Bài giảng Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

Trẻ em: - Việt Nam: Dưới 16 tuổi Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi Vị thành niên: Từ 10 – 18 tuổi

ppt94 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy cô!TẬP HUẤN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Khái niệm Trẻ em & Vị thành niênTrẻ em:- Việt Nam: Dưới 16 tuổiCông ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổiVị thành niên: Từ 10 – 18 tuổiĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SINH LÝĐặc điểm phát triển sinh lý ở nữNgực phát triểnLông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tayPhát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổiCó kinh nguyệt Đặc điểm phát triển sinh lý ở namCơ quan sinh dục phát triểnLông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triểnHiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”Đạt được sự tối đa về chiều caoGiọng nói: Vỡ giọng SỰ THAY ĐỔI VỀ MẶT SINH LÝ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI LỚN VỀ TÂM LÝCÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝTHẢO LUẬN:Nhóm1: Đầu vị thành niên (10-14 tuổi)Nhóm 2: Giuã vị thành niên (14-16 tuổi)Nhóm 3,4: Cuối vị thành niên (16-18 tuổi)Nội dung thảo luận: Những đặc điểm phát triển của từng giai đoạn tuổi VTN về:+ Chuyển động hướng đến sự độc lập+ Hứng thú nghề nghiệp+ Giới tính+ Đạo đức và tự định hướngĐầu vị thành niên (10-14 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬPTìm kiếm bản sắc. Buồn, ủ rũ. Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ. Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. Tìm kiếm những người mới để yêu thương. Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. Năng lực làm việc tăng hơn. GIỚI TÍNH Nữ giới phát triển trước nam giới. Chơi với các bạn cùng giới tính. E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. Có tính phô trương. Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Thử nghiệm với cơ thể của mình. Lo lắng liệu mình có bình thường không. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGThử nghiệm các luật lệ và giới hạn. Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. Có thể suy nghĩ trừu tượng. Giữa vị thành niên (14-16 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Vị kỉPhàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập. Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. Nỗ lực kết bạn mới. Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh tranh. Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. Xem xét các trải nghiệm nội tâm, như viết nhật kí, tiểu thuyết. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆPHứng thú mang tính trí tuệ. Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo. GIỚI TÍNH Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. Thường xuyên thay đổi các quan hệ. Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGPhát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. Hiểu về lương tri. Tự đặt ra được mục tiêu. Quan tâm đến lý lẽ đạo đức. Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. Phát triển khiếu hài hước. Có các sở thích ổn định. Tình cảm ổn định. Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. Có khả năng thỏa hiệp. Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. Tự lực. Quan tâm đến mọi người hơn. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Bận tâm nhiều về tương lai. Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống. GIỚI TÍNHBận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. Bản sắc giới tính rõ ràng. Có đủ khả năng phát triển tình yêu. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNGCó sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Nhu cầu sinh lýĂnUốngNgủThởNhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản An toànYêu thươngHiểu, cảm thông Tôn trọng Có giá trị CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰCMục đích của các hành vi tiêu cực4 mục đích chính: Thu hút sự chú ý Thể hiện quyền lực Muốn trả đũaNé tránh Thu hút sự chú ýSuy nghĩ của VTN:“Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”Muốn được chú ý là nhu cầu của mọi đứa trẻNhững hành vi tiêu cực sẽ phát triển khi trẻ không nhận được đủ sự chú ý vào những hành vi tích cực của nó.Thể hiện quyền lựcCá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi anh ta thấy anh ta có tác động, ảnh hưởng đến người khác. Thể hiện quyền lực (tiếp) Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức đem lại cho các em cảm giác kiểm soát tình huống, tác động gây ảnh hưởng với cha mẹ và người lớn. Phá bỏ qui tắc: tạo cảm giác quyền lực, trẻ trở nên có quyền tự quyết định. Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Các em thử thách giới hạn của người lớn. Trong một số trường hợp, đằng sau hành vi đó là suy nghĩ : “Mình trở nên quan trọng nếu mình điều khiển người khác và có những gì mình muốn”. Trả đũa Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”. Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng. Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v. Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận Né tránhHành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”. Khi đó, trẻ VTN đang cảm thấy rất chán nản. Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợpThiếu kỹ năngMuốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ phía người khácKhi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cựcTự trọng thấpKhông biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mìnhÁp lực học tậpMôi trường thiếu cấu trúcCó vấn đề ở nhà hoặc nơi sống Các vấn đề về sức tâm thần.CHƯƠNG 3:CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ & CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Mục tiêuGiúp người học có thể: 1. Hiểu các rối loạn tâm lý và vấn đề sức khỏe tinh thần ở VTN bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, tác hại của chúng, cách ứng xử hợp lý với từng loại VTN có những vấn đề sức khỏe tâm thần. 2. Hiểu được các nguyên tắc chung về những rối loạn này ở VTN. Thảo luậnThế nào là hành vi biểu hiện bất thường? Hành vi hoặc cảm xúc vi phạm những chuẩn mực xã hội, xuất hiện không phổ biến, gây cho cá nhân cảm thấy bị buồn khổ, khó chịu, làm giảm các chức năng cuộc sống của người đó.CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI & CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠIVấn đề hướng nội: những vấn đề liên quan đến bản thân, biểu hiện các triệu chứng được hướng vào bên trong như trầm cảm và lo âu. Vấn đề hướng ngoại: các hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác như chống đối xã hội, rối loạn hành vi. A. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI 1. Trầm cảm3. Rối loạn Lo âu2. Tự tử1. Trầm cảm 1.1. Dấu hiệuBất an và kích động Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị Thiếu động cơ và nồng nhiệt Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng Khó tập trung Có ý tưởng tự tử Buồn hoặc vô vọng Cáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù Hay khóc hoặc sướt mướt Thu mình khỏi bạn bè và gia đình Mất hứng thú trong các hoạt động Thay đổi thói quen ăn và ngủ 1.2. Các biểu hiện nghi ngờ Các hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài Các hành vi tội phạm Hành vi vô trách nhiệm Học tập ở trường kém, lưu ban Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp BÁO ĐỘNGKéo dài ít nhất tuần Ảnh hưởng đến tâm trạng, các năng lực, chức năng cuộc sống1.3. Hậu quảNhững vấn đề ở trườngNhững vấn đề trong gia đìnhLạm dụng rượu và ma túyVấn đề về cái tôi: tự trọng thấpNghiện internetCác hành vi liều lĩnhBạo lực1.4. Hỗ trợHỗ trợ trẻ trầm cảm nói về vấn đề của mìnhThấu hiểuKhuyến khích các hoạt động thể chấtKhuyến khích các hoạt động xã hộiDuy trì can thiệpDạy trẻ các kĩ năngXây dựng hệ thống liên lạc giữa gia đình và nhà trườngHọc về trầm cảm2. Tự tửĐịnh nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới gồm 3 thành phần: Ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ)Toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng không thành công) Tự sát (có hành vi tự tử đi đến tử vong) Những dấu hiệu báo động ở VTN Nói hoặc đùa về việc sẽ tự tử. Nói về chết một cách tích cực hoặc lãng mạn hóa việc chết.Viết chuyện, thơ về cái chết, việc chết hoặc tự tử. Tham dự các hành vi liều lĩnh hoặc có rất nhiều lần bị tai nạn dẫn đến thương tích; tự làm đau bản thân. Những dấu hiệu báo động ở VTN (TT)Cho đi những vật sở hữu có giá trị. Tâm trạng tốt lên bất ngờ và không có lý do sau khi bị trầm cảm hoặc thu mình. Nói tạm biệt với bạn, gia đình như là chia tay mãi mãi. Không chú ý đến hình thức, vẻ ngoài hoặc vệ sinh cá nhân. Tìm vũ khí, thuốc hoặc những dụng cụ, cách thức khác có thể tự hại bản thân. 3. Rối loạn Lo âu 3.1. Dấu hiệu Sợ hãi, lo lắng quá mức, bất an ở bên trong, có xu hướng thận trọng và cảnh giác quá mức. Dù không thực sự nguy hiểm, vẫn căng thẳng liên tục, bất an hoặc stress quá mức. Ở các nơi có tính xã hội, thể hiện sự phụ thuộc, thu mình, lo lắng, bứt rứt. Quá dè dặt, kìm chế hoặc quá cảm xúc. Dấu hiệu (TT)Bận tâm với những lo lắng về mất kiểm soát hoặc các lo âu không thực tế về năng lực xã hội. Các triệu chứng đau cơ thể.Lo âu tập trung vào các thay đổi về biểu hiện cơ thể.Rất ngại ngùng, e thẹn, tránh các hoạt động thường xuyên hoặc từ chối trải nghiệm mới. Có hành vi nguy cơ, thử dùng chất kích thích hoặc các hành vi tình dục mang tính xung động. 3.2. Một số rối loạn lo âuHoảng loạnÁm sợ3.3. Hậu quảKhông học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội tốt. Không thể phát triển được các năng lực của mình. Quá phụ thuộc, cầu toàn, và thiếu tự tin. Có thể làm đi làm lại một việc hoặc trì hoãn việc. Rối loạn cảm xúc và rối loạn ăn uống. Hậu quả (TT)Cảm xúc tự tử hoặc tham dự các hành vi tự hủy hoại bản thân. Sử dụng rượu hoặc ma túy để tự chữa hoặc làm dịu đi nỗi lo âu. Hình thành các nghi thức để giảm hoặc tránh lo âu. 3.4. Hỗ trợ Lắng nghe cẩn thận và tôn trọng. Không coi thường cảm xúc của trẻ.Giúp trẻ hiểu rằng các cảm xúc khó chịu, không thoải mái về cơ thể, hình thức, sự chấp nhận của bạn bè và sự không chắc chắn là phần tự nhiên của tuổi VTN. Giúp trẻ dò theo lo âu trong từng tình huống và các trải nghiệm của trẻ VTN.Đảm bảo với trẻ khi lớn dần, trẻ VTN sẽ có những kĩ thuật khác nhau để xử trí stress và lo âu. Gợi lại cho trẻ VTN những lần trẻ ban đầu sợ nhưng vẫn kiểm soát tốt và bước vào tình huống mới đó. Khen ngợi, khuyến khích trẻ VTN khi trẻ tham dự tình huống dù ban đầu không thoải mái. Trẻ VTN cần được giới thiệu đến gặp các cán bộ tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm thần. B. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI 1. Tăng động giảm chú ý2. Gây hấn3. Chống đối, không tuân thủ4. Rối loạn hành vi5. Phạm tội, phạm phápTăng động giảm chú ý: 1.1. Dấu hiệuChỉ chú ý được khi tiếp xúc với những điều trẻ thích thú, quan tâm.Dễ bị sao nhãng với những công việc lặp lại, nhàm chán.Khó hoàn thành bất cứ việc gì: thường nhảy từ việc này sang việc khác, nhảy trong quá trình làm.Tổ chức học tập và thời gian khó khăn.Dấu hiệu của không chú ý Mắc lỗi bất cẩn. Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng. Có vẻ như không nghe khi người khác đang nói với mình. Khó nhớ và theo các chỉ dẫn. Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc. Chán việc trước khi hoàn thành. Thường mất hoặc để nhầm chỗ sách, vở, đồ chơi, dụng cụ học tập,v.v. 1.1.1.Dấu hiệu tăng độngBồn chồn không yên và luôn uốn éo, cựa quậy. Luôn rời khỏi ghế trong các tình huống đáng nhẽ cần ngồi yên. Di chuyển xung quanh liên tục, thường chạy hoặc trèo không phù hợp tình huống. Nói nhiều. Khó chơi yên lặng hoặc thư thái. Luôn hoạt động, như là bị điều khiển bởi mô tơ. 1.1.2. Dấu hiệu xung độngHành động không suy nghĩ Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ đợi được gọi hoặc nghe hết câu hỏi Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người khác Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến các cơn giận dữ, cáu kỉnh hoặc ăn vạ. Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề1.2. Hậu quả Tính xung động của VTN dẫn đến:Hành động trước khi suy nghĩSử dụng chất kích thích, các hành vi hung tính, tình dục không an toàn, lái xe bất cẩn và các tình huống nguy cơ khácCác vấn đề xã hội và học tập khác1.3. Hỗ trợTiếp cận tổng quát, từ nhiều phía như gia đình, trường học. Tiếp cận hành vi. Tiếp cận nhận thức.Luyện tập kĩ năng xã hội.Giáo dục cha mẹ.Dược lý. Hỗ trợ (TT)Khó tập trung và tổ chức: hỗ trợ về mặt tâm lý Khó lên kế hoạch: giúp trẻ tìm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn Tự trọng thấp: khuyến khích những đam mê, giúp trẻ thấy mình có năng lực Các vấn đề về độc lập: cần được giám sát cẩn thận 2. Gây hấnĐịnh nghĩa: Gây hấn là loại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác (đồ vật, động vật).Biểu hiện:đánh nhau, dọa nạt, khống chế quan hệ, và có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch.Mục đích: thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, hẳng định chủ quyền, dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v. Phân loại Gây hấn mang tính chất thù địch: xuất phát từ tức giận, có mục đích gây tổn thương hay đau đớn cho người hoặc nhóm đối tượng. Gây hấn mang tính chất phương tiện: ít yếu tố cảm xúc, nhiều mục đích và sự toan tính hơn.2.1. Biểu hiệnBắt nạt, đe doạ hay uy hiếp người khác.Khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau. Sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác. Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật.Ăn cướp tài sản trong khi đối mặt với nạn nhân.Phá hoại tài sản của công hoặc của người khác. Cố ý gây cháy để gây thiệt hại cho người khác.2.2. Hỗ trợ Trừng phạt thể chất không mang lại hiệu quả.Phạt nhẹ kết hợp tham vấn và các chiến lược làm cha mẹ tích cực.Đưa ra các chương trình thay đổi cách suy nghĩ tiêu cựcHướng dẫn tự mình phân tán hoặc xao lãng với những ấm ức đang hiện hữu.Hướng dẫn trì hoãn thời gian từ ấm ức đến hành động: đếm 1 – 10. Hướng dẫn đối đầu với những ấm ức một cách phi bạo lực và chia sẻ cảm giác ấm ức.Dạy kỹ năng giao tiếp và thấu cảm.3. Chống đối, không tuân thủĐịnh nghĩa: những biểu hiện hành vi không phù hợp với lứa tuổi, được lặp đi lặp lại có tính chất gây tranh cãi, thách thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù địch để đổ lỗi cho người khác về những vi phạm hoặc thiếu sót của mình.3.1.Dấu hiệu: tiêu cực, thách thức, thù địch và không tuân thủ kéo dài ít nhất 6 thángMất bình tĩnhThường xuyên tranh cãi với người lớn.Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác. Thường đổ lỗi cho người khác về những sai sót hoặc những lỗi lầm của mình. Quá nhạy cảm và hay khó chịu vì người khác. Thường xuyên tức giận, bực bội. Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc. Những biểu hiện hành vi này thường gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề nghiệp3.2. Hỗ trợThay đổi hành vi của cha mẹ.Giáo dục ý nghĩa và nguồn gốc của hành vi chống đối.Cách đưa ra những nguyên tắc trong gia đình.Chiến lược hành vi làm cha mẹ có hiệu quả.Một số kỹ năng hiệu quả để điều chỉnh hành vi chống đối Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố những hành vi được mong đợi Phớt lờ những hành vi không phù hợp không nghiêm trọng Đưa ra những chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Thiết lập một hệ thống thưởng quy đổi ở nhà.Sử dụng hình phạt khoảng lặng cho những hành vi sai nghiêm trọng. 4. Rối loạn hành viĐịnh nghĩa: một nhóm các biểu hiện hành vi và cảm xúc của trẻ em và vị thành niên được lặp đi lặp lại nhiều lần và ở đó, các quyền cơ bản của người khác cũng như các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị xâm phạm.4.1. Dấu hiệuĐộc ác với người và động vật bao gồmPhá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản) Lừa đảo hay trộm cắpVi phạm nghiêm trọng các luật lệ 4.2. Hỗ trợChiến lược toàn diện.Trị liệu đa hệ thống.5. Phạm tội, phạm phápĐịnh nghĩa: Là một dạng của hành vi chống đối xã hội được đặc trưng bởi các hành động bất chính và vô luân lý (vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như những giá trị phong tục tập quán) và hệ thống pháp luật của xã hội. 5.1. Dấu hiệuCác nét tính cách xung động, bốc đồng, hiếu chiến, ngạo ngược dễ bị kích độngSử dụng biệt danh. Thất bại trong việc thích nghi với các chuẩn mực, quy định, thường xuyên phá luật và bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác. Hay bị bắt giữ, hay phải trình diện ở các cơ quan công an và thiếu sự ăn năn, hối hận. 5.2. Hỗ trợLiệu pháp nhóm, sử dụng các nhóm đồng đẳng để điều trị tỏ ra có đáp ứng ở nhiều trẻ em phạm pháp trong các nhà tù hoặc trại cải tạoHỗ trợ (tiếp)Các chiến lược cải thiện sức khoẻ tâm thần và thể chất cho trẻ em và gia đình của những nhóm có nhiều nguy cơ như nhóm bất lợi về kinh tếTuyên truyền giáo dục về sức khoẻ thai nhi để làm giảm các chấn thương và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến VTN. Tuyên truyền giáo dục nhằm xoá bỏ các hình thức trừng phạt thân thể một cách bạo lực.Tuyên truyền phổ biến pháp luật và những giá trị xã hội tích cực. C. LẠM DỤNG RƯỢU VÀ CHẤT KÍCH THÍCH 1. Dấu hiệuMất khả năng hoàn thành các trách nhiệm ở nơi làm việc, ở trường học hoặc ở nhà.Sử dụng chất trong những trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Liên quan đến những vấn đề luật pháp. Liên quan đến những vấn đề xã hội hoặc mối quan hệ với người khác.2. Hỗ trợChiến lược vĩ mô để giảm nhu cầu về các chất kích thích.Phòng ngừa bằng cách nâng cao kỹ năng xã hội và kỹ năng từ chối sử dụng chất kích thích trong giới trẻ. Giảng dạy về kỹ năng sống.Hỗ trợ (tiếp)Trì hoãn tuổi khởi phát uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích trong học sinh. Phỏng vấn động cơ.Kết hợp các can thiệp bằng thuốc và tâm lý. D. STRESS Stress được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thất vọng, lo lắng, buồn rầu, thu mình kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. 1. Dấu hiệuNhận thức Có vấn đề trí nhớ Không thể tập trung Suy nghĩ kém Chỉ thấy những mặt tiêu cực Lo âu, lo lắng thường trực Tình cảmỦ rũ Cáu kỉnh, bực tức, Căng thẳng, khó thư giãn Cảm thấy quá sức Cảm thấy cô đơn, cô độc Thấy không hạnh phúc Dấu hiệu (TT)Cơ thểĐau, nhức Ỉa chảy hoặc táo bón Buồn nôn, đau đầu Đau ngực, tim đập nhanh Thấy lạnh thường xuyên Hành viĂn, ngủ nhiều hoặc ít Tách mình khỏi mọi người Trốn tránh hoặc tảng lờ các trách nhiệm Sử dụng rượu, thuốc lá Các hành vi nghi thức lặp lại2. Hệ quảCác rối loạn hướng nội như trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hóa. Các rối loạn hành vi.Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. 3. Hỗ trợ Giúp trẻ phát triển kiến thức và kĩ năng xã hội, đương đầu với các khó khăn, quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, thư giãn, suy nghĩ tích cực.Xây dựng mối quan hệ tích cực, khuyến khích trẻ chia sẻ, thể hiện hiểu trẻ và thấu cảm.Giúp trẻ tiếp tục duy trì sự ổn định. Tham dự các hoạt động yêu thích.E. CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN Tự kỷ Chậm phát triển tinh thần (thiểu năng trí tuệ)1. Tự kỷĐịnh nghĩa: Là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước ba tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế. 1.1. Dấu hiệuKhó giao tiếp.Những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại.Ít hứng thú và ít hoạt động Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày. 1.2. Can thiệp / trị liệuLuyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân