I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1. Khái niệm và mục tiêu của TCDN
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu và các
nguồn vốn huy động thêm để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên quá trình luân chuyển vốn theo từng quan hệ kinh
tế trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với những chủ thể kinh tế khác. Có thể
kể đến những quan hệ của doanh nghiệp và các chủ thể sau mà phát sinh sự vận động của nguồn vốn:
(i). Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp:
Quan hệ kinh tế chi phối giữa nhà nước và doanh nghiệp đó là việc doanh nghiệp phải nộp
các nghĩa vụ vế thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn
bài Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ về mặt kinh tế cho doanh nghiệp thông qua các
chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất hoặc có thể đóng vai trò như là một cổ đông của
doanh nghiệp. Mối quan hệ này khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp biến động.
25 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 03: Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung chương 3 – Tài chính doanh nghiệp
I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp .................................................................................................... 3
1. Khái niệm và mục tiêu của TCDN ..................................................................................................... 3
2. Các quyết định tài chính trong doanh nghiệp .................................................................................. 5
3. Vai trò của tài chính trong doanh nghiệp ......................................................................................... 7
II. Tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp ........................................................................................... 7
1. Nguồn vốn ............................................................................................................................................ 7
1.1. Đặc điểm các khoản nợ phải trả. ................................................................................................ 8
1.2. Một số phân tích liên quan tới cấu trúc nguồn vốn ................................................................ 10
2. Tài sản ................................................................................................................................................ 11
2.1. Tài sản ngắn hạn ........................................................................................................................ 11
2.2. Tài sản dài hạn ........................................................................................................................... 13
2.3. Một số phân tích liên quan tới cấu trúc tài sản: ...................................................................... 15
3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .......................................................................................... 15
III. Doanh thu – Chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp ...................................................................... 16
1. Doanh thu .......................................................................................................................................... 17
2. Chi phí ................................................................................................................................................ 18
2.1. Kết cấu chi phí theo công dụng kinh tế .................................................................................... 19
2.2. Kết cấu chi phí theo định phí và biến phí ................................................................................ 21
2.3. Giá bán sản phẩm ...................................................................................................................... 21
3. Lợi nhuận ........................................................................................................................................... 21
IV. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp ............................................................................................... 22
1. Cơ sở lập kế hoạch tài chính ............................................................................................................ 23
2. Nội dung cơ bản của kế hoạch tài chính ......................................................................................... 23
CHƯƠNG 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mục tiêu học tập của chương
Về mặt lý thuyết
Về mặt kỹ năng
I. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1. Khái niệm và mục tiêu của TCDN
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu và các
nguồn vốn huy động thêm để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên quá trình luân chuyển vốn theo từng quan hệ kinh
tế trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với những chủ thể kinh tế khác. Có thể
kể đến những quan hệ của doanh nghiệp và các chủ thể sau mà phát sinh sự vận động của
nguồn vốn:
(i). Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp:
Quan hệ kinh tế chi phối giữa nhà nước và doanh nghiệp đó là việc doanh nghiệp phải nộp
các nghĩa vụ vế thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn
bàiBên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ về mặt kinh tế cho doanh nghiệp thông qua các
chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất hoặc có thể đóng vai trò như là một cổ đông của
doanh nghiệp. Mối quan hệ này khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp biến động.
(ii). Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và các trung gian tài chính:
Dưới góc độ là một chủ thể kinh tế chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội, các doanh
nghiệp là người cung cấp nguồn vốn (theo hình thức cho vay hoặc góp vốn đầu tư) cho các
trung gian tài chính. Ở góc độ ngược lại, trong quá trình kinh doanh do việc thiếu hụt nguồn
vốn dẫn đến doanh nghiệp là người nhận tài trợ vốn (theo hình thức vay tín dụng hoặc nhận
đầu tư góp vốn) từ các trung gian tài chính này. Các mối quan hệ đan xen giữa doanh
nghiệp và các trung gian tài chính dẫn tới nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi liên tục.
(iii). Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
Thông thường đây là mối quan hệ liên quan tới hoạt động mua, bán (kinh doanh) hoặc đầu
tư giữa các doanh doanh nghiệp. Các quyết định kinh doanh làm cho nguồn vốn của doanh
nghiệp thay đổi ngay lập tức (thanh toán ngay) hoặc trì hoãn theo thời gian (thanh toán trả
chậm) tùy theo hạn mức tín dụng giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có thể
tiến hành đầu tư cho nhau (tạo lập nguồn vốn cho doanh nghiệp được đầu tư) trong ngắn
hạn hoặc dài hạn để đạt được các lợi ích ngắn hoặc dài hạn.
(iv). Quan hệ giữa doanh nghiệp và các cá nhân
Các cá nhân, dưới góc độ là người mua cuối cùng, đóng góp phần lợi nhuận chính yếu cho
doanh nghiệp và tạo nên nguồn vốn thặng dư cho doanh nghiệp. Họ cũng có thể là những
nhà đầu tư cá nhân góp phần tạo lập nên nguồn vốn cho doanh nghiệp thông qua hoạt động
góp vốn đầu tư.
(v). Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp
Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp thường liên quan tới các hoạt động phân phối
thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt và lãi cổ
phầnNhững hoạt động này cũng tạo ra sự biến động trong nguồn vốn của doanh nghiệp.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh
nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, là chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh
rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính
nước ta.
Các kiến thức tại chương 1 đã cho thấy các mối quan hệ này là biểu hiện của sự phân phối
giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế thông qua sự hình thành và vận
động của nguồn vốn trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền
với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Như vậy có thể hiểu “tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới
hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh
trong các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu nhất định của doanh
nghiệp”.
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành nên hoạt động của doanh nghiệp, luôn
gắn liền và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó góp phần
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
2. Các quyết định tài chính trong doanh nghiệp
Đứng ở góc độ quản trị, hoạt động tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho ba loại quyết
định tài chính và chính các quyết định này đã hình thành nên các mối quan hệ tài chính:
Quyết định đầu tư
Quyết định tài trợ
Quyết định kinh doanh
Quyết định đầu tư:
Quyết định đầu tư là là những quyếtđịnh liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng
bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Trong kế toán, nó liên quan tới sự vận
động của các nguồn lực ở bên phía trái bảng cân đối kế toán. Cụ thể hơn, quyết định đầu
tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn và kết cấu các tài sản cụ thể trong tài sản ngắn
hạn;
Quyết định đầu tư tài sản dài hạn và kết cấu các tài sản cụ thể trong tài sản dài hạn;
Quyết định kết cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản;
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng bậc nhất trong các quyết định của
tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúngsẽ
làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn
thất tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp thời kỳ 2006 - 2009
2006 – nửa đầu năm 2008 được ví như thời kì hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kể từ đầu năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động, tạo cho VN có một diện mạo
hoàn toàn mới và hoạt động mạnh mẽ tại 3 sàn giao dịch. Đó là sở Giao Dịch Thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm Giao dich Hà Nội và thị trường OTC. Đỉnh cao nhất Vn-Index từng xác lập là
921,07 điểm vào năm 2008 sau những thăng hoa của cả nền kinh tế, doanh nghiệp và giới đầu
tư. Tuy nhiên, đà tăng của Vn-Index ngay sau đó bị đứt gãy và lao dốc không phanh gần 600
điểm chỉ trong 8 tháng. Tháng 2 năm 2009, VNI xác lập mức đáy kỷ lục là 235 điểm.
Rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi đã không kịp rút chân ra khỏi thị trường và bất
lực ngồi nhìn sự bốc hơi nhanh chóng của tài sản đầu tư theo con số tỷ, chục tỷ hay trăm tỷ. Sự
hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời kỳ đó đã khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn nhàn
rỗi để đầu tư hoặc sử dụng cả những nguồn lực dành cho việc sản xuất kinh doanh chính để đầu
tư vào chứng khoán. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vay ngắn hạn từ các nguồn khác
nhau với lãi suất cao để đầu tư vào chứng khoán thay vì đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Hậu quả là khi thị trường trượt dốc không phanh, các doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm
giá đầu tư dẫn tới giá trị của doanh nghiệp bị giảm sút rất nhanh chóng.
Ví dụ về trường hợp BBC – Bibica Biên Hòa:
Tại thời điểm 31/12/2008, danh mục cổ phiếu Công ty đầu tư bao gồm cổ phiếu của các công ty
đang được niêm yết hoặc chưa niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Trong
đó, giá gốc (giá muc thực tế) các cổ phiếu được niêm yết mà Công ty nắm giữ là 33.332.797.513
VND, giá gốc các cổ phiếu chưa được niêm yết là 9.574.805.000 VND. Do giá các chướng
khoán giảm nên công ty đã lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn tổng số tiền
24.699.644.113 VND.
Quyết định tài trợ
Nếu như quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định tài trợ lại liên quan
đến bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn
loại nguồn vốn nào tài trợ cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn
vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn. Ngoài ra, quyết định tài trợ còn xem xét
mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia dưới hình thức
cổ tức. Một khi sự lựa chọn giữa tài trợ bằng vốn vay hay bằng vốn của doanh nghiệp,
tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa lợi nhuận để lại
và lợi nhuận phân chia đã được quyết định thì bước tiếp theo nhà quản trị còn phải quyết
định làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ đó. Nên sử dụng lợi nhuận tích lũy
hay nên kêu gọi thêm vốn từ cổ đông, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn bằng
cách phát hành các công cụ nợ. Đó là những quyết định liên quan đến tài trợ trong hoạt
động của doanh nghiệp.
Quyết định kinh doanh
Quyết định kinh doanh là việc sử dụng tài sản vào các hoạt động kinh doanh liên quan tới
chi phí – doanh thu – lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải quyết định việc chi
cho các chi phí hữu ích (nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, quản lý chung ) để tạo
lập ra hoạt động sản xuất và thu hút khách hàng trên thị trường; các quyết định về khối
lượng sản phẩm bán, chính sách giá để có thể có được doanh thu từ khách hàng, và từ
đó có được mức lợi nhuận kỳ vọng.
3. Vai trò của tài chính trong doanh nghiệp
Huy động đảm bảo đầu đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Tài chính doanh nghiệp tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt
động kinh tế trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
II. Tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp
Tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện cấu trúc tài chính
doanh nghiệp. Nó phản ảnh một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp trên
ba mặt là (i) cơ cấu nguồn vốn phản ảnh chính sách tài trợ của doanh nghiệp, (ii) cơ cấu tài
sản gắn liền với quá trình sử dụng vốn, và (iii) Mối liên hệ qua lại giữa vốn và tài sản.
1. Nguồn vốn
Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nguồn vốn được cấu thành từ hai nguồn
chính:
(i) Nợ phải trả: Nguồn vốn đi vay
(ii) Vốn chủ sở hữu: Nguồn tự tài trợ
Chúng ta minh họa về cấu trúc này thông qua bản tóm tắt nguồn vốn của công ty Vinamilk
qua các năm như sau.
Bảng 1. Nguồn vốn của Vinamilk
Phần tiếp theo chúng ta phân tích tính chất của các nguồn hình thành nên vốn và một số
phân tích chính liên quan tới cấu trúc nguồn vốn.
1.1. Đặc điểm các khoản nợ phải trả.
Các khoản nợ phải trả là các nguồn vốn mà doanh nghiệp đi vay, nó bao gồm các khoản
vay nợ ngắn hạn và dài hạn từ các chủ thể kinh tế khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh phần lớn các doanh nghiệp cần thêm nguốn vốn vay bên cạnh nguồn vốn tự có để
thúc đẩy hoạt động kinh doanh thông qua hiệu ứng đòn bẩy tài chính thêm vào đó không
phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tăng nguồn vốn tự có thông qua việc tăng
lợi nhuận hay kêu gọi thêm vốn góp. Các nguồn hình thành nên nợ phải trả chủ yếu bao
gồm:
Tín dụng ngân hàng: Đây có thể nói là nguồn tài trợ quan trọng bậc nhất của doanh
nghiệp, nó bao gồm các khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn.
Ưu điểm của nguồn vốn này là (i) đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc kinh doanh
hoặc đầu tư, (ii) thời hạn vay đa dạng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử
dụng nguồn vốn, (iii) trong nhiều trường hợp chi phí sử dụng vốn vay từ ngân hàng
thấp hơn chi phí sử dụng vốn sở hữu và tương đối ổn định nên doanh nghiệp có thể
xác định chi phí vốn một cách thuận lợi, (iv) chi phí vay vốn được tính vào chi phí
kinh doanh nên làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi thể hiện sự chia sẻ
lợi ích giữa các nhà đầu tư và nhà nước, (v) thường thì ngân hàng ít khi can thiệp
trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nó cũng thể hiện một số nhược điểm như sau: (i) Rất dễ phụ thuộc vào
ngân hàng nếu như tỷ trọng nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng đa số trong nguồn vốn.
NGUỒN VỐN 2010 2011 2012
I NỢ PHẢI TRẢ 2,809 3,105 4,205
1 Nợ ngắn hạn 2,645 2,947 4,145
2 Nợ dài hạn 164 159 60
II VỐN CHỦ SỞ HỮU 7,964 12,477 15,493
1 Vốn chủ sở hữu 7,964 12,477 15,493
2 Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 10,773 15,583 19,698
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ hành xử như là một chủ nợ và có thể can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, (ii) doanh nghiệp phải có tài sản thế
chấp hoặc phải có đủ uy tín để vay nợ.
Tín dụng thương mại: Trong quá trình kinh doanh rất dễ phát sinh các khoản mua
chịu nguyên vật liệu, thành phẩm hay bán thành phẩm giữa các doanh nghiệp.
Nghiệp vụ này hình thành nên tín dụng thương mại giữa các bên và được thể hiện ở
khoản mục “các khoản phải trả” trong kết cấu nợ ngắn hạn. Tùy vào mức độ uy tín
và việc tính toán chính sách thương mại cũng như sử dụng vốn lưu động mà doanh
nghiệp quyết định tài trợ cho đối tác hoặc nhận tài trợ từ đối tác theo các quy mô tín
dụng khác nhau. Việc hình thành tín dụng thương mại giúp cho các doanh nghiệp
linh hoạt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm gắn kết mối quan hệ giữa
các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp phụ thuộc quá mức vào tín dụng
thương mại thì có thể dẫn tới sự phụ thuộc vào đối tác trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
Phát hành trái phiếu: Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đa dạng hóa nguồn
cung tín dụng để không bị phụ thuộc vào các đối tác cung cấp hoặc nhận thấy chi
phí vốn của việc phát hành trái phiếu thấp hơn chi phí vay từ các nguồn khác. Hoặc
trong những trường hợp đặc biệt doanh nghiệp tin vào sự phát triển trong tương lai
của mình và có thể phát hành những trái phiếu chuyển đổi để biến những chủ nợ
hiện tại thành những nhà đầu tư cùng góp vốn trong tương lai lúc đó việc phát hành
trái phiếu là rất hữu ích. Ở trường hợp khác, doanh nghiệp cũng kỳ vọng rằng lợi
nhuận trong tương lai của công ty sẽ tăng lên mạnh mẽ vì vậy việ phát hành trái
phiếu với lãi suất cố định sẽ là lợi thế hơn việc huy động vốn góp. Cũng giống như
các khoản vay từ ngân hàng, chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí kinh doanh.
Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là chuyên không đơn giản nó phụ
thuộc rất lớn vào sự đánh giá tín nhiệm của thị trường đối với doanh nghiệp cũng
như là triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp
không trả nợ khi tới hạn? Các trái chủ sẽ có thể khởi kiện phá sản để buộc doanh
nghiệp phải trả lại phần tài sản mà họ đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Thuê tài sản: Là hình thức doanh nghiệp bổ sung thêm năng lực kinh doanh bằng
cách thuê quyền sử dụng tài sản của người cho thuê. Doanh nghiệp được quyền sử
dụng tài sản trong thời gian đã thỏa thuận và trả chi phí thuê tài sản. Tùy theo nhu
cầu về tài sản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thuê hoạt động hay thuê
tài chính.
Các nguồn tài trợ có chi phí sử dụng bằng không: Nguồn tài trợ này thường
không đáng kể và có thời gian sử dụng ngắn, nó thường bao gồm các khoản lương,
bảo hiểm, tiền thuế và các khoản phải thanh toán khác.
1.2. Một số phân tích liên quan tới cấu trúc nguồn vốn
Khi phân tích tới cấu trúc nguồn vốn thông thường chúng ta sẽ chú ý vào hai yếu tố: (i)
Tính tự chủ về nguồn vốn của doanh nghiệp và (ii) Tính ổn định về nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Tính tự chủ về nguồn vốn của doanh nghiệp: phản ánh phản ánh khả năng chủ động
về tài chính của doanh nghiệp trong việc tài trợ cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và đầu tư của mình, thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau. Muốn biết
mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các nguồn vốn khác nhau như thể nào
chúng ta có thể sử dụng các tỷ số: Nợ ngắn hạn trên tổng vốn, nợ dài hạn trên tổng
vốn, nợ thương mại trên tổng vốn, nợ ngân hàng trên tổng vốn. Muốn biết mức độ
tự tài trợ của doanh nghiệp tới đâu ta có thể sử dụng tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng
vốn.
Tính ổn định về nguồn vốn: Căn cứ vào thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn,
nguồn vốn của doanh nghiệp được hai làm hai loại: nguồn vốn thường xuyên và
nguồn vốn tạm thời hay là vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) và vốn dài hạn (nợ dài hạn
và vốn chủ sở hữu). Nguồn vốn của doanh nghiệp càng thể hiện tính ổn định cao
khi tỷ trọng của vốn dài hạn trên tổng nguồn vốn càng cao. Tuy nhiên khổng phải
là độ ổn định vốn càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp, điều này có thể doanh
nghiệp đã bỏ qua việc khai thác các nguồn tài trợ khác để mở rộng hơn nữa hoạt
động kinh doanh thông qua tác động của đòn bẩy tài chính.
2. Tài sản
Tài sản là những phương tiện vật chất mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện hoạt động
kinh doanh của mình. Các tài sản này được tài trợ bởi nguồn vốn. Trong bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp, tài sản được cấu thành từ hai loại:
(i) Tài sản ngắn hạn, và
(ii) Tài sản dài hạn
Chúng ta m