Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thông thường người ta thường
hình dung nó là hệ thông điện, đó không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó
chính là bản chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong
sản xuất, khai thác và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai
thác được trong tự nhiên người ta đều chuyển đổi nó thầnh điện năng trước khi
sử dụng nó. Từ đó hình thành một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và
cung cấp điện năng đến từng hộ sử dụng điện.
1. Một số đặc điểm của điện năng:
+ Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác (quang, nhiệt, cơ
năng ).
+ Dễ truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
+ Không có sắn trong tự nhiên, đều được khai thác rồi chuyển hoá thành
điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các dạng năng
lượng khác. Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay
tại chỗ rồi được đổi thành điện năng (Ví dụ Nhà máy nhiệt điện thường được
xây dựng tại nơi gần nguồn than; nhà máy thủy điện gần nguồn nước ). Đó
cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện
năng mà chúng ta thường gọi là hệ thống điện.
66 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chung Kỹ thuật điện trong sản xuất vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[1]
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
KHOA XÂY DỰNG – BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG CHUNG
KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT VLXD
Hà nội 5.2013
[2]
LỜI MỞ ĐẦU
Trường cao đẳng xây dựng, tháng 5 năm 2013
“Kỹ thuật điện trong sản xuất VLXD” là môn học được xây dựng trên nền
tảng của các môn học Kỹ thuật điện, cung cấp điện, hệ thống điện... áp dụng cho
sinh viên khối ngành công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng, môn học tập trung đi
sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống cung cấp, trang bị điện cho
các nhà xưởng công nghiệp.
Với chủ trương chung của Đảng ủy – Ban giám hiệu Nhà trường, việc dạy
và học cần đi sát với thực tiễn của ngành công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng,
bộ môn máy xây dựng đã xây dựng thành công bài giảng chung cho môn học
“Kỹ thuật điện trong sản xuất VLXD”.
Bài giảng chung “Kỹ thuật điện trong sản xuất VLXD” nhằm giúp cho
giảng viên thống nhất nội dung, kiến thức giảng dạy bên cạnh đó chủ yếu nhằm
làm tư liệu học tập cho sinh viên, do thời lượng học tập trên lớp hạn chế, hy
vọng với sự sáng tạo và tư duy độc lập của sinh viên bài giảng chung này có thể
củng cố thêm kiến thức cần thiết.
Bài giảng chung “Kỹ thuật điện trong sản xuất VLXD” được soạn và in
lần đầu tiên nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong bạn đọc góp ý kiến
gửi về bộ môn máy xây dựng để bài giảng ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Thay mặt bộ môn, nhóm biên soạn gồm Ths.Ks Lê Anh Đức, Ths.Ks
Nguyễn Trường Sinh trân trọng cảm ơn.
[3]
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ
XƯỞNG SẢN XUẤT.
I. Tổng quan về hệ thống điện:
Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thông thường người ta thường
hình dung nó là hệ thông điện, đó không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó
chính là bản chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong
sản xuất, khai thác và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai
thác được trong tự nhiên người ta đều chuyển đổi nó thầnh điện năng trước khi
sử dụng nó. Từ đó hình thành một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và
cung cấp điện năng đến từng hộ sử dụng điện.
1. Một số đặc điểm của điện năng:
+ Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác (quang, nhiệt, cơ
năng).
+ Dễ truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
+ Không có sắn trong tự nhiên, đều được khai thác rồi chuyển hoá thành
điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các dạng năng
lượng khác. Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay
tại chỗ rồi được đổi thành điện năng (Ví dụ Nhà máy nhiệt điện thường được
xây dựng tại nơi gần nguồn than; nhà máy thủy điện gần nguồn nước). Đó
cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện
năng mà chúng ta thường gọi là hệ thống điện.
+ Điện năng sản xuất ra, nói chung không tích trữ được. Vì vậy tại mọi
thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất ra với
điện năng tiêu.
+ Quá trình về điện xảy ra rất nhanh.
+ Điện năng là nguồn năng luợng chính của các ngành: CN nặng, CN
nhẹ... và là điều kiện quan trọng để phát triển các đô thị và khu dân cư.
2. Định nghĩa:
[4]
Hệ thống điện bao gồm các khâu sản xuất ra điện năng; khâu truyền tải;
phân phối và cung cấp điện năng đến tận các hộ dùng điện.
“Công trình điện” được hiểu là tổ hợp công trình xây dựng và vật kiến
trúc, trang thiết bị để phát điện, truyền tải và phân phối điện năng. Công trình
điện bao gồm các nhà máy, tổ máy phát điện, các trạm biến áp, các đường dây
dẫn điện và trang thiết bị đồng bộ kèm theo.
II. Nguồn điện:
Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết
bị biến đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện
năng.
1. Các dạng nguồn điện
TỶ LỆ NGUỒN PHÁT ĐIỆN NĂM 1997 (EVN)
Thủy điện Hòa Bình
(36,6%)
Thủy điện khác
(23,26%)
NĐ Than
(17,36%)
Diezel
(1,2%)
NĐ Dầu
(5,26%)
TBK Dầu
(4,96%)
TBK Gas
(10,29%)
[5]
2. Nhà máy thủy điện Hòa Bình
1. Hồ thượng lưu. 2. Hồ hạ lưu. 3.Đập ngăn
4. Đường ống dẫn nước áp lực. 5. Hợp bộ tuốc bin – Máy phát.
6. Cửa xả nước sau tuốc bin.
3. Ưu, nhược điểm của nhà máy thủy điện
3.1 Ưu điểm
- Công suất nhà máy tùy thuộc vào năng lực của nguồn nước, từ 1 vài
MW đến hàng trăm và hàng ngàn MW.
- Tính linh hoạt vận hành rất cao, trong một vài phút có thể huy động hết
công suất nhà máy.
- Số lượng người quản lý vận hành không nhiều, chất thải sạch,
- Kết hợp phát điện với điều tiết thủy lợi, phát triển giao thông, du lịch ...
3.2 Nhược điểm
1
2
3
4
5
6
[6]
- Phải ngăn sông tạo ra các hồ nước lớn trải rộng dọc theo lưu vực của
sông chính và làm thay đổi căn bản tất cả hệ sinh thái trong vùng. Thay đổi tập
quán sinh họat, lao động và văn hóa của các quần cư trong lưu vực.
-Khai thác công suất phụ thuộc vào thủy chế của hồ chứa, thời tiết khí
hậu trong năm.
-Hoạt động của nhà máy phụ thuộc nhiều vào các ngành liên quan và thụ
động.
III. Mạng lưới điện
Điện năng sau khi sản xuất ra từ các nguồn phát sẽ được truyền tải - cung
cấp - phân phối tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện.
Hệ thống điện bao gồm toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải - cung cấp
- phân phối đến các hộ tiêu thụ điện.
Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Đường dây tải điện và các
trạm biến áp khu vực.
Mạng điện xí nghiệp có một phạm vi nhỏ, chỉ bao gồm có trạm biến áp
và mạng phân phối điện đến các thiết bị dùng điện trong xí nghiệp.
Cấp điện áp định mức của mạng điện được chọn càng cao thì công suất
truyền tải và độ dài truyền tải càng lớn.
Cấp điện áp định mức càng cao thì vốn đầu tư xây dựng cũng như chi phí
vận hành và tính phức tạp của mạng điện cũng tăng theo.
Do đó ứng với một lượng công suất và khoảng cách truyền tải nhất định,
để chọn cấp điện áp định mức cho hợp lý ta phải giải quyết bài toán so sánh cả
về kinh tế và kỹ thuật.
IV. Hệ dẫn điện.
Hệ dẫn điện là tập hợp các dây dẫn điện, cáp điện với các kết cấu, chi tiết
kẹp, đỡ và bảo vệ liên quan tới chúng, được lắp đặt theo quy phạm. Hệ dẫn điện
được phân loại như sau:
1. Hệ dẫn điện hở là hệ dẫn điện lắp đặt trên bề mặt tường, trần nhà, vì
kèo và các phần kiến trúc khác của toà nhà và công trình, trên cột điện... Đối
với hệ dẫn điện hở, áp dụng các phương pháp lắp đặt dây dẫn hoặc cáp điện
[7]
sau: trực tiếp trên mặt tường, trần nhà v.v. trên dây đỡ, dây treo, puli, vật cách
điện, trong ống, hộp, ống mềm kim loại, máng, trong gờ chân tường và thanh
ốp kỹ thuật điện, treo tự do v.v. Hệ dẫn điện hở có thể là cố định, di động hoặc
di chuyển được.
2. Hệ dẫn điện kín là hệ dẫn điện lắp đặt bên trong phần kiến trúc của
toà nhà và công trình (tường, nền, móng, trần ngăn), cũng như trên trần ngăn
làm sàn, trực tiếp bên dưới sàn có thể tháo ra được... Đối với hệ dẫn điện kín, áp
dụng các phương pháp sau để lắp đặt dây dẫn hoặc cáp điện: trong ống, ống mềm
kim loại, hộp, mương kín và các khoảng trống của kết cấu xây dựng, trong rãnh
trát vữa, cũng như trong khối liền của kết cấu xây dựng.
V. Phụ tải điện.
Dữ kiện tối quan trọng của bài toán thiết kế cung cấp điện là phụ tải điện.
Việc xác định chính xác giá trị phụ tải cho phép lựa chọn đúng thiết bị và sơ đồ
cung cấp điện, đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện.
Các nhân tố công suất, loại và vị trí của các thiết bị tiêu thụ cho phép xác
định cấu trúc sơ đồ và các tham số của các phần tử hệ thống cung cấp điện.
Thường trong dữ kiện bài toán thiết kế cho biết công suất đặt của các thiết bị
tiêu thụ điện, tuy nhiên sự đốt nóng các phần tử và các thiết bị điện còn phụ
thuộc cả vào chệ độ làm việc của các hộ dùng điệnn vì vậy cần phải xem xét phụ
tải theo cả dòng điện I, công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q và công
suất toàn phần S.
Việc lựa chọn các thiết bị, các phần tử của hệ thống cung cấp điện được
thực hiện dựa trên kết quả tính toán phụ tải. Sai số của bài toán xác định phụ tải
có thể dẫn đến việc lựa chọn sơ đồ thiếu chính xác, dẫn đến giảm sút các chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Nếu kết quả tính toán lớn hơn so
với giá trị thực thì sẽ dẫn đến sự lãng phí vốn đầu tư, các thiết bị được lựa chọn
không làm việc hết công suất, dẫn đến hiệu quả thấp; Nếu kết quả tính toán nhỏ
hơn giá trị thực, thì sẽ dẫn đến sự làm việc quá tải của các thiết bị, không sử
dụng hết khả năng của các thiết bị công nghệ, làm giảm năng suất, làm tăng tổn
thất điện năng và giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Như vậy bài toán xác định
[8]
phụ tải là giai đoạn tối quan trọng của quá trình thiết kế cung cấp điện. Tuy
nhiên, việc xác định chính xác giá trị phụ tải là không thể, vì có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến chệ độ tiêu thụ điện, trong dó có cả các nhân tố tác động ngẫu
nhiên. Nhìn chung sai số cho phép của bài toán này khoảng ± 10%.
Các tham số quan trọng tham gia trong quá trình tính toán phụ tải là:
- Công suất định mức là công suất thiết bị ứng với với các điều kiện
chuẩn do nhà máy chế tạo ghi trên hộ chiếu của thiết bị. Đối với động cơ điện,
công suất định mức ghi trên nhãn hiệu máy, chính là công suất cơ trên trục cơ.
Đối với các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, khi tính toán, công suất
định mức được quy về chế độ làm việc dài hạn ứng với hệ số tiếp điện định mức
εn:
P’n = Pn nε
Ở đây P’n là công suất định mức quy về chế độ làm việc dài hạn;
εn- hệ số tiếp điện định mức.
- Công suất tiêu thụ trung bình trong một khoảng thời gian xét t được
xác định từ biểu thức sau:
;
t
AP rtb =
Ar - điện năng tác dụng và phản kháng tiêu thụ trong khoảng thời gian t.
Công suất tiêu thụ trung bình đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích
chế độ, xác định phụ tải tính toán và tổn hao điện năng .
- Công suất cực đại là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời
gian xét. Phân biệt hai loại công suất cực đại:
* Công suất cực đại ổn định (PM) là công suất tiêu thụ lớn nhất tác động
trong khoảng thời gian không dưới 30 phút. Đây là công suất để đánh giá chế độ
làm việc và chọn thiết bị điện theo điều kiện đốt nóng cho phép.
* Công suất cực đại đỉnh nhọn - Pđnh là công suất lớn nhất xuất hiện trong
khoảng thời gian ngắn (ví dụ như khi khởi động động cơ). Người ta căn cứ vào
giá trị phụ tải này để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự khởi động của động
cơ, chọn dây chảy và tính dòng điện khởi động của rơle bảo vệ. Ngoài trị số của
[9]
phụ tải đỉnh nhọn, người ta còn quan tâm đến số lần xuất hiện nó, nếu tần số
xuất hiện càng lớn thì mức độ ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các
thiết bị dùng điện khác trong mạng điện sẽ càng cao.
- Công suất tính toán là công suất giả định lâu dài không đổi, tương
đương với phụ tải thực tế về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Các thiết bị điện được
chọn theo công suất này sẽ đảm bảo được an toàn trong mọi trạng thái vận hành.
Trong thực tế công suất tính toán thường được lấy bằng công suất cực đại ổn
định (Ptt=PM).
Đơn giản nhất, phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi
điện năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang
năng
Tất cả các thiết bị điện được phân loại theo các đặc điểm vận hành và kỹ
thuật cơ bản sau: thiết bị sản xuất; điều khiển sản xuất; chế độ dùng điện; công
suất và điện áp; loại dòng điện; mức độ tin cậy cung cấp điện v.v.
1. Phân loại theo cấp điện áp.
Theo cấp điện áp tất cả các thiết bị điện được phân thành hai loại: thiết bị
hạ áp (có U≤1000 V) và thiết bị cao áp (U>1000 V).
2. Phân loại theo loại dòng điện.
- Thiết bị làm việc ở mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp (50 Hz);
- Thiết bị làm việc ở mạng điện tần số cao hoặc thấp;
- Thiết bị làm việc ở mạng điện một chiều.
3. Phân loại theo chế độ làm việc.
- Thiết bị làm việc với chế độ dài hạn: Các thiết bị này có phụ tải không
thay đổi hoặc ít thay đổi trong suốt thời gian làm việc như động cơ các máy
bơm, máy quạt v.v.
- Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn: Các thiết bị chỉ làm việc trong
khoảng thời gian ngắn chưa đủ để nhiệt độ tăng lên đến giá trị xác lập, ví dụ như
máy cắt kim loại, máy trộn v.v.
[10]
- Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại: trong trường hợp này các
thiết bị làm việc theo chế độ luân phiên: đóng, cắt thời gian gian của toàn bộ chu
trình không vượt quá 10 phút, ví dụ máy nâng hạ, máy hàn, thang máy v.v.
4. Phân loại theo dạng năng lượng biến đổi được phân thành các nhóm:
động lực, chiếu sáng, tạo nhiệt v.v.
5. Phân loại theo vị trí lắp đặt.
- Thiết bị điện lắp đặt cố định, di động.
- Thiết bị điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời.
- Thiết bị điện lắp đặt ở những điều kiện đặc biệt như nóng, ẩm, bụi, có
hơi và khí ăn mòn, có khí và bụi nổ.
VI. Đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị điện công nghiệp
1. Thiết bị động lực
Thiết bị động lực trong công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Phụ thuộc vào
đặc điểm của các quá trình công nghệ các động cơ điện có thể là động cơ điện
xoay chiều (không đồng bộ, hoặc động cơ đồng bộ), động cơ điện một chiều với
các gam công suất khác nhau. Điện áp định mức của các động cơ xoay chiều ba
pha chủ yếu là 0,38; 0,66; 3; 6 hoặc 10 kV. Gam công suất phổ biến là 0,1÷350;
1÷600; 100÷1000; 20÷1000 và trên 1000 kW. Các động cơ điện một chiều
thường sử dụng điện áp 220 hoặc 440 V công suất từ 0,3÷329 kW.
2. Thiết bị tạo nhiệt
Thiết bị tạo nhiệt chủ yếu là các lò điện và các cơ cấu chuyển đổi điện
năng thành nhiệt năng thường làm việc theo các nguyên lý: điện trở, cảm ứng,
hồ quang và nguyên lý hổn hợp.
Các lò nhiệt điện trở thường được cung cấp bởi mạng điện 380/220V tần
số công nghiệp 50Hz. Tồn tại loại lò điện một pha hoặc ba pha công suất từ vài
chục đến hàng ngàn kW. Hệ số công suất của các thiết bị này khá cao (sấp sỉ 1,
đối với lò gián tiếp và 0,7 ÷ 0,9 đối với lò trực tiếp).
Các lò điện cảm ứng được chế tạo có hoặc không có lõi thép. Loại lò cảm
ứng có lõi thép làm việc với tần số công nghiệp, điện áp 380/220 V hoặc cao
[11]
hơn, phụ thuộc vào công suất. Chúng có thể là thiết bị một, hai hoặc ba pha
công suất đến 2000 kVA. Hệ số công suất của các loại thiết bị này dao động
trong phạm vi rộng: cosϕ = 0,2 ÷ 0,8.
Các lò điện cảm ứng không lõi thép được chế tạo để làm việc với tần số
công nghiệp hoặc với tần số cao từ 500 Hz đến 40 Mz. Các thiết bị này được
cung cấp bởi mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp. Hệ số công suất của
thiết bị tương đối thấp (0,06 ÷ 0,25).
Các lò điện hồ quang, theo nguyên lý đốt nóng được phân thành các thiết
bị đốt nóng trực tiếp, gián tiếp hoặc hỗn hợp.
Ở lò hồ quang đốt nóng trực tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt năng
tao ra giữa điện cực với chính kim loại xử lý. Loại lò này được cung cấp bởi
mạng điện xoay chiều 6÷ 110 kV qua máy hạ áp. Hệ số công suất có giá trị trong
khoảng 0,8 ÷ 0,6.
Ở loại lò hồ quang đốt nóng gián tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt
năng sinh ra giữa các điện cực của thiết bị. Công suất của loại lò này không lớn
lắm. Lò được cung cấp bởi mạng điện tần số công nghiệp qua máy biến áp đặc
biệt.
Ở loại lò hổn hợp, kim loại được làm nóng bởi nhiệt năng sinh ra do dòng
điện đi qua chất liệu và cả do hồ quang. Lò hổn hợp được cung cấp bởi mạng
điện xoay chiều tần số công nghiệp qua máy hạ áp. Công suất lò cỡ vài tăm kW,
hệ số công suất 0,85 ÷ 0,92.
Thiết bị hàn điện làm việc với dòng điện xoay chiều hoặc dòng một chiều.
Thiết bị hàn điện xoay chiều được cung cấp bởi máy biến áp 380/220 V hoặc
cao hơn. Công suất của máy biến áp hàn dao động từ vài chục đến vài trăm
kVA. Hệ số công suất của các thiết bị này tương đối thấp (0,3 ÷ 0,35 đối với
máy hàn hồ quang và 0,4 ÷ 0,7 đối với máy hàn điểm). Các thiết bị hàn điện một
chiều được cung cấp bởi cơ cấu chỉnh lưu biến đổi dòng điện xoay chiều thành
dòng một chiều. Hệ số công suất của thiết bị này ở chế độ làm việc khoảng 0,7 ÷
0,8 và ở chế độ không tải là 0,4.
[12]
Các thiết bị chiếu sáng dùng trong công nghiệp chủ yếu là đèn sợi đốt và
đèn phóng điện. Các loại đèn công nghiệp đều là thiết bị một pha công suất 100
÷ 1000 W với điện áp 127 ÷ 220 V. Hệ số công suất của đèn sợi đốt là 1 và của
các đèn phóng điện là 0,6 ÷ 0,7, tuy nhiên hầu hết các đèn phóng điện đều được
mắc kèm theo các tụ bù nên hệ số công suất của mạng điện chiếu sáng thường
đạt đến giá trị 0,9 ÷ 0,96.
VII. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế cung cấp điện (CCĐ).
1. Độ tin cậy.
Sơ đồ phải đảm bảo tin cậy CCĐ theo yêu cầu của phụ tải, do đó phải căn
cứ vào hộ tiêu thụ (dưới đây) từ đó chọn sơ đồ nguồn CCĐ.
* Hộ loại I: phải có 2 nguồn CCĐ. sơ đồ phải đảm bảo cho hộ tiêu thụ
không được mất điện, hoặc chỉ được giãn đoạn trong 1 thời gian cắt đủ cho cacd
TB tự động đóng nguồn dự phòng.
* Hộ loại II: được CCĐ bằng 1 hoặc 2 nguồn. Việc lựa chọn số nguồn
CCĐ phải dựa trên sự thiệt hại kinh tế do ngừng CCĐ.
* Hộ loại III: chỉ cần 1 nguồn.
2. An toàn.
Sơ đồ CCĐ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành trong mọi
trạng thái vận hành. Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đơn
giản, thuận tiện vận hành, có tính linh hoạt cao trong việc sử lý sự cố, có biện
pháp tự động hoá..
3. Kinh tế.
Sơ đồ phải là sự lựa chọn tối ưu, hợp lý nhất về vốn đầu tư và chi phí vận
hành.
VIII. Những tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống cung cấp điện (CCĐ).
1. Tiêu chuẩn điện áp.
Điện áp đặt lên đầu cực thiết bị điện (TBĐ) so với điện áp định mức của
nó không được vượt quá giới hạn cho phép. Quy định như sau:
- Đối với mạng cung cấp cho các thiết bị động lực: [∆U%] = ± 5%.
[13]
- Đối với mạng cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng: [∆U%] = ± 2,5%.
Trong trường hợp khởi động động cơ hoặc mạng đang ở trong tình trạng
sự cố thì độ lệch điện áp cho phép có thể tới - 10%Uđm.
2. Tiêu chuẩn tần số.
Độ lệch tần số cho phép được qui định là ± 0,5 Hz. Để đảm bảo tần số của
hệ thông điện được ổn định công suất tiêu thụ phải nhỏ hơn công suất của hệ
thống. Vậy ở phụ tải lớn khi phụ tải gia tăng thường phải đặt thêm thiết bị tự
động đóng thêm máy phát điện dự trữ hoặc thiết bị bảo vệ sa thải phụ tải theo
tần số.
3. An toàn cung cấp điện (CCĐ).
Hệ thống CCĐ phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị.
Muốn vậy phải chọn sơ đồ CCĐ hợp lý, rõ ràng mạch lạc để tránh nhầm lẫn
trong vận hành, các thiết bị điện phải được chọn đúng chủng loại, đúng công
suất.
4. Chỉ tiêu kinh tế cao.
Chỉ tiêu kinh tế chỉ được xét đến khi các chỉ tiêu kĩ thuật đã được đảm
bảo. Chỉ tiêu kinh tế được đánh giá qua: tổng số vốn đầu, chi phí vận hành và
thời gian thu hồi vốn đầu. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế cần so sánh tỉ mỉ giữa các
phương án, từ đó mới rút ra được phương án tối ưu.
[14]
CHƯƠNG II. KHÍ CỤ ĐIỆN
I. Rơ le
Rơle nói chung thông thường là thiết bị điều khiển, bảo vệ TB khi xảy ra
hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải Trong thực tế ngành công nghiệp hiện nay
rơle là thiết bị điều khiển và bảo vệ tin cậy nên được dùng phổ biến và cũng hết
sức đa dạng về chủng loại và thương hiệu.
1.Rơ le điện từ
- Mạch từ là các lá thép kỹ thuật mỏng từ 0.35 - 0.5mm được ghép lại với
nhau để tránh dòng điện xoáy, mạch từ được ghép hình chữ Ø, U, mạch từ được
chia ra làm hai phần: Phần được kẹp chặt đứng yên gọi là phần tĩnh; Phần được
nối với từ thông tiếp điểm động qua hệ thống tay đòn cách điện được gọi là phần
động (ứng).
- Cuộn dây có điện trở bé, dòng điện chạy trong cuộn dây phụ thuộc vào
khe hở lõi thép phần ứng và phần tĩnh.
- Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ. Phần ứng
được hút chặt lại với phần tĩnh. Tiếp điểm 6 đóng lại với tiếp điểm cố định 5.
2. Rơ le dòng điện và rơle điện áp
a. Rơle dòng điện
- Dùng để bảo vệ mạch điện bị quá tải hoặc ngắn mạch và điều khiển sự
làm việc của động cơ điện.
- Rơle dòng điện gồm có mạch từ 1 được cuốn cuộn dây dòng điện 2 có
nhiều đầu ra. Khi dòng điện cha