Định tuyến là quá trình tìm đường đi cho gói tin,để chuyển nó từ mạng này sang mạng khác. Định tuyến là một chức năng không thể thiếu được của mạng viễn thông trong quá trình thực hiện kết nối các cuộc gọi trong mạng, và nó cũng được coi là phần trung tâm của kiến trúc mạng, thiết kế mạng và điều hành quản trị mạng. Mạng hiện đại hiện nay có xu hướng hội tụ các dịch vụ mạng, yêu cầu đặt ra từ phía người sử dụng là rất đa dạng và phức tạp,
24 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Tổng quan về định tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH TUYẾN
Giới thiệu về định tuyến
Định tuyến là quá trình tìm đường đi cho gói tin,để chuyển nó từ mạng này sang mạng khác. Định tuyến là một chức năng không thể thiếu được của mạng viễn thông trong quá trình thực hiện kết nối các cuộc gọi trong mạng, và nó cũng được coi là phần trung tâm của kiến trúc mạng, thiết kế mạng và điều hành quản trị mạng. Mạng hiện đại hiện nay có xu hướng hội tụ các dịch vụ mạng, yêu cầu đặt ra từ phía người sử dụng là rất đa dạng và phức tạp, một trong những giải pháp cần thiết cho mạng viễn thông hiện đại là các phương pháp định tuyến phù hợp để nâng cao hiệu năng mạng. Các phương pháp định tuyến động thực sự hiệu quả hơn trong các cấu hình mạng mới này, cho phép người sử dụng tham gia một phần vào quá trình quản lý mạng, tăng thêm tính chủ động, mềm dẻo đáp ứng tốt hơn yêu cầu người sử dụng dịch vụ.
Định tuyến tĩnh
là cách định tuyến không sử dụng các giao thức định tuyến. Các định tuyến đến một mạng đích sẽ được thực hiện một cách cố định không thay đổi trên mỗi bộ định tuyến. Mỗi khi thực hiện việc thêm hay bớt các mạng, phải thực hiện thay đổi cấu hình trên mỗi bộ định tuyến.
Định tuyến động
là việc sử dụng các giao thức định tuyến để thực hiện xây dựng nên các bảng định tuyến trên các bộ định tuyến. Các bộ định tuyến thông qua các giao thức định tuyến sẽ tự động trao đổi các thông tin định tuyến, các bảng định tuyến với nhau.
1.4. Phân loại giao thức định tuyến
1.4.1. Định tuyến theo Distance Vector
Là chọn đường theo hướng và vector khoảng cách tới đích.
Giải thuật định tuyến theo vector khoảng cách yêu cầu mỗi router gửi một phần hoặc toàn bộ thông tin bảng định tuyến cho các router láng giềng kết nối trực tiếp với nó.Dựa vào các thông tin đó,giải thuật vectơ khoảng cách sẽ tìm đường đi tốt nhất.
Hoạt động của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thường tốn ít tài nguyên của hệ thống nhưng tốc độ đồng bộ giữa các router lại chậm và những thông số đường đi có thể không phù hợp khi áp dụng cho những hệ thống mạng lớn.
Các router sẽ trao đổi thông tin bảng định tuyến cho nhau theo định kỳ.
Khi nhận được thông tin về bảng định tuyến của router láng giềng, router sẽ chọn con đường đến mạng đích có chi phí thấp nhất và cộng thêm khoảng cách của mình vào đó thành một thông tin hoàn chỉnh về con đường tới mạng đích và hướng đi, sau đó đưa vào bảng định tuyến của nó, rồi gửi thông tin bảng định tuyến đó để cập nhật cho các router tiếp theo.
Các giao thức định tuyến thuộc loại này như : RIP , IGRP ,
Các đặc điểm chính của RIP:
-Là giao thức định tuyến theo Distance Vector.
-Thông tin định tuyến là số lượng hop.
-Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị hủy bỏ.
-Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây.
1.4.2. Định tuyến theo Link-State
Là chọn đường ngắn nhất dựa vào toàn bộ hệ thống.
Giải thuật chọn đường đi theo trạng thái đường liên kết thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả router khi bắt đầu chạy để xây dựng thành một bản đồ đầy đủ về hệ thống mạng.
Các gói tin mang thông tin về các mạng kết nối vào router của router sẽ được gửi tới tất cả các router khác.
Mỗi router sẽ thu thập tất cả các thông tin từ tất cả các router khác để xây dựng thành một bàn đồ về hệ thống mạng.Sau đó router sẻ tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến các mạng đích để đưa vào bảng định tuyến.
Sau khi toàn bộ các router đã hội tụ thì chúng chỉ gửi gói tin nhỏ về sự thay đổi của mạng tới tất cả các router khác.Vì nó không gửi toàn bộ thông tin của bảng định tuỵến nên tốc độ hội tụ nhanh.
Tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.
Thường ít bị lỗi về định tuyến.
Có khả năng mở rộng hơn so với định tuyến theo vectơ khoảng cách.
Đặc trưng của định tuyến LinkState là : OSPF, IS-IS.
Đặc trưng của định tuyến OSPF :
Là giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.
Sử dụng thuật toán SPF để tính toán chọn đường đi tốt nhất.
Chỉ cập nhật khi cấu trúc mạng có sự thay đổi.
So sánh OSPF với giao thức định tuyến Distance Vector
OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều chuẩn của IETF. Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF hoàn toàn mở với công cộng, không có tính độc quyền.
RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi còn chọn đường có tốc độ chậm vì khi quyết định chọn đường nó không quan tâm đến các yếu quan trọng khác như băng thông chẳng hạn. OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP vì nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mởi rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thể cấu hình đơn vùng để sử dụng cho các mạng nhỏ.
OSPF
RIP
Phù hợp với mạng lớn và đường đi tốt nhất phụ thuộc tốc độ đường truyền
Phù hợp mạng nhỏ, đường đi tốt nhất phụ thuộc vào số hoop
Sử dụng thuật toán SPF để chọn đường
Sử dụng thuật toán chọn đường đơn giản
Việc chọn đường phụ thuộc tốc độ đường truyền
Việc chọn đường không quan tâm đến tốc độ truyền
Tốc độ hội tụ nhanh
Tốc độ hội tụ chậm
Dễ dàng mở rộng hệ thống mạng
Khó khăn khi mở rộng hệ thống mạng
Sử dụng mô hình mạng phân tán
Sử dụng mô hình mạng ngang hàng
So sánh giữa Link State và Distance Vector
LinkState
DistanceVector
Các Router sẽ trao đổi LSA với nhau để xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về trạng thái đường liên kết hay cơ sở dữ liệu cấu trúc mạng.
Các Router thực hiện gửi bảng định tuyến theo định kỳ và chỉ gửi cho Router láng giềng liên kết trực tiếp với nó.
Các Router đều có đầy đủ thông tin về cấu trúc hệ thống mạng. Từ đó, Router sẽ dùng thuật toán SPF để tìm đường đi tốt nhất đến mạng đích.
Các Router không biết đường đi đến đích cụ thể và các Router trung gian giữa chúng
Các Router khi đã hội tụ xong, nó không cập nhật bảng định tuyến theo định kỳ mà chỉ cập nhật khi có sự thay đổi trong hệ thống mạng.
Bảng định tuyến là nơi lưu trữ đường đi tốt nhất và nó phụ thuộc vào việc lựa chọn đường của các Router láng giềng
Tốc độ hội tụ nhanh và tốn ít băng thông
Các Router thực hiện cập nhật thông tin bảng định tuyến theo định kỳ nên tốn rất nhiều băng thông đường truyền và khi có sự thay đổi, Router nào nhận biết được sự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật bảng định tuyến của mình trước rồi gửi cho Router láng giềng.
Hỗ trợ VLSM nên phù hợp với mạng lớn và dễ mở rộng mạng
Không hỗ trợ VLSM
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ FRAME RELAY
2.1 Công nghệ Frame Relay
2.1.1 Giới thiệu về công nghệ FRAME RELAY
Frame Relay là dịch vụ nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch gói, hoạt động ở mức liên kết và rất thích hợp với truyền số liệu dung lượng lớn. Về mặt cấu trúc, Frame Relay đóng gói dữ liệu và chuyển đi theo cùng cách thức được sử dụng bởi dịch vụ X25. Khác biệt là X25 được cài đặt ở mức vật lý và mức mạng trong mô hình OSI, trong khi Frame Relay chỉ đơn giản là một giao thức ở mức vật lý, bỏ qua các tiện ích sửa lỗi trong cấu trúc khung, điều khiển luồng thông tin. Khung có lỗi sẽ bị hủy bỏ chứ không sửa chữa, nhờ vậy thời gian xử lý tại bộ chuyển mạch giảm, nên Frame Relay đạt mức thông lượng cao hơn cả mức cao nhất của X25.
Frame Relay, tiết kiệm đáng kể so với đường thuê riêng nhờ tính năng dồn kênh cho phép thiết lập nhiều kết nối trên cùng một đường dây vật lý. Trên đường vật lý kết nối duy nhất, Frame Relay hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau của khách hàng như TCP/IP, NetBIOS, SNA..., cho cả các ứng dụng thoại. Nhờ vậy tiết kiệm chi phí băng thông, đường dây cũng như thiết bị truyền dẫn và thiết bị kết nối.
Chính vì những ưu điểm này mà dịch vụ Frame Relay đã được ưa thích từ khi ra đời và ngày càng phổ biến.
2.1.2 Lợi ích sử dụng FRAME RELAY
Tạo ra băng thông lớn, thích hợp với ứng dụng phức tạp, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn các công nghệ tương ứng, không chỉ dịch vụ mà cả thiết bị.
Thông thường khi đăng ký sử dụng dịch vụ,̣ mỗi nhà cung cấp đều đảm bảo một tốc độ truyền cam kết (Committed Information Rate -CIR), tốc độ truyền dữ liệu thực tế không được phép nhỏ hơn giá trị này. Trong trường hợp mạng không bận, tốc độ truyền có thể vượt mức CIR.
Hỗ trợ xây dựng mạng diện rộng ảo dùng công nghệ chuyển mạch gói thay vì dùng đường trực tiếp. Thay vì dùng mạng hình nhện hoặc mạch trực tiếp để nối các mạng con với nhau, nhà quản lý mạng có thể xây dựng mạng Client/Server thông qua mạng Frame Relay của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp giảm chi phí thiết bị, cước sử dụng mạng trong nước, cước sử dụng mạng diện rộng; tăng cường khả năng chuyển đổi, linh hoạt, kết nối các mạng máy tính với nhau, thay đổi chất lượng theo yêu cầu của khách.
Loại bỏ được quá trình kiểm tra và hiệu chỉnh lỗi:
Trong thập kỷ 70, 80, cơ sở hạ tầng truyền thông không có độ tin cậy cao như hiện nay, nhiễu trên đường truyền thường gây lỗi dữ liệu. Do vậy, các giao thức truyền tin lúc bấy giờ phải có khả năng xử lý lỗi. Chúng tập trung vào dữ liệu của người sử dụng, kiểm tra lỗi và nếu có thì yêu cầu truyền lại. Nếu vẫn bị lỗi, người sử dụng sẽ được thông báo kèm thêm một số thông tin chẩn đoán. Cách này đảm bảo an toàn cao cho dữ liệu, vẫn hợp lý so với tổng chi phí phát sinh. Hiện nay, do chất lượng đường truyền đảm bảo hơn, cũng như thiết bị đầu cuối của khách hàng có khả năng kiểm tra và sửa được lỗi trên đường truyền, việc tích hợp khả năng sửa lỗi và điều khiển luồng tin trong khi truyền không còn quá quan trọng đối với ứng dụng “thời gian thực”.
Tăng tốc độ truyền :
Công nghệ trong thập kỷ 80 tập trung trên các hệ thống có khả năng truyền hàng ngàn bit một giây, ngày nay tốc độ này không còn phù hợp. Ngày càng có nhiều ứng dụng cần truyền khối lượng lớn dữ liệu trong một thời khoảng nhất định (như hình ảnh màu, cơ sở dữ liệu lớn...). Ví dụ, một ứng dụng cần truyền nhiều trang thông tin tài khoản ngân hàng giữa hai máy tính. Nếu tài liệu này được truyền bằng máy Fax không có chức năng nén dữ liệu, một trang chiếm khoảng 40-50 triệu bit thì với đường truyền 56 kb/giây, sẽ phải mất khoảng 10 phút. Dĩ nhiên, trên thực tế, máy Fax có bộ nén và do vậy việc truyền chỉ mất khoảng vài chục giây qua đường 9,6 kb/giây. Tuy nhiên, tỷ lệ nén cũng có giới hạn và chất lượng của dữ liệu (như tiếng nói, hình ảnh...) sẽ bị suy giảm. Với công nghệ cáp quang, vấn đề thông lượng truyền không còn được đặt ra. Tuy nhiên từ đây cho đến lúc công nghệ cáp quang trở nên đại trà, nhu cầu về một giao thức cho phép truyền dung lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn vẫn được đặt ra. Và Frame Relay làm được điều này.
2.1.3 Sự tiến triển và ngõ cụt của công nghệ Frame Relay
2.1.3.1 Sự tiến triển của công nghệ Frame Relay
Frame Relay là một sự tiến triển của công nghệ. Phần lớn Frame Relay hoạt động dựa trên sự có sẵn của phần mềm và phần cứng hiện nay trong hệ thống truyền thông dữ liệu. Cốt lõi là nó loại ra một số hoạt động đó là hỗ trợ bởi mạng và cần đến các hoạt động để thi hành bởi trạm người sử dụng cuối.
2.1.3.2 Ngõ cụt của công nghệ Frame Relay
Một số người xem công nghệ Frame Relay như một ngõ cụt công nghệ bởi vì nó không là nền tảng trên cell relay và không đề xuất chuyển cho một số công nghệ mới cho high-speed relay. Ngoài ra nó thiết kế chỉ để hỗ trợ lưu lượng dữ liệu. Công nghiệp đang hoạt đông theo hướng công nghệ cell relay-based.
2.1.4 Mạch ảo Frame Relay
Frame Relay mượn một số ý tưởng mạch ảo của X.25. Hai điểm cuối trên đường thuê bao giữa hai nút Frame Relay là sự nhận biết số mạch ảo. Giống như liên kết trên X.25, mạch ảo được cung cấp trên nền tảng end-to-end.
2.2 Hoạt động cơ bản Frame Relay
2.2.1 Các dịch vụ kết nối và quản lý dữ liệu
2.2.1.1 Mạch ảo Frame Relay
Mạch ảo là đường liên lạc chuyên dụng điểm-điểm giữa hai đầu cuối trong mạng chuyển mạch gói hoặc cell-relay. Nó cung cấp liên kết hướng kết nối tạm thời hoặc chuyên dụng thông qua một mạng dùng bộ định tuyến (router) hoặc chuyển mạch.
Mạch ảo có thể là mạch ảo thường xuyên PVC hay còn gọi là mạch ảo cố định và mạch ảo chuyển mạch SVC hay còn gọi là mạch ảo không thường xuyên :
- PVCs :
Mỗi thiết bị đầu cuối trên mạng diện rộng WAN phải có một địa chỉ gọi là DNA (Data Network Address) để các thiết bị đầu cuối khác có thể gọi được. Đối với mỗi DNA, ta có thể tạo nhiều kênh ảo bằng cách sử dụng các DLCI. Với mỗi cặp DNA, ta có thể tạo một số kênh ảo cố định kết nối chúng và khi có các cuộc trao đổi tin giữa chúng mạng không cần phải xử lý các gói tin thiết lập cuộc gọi.
- SVCs :
Ngoài kênh ảo cố định, mạng Frame-Relay còn có khả nǎng cung cấp kênh ảo chuyển mạch SVC. ý nghĩa của nó là khi bắt đầu có nhu cầu kết nối giữa hai thiết bị đầu cuối, thiết bị gọi sẽ gửi yêu cầu tới mạng bằng một gói tin SETUP, mạng nhận gói tin này xem xét các tham số, nếu là hợp lệ thì gói tin sẽ được chuyển đến đầu cuối bị gọi. Nếu cuộc gọi được chấp nhận, đầu cuối bị gọi sẽ chuyển gói tin CONNECT tới mạng để chuyển tới đầu cuối gọi. Đầu cuối gọi sau khi nhận được gói tin đó sẽ gửi gói tin CONNECT ACKNOWLEDGE tới mạng để xác nhận và mạng cũng gửi gói tin này tới đầu cuối bị gọi. Khi đó kết thúc giai đoạn thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối chuyển sang giai đoạn trao đổi tin cho nhau.
2.2.1.2 Các dịch vụ kết nối
Các giao thức kết nối chiếm kênh :
Thiết lập một kết nối giữa các phần truyền thông trước khi truyền dữ liệu. Thường thì có một vài kiểu quan hệ được duy trì giữa các đơn vị dữ liệu đang được truyền qua kết nối, như là các label dùng đế nhận biết kết nối end-to-end. Các label này thường được gọi là các kênh logic hay là các mạch ảo. Trong Frame relay được dùng như là các bit nhận dạng đường nối dữ liệu viết tắt là DLCI.
Các giao thức kết nối kiểu không chiếm kênh :
Không có 1 kết nối nào được thiết lập giữa các người dùng và mạng. Điều này có nghĩa là không có SVC hay PVC nào được tạo ra.
Các dịch vụ quản lý giao thức các đơn vị dữ liệu như là các thực thể độc lập và riêng biệt. Không có mối quan hệ nào được duy trì giữa lúc truyền dữ liệu liên tiếp, và chỉ có 1 vài mẩu tin được giữ lại trên các tiến trình truyền thông từ user đến user trong các mạng.
Thông thường các thực thể truyền thông phải có 1 mục tiêu thỏa thuận là làm thế nào để truyền thông, và tính năng chất lượng của dịch vụ phải được chuẩn bị trước. Chất lượng của dịch vụ có thể được cung cấp cho mỗi PDU được truyền đi. Nếu thế thì mỗi PDU phải chứa các trường để nhận biết các kiểu và các cấp độ của dịch vụ.
Một kết nối không chiếm kênh thì mạnh hơn kết nối chiếm kênh, PDU có thể định tuyến khác nhau để tránh các node bị hỏng hay tránh các điểm bị tắc nghẽn trên mạng.
2.2.2.3 Các dịch vụ quản lý tính toàn vẹn của dữ liệu
Vấn đề của các dịch vụ kết nối chiếm kênh và kết nối không chiếm kênh phải được riêng biệt nhờ vào các dịch vụ quản lý tính toàn vẹn của dữ liệu, bởi vì có vài giao thức hỗ trợ cho một và không cho cái khác. Nhiều giao thức lại cung cấp nhiều tính năng đa dạng về việc quản lý dữ liệu. Ví dụ như các giao thức cung cấp sự xác thực khẳng định ACK của lưu lượng truyền đến nơi một cách an toàn và theo đúng trình tự. Các dịch vụ quản lý dữ liệu thường có các thủ tục điều hành thông lượng để ngăn cản các thiết bị đang gửi nhiều lưu lượng hơn một mạng.
Phủ nhận xác thực NAK cũng được cung cấp bởi giao thức dùng để thông báo cho người gửi lưu lượng rằng phải gửi lại lưu lượng và sử dụng một vài thao tác để điều chỉnh lại.
2.2.2 Cấu trúc Frame của Frame Relay
Header của frame trong Frame relay co 6 trường :
DLCI : Bit nhận dạng đường nối dữ liệu.
C/R : Bit trao đổi thông tin.
EA : Bit mở rộng địa chỉ.
FECN : Bit thông báo tắc nghẽn tới.
BECN : Bit thông báo tắc nghẽn lùi.
DE : Bit hủy frame.
Trong khi mục đích của Frame Relay loại bỏ hoàn toàn hoạt động ở lớp mạng, nó không loại bỏ tất cả các hoạt động ở lớp mạng. Hình 1.1 mô tả một hoạt động cần thiết ở lớp mạng của hoạt động Frame Relay: nhận dạng các kết nối ảo. Frame Relay sử dụng nhận dạng đường nối dữ liệu (DLCI) để nhận dạng một mạch ảo.
Trong hầu hết các mạng, DLCI là được ánh xạ đến nút đến, khái niệm cuộc gọi kênh ảo cố định (PVC). Quy trình làm đơn giản ở các router, bởi vì chúng chỉ cần tra hướng được ánh xạ trong bảng, kiểm tra DLCI ở bảng, và hướng đi lưu lượng thích hợp. Trong năm 1997, một số nhà cung cấp bắt đầu thực thi chuyển cuộc gọi ảo (SVCs), cho phép sự kết nối đã thiết lập trên nhu cầu.
Vì DLCI có ý nghĩa cục bộ, mạch ảo có khả năng nhận biết hai DLCI khác nhau ở UNIs. Hình 1.1 trình bày ba DLCI là 1, 2, 3 và CPE A nhận biết CPE B, C và D như DLCI 21, 22, và 23 theo thứ tự đã định sẵn.
Phần dưới của hình cũng trình bày DLCI “ánh xạ bảng”. Nó có thể thấy bởi sự kiểm tra bảng, mạch ảo là hai chiều, và các DLCI có liên quan đến mỗi điểm trong cả hai hướng. VD: nếu lưu lượng gởi từ A đến B, DLCI 1 ánh xạ đến DLCI 21, nếu lưu lượng gởi từ B đến A. DLCI 21 ánh xạ đến 1.
Bởi vì mạch ảo là hai chiều, băng thông khác nhau có thể cung cấp cho hai hướng.
VD: Ứng dụng ở vị trí A yêu cầu file lớn chuyển từ ứng dụng ở vị trí B, vì lời yêu cầu đơn giản nên không cần nhiều băng thông, băng thông cấp cho từ A đến B có thể là 14.4 kbps. Khi file được chuyển từ B đến A, băng thông ở hướng này có thể là 128 kbps.
2.2.2.1 Diễn đạt các bit
DLCI
Trên một đường vật lý frame relay có thể có rất nhiều đường nối ảo, mỗi một đối tác được phân cho một đường nối ảo riêng để tránh bị lẫn được gọi là DLCI hay còn được gọi là logical port.
Nó có thể nhận biết được một kết nối ảo NNI (Network to Network) hay là một kết nối ảo UNI (User to Network)
DLCI có thể nhận biết được cả về sự diễn tả của kết nối ảo, đó là nó có thể nhận biết được cả về những thực thê để thông tin được phân phát hay được nhận.
DLCI có thể thay đổi về kích cỡ, và có thể chứa trong 2, 3 hay là 4 octet. Điều nay có nghĩa là frame relay cho phép sử dụng nhiều số DLCI hơn.
C/R
Bit này dùng trong thủ tục hỏi và đáp, nhưng mạng Frame relay không dùng đến mà chỉ dành cho các thiết bị đầu cuối sử dụng mỗi khi cần trao đổi thông tin cho nhau, bit C/R do các thiết bị đầu cuối đặt giá trị và được giữ nguyên khi truyền qua mạng.
EA
Khi khách hàng dùng nhiều cần mở rộng thêm địa chỉ có nghĩa là tăng số DLCI thì dùng đến bit mở rộng địa chỉ EA.
- Bit FECN và Bit BECN
Hai kỹ thuật dùng để thông báo cho user, router hay là các phần chuyển đổi về sự tắc nghẽn. Các khả năng đó có thể thực hiện được bởi bit báo tắc nghẽn tiến FECN và bit báo tắc nghẽn lùi BECN.
Bit BECN sẽ được bật lên trong frame và gửi nó theo hướng ngược lại để dùng báo cho nguồn của lưu lượng rằng tắc nghẽn đang tồn tại ở các phần chuyển đổi trong kết nối. Thông báo này cho phép các máy nguồn để điều khiển lưu lượng cho đến khi tắc nghẽn được giải quyết.
Bit FECN có thể set bằng 1 trong frame, và gửi đến node theo hướng tiến để dùng báo rằng tắc nghẽn đang xảy ra ở hướng phía ngược lại. Bit FECN được truyền đến giao thức của lớp phía trên để cho phép nó làm chậm lại các xác nhận đến lớp transport của hướng ngược lại của luồng data (tức là hướng có frame đi tới) hoặc để hạn chế giới hạn điều khiển luồng ở các máy nguồn.
- Bit DE
Vấn đề tắc nghẽn có thể là vấn đề chủ yếu của các mạng. Frame relay đơn giản vấn đề này bằng cách hủy đi lưu lượng của người dùng để tránh tắc nghẽn, trong 1 vài tình huống nó cần phân biệt rõ để huỷ đi lưu lượng của người dùng. Frame relay sử dụng bit DE cho vấn đề này.
2.2.2.2 Định dạng của Frame
Ta đã biết rằng trường DLCI trong frame Frame relay có thể thay đổi về kích thước, và có thể chứa trong 2, 3, hoặc là 4 octet. Với điều này thì đồng nghĩa là ta có thể dùng nhiều DLCI hơn.
2.2.3 Multicasting
Frame rela