Chức năng chính của báo hiệu là thiết lập, giám sát và điều khiển việc truyền tin trên mạng
viên thông.
Với cácphương pháptruyền dẫn:
• Truyền dẫn gói(Virtual circuit)
• Truyền dẫn kênh(Circuit)
61 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Khái quát chung về báo hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU
Chức năng chính của báo hiệu là thiết lập, giám sát và điều khiển việc truyền tin trên mạng
viên thông.
Với các phương pháp truyền dẫn:
• Truyền dẫn gói (Virtual circuit)
• Truyền dẫn kênh (Circuit)
Truyền dẫn kênh:
Kênh dành riêng cho cuộc gọi do đó không chúa thông tin điều khiển cuộc gọi, do vậy
các thông tin điều khiển thường độc lập với các thông tin cuộc gọi được gọi là báo hiệu sẽ
phải truyển một cách riêng biệt nhằm để thiết lập, duy trì, hủy bỏ kênh truyền tin.
Truyền dẫn gói:
Thông tin cuộc gọi được “đóng gói “ bao giờ cũng gồm 2 phần gắn kết với nhau :
o Phần Data : giữ thông tin cuộc gọi.
o Phần Header: chứa thông tin điều khiển cuộc gọi.
Do vậy không cần phải có thêm thông tin báo hiệu. Tuân thủ mô hình mạng truyền dữ
liệu được chuẩn hóa theo mô hình OSI.
Các phương pháp báo hiệu được phân biệt theo các tiêu chí khác nhau như:
• Loại tín hiệu báo hiệu
o Báo hiệu Analog (như DC, 1VF, 2VF, MF).
o Báo hiệu Digital (như CAS, DSS1, No 7).
• Thông tin báo hiệu:
o Báo hiệu trên đường thuê bao (user-net)
o Báo hiệu trên đường trung kế (net-net).
o Báo hiệu qua mạng (user-user)
• Chế độ báo hiệu
o Báo hiệu lựa chọn
o Báo hiệu đường.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 1
Header Data
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
• Chiều báo hiệu
o Báo hiệu hướng thuận (call – called)
o Báo hiệu hướng ngược(called – call)
• Phương thức báo hiệu
o Báo hiệu kênh kết hợp (CAS)
o Báo hiệu kênh chung (CCS)
Hình 1.1 Báo hiệu trong tổng đài
DTMF dual tone multi frequency signaling.
PLMN public land mobile network
1.2. BÁO HIỆU TRÊN CÁC ĐƯỜNG TRNG KẾ (CAS và CCS)
1.2.1. Báo hiệu kênh kết hợp CAS.
Là phương thức báo hiệu mà mỗi kênh cuộc gọi lại tồn tại một kênh báo hiệu dành riêng
cho kênh cuộc gọi đó. Các thông tin báo hiệu chứa các Code điều khiển cuộc gọi, các Code
được truyền trong kênh dành riêng cho báo hiệu trên cùng một tuyến kết hợp với tuyến của
kênh cuộc gọi.
Các loại hệ thống báo hiệu kênh kết hơp đã được sử dụng là:
• Hệ thống báo hiệu xung thâm nhập, hay đơn tần 1VC.
• Hệ thống báo hiệu hai tần số 2 VC, hay chính là hệ thống (CCITT số 4).
• Hệ thống báo hiệu xung đa tần MFP (hay chính là hệ thống CCITT số 5, R1).
• Hệ thống báo hiệu đa tần (CCITT, R2).
Các vấn đề gặp phải đối với CAS:
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 2
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Hiệu suất báo hiệu không cao do 1 cuộc gọi chiếm 2 kênh (kênh cho thoại và kênh
cho báo hiệu). Khi đó kênh báo hiệu này tồn tại trong suốt thời gian cuộc gọi dù cuộc
gọi có truyền tin hay không (thông thường các thông tin báo hiệu lại chỉ được truyền
trước khi và sau khi kết thúc cuộc gọi). Dẫn đến sự lãng phí không thuận tiện nhất là
cho các cuộc gọi chiém nhiều thời gian (như các cuộc gọi truyền dữ liệu
Vì sử dụng mã để báo hiệu nên số lượng các thông tin báo hiệu rất ít do đó hạn
chế các khả năng điều khiển , thông tin báo hiệu cho các dịch vụ giá trị gia tăng qua
mạng
Kênh báo hiệu được truyền kết hợp cùng tuyến với kênh cuộc gọi do vậy khả năng
tìm kiếm và định tuyến kém cho các đầu cuối không cố định, đồng thời làm tăng lưu
lượng mạng báo hiệu trong quá trình tìm kiếm thuê bao di động do đó hạn chế khả năng
ứng ngày càng cao của các dịch vụ giá trị gia tăng ..
Hình 1.2 Mô hình mạng báo hiệu CAS đi cùng với mạng viễn thông
Yêu cầu được đặt ra là cần phải có một mạng báo hiệu mới đáp ứng được mọi dịch vụ
mới của công nghệ mạng truyền thông (Cả về dịch vụ thoại và dữ liệu) ở thời điểm hiện tại và
trong tương lai, các đòi hỏi ngày một lớn hơn về nhiều mặt của khách hàng như đảm bảo chất
lượng dịch vụ, tính bảo mật, lưu lượng lớn và khả năng đáp ứng nhanh
Một ví dụ cụ thể là vào năm 1960 những tổng đài được điều khiển theo chương trình
được lưu chữ sẵn (Store Program Control - SPS) với viêc truyền số liệu tốc độ cao giữa các
bộ vi xử lý, báo hiệu ở đây được truyền trên cả hai hướng trên một kênh số liệu..
Tất cả những điều này dẫn đến sự ra đời của mạng báo hiệu mới là mạng báo hiệu kênh
chung CCS đáp ứng được hầu hết các dịch vụ giá trị ra tăng và những đòi hởi mới của mạng
viễn thống số hiện đại.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 3
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
1.2.2 Báo hiệu kênh chung CCS
Báo hiệu kênh chung là báo hiệu mà kênh báo hiệu không dành riêng cho kênh cuộc gọi
nào. Đây là phương thức báo hiệu theo bản tin sao cho mỗi một bản tin được dùng trong báo
hiệu cho một cuộc gọi. Bản tin có khuôn dạng chung cho cho mọi cuộc gọi. trong đó bản tin
có thể được truyền trên kênh dành riêng cho báo hiệu cùng tuyến với cuộc gọi hoặc có thể
truyền trên 1 hoặc nhiều kênh chung trên các tuyến khác tuyến cuộc gọi. Do đó nó lập thành
một mạng báo hiệu độc lập với mạng truyền tin, song song và đè lên mạng truyền tin đó.
Hiện nay có hai loại tín hiệu chuẩn khác nhau cho báo hiệu kênh chung khả dụng: Hệ
thống thứ nhất là hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 của CCITT, nó ra đời vào đầu năm1968
được sử dụng dành cho đường dây analog và cho lưu lượng thoại quốc tế. Các đường làm việc
với tốc độ thấp 2,4kb/s với độ dài bản tin bị hạn chế và không có cấu trúc phân mức mà có
cấu trúc đơn. Vì những hạn chế trên mà hệ thống này không đáp ứng được sự phát triển của
mạng.
Hệ thống thứ 2 là hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) của CCITT, ra đời vào những năm 1979
– 1980 dành cho mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, nơi có thể sử dụng hệ thống
truyền dẫn số tốc độ cao (64Kb/s) hoặc cho các đường dây analog. Hệ thống báo hiệu số 7 của
CCITT không những được thiết kế để điều khiển, thiết lập, giám sát cho dịch vụ thoại mà còn
sử dụng cho các cuộc gọi của dịch vụ phi thoại. Thích ứng với nhiều loại mạng thông tin như:
PSTN, Mobile, Data, ISDN, IN.
Nhưng ưu điểm đáng kể được kể ra như sau:
• Tốc độ nhanh: trong phần lớn các trường hợp thời gian thiết lập cuộc nối dưới 1s. Là
do thông tin báo hiệu được truyền trực tiếp giữa các bộ vi xử lý, tín hiệu được điều chế
dưới dạng số và theo tốc độ chuẩn 64kb/s của CCITT.
• Dung lượng cao: mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho rất nhiều cuộc
gọi trong cùng một lúc. Nâng cao hiệu suất của việc sử dụng kênh thông tin trong
mạng.
• Tính kinh tế: SS7 cần ít thiết bị hơn so với thiết bị truyền thống. Một ưu điểm nữa là
SS7 chỉ chiếm kênh khi thuê bao bị gọi nhắc máy
• Độ tin cậy cao: nhờ sử dụng mạng báo hiệu dành riêng độc lập và đè lên tuyến truyền
tin. Cùng với việc sử dụng các mã sửa sai ( như sử dụng các tổ hợp bít phát hiện lỗi,
giám sát và sử lỗi cho các bản tin báo hiệu).
• Tính mềm dẻo: do thực hiện việc truyền tin theo gói mà tốc độ báo hiệu có thể thay
đổi và đáp ứng được nhiều hơn các dịch vụ giá trị gia tăng.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 4
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
1.3. CÁC PHẦN TỬ CẤU THÀNH MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7
Mạng báo hiệu SS7 về bản chất là một mạng chuyển mạch gói hoạt động riêng biệt và
song song với hệ thống mạng thoại. Các bản tin được truyền trên mạng thực hiện các chức
năng thiết lập, duy trì, giải phóng và quản trị mạng. Như trong hình 1.2, các node cấu thành
lên mạng báo hiệu được thiết kế, cấu tạo gồm có: các điểm báo hiệu SP, các điểm chuyển tiếp
báo hiệu TP, các điểm vừa báo hiệu vừa chuyển tiếp báo hiệu STP được kí hiệu như trong
hình 1.3 dưới đây:
Hình 1.3 : Các loại trạm báo hiệu CCS
1.3.1. Điểm báo hiệu (signalling point)
Điểm báo hiệu (SP) là một node (đầu cuối báo hiệu) trên mạng thực hiện việc chuyển
mạch thoại cho các kênh thoại và thực hiện việc chuyển mạch gói cho các gói tin của báo hiệu
SS7. Điểm báo hiệu giữ vai trò như một tổng đài (chức năng truyền dẫn và định hướng lưu
lượng qua mạng) trong mạng viễn thông
Mỗi điểm báo hiệu được xác định duy nhất bởi một mã điểm (Point Code - PC). Các mã
điểm (point code) được mang bên trong bản tin báo hiệu để xác định mã điểm nguồn
(Origination PC - OPC) và mã điểm đích ( Destination PC - DPC). Mỗi điểm báo hiệu sử
dụng bảng định tuyến để chon đích đến chính xác cho mỗi bản tin báo hiệu.
Các dạng của điểm báo hiệu
Điểm chuyển tiếp dịch vụ: (Service Switching Point – SSP)
Một điểm SSP gửi những bản tin báo hiệu tới các SSP khác để thiết lập, quản lý, và giải
phong kênh cuộc gọi được yêu cầu để hoàn tất 1 cuộc gọi. một SSP cũng có thể gửi bản tin tới
điểm điều khiển dịch vụ (SCP) để xác định làm thế nào để định tuyến một cuộc gọi.
Điểm chuyển tiếp báo hiệu: (Signaling Transfer Points - STP)
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 5
ST Điểm chuyển tiếp báo hiệu (chỉ chuyển tiếp, không có chức năng xử lý)
SP Điểm báo hiệu (điểm đầu cuối báo hiệu)
ST Điểm chuyển tiếp báo hiệu (vừa có chức năng đầu cuối vùa có chức năng của thiết bị chuyển tiếp )
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Là những tổng đài thực hiện việc chuyển mạch gói để định tuyến lưu lựong mạng giữa
các điểm báo hiệu. Một điểm chuyển tiếp báo hiệu STP định tuyến mỗi bản tin đến một liên
kết báo hiệu tại đầu ra dựa trên thông tin định tuyến chứa trong bản tin báo hiệu SS7, mà
không có khả năng xử lý bản tin này. Một STP có thể là một nut định tuyến báo hiệu thuần túy
hoặc cũng có thể gồm cả chức năng của một điểm kết cuối báo hiệu. STP hoạt động như là
những Hub trong mạng truyền dữ liệu vì vậy nó nâng cao việc sử dụng nhiều liên kết trức tiếp
phải cần giữa các SP. STP cũng được sử dụng để lọc tách các bản tin báo hiệu giữa các mạng
khác nhau.
Hinh1.4 Cấu trúc mang báo hiệu SS7
Điểm điều khiển dịch vụ báo hiệu: (Service Control Points - SCP)
SCP là những cơ sở dữ liệu để từ đó cung cấp những thông tin cân thiết cho khả năng
xử ly cuộc gọi đòi hỏi ở mức cao. STP cũng thường được triển khai trong những gắn kết cấu
hình ở những đường vật lý riêng biệt xác định như là một hệ thống dự phòng. Lưu lượng
mạng được trải đều trên các đường liên kết, vì vậy nếu một liên kết bị thất bại lưu lượng báo
hiệu sẽ được định tuyến lại qua các đường liên kết khác.
1.3.2. Phân cấp mạng báo hiệu
Trong SS7, khi hai điểm báo hiệu có khả năng trao đổi bản tin báo hiệu với nhau thông
qua mạng báo hiệu thì giữa chúng tồn tại một mối liên hệ báo hiệu. Các liên hệ báo hiệu này
có thể sử dụng các phương thức báo hiệu khác nhau, trong đó phương thức báo hiệu được
hiểu là mối quan hệ giữa việc truyền dẫn thông tin báo hiệu và đường truyền thoại.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 6
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
• Kiểu kết hợp: (Associated Mode)
Trên mỗi tuyến truyền thoại giữa hai tổng đài tồn tại song song với tuyến thoại đó
một đường liên kết báo hiệu giữa hai tổng đài. Đây là phương thức báo hiệu đơn giản và
ít được sử dụng bởi vì một đường liên kết báo hiệu có thể giữ những bản tin báo hiệu
cho vài nghìn trung kế, trong khi hầu hết các nhóm trung kế liên kết giữa 2 tổng đài chỉ
là hơn 100 trung kế dẫn đến lãng phí lớn.
Hình 1.5 Phương pháp báo hiệu kiểu kết hợp
• Kiểu bán kết hợp (Quassi – Associated Mode)
Các đường liên kết báo hiệu không kết nối trức tiếp và song song với đường thoại
giữa 2 tổng đài. Mà trái lại nó là những tuyến liên kết báo hiệu được quá giang qua
nhiều điểm truyền báo hiệu STP. Điều này làm tăng hiệu suất báo hiệu của mạng, tăng
tính kinh tế do tận dụng hết lưu lượng báo hiệu của các đường liên kết báo hiệu.
Hình 1.6 phương pháp báo hiệu kiểu bán kết hợp
Sự phân cấp của mạng báo hiệu :
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của mạng viễn thông, và đảm bảo chất lượng báo
hiệu cho mỗi cuộc gọi thì mạng báo hiệu SS7 được phân cấp. Các tổng đài số hiện đại đáp
ứng cả chức năng của điểm báo hiệu và điểm chuyển tiếp báo hiệu.
Khi xây dựng mạng viễn thông việc quyết định số mức điểm truyền báo hiệu STP trong
mạng là rất quan trọng. Nếu chỉ giới hạn về mặt chất lượng của mạng thì việc xây dựng mạng
có một mức STP được xem là thích hợp hơn cả. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy gần như
tuyệt đối thì cần chọn lựa giải pháp có từ 2 mức trở lên. Các hướng dẫn sau được đề xuất bởi
tổ chức ITU – T.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 7
Đường thoại
Đường liên kết báo hiệu
Đường liên kết báo hiệu
SP SP
Đường thoại
ST
SP SP
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Phân cấp mạng báo hiệu có một mức STP :
+ Mỗi SP ở cùng một thời điểm phải kết nối với ít nhất là hai STP.
+ Các STP phải kết nối với tất cả với các STP lại.
Hình 1.7 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 với STP
Phân cấp mạng báo hiệu có hai mức STP :
+ Mỗi SP tại một thời điểm phải kết nối với ít nhất là hai STP ở mức thấp.
+ Mỗi STP ở mức thấp phải kết nối ít nhất là 2 STP mức cao.
+ Các STP mức cao phải kết nối đầy đủ với nhau.
Hình 1.8 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 với hai cấp
Trong thiết kế phân cấp các STP (2 mức) thì thông thường mức thấp để dành cho lưu
lượng trong vùng địa lý của mạng, mức cao hơn sẽ điều khiển lưu thông giữa các vùng. Trong
một quốc gia thì có hai mức ứng với hai mức STP là mức quốc gia và mức vùng.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 8
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
1.4. KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG MẠNG SS7
Cũng giống như mô hình OSI, kiến trúc mạng của SS7 cũng được phân lớp. Tuy nhiên,
trong khi mô hình của OSI gồm có 7 lớp thì ở mô hình SS7 chỉ được phân chia thành 4 tầng,
và mỗi tầng đảm nhận những chức năng riêng biệt. Ba lớp thấp nhất tạo thành các phân lớp
MTP1, MTP2, và MTP3 chuyển giao bản tin cho phần điều khiển (phần User) của nó.
Hình 1.9 Kiến trúc giao thức SS7 và mô hình OSI
1 .4.1. MTP-1lớp liên kết dữ liệu báo hiệu.
MTP-1 tương đương với lớp vật lý ( lớp 1) trong mô hình OSI. Lớp MTP-1 chịu trách
nhiệm chuyển đổi dữ liệu vào trong dòng bít để truyền đi trên mạng. lớp này chịu trách nhiệm
về đặc tính điện, đặc tính vật lý và chức năng của đường báo hiệu. Các kênh số liệu báo hiệu
có thể là số hoặc analog như là DS1 (1.544 Mbps), E1(2.048 Mbps), DS0 (64kbps) và DSoA
(56kbps). Kênh số được thiết lập bởi các kênh truyền dẫn số và các bộ chuyển mạch số. kênh
analog được thiết lập bởi những kênh truyền dẫn analog có tần số thoại (4 KHz) và các
MODEM thoại.
1 .4.2. MTP-2 lớp liên kết báo hiệu
Xác định chức năng và thủ tục để bảo đảm các bản tin có thể được truyền qua các
đường liên kết báo hiệu. MTP-2 cung cấp các chức năng phát hiện, sửa lỗi, khi phát hiện lỗi
trên đường truyền thì thực hiện việc truyền lại và phân phát tuần tự các gói tin trên mạng.
Cũng như mô hình OSI, lơp này chỉ liên quan đến việc truyền dẫn các bản tin từ các trạm này
đén trạm tiếp theo trong mạng mà không liên quan đến việc định tuyến các gói tin trên mạng.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 9
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
1.4 .3. MTP-3 lớp mạng
Lớp 3 cung cấp các chức năng xử lý bản tin và quản trị mạng. Chức năng xử lý bản tin
là những chức năng định tuyến, phân loại, điều khiển lưu lựong và phân phối bản tin. Chức
năng quản trị mạng gồm các chức năng quản trị kênh, quản trị lưu lượng, và định tuyến.
1.4 .4. Lớp 4 – lớp người dùng
Lớp 4 được chia thành các mức con khác nhau, với các giao thức khác nhau. Bao gồm chính ở
đây là phần người dùng (ISUP, TUP), phần ứng dụng (TCAP, SCCP, OMAP).
Hình 1.10 Các lớp của báo hiệu SS7
1.4.4 .1. Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP ( Signalling Connection Control Part)
Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP cung cấp các chức năng bổ xung cho MTP để
cung cấp các chức năng chuyển giao giữa các thành phần như TCAP, OAMP, ASE, ISUP.
MTP chỉ sử dụng định mã điểm để xác định đích đến của bản tin. Tuy nhiên với SCCP sử
dụng nhiều hơn các phương pháp lý thuyết địa chỉ để bảo đảm dữ liệu có thể tìm đến những
đích của nó. SCCP cung cấp các khả năng định tuyến end to end và point to point, trong khi
MTP chỉ có khả năng định tuyến point to point, SCCP còn cung cấp các chức năng phiên dịch
địa chỉ để định tuyến chính xác các bản tin truyền trên mạng tới đích đến. SCCP sử dụng cà 2
phương thức truyền dẫn có kết nối và phương pháp truyền dẫn không kết nối.
SCCP kết hợp với MTP gọi là phần dịch vụ mạng NSP (Network Service Part) tương
đương với ba tầng thấp nhất trong mô hình OSI.
1.4.4.2. Phần ứng dụng khả năng giao dịch TCAP (Transaction Capabilities Application Part)
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 10
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
TCAP cung cấp một hệ thống chung và tổng quát cho việc truyền thông tin giữa
hai nút. Nó đảm bảo nhiều loại ứng dụng khác nhau và hữu ích ở các tổng đài và các
trung tâm đặc biệt trong các mạng viễn thông.TCAP thuộc lớp tương đương như là
trong lớp 7 của mô hình OSI. Nó phục vụ các đối tượng sử dụng TC (dịch vụ di động,
gọi điện bằng thẻ) và sử dụng phần dịch vụ mạng NSP để truyền các bản tin. Tổng quat
TCAP được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu, hỗ trợ các chức năng được yêu cầu kết
nối mở rộng bên ngoài.
1.4.4.3. Phần sử dụng dịch vụ tích hợp ISUP (Integrated Service User Part)
Là một giao thức cho điều khiển cuộc gọi và các thủ tục bảo dưỡng trung kế trong
cả hai mạng, mạng thoại và mạng ISDN. ISUP xác định giao thức sử dụng để thiết lập,
quản lý, và giải phóng các đường trung kế, những trung kế mang cả thoại và dữ liệu
giữa các tổng đài số.
ISUP cung cấp các chức năng cho cả phần người dùng điện thoại TUP (Telephone
User Part) và người dùng số liệu DUP (Data User Part).
1.4.4.4. Phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part)
Phần người dùng điện thoại được sử dụng để thiết lập, duy trì và giải phóng cuộc
gọi. Có rất nhiều phần người dùng điện thoại, hoặc đã tồn tại hoặc đang được phát triển.
TUP điều khiển cuộc gọi trong tổng đài điện thoại bằng cách trao đổi báo hiệu với các
tổng đài khác. Tuy nhiên do TUP có nhiều hạn chế mà ngày nay giao thức không còn
được sử dụng nữa mà thay bằng ISUP.
1.4.4.5. Phần vận hành, quản lý và bảo dưỡng OMAP
OMAP xác định các bản tin và giao thức cái mà hỗ trợ việc quản lý mạng SS7.
Các dịch vụ của OMAP có thể được sử dụng để kiểm tra, xác nhận cơ sở dữ liệu được
định tuyến trên mạng và để chuẩn đoán các vấn đề xay ra trên các đường liên kết. Thực
hiện các chức năng có liên quan đến vấn đề quản lý mạng, liên quan đến vận hành mạng
và bảo dưỡng mạng báo hiệu. OMAP tưong ứng với lớp ứng dụng trong mô hình OSI.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 11
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
CHƯƠNG 2
PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN MTP
Phần chuyển giao bản tin MTP được sử dụng để truyền thông tin báo hiệu giữa những
đối tượng sử dụng cùng loại trên mạng. Nói cách khác, MTP cung cấp một hệ thống truyền
thông tin tin cậy và có nhiệm vụ : xử lý lỗi, cấu hình lại mạng khi có liên kết lỗi, nhận biết
bản tin, phân bố và định tuyến.
2.1. MTP-1 LIÊN KẾT DỮ LIỆU BÁO HIỆU
MTP-1 xác định các đường liên kết báo hiệu của mạng báo hiệu SS7. Nó xác định các
đặc tính vật lý, đặc tính điện và các đặc tính chức năng của đường số liệu báo hiệu. Nó cung
cấp các đường truyền dẫn song công, có thể hoạt động trên cả hai hướng thuật và ngược với
cùng một tốc độ truyền.
Kênh truyền dẫn báo hiệu có thể là kênh số hoặc kênh analog. Kênh số là những kênh
có tốc độ cơ bản là 64kbps cùng với các chuyển mạch số. Với kênh analog dựa trên tần số
thoại 4KHz và các Modem.
Giao thức này xác định những tính chất về điện, vật lý và những đặc điểm của kênh
truyền báo hiệu. Nó giống như lớp một của mô hình mạng truyền dữ liệu OSI. Khoảng thời
gian đâu thực hiện việc truyền báo hiệu trên các đường dây analog với băng thông 4khz
(300khz->3,4 khz). Các thông tin báo hiệu phải được điều chế khác điều chế của dữ liệu để
phân biệt dữ liệu và báo hiệu. Ở đây sử dụng điều chế khóa dịch chuyển tần sô (FSK) cho báo
hiệu, B = 300khz->3,4khz làm cho tốc độ báo hiệu 1,2kbps/2,4kbps cho một kênh cuộc gọi.
Trên các đường trung kế 32 kênh có tốc độ kênh báo hiệu 2Mbps, và sử dụng phương pháp
điều chế biên độ chực giao QAM.
Ngày nay việc truyền báo hiệu được truyền trên các đường trung kế số, hoặc là trên các
đường truyền sử dụng sóng vi ba. Với đường truyền sử dụng sóng vi ba sử dụng phương pháp
điều chế M-QAM và tốc độ báo hiệu đạt được là 2Mbps. Với đường truyền số sử dụng Fram
Relay hoặc sử dụng các kênh ATM để truyền báo hiệu và sử dụng mã