Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Mỗi sản phẩm được
sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và những tiến bộ kinh tế - xã hội,
nhu cầu của con người về các loại sản phẩm ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại,
mẫu mã và yêu cầu cao hơn về chất lượng. Ngày nay sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra
không chỉ đáp ứng những yêu cầu về giá trị sử dụng vật chất mà cả về những yếu tố tinh thần,
văn hóa của người tiêu dùng.
16 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 1: Tổng quan về chất lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG
1. Quan niệm về sản phẩm trong nền kinh tế hiện đại
1.1 Khái niệm sản phẩm
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Mỗi sản phẩm được
sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và những tiến bộ kinh tế - xã hội,
nhu cầu của con người về các loại sản phẩm ngày càng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại,
mẫu mã và yêu cầu cao hơn về chất lượng. Ngày nay sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra
không chỉ đáp ứng những yêu cầu về giá trị sử dụng vật chất mà cả về những yếu tố tinh thần,
văn hóa của người tiêu dùng.
Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là ''kết quả của hoạt
động hay các quá trình''. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả
những hoạt động sản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ. Tất cả các doanh nghiệp
trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều tạo ra hoặc cung cấp ''sản phẩm'' của mình cho
xã hội. Hơn nữa, bất kỳ một yếu tố vật chất hoặc một hành động nào do doanh nghiệp tạo ra
nhằm đáp ứng những nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đều được gọi là sản phẩm.
Quan điểm này đã phát triển khái niệm sản phẩm đến phạm vi rộng lớn hơn bao trùm mọi kết
quả từ hoạt động của các doanh nghiệp không kể được tiêu dùng nội bộ hay bên ngoài doanh
nghiệp.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương ứng với 2 bộ
phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm.
Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới một hình thức cụ thể,
rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những sản phẩm được lắp ráp, nguyên vật liệu đã chế
biến. Các thuộc tính phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ
thuật, kinh tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ thuộc rất chặt chẽ
vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản xuất của các
doanh nghiệp.
Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các yếu tố như
thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm... đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của
khách hàng. Những yếu tố phần mềm của sản phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng
nhiều hơn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính những yếu tố phần mềm lại
tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh khó sao chép hơn là những yếu tố phần cứng của sản phẩm. Cấu
trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh có thể được biểu diễn khái quát theo sơ đồ sau:
l
Hình 1.1. Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh
1.2. Phân loại sản phẩm
Phần cứng: Hữu hình:
* Vật thể bộ phận
* Sản phẩm được lắp ráp
* Nguyên vật liệu
Phần mềm : Vô hình:
* Các dịch vụ
* Các khái niệm
* Thông tin...
SẢN PHẨM
2
Trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất hàng ngày, con người sử dụng rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau.
Nhu cầu của con người rất phức tạp và phát triển theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú
hơn. Để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng đó của con người, các doanh nghiệp sản xuất ra hàng
trăm nghìn loại sản phẩm với công dụng và chức năng tên gọi khác nhau. Để tạo điều kiện dễ
dàng thuận lợi trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất - kinh doanh trên thị trường, người ta
phân loại sản phẩm thành những nhóm khác nhau. Đối với doanh nghiệp, mỗi cách phân loại
nhằm những mục đích riêng, tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật,
cho công tác quản lý, bảo quản, vận chuyển và các hoạt động dịch vụ kèm theo thích hợp. Ở
phạm vi nền kinh tế quốc dân, việc phân loại sản phẩm giúp cơ quan quản lý Nhà nước dễ quản
lý và có cơ sở để định hướng chính sách phát triển cơ cấu sản phẩm hợp lý tro ng từng thời kỳ.
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại sản phẩm, theo đặc điểm công nghệ sản xuất, theo
nguyên liệu sử dụng, theo thành phần hóa học... Dưới góc độ của quản lý chất lượng, người ta
chỉ xem xét cách phân loại căn cứ vào công dụng chức năng của sản phẩm.
Các phân loại phổ biến nhất là căn cứ vào công dụng của sản phẩm. Trong số những sản phẩm có
cùng công dụng, người ta lại có thể chia thành các nhóm sản phẩm dựa theo mục đích, lĩnh vực,
đối tượng, điều kiện và thời gian sử dụng...
Theo mục đích sử dụng, sản phẩm được chia ra làm ba loại: sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu
sản xuất sản phẩm, để tiêu dùng, để đáp ứng nhu cầu của sản xuất sản phẩm, để tiêu dùng và sản
xuất để bán. Mỗi doanh nghiệp phải có những giải pháp trọng tâm khác nhau để đảm bảo cho sản
phẩm sản xuất ra phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng. Trong nhóm sản phẩm
tiêu dùng, căn cứ vào thời gian sử dụng lại chia thành các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên và
sản phẩm lâu bền. Cứ như vậy, sự phân loại sản phẩm thành những nhóm nhỏ với đòi hỏi cụ thể
riêng biệt về giá trị sử dụng, yêu cầu bảo quản, quản lý...
Những sản phẩm có cùng chức năng, công dụng đáp ứng một mục đích tiêu dùng nhất định lại
do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và cung cấp. Để phục vụ công tác quản lý, phân biệt các
loại sản phẩm có nguồn gốc sản xuất từ những đơn vị khác nhau, thông thường các cơ quan quản
lý Nhà nước về chất lượng yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nhãn hiệu sản phẩm riêng
biệt. Nhãn hiệu được đăng ký và thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa về quy cách và chất lượng và
được bảo hộ nhãn hiệu khi đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng dùng để
phân biệt hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. Trên nhãn hiệu có ghi những
thông tin cần thiết về chất lượng, số đăng ký, tiêu chuẩn chất lượng, các qui định về điều kiện và
phạm vi sử dụng, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo hành nhằm bảo vệ người sản xuất cũng như
người tiêu dùng. Các doanh nghiệp dùng nhãn hiệu hàng hoá là để cung cấp những thông tin cần
thiết về sản phẩm và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trước người tiêu dùng trên thị
trường.
2. Chất lượng sản phẩm
2.1. Quan niệm chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng khá phổ biến và rất
thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu
nào chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất lượng. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng
sản phẩm lại là vấn đề không đơn giản. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức
tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay
có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở
khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên góc
độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể
đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm
hay từ đòi hỏi của thị trường. Khái niệm chất lượng cần phải hiểu đúng. Chỉ có thể tiến hành có
hiệu quả công tác quản lý chất lượng khi có quan niệm đúng đắn và chính xác về chất lượng.
3
- Quan niệm siêu việt cho rằng “chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm
làm cho con người cảm nhận được”. Khi nói đến sản phẩm có chất lượng, ví dụ nói về ô tô,
người ta nghĩ ngay đến những xe nổi tiếng như Roll Roice, Mescedes... Quan niệm này mang
tính triết hoc, trừu tượng, chất lượng không thể xác định một cách chính xác nên nó chỉ có ý
nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu. Dường như khó có thể có sản phẩm đạt đến sự hoàn hảo theo
cảm nhận của con người.
- Quan niệm chất lượng theo sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc
tính đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các
đặc tính đó”. Số lượng các đặc tính sản phẩm càng nhiều thì chất lượng của nó càng cao.
Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản
phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu
dùng đánh giá cao. Cách quan niệm này làm tách biệt chất lượng khỏi nhu cầu của khách hàng,
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Theo khuynh hướng quản lý sản xuất : “Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ
đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được thiết kế trước”.
Quan niệm có tính cụ thể, dễ đo lường đánh giá mức độ chất lượng của sản phẩm và dễ xác định
rõ ràng những chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được cũng như cá c biện pháp nâng cao chất lượng qua
việc giảm sai hỏng trong sản xuất. Tuy nhiên quan niệm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật
sản xuất đơn thuần chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến việc đạt được những chỉ
tiêu chất lượng đặt ra, mà quên mất việc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng được
xem xét tách rời với nhu cầu của thị trường do đó có thể làm sản phẩm bị tụt hậu không đáp ứng
được sự biến động rất nhanh của nhu cầu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng sản
phẩm. Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của
thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả... Có thể gọi chúng dưới một nhóm chung là quan
niệm ''chất lượng hướng theo thị trường'' . Đại diện cho những quan niệm này là những khái
niệm chất lượng của các chuyên gia quản lý chất lượng hàng đầu thế giới như W. Edwards
Deming và Joseph Juran ở Nhật Bản. Philip Crosby ở Mỹ... Họ có một điểm chung là đều thừa
nhận không có con đường tắt nào dẫn tới chất lượng, không có mẹo vặt nào có thể đạt được kết
quả và việc cải tiến đòi hỏi phải có quyết tâm và sự hỗ trợ hoàn toàn của ban lãnh đạo cao nhất,
mở rộng đào tạo và thu hút tất cả các thành viên của tổ chức tham gia. Chất lượng đòi hỏi một sự
chuyên tâm không tính toán, sự kiên trì không mệt mỏi và nhiều thời gian. Trong nhóm những
quan niệm này lại có các cách tiếp cận khác nhau.
- Tiến sĩ W.Edwards Deming định nghĩa: “Chất lượng là một trình độ dự kiến được trước về
độ đồng đều và độ tin cậy, với chi phí thấp và phù hợp thị trường”.
Deming thừa nhận rằng chất lượng của một sản phẩm - dịch vụ có nhiều thang bậc, một sản
phẩm có thể ở mức thấp thao thang bậc này nhưng lại ở mức cao ở thang bậc khác. Điều này rõ
ràng phù hợp với quan điểm cho rằng chất lượng là những gì khách hàng cần đến hoặc yêu cầu
do khẩu vị riêng. Yêu cầu luôn luôn thay đổi nên một phần quan trọng của công sức bỏ ra cho
chất lượng cần dành để nghiên cứu thị trường. Ông chủ trương kiểm soát chất lượng bằng thống
kê để xác định năng lực của quá trình ở mọi khâu trong việc đáp ứng các yêu cầu đã được đặt ra,
trên cơ sở đó có những hoạt động cải tiến cần thiết, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
với chi phí thấp nhất.
Cách tiếp cận giá trị - lợi ích (Cost - Benefit) này của ông thể hiện chất lượng phải thoả mãn nhu
cầu khách hàng không thể với bất kỳ giá nào mà phải được ràng buộc trong những giới hạn chi
phí nhất định. Đó cũng là hiệu quả của quản lý chất lượng tốt, tăng cường tính cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ trên thị trường.
- Philip B.Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
4
Theo Philip B.Crosby thì sự phù hợp này có thể định lượng được bằng những tổn phí do việc
không phù hợp gây ra. Quan điểm của ông là chỉ tồn tại một tiêu chuẩn về trình độ đạt kết quả,
đó là “không sai hỏng” và “phòng ngừa” là hệ thống duy nhất có thể sử dụng để đạt sự “hoàn
hảo”. Quan niệm này thay thế cho cách nhìn quy ước cho rằng chất lượng được thực hiện thông
qua kiểm tra, thử nghiệm và kiểm soát. Philip B.Crosby cũng đã phân tích, đánh giá chất lượng
dưới dạng chi phí, kiểm soát chi phí cho chất lượng chính là biện pháp duy nhất để nâng cao hiệu
quả. Ở đây một lần nữa cách tiếp cận theo mối quan hệ giá trị - lợi ích được đề cập để thể hiện
rằng chất lượng là đại lượng đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi
phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Tiến sĩ Joseph M. Juran đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng
và mục đích”.
Cách định nghiã này khác với định nghĩa do các nhà quản lý sản xuất hoặc thiết kế khi cho rằng
“chất lượng là sự phù hợp với qui cách đề ra”. Joseph M. Juran cho rằng sản phẩm có thể đáp
ứng qui cách song có thể lại không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ông nhấn mạnh đến yêu cầu sử
dụng của người tiêu dùng và sản phẩm sản xuất ra không khuyết tật. Khách hàng là người xác
định chất lượng chứ không phải chủ quan của các nhà quản lý hay sản xuất. Chất lượng sản
phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng vận động, biến đổi trên thị trường.
- A. Feigenbaun định nghĩa: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp và phức hợp của sản
phẩm và dịch vụ về các mặt marketing, kỹ thuật, chế tạo và bảo dưỡng mà thông qua đó khi sử
dụng sẽ làm cho sản phẩm đáp ứng được điều mong đợi của khách hàng”. Ở đây quan điểm của
ông đã phản ánh tương đối đầy đủ khái niệm chất lượng và cũng phần nào đề cập đến các phân
hệ của quản lý chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ.
- Khuynh hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho rằng: “Chất lượng là những đặc tính của sản
phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị
trường”
Quan niệm này đòi hỏi tổ chức hay doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cải tiến và sáng tạo để tạo ra
được những đặc trưng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thực hiện chiến lược phân biệt hoá
cũng như tạo giá trị gia tăng đối với sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên
những điểm khác biệt này phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và đòi hỏi cung cấp các
nguồn lực cần thiết cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Quan
niệm này rất phù hợp với các tổ chức và doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường.
- Định nghĩa chất lượng của tổ chức ISO: Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các
doanh nghiệp được thống nhất, dễ d àng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá (ISO -
Internatinal Organization Standardisation) trong bộ tiêu chuẩn ISO 8402:1994 đã đưa ra định
nghĩa chất lượng: ''Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực
thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa này đã được đông
đảo các quốc gia chấp nhận và Việt Nam đã ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia của mình TCVN
8402:1999. Khi tìm hiểu chất lượng theo định nghĩa này cần lưu ý một số điểm sau.
Thuật ngữ “thực thể” hay “đối tượng” bao gồm cả thuật ngữ sản phẩm theo nghĩa rộng, một
hoạt động, một quá trình, một tổ chức hay cá nhân.
Thoả mãn nhu cầu là điều kiện quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản
phẩm hoặc dịch vụ nào và chất lượng là phương diện quan trọng nhất của sức cạnh tranh.
Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt
động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống
nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của
khách hàng.
2.2 Quan niệm chất lượng chất lượng toàn diện
5
Chất lượng gắn với các đặc tính vốn có của nó có thể xem là “chất lượng theo nghĩa hẹp” mà
ISO9001:2000 tuân thủ. Tuy nhiên bên cạnh các đặc tính vốn có, các đặc tính được gán thêm cho
sản phẩm là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi nhận thấy sản phẩm họ
định mua đáp ứng các yêu cầu. Chất lượng gắn bởi các đặc tính gán thêm cho sản phẩm có thể
được gọi là “chất lượng theo nghĩa rộng” hay “chất lượng toàn diện - Total Quality”.
Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp. Sản phẩm muốn đáp ứng
được các yêu cầu sử dụng thì phải có các đặc tính về công dụng phù hợp. Để tạo ra được tính
chất đó cần có những giải pháp kỹ thuật thích hợp. Nhưng chất lượng còn là vấn đề kinh tế. Sự
thoả mãn của khách hàng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng mà còn bằng chi phí
bỏ ra để có được sản phẩm đó và sử dụng nó. Bên cạnh đó, chất lượng trong thực tế còn được thể
hiện ở khía cạnh thời điểm được đáp ứng yêu cầu. Giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là một yếu
tố vô cùng quan trọng trong thoả mãn nhu cầu hiện nay. Trong những năm gần đây, sự thoả mãn
của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các dịch vụ đi kèm và đặc biệt là tính an
toàn đối với người sử dụng. Từ những năm 1990 trở lại đây, người ta còn hết sức chú trọng “độ
tin cậy” của sản phẩm.
Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp: Chất lượng chính là sự thoả mãn yêu
cầu trên tất cả các phương diện sau:
- Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
- Giá cả phù hợp
- Thời hạn giao hàng
- Tính an toàn và dộ tin cậy
Có thể mô hình hoá các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau:
2.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người. Chất lượng của các thuộc tính này phản ánh mức độ chất lượng đạt
được của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp
các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các
thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản
phẩm. Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau, những yêu cầu về các thuộc tính chất lượng
cũng khác nhau. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:
Thoả mãn nhu cầu
Thời gian
Sản phẩm - dịch vụ
Giá cả
Tin cậy - an
toàn
Chất lượng toàn diện
6
Các thuộc tính kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm.
Nhóm này đặc trưng chỉ các thuộc tính xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm được
qui định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hóa của sản
phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho
của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó.
Các yếu tố thẩm mỹ: Nhóm thuộc tính này phản ánh đặc trưng về sự truyền cảm, sự hợp lý về
hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời
trang.
Tuổi thọ của sản phẩ:. Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả
năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở
bảo đảm đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng qui định. Tuổi
thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
Độ tin cậy của sản phẩm. Độ tin cậy được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất
phản ánh chất lượng của một sản phẩm và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và
phát triển thị trường của mình.
Độ án toàn của sản phẩm: Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn
đối với sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi
sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Thuộc tính này đặc biệt quan trọng đối với những
sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như các đồ ăn thức uống, thuốc
chữa bệnh... Khi thiết kế sản phẩm phải luôn coi đâu là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được
của một sản phẩm.
Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Cũng giống như độ an toàn, mức độ gây ô nhiễm được
coi là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của mình ra thị
trường.
Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử
dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm khi sử dụng
có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượn g trong sử dụng trở