạn phát triển của quan niệm trách nhiệm xã hội Giai đoạn hiện tại Các mong đợi hiện nay của xã hội đã tạo dựng nên quan niệm trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp phải chủ động tích cực và có phản ứng trước mọi hoàn cảnh vì họ có nguồn lực và quyền lực. Hội nghị thượng đỉnh bàn tròn tại Caux (Thụy Sỹ 1994) – lần đầu tiên người ta sử dụng thuật ngữ “trách nhiệm xã hội”, trong cuộc gặp gỡ này các đối tác tham gia đề nghị chấp nhận các nguyên tắc trách nhiệm theo quan niệm stakeholders bao gồm các nguyên tắc cạnh tranh thẳng thắn, tránh các hành vi phi pháp, chăm sóc tới môi trường thiên nhiên. Quan niệm trách nhiệm xã hội thường được áp dụng cho các doanh nghiệp do tính chất và sứ mệnh của chúng (bảo vệ và nâng cao các giá trị của xã hội song song với việc thực hiện các quyền lợi của bản thân). Ý tưởng trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò bổ sung cho nguyên tắc thị trường tự do. * 3. Trách nhiệm xã hội – Xuất xứ và định nghĩa Xuất xứ: Khởi điểm, thuật ngữ “trách nhiệm”, do có nguồn gốc liên quan tới ngành luật, có nghĩa là chịu hậu quả hình sự vì điều đã vi phạm. Đó là cách hiểu “trách nhiệm” theo nghĩa tiêu cực, hết sức hạn hẹp. Ngày nay sự hiểu biết về trách nhiệm mang tính chất khả quan hơn, như là một sự quan tâm, săn sóc, liên quan tới thực hiện các giá trị như: sự sung túc, sức khoẻ, an toàn, chất lượng môi trường, chất lượng xã hội và chất lượng của cuộc sống, phát triển nhân cách. * 3. Trách nhiệm xã hội – Xuất xứ và định nghĩa Trách nhiệm xã hội có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? Nhiều cuộc nghiên cứu đã thử trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên vấn đề do tính khó cân đong đo đếm và thiếu khả năng so sánh mức độ và độ hiệu quả của việc thực thi trách nhiệm xã hội của mỗi DN. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ít nhất trong thời gian ngắn không có mối liên quan nào giữa mức độ thực thi trách nhiệm xã hội và thành đạt về tài chính của doanh nghiệp. Từ đó suy ra rằng chiến lược trách nhiệm xã hội là chiến lược của các mục tiêu dài hạn hơn. * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Có thể phân biệt ra các loại trách nhiệm như sau: Trách nhiệm đạo đức: theo cách nhìn hẹp – là trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ đối với công ty. Theo nghĩa rộng – là trách nhiệm không phân chia và không phụ thuộc vào các nhiệm vụ phải thực hiện. Trách nhiệm đạo đức thường có nền tảng văn hoá Trách nhiệm uỷ thác – trách nhiệm này xuất hiện trong phạm vi quan hệ uỷ thác, khi các chủ doanh nghiệp giao cho một cá nhân hay một nhóm cá nhân trách nhiệm điều hành doanh nghiệp với sự mong đợi rằng phía bên kia sẽ hoạt động nhằm tối đa quyền lợi của bên này và coi quyền lợi bên này như là mục tiêu và tiêu chí hành động của mình. Trách nhiệm về kinh tế tài chính Trách nhiệm về luật pháp Trách nhiệm về môi trường * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Phân loại trách nhiệm dựa trên tiêu chí các đối tượng: Trách nhiệm nội bộ đối với các cổ đông và các nhân viên. Trách nhiệm nội bộ của doanh nghiệp bao gồm: nhân đạo hoá các điều kiện lao động, trả lương hợp lý cho các cán bộ công nhân viên, bảo đảm các dịch vụ xã hội miễn phí và thoả mãn trong công việc. Trách nhiệm ngoại vi đối với các nhà cung ứng, khách hàng, ngân hàng, chủ nợ, chính quyền trung ương và địa phương, các đối thủ cạnh tranh. Trách nhiệm ngoại vi của doanh nghiệp bao gồm: bảo vệ môi trường thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu khách hàng, chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ, cạnh tranh ngay thẳng, quan tâm tới quyền lợi của xã hội. * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Phân loại trách nhiệm dựa trên tiêu chí các đối tượng trách nhiệm: cá nhân (tầm vi mô, nhân viên)/tập thể (tầm vĩ mô, toàn thể doanh nghiệp) Tránh nhiệm của nhân viên trong quan hệ giữa nhân viên-chủ. Các đặc điểm của kiểu quan hệ này là: chủ không thể nào trực tiếp theo dõi hoạt động của nhân viên (nhân viên có thể che dấu hành động); chủ không hề biết hành động nào của nhân viên là mang lại hiệu quả trong công việc (nhân viên có thể che dấu các thông tin). Trách nhiệm của nhân viên bao gồm: thực hiện một cách trung thành các nhiệm vụ được giao và nghe lời chủ. Trách nhiệm của chủ đối với nhân viên là trả tiền lương theo giá trị công việc mà nhân viên thực hiện. Trách nhiệm của công ty – nếu trách nhiệm của nhân viên đối với chủ (đại diện cho công ty) dễ xác định thì trách nhiệm của công ty (với tư cách một „nhân viên”) đối với môi trường (với tư cách là „chủ”) hoàn toàn không dễ xác định và càng khó xác định hơn nếu cơ cấu tổ chức công ty phức tạp hơn. * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Lĩnh vực trách nhiệm xã hội theo nghĩa hẹp bao gồm trách nhiệm đối với các nhóm cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức mà không là thành phần của nó hoặc theo nghĩa rộng, đối với môi trường thiên nhiên (trách nhiệm môi trường và chính sách an toàn) và sự sung túc nói chung của xã hội (loại bỏ các bất công trong xã hội). Khách hàng mong đợi sản phẩm hợp lý về giá cả, chất lượng và các hành vi tiếp thị đúng đắn của doanh nghiệp. Trách nhiệm vì mức độ trung thực trong quảng cáo, một trong những thành phần của các chiến lược tiếp thị, liên quan tới các vấn đề sau: selective ad (chỉ phô trương những đặc điểm tốt của sản phẩm mà che giấu đi những mặt yếu kém của chúng), preemptive ad (quảng cáo các thành phần bí mật có thể tạo nên hoặc không các đặc tính của sản phẩm, những tạo nên cảm giác như vậy), statistical proof ad (dùng dữ liệu thống kê để quảng bá sản phẩm), suggestive ad (các lợi ích do dùng sản phẩm vượt quá các ứng dụng cơ bản của nó). * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Các cán bộ công nhân viên mong đợi một sự tôn trọng, các điều kiện làm việc và trả công hợp lý. Ngoài ra họ còn muốn được huấn luyện và phát triển nghề nghiệp thêm, thăng tiến và các lợi ích khác. Các nhà đầu tư mong đợi các thông tin về chiến lược đầu tư tiền gửi của họ và kế quả của sự đầu tư đó. Các nhà đầu tư nhỏ mong đợi trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp, tức tối đa hoá lợi nhuận và lợi tức cổ đông, trái lại các nhà đầu tư lớn có thể có mong đợi lớn hơn, họ có thể bắt buộc công ty thực hiện chính sách đầu tư của mình. Các nhà đầu tư, dù lớn hay nhỏ, có thể đe doạ công ty bằng cách bán các cổ phần và cổ phiếu (sự khủng hoảng trên thị trường chứng khoán – trong trường hợp các nhà đầu tư nhỏ, quyết định đầu tư được suy xét kỹ càng – trong trường hợp các nhà đầu tư lớn). * 4. Phân loại trách nhiệm xã hội Các đối tác khác là: chính quyền địa phương, chính phủ liên bang và quốc gia, các trường học và trường đại học, toà án, các chủ nợ, xã hội và cộng đồng, các nhà cung ứng, các nhóm quyền lợi, các nghiệp đoàn thương mại. Môi trường thiên nhiên: trong phạm vi loại trừ ô nhiễm môi trường và soạn thảo chính sách an toàn phù hợp nhằm hạn chế hỏng hóc gây hậu quả khủng hoảng cho môi trường. Sự phồn vinh chung của xã hội: các hoạt động nhằm mục đích này bao gồm: các quyên góp dành cho mục đích từ thiện, các tổ chức và hiệp hội non-profit, hỗ trợ văn hoá,
Tài liệu liên quan