Qua những cuộc chinh phạt khốc liệt giữa các bộ tộc trong thời kỳ sơ khai của lịch sử, đã xuất hiện một tầng lớp cai trị bên trên xã hội, đó là Nhà nước. Để có tiền chi tiêu, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp. Có những loại thuế hết sức bất công đã đè đầu, cưỡi cổ dân nghèo mà ngày nay chúng ta còn được thấy qua các tác phẩm văn học đề cập đến nó.
42 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 1: Ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NSNN
Qua những cuộc chinh phạt khốc liệt giữa các bộ tộc trong thời kỳ sơ khai của lịch sử, đã xuất
hiện một tầng lớp cai trị bên trên xã hội, đó là Nhà nước. Để có tiền chi tiêu, Nhà nước đã đặt ra
chế độ thuế khóa bắt toàn dân phải cống nạp. Có những loại thuế hết sức bất công đã đè đầu, cưỡi
cổ dân nghèo mà ngày nay chúng ta còn được thấy qua các tác phẩm văn học đề cập đến nó.
Từ các khoản thu từ thuế hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước. Đầu tiên Nhà nước sử dụng
quỹ tiền tệ này để nuôi dưỡng viên chức và binh lính của Nhà nước. Sau đó phạm vi được mở rộng,
và ngày nay, Nhà nước còn dùng tiền quỹ của mình để chi tiêu cho các khoản phúc lợi và kinh tế.
Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, Nhà nước không hề có một văn bản tài chính nào bao quát
hết tất cả các khoản thu, chi của mình trong từng thời kỳ. Thông thường, mỗi một khoản chi được
bảo đảm bằng một hay một số khoản thu nhất định và được thể hiện trong một bảng dự toán riêng
biệt, thậm chí có những khoản chi không cần dự toán. Lúc bấy giờ quyền hành thu, chi đều thuộc
về người đứng đầu Nhà nước, họ không chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của xã hội.
Khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện đã tạo ra những tiền đề để hình thành và phát triển một hệ thống
tài chính hoàn chỉnh, nhất là NSNN. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng chống lại những luật lệ
tài chính vô lý của Nhà nước phong kiến, đòi hỏi sự hổ trợ về tài chính từ phía Nhà nước, sửa đổi hệ
thống thuế khóa và thiết lập sự kiểm tra của xã hội đối với các khoản thu, chi của Nhà nước. Kết
quả của quá trình đấu tranh này là đã xóa bỏ được sự độc quyền chi tiêu của người đứng đầu Nhà
nước, hình thành một NSNN theo những tiêu chuẩn định mức công khai và được lập cho từng thời
kỳ nhất định, đó là một hệ thống NSNN tương đối hoàn chỉnh như hiện nay.
II. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA NSNN
1. Khái niệm về NSNN
- NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm).
Như vậy, NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, trong đó gồm có kế hoạch thu, kế
hoạch chi và được lập theo phương pháp cân đối (thu phải đủ chi, chi không vượt thu).
- Theo Luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước.
2
Năm ngân sách hay còn gọi là năm tài chính, là giai đoạn mà trong đó, dự toán thu - chi tài chính
đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở tất cả các nước, năm ngân sách đều có thời
hạn bằng một năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc ở mỗi nước có khác nhau. Ở đa
số các nước, năm ngân sách trùng với năm dương lịch (bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc vào ngày
31/12), như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc, Philippine, ... Ở các nước khác, thời điểm bắt đầu và
kết thúc năm ngân sách thường rơi vào tháng 3, 4, 6 hoặc 7 hàng năm. Cụ thể là: Anh, Nhật,
Canada, Singapore .. . . có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/4 năm trước và kết thúc vào ngày
31/3 năm sau; Ý, Na - Uy, Đài Loan, Uïc ... có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/7 năm trước và
kết thúc vào ngày 30/6 năm sau; Mỹ có năm ngân sách bắt đầu vào ngày 1/10 năm trước và kết
thúc vào ngày 30/9 năm sau.
Việc quy định năm ngân sách hoàn toàn là ý định chủ quan của Nhà nước. Tuy nhiên, ý định này
cũng bắt nguồn từ những yếu tố tác động khác nhau, trong đó có hai yếu tố cơ bản là:
- Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế có liên quan đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước
(chế độ kế toán, thống kê; tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp).
- Đặc điểm hoạt động của cơ quan lập pháp (các kỳ họp của Quốc Hội để phê chuẩn NSNN.
Ở nước ta, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Điều này
phù hợp với các kỳ họp của Quốc Hội.
2. Bản chất của NSNN
NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình
nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
của Nhà nước.
Các quan hệ kinh tế này bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư.
- Quan hệ kinh tê úgiữa NSNN và thị trường tài chính.
- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với hoạt động tài chính đối ngoại.
III. VAI TRÒ CỦA NSNN
1. Ngân sách nhà nước - công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước.
3
Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước, mà trong cơ chế nào và trong thời đại nào ngân
sách nhà nước cũng phải thực hiện. Vai trò này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở
bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước . Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị ,
kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định.
Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và
thu ngoài thuế.
Việc huy động nguồn thu vào tay nhà nước để đảm bảo các yêu cầu chi tiêu cần thiết phải chú
ý đến ba vấn đề:
- Mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với các thành viên trong xã hội qua thuế và
các khoản thu khác (có liên quan) phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều có tác dụng tiêu
cực.
- Tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) vừa đảm
bảo hợp lý với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vừa đảm bảo cho đơn vị cơ sở có điều kiện tích
tụ vốn để tái sả n xuất mở rộng.
- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện
các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước.
2. Ngân sách nhà nước - công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước.
Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội , nhà
nước không thể không sử dụng một công cụ rất quan trọng, đó là ngân sách nhà nước. Bởi lẽ ,
phạm vi phát huy vai trò của ngân sách nhà nước rất rộng và trên một mức độ lớn , nó tương đồng
với phạm vi phát huy chức năng và nhiệ m vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -
xã hội . Hay nói cách khác, do cơ chế thị trường cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía nhà
nước. Song, nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện đìêu chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm
bảo, tức là khi sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ ngân sách nhà nước . Vai trò đìêu tiết vĩ mô
nền kinh tế - xã hội của ngân sách nhà nước có thể được khái quát hóa trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội và thị trường như sau :
2.1. Về mặt kinh tế:
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng hình thành cơ cấu kinh tế
mới , kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
- Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ
tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, để trên cơ sở đó tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác.
4
- Việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp căn bản
để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
- Hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết đảm bảo
cho sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới, cao hơn.
- Thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng
đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.
- Các nguồn vay nợ từ nước ngoài và trong nước sẽ tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay nợ của nhà nước cũng là một vấn đề cần phải xem
xét thận trọng khi quyết định thực hiện các biện pháp huy động tiền vay.
2.2. Về mặt xã hội
- Đầu tư của ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội : chi Giáo dục - đào tạo, y tế, kế
hoạch hóa gia đình, văn hóa, thể thao, truyền thanh, chi bảo đảm xã hội, sắp xếp lao động và việc
làm, trợ giá mặt hàng ...
- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm điều tiết thu nhập
để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp.
- Thông qua thuế gián thu nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên, vấn đề
sử dụng công cụ NSNN để điều chỉnh các vấn đề xã hội không đơn giản, đòi hỏi phải được nghiên
cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp. Chẳng hạn : Khi trợ giá điện,
xăng dầu, công tác truyền hình . . . thì những đối tượng được hưởng không phải là người nghèo, mà
chính là những người có thu nhập trung bình hoặc cao.
2.3. Về mặt thị truờng:
Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá
cả, thị trường và chống lạm phát.
Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí,vay và chính sách chi ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh được
giá cả, thị trường một cách chủ động.
- Một chính sách ngân sách thắt chặt hay nới rộng đều có thể tác động mạnh mẽ đến cung
- cầu xã hội.
- Việc huy động của ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế, phí, lệ phí,vay và kể cả
bảo hiểm xã hội trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng cao thì sự cung ứng vốn đầu tư dài hạn, vốn tiền
tệ ngắn hạn của các nhà đầu tư và đầu tư của dân sẽ giảm, vốn tự đầu tư sẽ khan hiếm hơn. Mặt
khác, nó sẽ làm cho cầu về hàng hóa, dịch vụ của dân cư giảm xuống, nhưng ngân sách nhà nước
lại có điều kiện để tăng cầu với quy mô lớn và chi cho đầu tư lớn sẽ kích thích tăng cung.
5
- Ngược lại, nếu ngân sách nhà nước huy động trên GDP và GNP chiếm tỉ trọng thấp thì
nguồn tự đầu tư tăng lên, thúc đẩy tăng cung, đồng thời kích thích tăng cầu về hàng hóa, dịch vụ,
nhưng ngân sách lại không có đìêu kiện để tăng cầu và chi cho đầu tư.
- Trên thị trường tài chính, nhà nước vay vốn với lãi suất cao sẽ có tác động tăng cung ứng
vốn từ phía các nhà đầu tư và tiết kiệm tiêu dùng để dành cho tương lai, đồng thời làm giảm lượng
cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Ngược lại, khi lãi suất các khoản vay của nhà nước giảm xuống dưới mức lợi tức bình quân toàn
xã hội, các nhà đầu tư sẽ tìm môi trường đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà
không muốn cho nhà nước vay.
Mặt khác , lãi suất các khoản vay của nhà nước có vị trí quan trọng trên thị trường chứng
khoán, có thể tham gia điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Ở đây cần nhấn mạnh đến dự trử nhà nước. Trong cơ chế thị trường, nhà nước không thể bắt
buộc các doanh nghiệp bán hàng theo giá cả quy định, mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyết
định, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác. Trong quá trình biến đổi của mình , sẽ
có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá thấp. Để bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng và kích thích sản xuất phát triển, nhà nước cần phải theo dõi sự biến
động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về hàng hóa và tài chính để điều chỉnh kịp
thời. Ngưồn dự trữ này được hình thành từ kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước. Do đó, sự
thành công của nhà nước trong điều chỉnh giá cả và thị trường thông qua công cụ dự trữ nhà nước
phụ thuộc vào kinh phí cấp phát của ngân sách nhà nước cho mục đích này.
- Chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình đìêu chỉnh thị trường. Nguyên
nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu,
chi tài chính của Nhà nước.
- Khi đồng vốn ngân sách được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì tác dụng tích cực của nó
rất lớn, ngược lại sẽ gây ra bất ổn định trên thị trường, thúc đẩy lạm phát tăng lên.
- Phát hành thêm tìên để bù đắp thâm hụt ngân sách là nguyên nhân trực tiếp của tình
trạng lạm phát gia tăng.
- Mặt khác, ngân sách nhà nước có cân bằng hay không sẽ tác động sâu sắc đến sự cân
bằng của cán cân thanh toán quốc tế, bởi vì:
- Cân bằng của ngân sách tác động trực tiếp đến sự cân bằng của cán cân thương mại.
- Cân bằng của ngân sách thực hiện được hay không nói lên khả năng trả nợ đến hạn các
khoản vay nước ngoài có thực hiện được hay không
6
CHƯƠNG 2:
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Để thực hiện các chức năng của mình Nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của
xã hội tập trung vào NSNN. Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà
nước bằng những phương thức và hình thức khác nhau. Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước
cho đến nay để tạo nguồn thu cho NSNN đó là thuế. Ngoài ra Nhà nước còn có các nguồn thu khác
như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ . . . Thu NSNN phản ánh
các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện
việc phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà
nước.
Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình
thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
I. THUẾ
1. Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Dưới chế độ công sản nguyên thủy, con người sống chung, làm chung, ăn chung với nhau, mọi
người đều bình đẳng với nhau, không có ai cai trị ai, cho nên mọi thành viên trong xã hội lúc bấy
giờ đều không có trách nhiệm đóng góp cho ai một cái gì cả.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời. Nhà nước ra đời,
kèm theo nó là bộ máy quản lý để thực hiện quyền lực của mình. Bộ máy quản lý này không tự tạo
ra nguồn vật chất để tự nuôi sống mình mà chúng sống dựa vào sự đóng góp của toàn thể dân
chúng. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước bắt buộc dân chúng phải nộp một phần tài sản của
mình cho Nhà nước như là một nghĩa vụ, đó chính là thuế.
Như vậy đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đề cho sự ra đời của thuế chính là sự ra
đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước quyết định bản chất của thuế.
Trong giai đoạn đầu (từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến đầu chế độ tư bản chủ nghĩa), Nhà nước sử
dụng thuế như là công cụ tạo nguồn thu để phục vụ chủ yếu cho các mục đích phi kinh tế như: chi
tiêu cho cuộc sống xa hoa của hoàng tộc, nuôi sống bộ máy quản lý, quân đội, rèn đúc vũ khí... Các
sắc thuế trong giai đoạn này thường đơn giản, chủ yếu đánh vào ruộng đất, con người...
Chủ nghĩa tư bản ra đời, đi liền với nó là hàng loạt những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội,
Nhà nước ngày càng can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế bằng các chính sách về thuế, đầu tư vốn để
hình thành nên các doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng . . . Với những hoạt động như
vậy, nếu Nhà nước chỉ dựa vào các sắc thuế cổ điển như trong giai đoạn trước thì không đủ để chi
7
tiêu và lại kém nhân đạo. Vì vậy trong giai đoạn này Nhà nước đã mở rộng nguồn thu bằng cách
đặt thêm nhiều sắc thuế nhắm vào các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau với một hệ thống thuế
suất đa dạng và linh hoạt làm cho thuế trở nên tế nhị và tỉnh xảo hơn, vừa đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước và đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội được đặt ra như là một nhu cầu cấp thiết đòi
hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải hướng sự hoạt động của mình
vào sự phát triển toàn diện của dân chúng, quan tâm sấu sắc đến những người có thu nhập thấp . .
. Để thực hiện được điều này, bằng các chính sách thuê,ú Nhà nước đã thực hiện việc điều tiết một
phần thu nhập của những người có thu nhập cao thông qua các sắc thuế trực thu như thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế gián thu khác để chi cho một số
mục tiêu xã hội. Ở đây thuế phải đảm bảo không hạn chế ý chí làm giàu của các cá nhân trong xã
hội, đồng thời phải tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn giữ được tính nhân
đạo của thuế.
2. Khái niệm
Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà nhà nước qui định thành luật để mọi tổ chức
kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
3. Phân loại thuế
Theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại:
- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất,
nhập khẩu).
- Thuế đánh vào thu nhập (Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân).
- Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (Thuế nhà, đất).
- Thuế đánh vào các tài sản thuộc sở hữu công cộng (Thuế tài nguyên, thu về sử dụng vốn
ngân sách nhà nước)
Theo tính chất, thuế bao gồm hai loại:
- Thuế gián thu:
Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua hoạt động của các tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác trong thuế gián thu thì người nộp thuế và
người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ưu điểm của loại thuế này là không tạo
ra cảm giác chịu thuế cho người chịu thuế.
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên . . .
8
- Thuế trực thu:
Thuế trực thu là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu thuế, hay nói cách khác
người nộp thuế và người chịu thuế trong trường hợp này là một, người nộp thuế không thể chuyển
thuế cho người khác được.
Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân . . .
Thuế đối vật và thuế đối nhân
Thuế đối vật là loại thuế nhắm trước hết vào đối tượng tính thuế, không quan tâm đến hoàn
cảnh kinh tế, xã hội của người chịu thuế.
Ví dụ: căn cứ vào Luật thuế TTĐB, cơ sở sản xuất rượu bán ra rượu hoa quả phải nộp 20% thuế
tiêu thụ đặc biệt. Nếu giá tính thuế là 10.000 đồng/chai, số thuế sẽ là 2.000 đồng. Nếu giá tính
thuế lên đến 50.000 đồng/chai thì số thuế phải nộp lúc này là 10.000 đồng. Số tiền thuế không phụ
thuộc vào nhân thân của người chịu thuế: anh ta có việc làm ổn định hay đang thất nghiệp, có thu
nhập cao hay thu nhập thấp ...
Thuế đối nhân cũng căn cứ vào đối tượng tính thuế nhưng trước hết nó chú trọng đến các yếu
tố nhân đạo để có mức thuế phù hợp với từng nhóm người. Các yếu tố này là: Thu nhập, số người
phụ thuộc ...
Mục đích chính của thuế đối nhân là góp phần thực hiện công bằng xã hội, hướng sự phát triển
kinh tế của đất nước vào con người, chăm lo phúc lợi vật chất và tinh thần cho con người.
4. Các yếu tố cấu thành luật thuế.
4.1. Tên gọi
Bất cứ loại thuế nào cũng có tên gọi. Tên gọi của thuế xác định nội dung chính của thuế, nhận
diện nó với các loại thuế khác và bảo vệ dân chúng không phải đóng 2 lần cho một loại thuế.
4.2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thể nhân được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có
các hoạt động, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế.
4.3. Đối tượng tính thuế (căn cứ tính thuế)
Một cách tổng quát, đối tượng tính thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế. Đối tượng tính
thuế là nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số tiền thuế phải nộp.
9
4.4. Thuế suất - biểu thuế
Thuế suất là một con số toán học ấn định một số tiền trích ra từ đối tượng tính thuế. Thông
thường, thuế suất là một con số tỷ lệ trên giá trị của vật chịu thuế. Đôi khi, nó lại là một số tuyệt
đối bằng tiền nhất định đối với từng vật chịu thuế.
Có 4 loại thuế suất:
- Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định
- Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến
- Thuế suất tỷ lệ cố định
- Thuế suất tỷ lệ lũy tiến
Thuế suất bằng số tuyệt đối cố định
Là loại thuế suất được ấn định bằng một con số tuyệt đối trên đối tượng tính thuế. Ví dụ: Ở
Thụy Điển một phần thuế đặc biệt sử dụng loại thuế suất này, như bia loại 3,6 độ nộp thuế 9,5 cua-
ron/lít; thuốc lá gói 0,39 cua-ron/điếu.
Thuế suất bằng số tuyệt đối lũy tiến
Là loại thuế suất cũng được ấn định bằng một số tiền tuyệt đối nhưng tăng dần lên the