Bài giảng Chương 1: Nhập môn kinh tế nông nghiệp

Khái niệm chung về nông nghiệp: • Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền KTQD • Theo nghĩa hẹp: gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong NN • Nghĩa rộng: nông nghiệp; lâm nghiệp và thủy sản

pdf52 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Nhập môn kinh tế nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Ths Hoàng Mạnh Hùng Khoa Bất động sản và KTTN Phó Giám đốc Trung tâm KTTN&PTNT ĐT: 0912.019.437 Email: hoangmanhhunggl@yahoo.com.vn hunghm@neu.edu.vn 2Chương trình môn KTNN (6 chương) = 3 ĐVHT C1: Nhập môn KTNN C2: Hệ thống KTNN VN C3: Kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực C4: Tiến bộ KHCN trong NN C5: Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa NN; cân bằng cung cầu TT nông sản C6: Quản lý nhà nước về KTNN 3Hãy bình luận về bức tranh 4CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP I. Khái niệm chung về nông nghiệp: • Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền KTQD • Theo nghĩa hẹp: gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong NN • Nghĩa rộng: nông nghiệp; lâm nghiệp và thủy sản 5I. Khái niệm chung về nông nghiệp: • Kinh tế nông nghiệp không đơn thuần là ngành kinh tế mà là tổng hợp các ngành: kinh tế; kỹ thuật; sinh học • Cơ cấu NN: trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp (dịch vụ kỹ thuật, thông tin, tài chính.huy động và sử dụng vốn..) 6II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 1. Là ngành SXVC cơ bản, có sớm nhất trong lịch sử (Nền kinh tế có mấy ngành SXVC cơ bản?) (Vì sao có sớm nhất trong lịch sử) 7II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 2. Vai trò quan trọng ở hầu hết các quôc gia - Một số nước NN không giữ được vai trò quan trọng do các nguyên nhân khách quan. (Phát triển NN sinh thái: Singapore, Bruney) - Một số nước Trung đông do sa mạc hóa => không phát triển NN - Còn lại hầu hết các nước đều phát triển NN (coi trọng nông nghiệp) 8II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 3. Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội. - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu XH (sp tối cơ bản, tối cần thiết, đảm bảo nhu cầu thiết yếu.) - Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn tại phát triển của loài người - Con người tìm cách cung cấp LTTP theo cách phi sản xuất (sản xuất trong nhà máy) -> không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho con người và còn có 1 số hạn chế vì vậy lượng sản phẩm rất ít. =>Do đó việc sản xuất sản phẩm thiết yếu cho con người vẫn do ngành nông nghiệp đảm nhận. 9 10 II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 4/ Cung cấp 1 số yếu tố đầu vào cho các ngành phi nông nghiệp. - Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Vốn tích lũy cho CNH - HĐH. - Cung cấp lao động: năm 2000: 71% lđ, năm 2010: 65%, năm 2015: 30% + Giảm lao động nhưng W, sản lượng không giảm. +Trình độ lđ khác nhau=> Sự mâu thuẫn giữa cung&cầu chuyển dịch cơ cấu lao độngchú ư đào tạo. 11 II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 5. Làm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp). - Sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. ( lđ tương ứng thị trường) - Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn tác động đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Do đó phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, => Khi quy mô TNBQ tăng lên, nhu cầu các sản phẩm phi NN tăng lên 12 II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 6/ Tham gia vào xuất khẩu, là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Sản phẩm xuất khẩu: gạo, chè, cà phê, thủy sản . + Xuất khẩu đảm bảo ANLT. + Chủ yếu là dạng nguyên liệu, sản phẩm thô, về thực chất là xuất khẩu tài nguyên  xu hướng phát triển xuất khẩu ở Việt nam là xuất khẩu nông nghiệp trí thức, có nhiều giá trị thặng dư trong đó. + Xuất khẩu ra thị trường nào: xu hướng là thị trường phát triển nhưng thị trường càng tăng thì yêu cầu càng caođể đảm bảo thị trường bền vững: lợi dụng tham tán ngoại giao & thực hiện đầy đủ các cam kết của WTO. 13 II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 7/ Nông nghiệp có vai trò trong bảo vệ môi trường sinh thái. +Bản thân nông nghiệp có vai trò bảo vệ môi trường (hút C02, nhả 02), phòng hộ=> cần những giải pháp thích hợp duy trì tạo sự bền vững của môi trường + Sử dụng các hóa chất hóa học làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Phương thức phát triển nông nghiệp sinh thái (hạn chế tác hại của phân bón, hóa chất, hóa học trong NN) 14 15 Phun thuốc trừ sâu 16 17 II. VỊ TRÍ NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KTQD 8. Hậu cần và ANQP (Cơ sở quốc phòng toàn dân) “R che quân đội, R vây quân thù” (Tố Hữu) “Thực túc binh cường” = lương thực mạnh=> quân mạnh (Hồ chí Minh) 18 Rừng trong chiến tranh 19 Rừng bị tàn phá trong chiến tranh VN 20 Sinh hoạt trong chiến tranh ( trích cảnh trong phim) 21 22 23 II/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 6 đặc điểm: 04 đặc điểm chung 02 đặc điểm riêng 24 II/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1/Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng  tiếp xúc với các điều kiện khác nhau (TN, KT, XH, LS)  nó làm SXNN có tính vùng - Ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. - Ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau =>Nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. 25 II/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1/Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng, có tính vùng: Địa tô khác nhau gồm + R Chênh lệch R CL1: gần đường giao thông, đất tốt hơn ( thuộc về người sở hữu đất)  năng suất cao hơn R CL2: đầu tư cơ sở vật chất tạo thành (thuộc sở hữu của người sử dụng đất) + R tuyệt đối: Địa tô tuyệt đối gắn liền với sở hữu ruộng đất nhất thiết phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó thuộc loại xấu nhất. 26 II/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1/ Sản xuất nông nghiệp trải trên địa bàn rộng, có tính vùng Chú ý: Quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý: - Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên, điều tra tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. - Xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp từng vùng. - Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp - Việc áp dụng các biện pháp kinh tế-kỹ thuật-quản l ý phù hợp 27 II/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2/ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế. - Trong phi nông nghiệp đất đai là nền tảng, không gianhoạt động - Trong sx nông nghiệp đất đai – không thể thay thế (là tư liệu sx trong NN) +Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng theo ý muốn chủ quan + Sức sản xuất ruống đất là chưa có giới hạn 28 • Kỹ thuật trồng thủy canh 29 2/ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế - Tư liệu sx gồm đối tượng lao động & tư liệu lao động. + Đối tượng lao động: Đất đai là môi trường để cây trồng phát triển + TLSX chủ yếu: Quá trình pt sinh học cây trồng thông qua môi trường đất (các yếu tố đầu vào=> nâng cao năng suất) + TLSX đặc biệt: Máy móc..bị hao mòn có thể thay thế nhưng đất đai không bị đào thải mà có thể cải tạo để tốt hơn.(không thể tạo ra được đất đai) + Không thể thay thế: có thể sử dụng canh tác không cần đất, nước (thủy canh, khí canh) không thể áp dụng tất cả các loại cây trồng 30 2/ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, không thể thay thế *Chú ý: - Phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. + Tiết kiệm + Hiệu quả: Với 1 đơn vị yếu tố đất đai làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất (thước đo hiện vật thay đổi (50tr, 100tr/ha).  Hiện nay sản xuất năng suất có thể thấp hơn nhưng hiệu quả cao hơn (chất lượng)  Việc trông cây gì? Nuôi con gì? Bây giờ không quan trọng mà quan trọng là sản xuất ntn để có hiệu quả cao nhất. - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp  phi nông nghiệp (phải quản l ý chặt chẽ) đặc biệt là đất trồng lúa. 31 3/ Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi Biểu hiện - Quy luật sinh trưởng & phát triển riêng  tác động kỹ thuật phải phù hợp các đặc điểm riêng từng loại cây trồng, vật nuôi; không phải có thể tác động vào bất kỳ quá trình nào - Về thực vật: có những cây phát dục nhanh nên năng suất sinh khối lớn, có những cây mọc chậm hơn nên năng suất sinh khối kém hơn. 32 33 Rừng tre nứa 34 3/ Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi Đặt ra vấn đề gì? + Nhà nước cần phải có các chính sách đầu tư hỗ trợ về vốn, NCKH + Bố trí các loại cây trồng phải phù hợp + Các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch dài hạn, thận trọng chọn giống phù hợp từng vùng sinh thái + Cần bố trí các loại cây trồng xen ghép nhau nhằm thu hồi sản phẩm, sử dụng sức lao động và khai thác nguồn vốn của người dân. +Kết hợp với chăn nuôi; phát triển mô hình Vườn – Rừng – Ao – Chuồng 35 4. Sản xuất nông nghiệp có tinh thời vụ cao - Vì sao có đặc điểm này? + Do có quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi quyết định. + Do đặc tính sinh lý sinh thái của cây, do đòi hỏi công nghệ (khai thác, vận chuyển,..) tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm.=> tính mùa vụ 36 4. Sản xuất nông nghiệp có tinh thời vụ cao - Vì sao có đặc điểm này? + Quá trình sản xuất: quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, • Tái sản xuất kinh tế: Tác động của con người: gieo, ươm, trồng, chăm sóc... • Tái sản xuất tự nhiên: Cây sinh trưởng được do tác động của các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí... => Xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. + Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. 37 4. Sản xuất nông nghiệp có tinh thời vụ cao (Biểu hiện của đặc điểm này?) + Điều kiện thời tiết khác nhau thì có mùa vụ và thời gian sản xuất khác nhau. + Quy luật sinh trưởng phát triển riêng => từng cây mùa vụ khác nhau + Tác động khác nhau của con người (lao động căng thẳng và liên tục hoặc không cần lao động tác động) + Hai hình thức: * Tính mùa vụ nghiêm ngặt: Là các hoạt động nếu không đúng thời vụ thì kết quả sẽ thất bại hoặc kém hqủa * Tính mùa vụ không nghiêm ngặt: là các hoạt động nếu không đúng mùa vụ thì mức độ ảnh hưởng không lớn 38 4. Sản xuất nông nghiệp có tinh thời vụ cao (Đặt ra vấn đề gì?) + Cần xác định cơ cấu cây trồng, nông lâm kết hợp. + Khai thác và lợi dụng tối đa tặng phẩm của thiên nhiên + Tổ chức lao động hợp lý, vật tư kỹ thuật kịp thời, công cụ máy móc thích hợp; phát triển ngành nghề tạo thêm việc làm thời kỳ nông nhàn + Lai tạo giống có khả năng thích nghi cao, biên độ sống rộng 39 Trước Trong Sau Biểu hiện - Khẩn trương, giá cả đầu vào tăng - Tình trạng nông nhàn - Sự ổn định của giá nông nghiệp + chính vụ: giảm + Trái vụ: Tăng  thực hiện trái vụ hậu quả: sự không ổn định của thị trường tiêu thụ. Hậu quả - Căng thẳng - Dự trữ hiệu quả thấp - Gây lãng phí - Hậu quả thấp Nuôi cá basa đến thời điểm bán thì không bán được. + Thời điểm đạt đỉnh của sự sinh trưởng lỗ. + Mỗi ngày mất tiền hậu quả không đạt được => người sản xuất. phá sản Biện pháp - Đáp ứng kịp thời vụ. - Vì nông dân, sản xuất nông nghiệp vừa mang tính kt, vùa mang tính nhân văn. - Chuyển dịch cơ cấu, cây con đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. - Phát triển hoạt động sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp. - Cơ giới hóa tốn nhiều lao động thủ công. - Phân công lại lao động “Ly nông bất ly hương” Thông tin Cơ chế, chính sách 40 • Liên hệ với địa phương→ thực trạng và khắc phục về tính thời vụ trong NN??? 41 5/ Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình phát triển từ nhỏ tới lớn • Các nước: PK=> TBCN=> KTTT • Việt nam: PK => KTTT Gồm nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị tự chủ, => Thành tựu to lớn: trang trải được nhu cầu trong nước, dự trữ và xuất khẩu. 42 5/ Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình phát triển từ nhỏ tới lớn • Sản phẩm khác cũng phát triển: cà phê, cao su chè, hạt điều, TS v.v... là nguồn xuất khẩu quan trọng. =>Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Biện pháp: • Hoàn thiện chiến lược, CS phát triển nông nghiệp và nông thôn. • Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 43 5/ Nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình phát triển từ nhỏ tới lớn • Biện pháp + Thực hiện tốt chủ trương CNH - HĐH trong đó có CNH - HĐH nông thôn mà Đảng đã xác định. + Thực hiện chuyển biến cần có sự phối hợp liên ngành.. + Trong thực tiễn quản lý phải quản lý liên ngành .. 44 6/Nền nông nghiệp VN: NN nhiệt đới, Sp đa dạng phong phú - Nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. → Có thể đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. → Thuận lợi cho hợp tác hóa 45 6/Nền nông nghiệp VN: NN nhiệt đới, Sp đa dạng phong phú • Hạn chế: - Làm manh mún quy mô sản xuất - Đa dạng bệnh tật nông nghiệp→hiện đại hóa bảo vệ động vật-thực vật => Ở VN là 2 trong 1 → hậu quả: sản phẩm phục vụ không đảm bảo chất lượng, chi phí dịch vụ bảo vệ cao→ giá tăng→năng lực cạnh tranh về giá kém. 46 III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM *Chiến lược khác kế hoạch: + Chiến lược (mục tiêu) dài hơn + Kế hoạch là bộ phận của chiến lược * Mục tiêu và kế hoạch khác nhau: + Mục tiêu không thay đổi + Kế hoạch có thể thay đổi do sự sai khác do điều đặt ra và sai khác thực tế. 47 *CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC - Đánh giá: khách quan, sâu sắc chiến lược phát triển nông nghiệp (thành tựu đã đạt được cũng như các hạn chế và tồn tại) - Căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước. Đánh giá đúng các lợi thế và những khó khăn - Căn cứ vào cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp (hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng). Phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 48 *CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC - Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về sản phẩm nông nghiệp ở từng giai đoạn (về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau) ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.. - Căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta và khả năng ứng dụng 49 *Chiến lược phát triển NNVN + Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao (phát huy các lợi thế so sánh vùng sinh thái, áp dụng khoa học và công nghệ, khoa học quản lý) tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, tạo việc làm, tăng nhanh thu nhập =>ổn định kinh tế, chính trị xã hội; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. • Báo cáo của BCH TW Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IX: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn...”1 50 * Mục tiêu phát triển NN VN - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. 51 *GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NN VN - Nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp: đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng ngành. - Phải phát triển đa dạng hoá sản xuất ngành trồng trọt, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực. Đa dạng hoá cây trồng, cây có giá trị cao (như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa cây cảnh) -Phát triển nhanh ngành thuỷ sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế biến -Đẩy mạnh phát triển nhanh ngành lâm nghiệp:trồng rừng, khai thác và chế biến. - Phát triển các dịch vụ NN 52 IV. PHÁT TRIỂN NN BỀN VỮNG Nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ nước, quĩ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v...( bền vững: về mặt kinh tế, XH chính trị, MT)