I. Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính
1. Sự cần thiết của quá trình điều tiết vốn
Xét ở khía cạnh doanh nghiệp. Do sự phát triển của tài chính đã khiến cho hoạt động sản
xuất kinh doanh được phát triển và mở rộng theo quy mô trên phạm vi lớn. Thêm vào đó
các yếu tố khác như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển về nhu cầu của con
người hay mong muốn tích lũy tài sản ngày càng tăng của con người cũng là những lý do
góp phần thúc đẩy hoạt động động mở rộng quy mô sản xuất liên tục. Việc mở rộng liên
tục này đã dẫn tới nhu cầu cần vốn vay ngày càng tăng và từ đó tự nhiên cần phải hình
thành mối quan hệ cung ứng vốn giữa những người cần vốn và những người thừa vốn.
28 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 04: Thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Mục tiêu học tập của chương:
1. Về mặt kiến thức:
2. Về mặt kỹ năng:
Nội dung
Mục tiêu học tập của chương: ......................................................................................................... 1
I. Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính ............................................................... 4
1. Sự cần thiết của quá trình điều tiết vốn ................................................................................... 4
2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính ...................................................................................... 4
II. Bản chất và chức năng thị trường tài chính ................................................................................ 6
1. Khái niệm thị trường tài chính ................................................................................................ 6
2. Bản chất của thị trường tài chính ............................................................................................ 6
3. Chức năng của thị trường tài chính ......................................................................................... 6
III. Phân loại thị trường tài chính .................................................................................................... 7
1. Phân loại căn cứ vào người phát hành..................................................................................... 7
2. Phân loại căn cứ vào thời gian đáo hạn ................................................................................... 8
3. Phân loại căn cứ vào công cụ tài chính ................................................................................... 8
4. Phân loại căn cứ vào nguồn gốc quốc gia phát hành .............................................................. 9
IV. Các công cụ của thị trường tài chính ........................................................................................ 9
1. Công cụ nợ .............................................................................................................................. 9
1.1. Trái phiếu .......................................................................................................................... 9
1.1.1. Trái phiếu chính phủ. ............................................................................................... 10
1.1.2. Trái phiếu chính quyền địa phương ......................................................................... 11
1.1.3. Trái phiếu doanh nghiệp .......................................................................................... 11
1.2. Tín phiếu kho bạc ........................................................................................................... 16
1.3. Thương phiếu .................................................................................................................. 16
1.4. Ngoại hối ....................................................................................................................... 17
1.5. Chứng chỉ tiền gửi .......................................................................................................... 17
1.6. Các khoản vay được chứng khoán hóa ........................................................................... 17
1.7. Tiền tệ ............................................................................................................................. 17
2. Công cụ vốn .......................................................................................................................... 17
2.1. Phân loại cổ phiếu dựa vào đặc tính lưu hành ................................................................ 19
2.2. Phân loại cổ phiếu theo hình thức. ................................................................................. 20
2.3. Phân loại cổ phiếu dựa vào quyền lợi nắm giữ ........................................................... 20
3. Công cụ phái sinh .................................................................................................................. 25
V. Các chủ thể tham gia thị trường tài chính ................................................................................ 26
1. Phát hành ............................................................................................................................... 26
2. Đầu tư .................................................................................................................................... 27
3. Trung gian ............................................................................................................................. 28
4. Quản lý Nhà nước ................................................................................................................. 28
I. Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính
1. Sự cần thiết của quá trình điều tiết vốn
Xét ở khía cạnh doanh nghiệp. Do sự phát triển của tài chính đã khiến cho hoạt động sản
xuất kinh doanh được phát triển và mở rộng theo quy mô trên phạm vi lớn. Thêm vào đó
các yếu tố khác như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển về nhu cầu của con
người hay mong muốn tích lũy tài sản ngày càng tăng của con người cũng là những lý do
góp phần thúc đẩy hoạt động động mở rộng quy mô sản xuất liên tục. Việc mở rộng liên
tục này đã dẫn tới nhu cầu cần vốn vay ngày càng tăng và từ đó tự nhiên cần phải hình
thành mối quan hệ cung ứng vốn giữa những người cần vốn và những người thừa vốn.
Xét ở khía cạnh nhà nước, các hoạt động của nhà nước cũng ngày càng mở rộng về quy
mô dẫn tới việc thu ngân sách thông qua thuế là không đủ bù đắp các chi tiêu của chính
phủ dẫn tới nhu cầu vay vốn của nhà nước. Và nhà nước, bằng quyền lực tuyệt đối của
mình, đã thực hiện quá trình điều tiết vốn trong nền kinh tế thông qua hoạt động vay mượn.
2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
Thị trường tài chính xuất hiện và tồn tại xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải
quyết mẫu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế. Không phải
lúc nào người có nhu cầu lượng vốn nhỏ cũng tìm gặp được người cho vay phù hợp, điều
này cũng tương tự với người có nhu cầu lượng vốn lớn. Thực tế đó đòi hỏi phải xuất hiện
một loại thị trường mà ở đó lượng vốn dư thừa được tập hợp lại và có thể phân chia thành
các quy mô khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng về vốn. Đồng thời thị trường này
cũng thúc đẩy sự gặp gỡ giao lưu giữa chủ thể kinh tế để giải quyết các vấn đề cung cầu
vốn cũng như là mua bán trao đổi những giấy tờ có giá.
Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới một số hình thức sau:
Hình thức thứ nhất và đơn giản nhất là quan hệ cho mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân
cư và quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này có quy
mô giao dịch không lớn, phạm vi điều tiết vốn không rộng vì chủ yếu diễn ra trong cơ sở
quen biết và tín nhiệm lẫn nhau.
Hình thức thứ hai xuất hiện để giải quyết những hạn chế ở hình thứ nhất bằng cách hình
thành nên những định chế tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại, các công ty
tài chính. Hình thức này đã giải quyết hạn chế về việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng về vốn,
đặc biệt là nhu cầu vốn lớn. Tuy nhiên đứng trên góc độ đầu tư thì việc bỏ vốn vào ngân
hàng để hưởng mức lãi cố định chỉ phù hợp với những nhà đầu tư không ưu thích rủi ro,
họ chỉ muốn tìm kiếm chỗ chú ẩn an toàn cho số vốn của họ. Và điều này lại không phù
hợp với những nhà đầu tư năng động hơn, dám chấp nhận rủi ro hơn để đạt được những
khoản lợi nhuận lớn hơn. Ngoài ra xét ở góc độ tín dụng doanh nghiệp, việc các doanh
nghiệp nhận được các khoản tín dụng từ ngân hàng cũng có một số điểm hạn chế như khả
năng tiếp cận tín dụng, các chi phí ẩn, bị chi phối quản lý từ ngân hàng, hay phải ưu tiên
nghĩa vụ trả nợ. Trong nhiều trường hợp ngân hàng được coi thuần túy là chủ nợ chứ không
phải người đồng hành với doanh nghiệp.
Hình thức thứ ba xuất hiện để giải quyết những khiếm khuyết trên, nó hình thành nên thị
trường sơ cấp. Những chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư sẽ chủ động thu xếp vốn
bằng cách phát hành các chứng từ có giá (ví dụ cổ phiếu, trái phiếu công ty ). Sự có mặt
những chứng từ có giá này thu hút giới đầu tư ở thị trường sơ cấp (phát hành lần đầu) vì
nó đa dạng và phong phú phù hợp với từng sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên hình thức này
cũng có điểm hạn chế là những chứng từ có giá không thể trao đổi được nếu như một nhà
đầu tư bất ngờ có nhu cầu về vốn trong khi họ đang nắm giữ những giấy tờ có giá.
Hình thức thứ tư nhằm giải quyết tính thanh khoản của các giấy tờ có giá bằng cho phép
các giấy tờ có giá được giao dịch giữa các nhà đầu tư ở thị trường thứ cấp. Việc giải quyết
tính thanh khoản này ngoài việc xử lý việc kết nối giữa cung cầu về vốn giữa những nhà
đầu tư thứ cấp, nó còn thúc đẩy cho các hoạt động cung cấp vốn ở thị trường sơ cấp trở nên
hiệu quả hơn. Khi nhà đầu tư biết được những giấy tờ có giá này có khả năng giao dịch bất
kể thời điểm nào trước khi nó đáo hạn, họ sẽ càng sẵn sàng trở thành người cung ứng vốn
ở thị trường sơ cấp.
Như vậy sự ra đời và phát triển của các loại chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển
nhượng chúng trong nền kinh tế nhằm giải quyết nhu cầu về vốn chính là cơ sở hình thành
nên thị trường tài chính.
II. Bản chất và chức năng thị trường tài chính
1. Khái niệm thị trường tài chính
Minskin trong cuốn sách kinh điển “The economics of money, banking & financial
markets” đã mô tả một cách cô đọng: “Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại
tài sản tài chính”. Tuy nhiên chúng ta có thể sâu hơn về khái niệm này như sau:
“Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tài sản tài chính giữa các chủ
thể tham gia thị trường trên cơ sở cung cầu về các loại tài sản tài chính”.
Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính như nhà phát hành, nhà đầu tư, trung gian tài
chính, nhà nước.
Các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu hay các cụ tài chính phái sinh
như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Cần
lưu ý phân biệt giữa tài sản tài chính và tài sản thực. Các tài sản thực có giá trị phụ thuộc
vào các tính chất vật chất đặc trưng của nó (ví dụ: đất đai, máy móc, ) những tài sản này
thể hiện của cải hay mức độ giàu có của xã hội. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh và tạo ra lợi tức thuần cho nền kinh tế. Trong khi đó tài sản tài chính chứng
thực quyền lợi của người nắm giữ được sở hữu các nguồn thu nhập trong tương lai nào đó.
Nó đóng góp gián tiếp vào khả năng sản xuất của xã hội và định ra sự phân phối lợi tức
hoặc của cải giữa các nhà đầu tư.
2. Bản chất của thị trường tài chính
Thị trường tài chính vốn mang tính trừu tượng, nó không phải là một thực thể hữu hình.
Nó được hình thành do một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức phân phối giá trị
giữa các chủ thể kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng nguồn vốn.
3. Chức năng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính có sáu chức năng cơ bản:
(i). Thị trường tài chính cung cấp sự giao dịch về vốn giữa những chủ thể kinh tế
nhằm phục vụ những mục đích đa dạng của họ;
(ii). Thị trường tài chính hình nên mức giá mua bán các tài sản tài chính và chi phí
sử dụng vốn;
(iii). Giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin. Các trung gian tài chính thực hiện
việc thu thập, đánh giá thông tin để phân loại các loại tài sản và tình trạng của người
cần vốn.
(iv). Thị trường tài chính cho phép chia sẻ rủi ro giữa các bên giao dịch
(v). Thị trường cung cấp cho nhà đầu tư khả năng giải quyết vấn đề thanh khoản
trong trường hợp nhà đầu tư muốn bán lại tài sản tài chính.
(vi) Thị trường giúp làm giảm các chi phí giao dịch và chi phí thông tin.
III. Phân loại thị trường tài chính
Thị trường tài chính được phân chía theo những tiêu chí khác nhau. Nếu căn cứ vào thời
gian đáo hạn của giấy tờ có giá, thị trường được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường
vốn. Nếu căn cứ vào thời điểm phát hành lần đầu cửa chứng khoán, có thể chia thị trường
tài chính thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Nếu căn cứ vào tình hình niêm yết
của chứng khoán, có thể chia ra thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Ngoài ra nếu căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường được chia ra thành thị trường
các công cụ nợ và thị trường vốn cổ phiếu.
1. Phân loại căn cứ vào người phát hành
Gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trong thị
trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư
mua các chứng khoán mới phát hành. Các phương thức phát hành lần đầu: IPO (Initial
Public Offering): Phát hành lần đầu ra công chúng, FPO (Follow-on Public Offer): Phát
hành bổ sung, Rights Issue: Quyền mua chứng khoán.
Thị trường thứ cấp: Là thị trường giao dịch các tài sản tài chính đã được phát hành lần
đầu qua thị trường sơ cấp. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các tài sản tài
chính đang tồn tại. Các hình thức giao dịch chính: ETC (Exchange Traded Contract): Giao
dịch tập trung, Over the Counter (OTC): Giao dịch phi tập trung
2. Phân loại căn cứ vào thời gian đáo hạn
Căn cứ vào thời gian đáo hạn của các tài sản tài chính, có thể chia ra:
Thị trường tiền tệ: Là thị trường giao dịch các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn
không quá một năm. Thị trường này đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế. Các
loại thị trường tiền tệ được phân nhỏ hơn như sau: Thị trường liên ngân hàng, Thị trường
các công cụ nợ ngắn hạn, Thị trường ngoại hối.
Thị trường vốn là thị trường giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm. Thị
trường vốn cung cấp nợ dài hạn hoặc tài trợ làm tăng vốn chủ sở hữu. Gồm các thị trường
sau: Thị trường tín dụng dài hạn, Thị trường chứng khoán nợ dài hạn, Thị trường chứng
khoán vốn.
3. Phân loại căn cứ vào công cụ tài chính
Gồm các loại thị trường như sau:
Thị trường công cụ vốn: Là nơi giao dịch các tài sản vốn, chủ yếu là các cổ phiếu. Thị
trường này cung cấp nguồn vốn đầu tư dưới dạng góp vốn cho doanh nghiệp.
Thị trường các công cụ nợ: Là nơi giao dịch các tài sản nợ, chủ yếu là các loại trái phiếu,
thương phiếu,
Thị trường ngoại hối: Là nơi giao dịch các loại ngoại hối (ngoại tệ, thư tín dụng ngân
hàng )
Thị trường phái sinh: Là nơi giao dịch các tài sản tài chính phái sinh (hợp đồng quyền
chọn, hợp đồng hoán đổi, ).
4. Phân loại căn cứ vào nguồn gốc quốc gia phát hành
TT các công cụ trong nước phát hành: Đây là nơi các tài sản tài chính do các chủ thể
trong một quốc gia phát hành được giao dịch trong và ngoài nước. Nó bao gồm hai loại thị
trường: Thị trường nội địa (domestic market) và thị trường nước ngoài (foreign market)
TT các công cụ ngoài nước phát hành: Đây là nơi các tài sản tài chính do các chủ thể
ngoài quốc gia phát hành được giao dịch trong và ngoài nước. Nó bao gồm các loại thị
trường: Thị trường quốc tế (international market), thị trường nước ngoài (foreign market),
offshore market, và thị trường châu âu (Euromarket)
IV. Các công cụ của thị trường tài chính
Các công cụ của thị trường tài chính hay còn gọi là các tài sản tài chính. là những tài sản
chứng thực quyền lợi của người nắm giữ được sở hữu các nguồn thu nhập trong tương lai
nào đó. Những tài sản này là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của
nó và được gọi là hàng hóa trên thị trường tài chính.
Các loại tài sản tài chính có thể được phân làm ba loại: Công cụ nợ, Công cụ vốn, Công cụ
phái sinh
1. Công cụ nợ
Công cụ nợ là loại công cụ mang lại cho người nắm giữ nó quyền được hưởng dòng tiền
cố định được ấn định trước.
1.1. Trái phiếu
Là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả
cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, từ một năm trở
lên, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Bao gồm trái phiếu chính phủ,
trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty.
Những yếu tố đặc trưng của trái phiếu bao gồm:
(i) Mệnh giá (par value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại
diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm hiện tại.
(ii) Lãi suất trái phiếu: Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu
tư được hưởng hàng năm. Thông thường có hai phương thức trả lãi: trả hàng năm và trả 6
tháng một lần. Số tiền nhà đầu tư nhận được hàng năm thường bằng lãi suất nhân với mệnh
giá.
(iii). Giá mua trái phiếu: Là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để mua trái phiếu. Giá
mua có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mệnh giá. Nhưng dù mua với giá nào thì tiền lãi
luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu và tới ngày đáo hạn, người mua được thanh
toán lại số vốn bằng với số tiền ghi trên mệnh giá.
(iv). Thời hạn của trái phiếu. Là số năm mà người phát hành trái phiếu phải thực hiện nghĩa
vụ trả lãi đồng thời nó cũng là khoản thời gian mà trái phiếu có thể mua bán trên thị trường
thứ cấp. Khi thời hạn kết thúc, người phát hành trái phiếu sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách
hoàn trả khoản vay gốc theo mệnh giá. Tại Việt Nam, trái phiếu từ 1 – 5 năm được gọi là
trái phiếu ngắn hạn, từ 5 – 10 năm là trái phiếu trung hạn, trên 10 năm là trái phiếu dài hạn.
(v) Quyền mua lại. Là quyền cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và
hoàn lại vốn gốc. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi
suất cao đối với số tiền mà họ vay. Thông thường, nếu lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi
suất của trái phiếu thì tổ chức phát hành sẽ thực hiện quyền mua lại.
Những rủi ro gắn liền với trái phiếu:
Đây là những nguy cơ làm thay đổi dòng thu nhập do trái phiếu mang lại. Những nguy này
thương là: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro lạm phát, rủi ro tái đầu tư, rủi ro tỷ giá hối
đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro đường cong lợi suất, rủi ro chuộc lại, rủi ro thanh toán trước,
rủi ro sự kiện, và rủi ro chính phủ.
Các loại trái phiếu phổ biến như sau:
1.1.1. Trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu chính phủ là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia nhằm mục
đích bù đắp các khoản chi ngân sách nhà nước, điều hành chính sách tiền tệ, hoăc tài trợ
thực hiện các đầu tư công của chính phủ. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng
đồng tiền nước đó hoặc ngoại tệ (trường hợp sau gọi là sovereign bond). Trái phiếu chính
phủ thường được coi là không có rủi ro bởi chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền
mặt để chi trả trái phiếu đáo hạn.
1.1.2. Trái phiếu chính quyền địa phương
Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành
(tại Việt Nam chính quyền địa phương thường ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước phát hành)
với mục đích huy động vốn để đầu tư các dự án công. Ở những nước mà ngân sách cấp
tỉnh/thành phố độc lập với ngân sách trung ương (ví dụ ngân sách từng bang của Mỹ) thì
việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương có thể là một biện pháp nhằm tài trợ cho
ngân sách đang thiếu hụt. Trái phiếu chính quyền địa phương có mức độ rủi ro cao hơn trái
phiếu chính phủ.
1.1.3. Trái phiếu doanh nghiệp
Đây là loại trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. là một loại chứng khoán nợ do doanh
nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với
người sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử, với mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng. Các mệnh giá khác là bội số của
100.000 đồng. Tiền thu từ phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho mục
đích thực hiện các khoản đầu tư, cơ cấu lại khoản vay trung và dài hạn hoặc tăng quy mô
vốn hoạt động.