Các khái niệm quan trọng của quản trị
2. Các chức năng của quản trị
3. Nhà quản trị
Các kỹ năng của nhà quản trị
Các cấp bậc quản trị
Vai trò của nhà quản trị
4. Khoa học và nghệ thuật quản trị
34 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 1: Tổng quan về quản trị (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
QUẢN TRỊ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH 2009
2TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH THỨC
1. Bộ môn Quản trị nhân sự và Chiến lược kinh doanh,
Trường ĐHKT TP HCM – QUẢN TRỊ HỌC, NXB
Phương Đông 2007
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Nguyễn Thị Liên Diệp – QUẢN TRỊ HỌC - NXB Lao
động xã hội 2006
2. Harold Koontz, Cyril Ó Donnell, Heinz Weibrich -
NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT YẾU CỦA QUẢN LÝ-
Người dịch: Vũ Thiếu NXB Khoa học và Kỹ thuật; Hà
Nội 1992.
3. Stephen Robbins MANAGEMENT CONCEPTS
AND PRACTICES - Prentice Hall Inc 1990
4. Mc. Graw-Hill MANAGEMENT: A PACIFIC RIM
FOCUS – Australia 2003
3GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÔN HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QT
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ
TƯỞNG QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ
QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
CHỨC NĂNG
HOẠCH ĐIÏNH
CHỨC NĂNG
TỔ CHỨC
CHỨC NĂNG
ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
KIỂM TRA
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QT
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ
TƯỞNG QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG CỦA QUẢN TRỊ
QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
CHỨC NĂNG
HOẠCH ĐIÏNH
CHỨC NĂNG
TỔ CHỨC
CHỨC NĂNG
ĐIỀU KHIỂN
CHỨC NĂNG
KIỂM TRA
4Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ
Những nội dung cơ bản của chương
1. Các khái niệm quan trọng của quản trị
2. Các chức năng của quản trị
3. Nhà quản trị
Các kỹ năng của nhà quản trị
Các cấp bậc quản trị
Vai trò của nhà quản trị
4. Khoa học và nghệ thuật quản trị
51. Các khái niệm quan trọng của quản trị
Tổ chức: nhiều người cùng làm việc với
nhau và phối hợp các hoạt động của họ để
đạt đến các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu: một trạng thái mong muốn trong
tương lai mà tổ chức cố gắng để đạt được.
6Các nguồn lực là tài sản của tổ chức bao
gồm:
Con người,
Máy móc,
Nguyên vật liệu,
Thông tin, các kỹ năng,
Tiền vốn.
Các nhà quản trị là những người có trách
nhiệm quản lý việc sử dụng các nguồn lực
của tổ chức để đạt được các mục tiêu của
nó.
1. Các khái niệm quan trọng của quản trị
7QUẢN TRỊ
Quản trị là những hoạt động cần thiết khi có
nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ
chức nhằm hoàn thành mục tiêu chung
Quản trị là tiến trình làm việc với con người
và thông qua con người nhằm đạt được mục
tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay
đổi. Trọng tâm cuả quá trình này là sử dụng
hiệu quả nguồn lực có giới hạn
1. Các khái niệm quan trọng của quản trị
81. Các khái niệm quan trọng của quản trị
Định nghĩa 1: quản trị là quá trình đạt được
các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu
quả và hiệu suất bằng và thông qua người
khác trong một môi trường luôn biến động.
(Management – Stephen Robbins, Ian Stagg,,1996)
Hiệu suất: Đo lường các nguồn lực được sử dụng tốt như
thế nào để đạt đến một mục tiêu.
Thường thì, các nhà quản trị phải cố gắng tối thiểu hóa các
nguồn lực đầu vào để đạt đến mục tiêu giống nhau.
Hiệu quả: một sự đo lường về sự thích hợp của các mục tiêu
được chọn (chúng có phải là những mục tiêu đúng không?),
và mức độ mà chúng được thực hiện.
Các tổ chức sẽ đạt hiệu quả hơn khi mà các nhà quản lý chọn
được mục tiêu đúng và hoàn thành chúng.
91. Các khái niệm quan trọng của quản trị
Định nghĩa 2: Quản trị là quá trình tác động của
chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức. (Quản trị học – ĐạI học
KTQD)
Chủ thể QT
(Giám đốc)
Đối tượng
quản trị
(Nhân viên)
Tác động
Phản hồi
10
1. Các khái niệm quan trọng của quản trị
Định nghĩa 3: Quản trị là quá trình sử dụng các
nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu
thông qua các chức năng hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát.
(Essentials of Management – Andrew Dubrin).
HOẠCH
ĐỊNH
TỔ CHỨC LÃNH
ĐẠO
KIỂM
SOÁT
PHẢN HỒI
ĐẠT
MỤC
TIÊ
U
11
1. Các khái niệm quan trọng của quản trị
Các lưu ý trong khái niệm quản trị:
Quaûn trò laø hoaït ñoäng coù höôùng ñích
(coù muïc tieâu)
Quaûn trò laø söû duïng coù hieäu quaû
nguoàn löïc ñeå ñaït ñöôïc muïc tieâu.
Quaûn trò laø hoaït ñoäng tieán haønh
thoâng qua con ngöôøi.
Hoaït ñoäng quaûn trò chòu söï taùc ñoäng
cuûa moâi tröôøng ñang bieán ñoäng
khoâng ngöøng
12
2. Các chức năng của quản trị
Hoạch định
Lựa chọn mục tiêu
Tổ chức
Làm việc cùng nhau
Lãnh đạo
Phối hợp
Kiểm soát
Giám sát và đo lường
13
2. Các chức năng của quản trị
Hoạch định
Hoạch định là quá trình được thực hiện bởi
nhà quản trị để nhận ra và lựa chọn các mục
tiêu và chương trình hành động thích hợp
cho một tổ chức.
Có 3 bước cho việc hoạch định tốt:
1. Những mục tiêu nào nên theo đuổi?
2. Cách thức mà mục tiêu nên được hoàn thành?
3. Cách thức mà nguồn lực nên được phân bổ?
Chức năng hoạch định quyết định hiệu quả và
hiệu suất của tổ chức và quyết định chiến
lược của tổ chức.
14
2. Các chức năng của quản trị
Tổ chức
Trong chức năng tổ chức các nhà quản trị tạo ra
một cấu trúc của các quan hệ công việc giữa các
thành viên trong tổ chức, đảm bảo họ làm việc với
nhau và đạt được các mục tiêu một cách tốt nhất.
Các nhà quản trị sẽ nhóm nhiều người thành các
bộ phận căn cứ theo nhiệm vụ được thực hiện.
Các nhà quản trị cũng sẽ bố trí các tuyến quyền lực
và trách nhiệm cho các thành viên.
Cấu trúc một tổ chức là sản phẩm của công tác tổ
chức. Cấu trúc này sẽ phối hợp và thúc đẩy nhân
viên để các nhân viên làm việc cùng nhau hoàn
thành các mục tiêu.
15
2. Các chức năng của quản trị
Lãnh đạo
Trong hoạt động lãnh đạo, các nhà quản trị xác
định phương hướng, tuyên bố tầm nhìn rõ ràng
để các nhân viên đi theo, và giúp nhân viên
hiểu được vai trò của họ trong việc hoàn thành
các mục tiêu.
Lãnh đạo đòi hỏi nhà quản trị phải sử dụng
quyền lực, sự ảnh hưởng, tầm nhìn, sự thuyết
phục và các kỹ năng truyền đạt.
Kết quả của chức năng lãnh đạo là tạo ra được
sự động viên và sự tận tâm của nhân viên đối
với tổ chức.
16
2. Các chức năng của quản trị
Kiểm soát
Trong chức năng kiểm soát, các nhà quản trị
đánh giá tổ chức đang đạt đến các mục tiêu
của nó như thế nào và tiến hành hoạt động điều
chỉnh để cải thiện việc thực hiện.
Các nhà quản trị sẽ giám sát các cá nhân, bộ
phận, và tổ chức để đảm bảo là những việc
thực hiện được mong đợi đã và đang đạt được.
Các nhà quản trị sẽ thực hiện hành động để gia
tăng kết quả thực hiện giống như yêu cầu.
Kết quả của chức năng kiểm soát là sự đo
lường xác đáng về sự thực hiện và sự hiệu
chỉnh đối với hiệu quả và hiệu suất.
17
3. Nhà quản trị
..3 1 CHÖÙC NAÊNG VAØ NHIEÄM VUÏ CUÛA NHAØ QUAÛN TRÒ
Chức năng Nhiệm vụ chủ yếu
-Xác định mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp
-Xây dựng chiến lược kinh doanh để
thực hiện mục tiêu.
- Lập kế hoạch hành động.
HOẠCH ĐỊNH
TỔ CHỨC
-Xác lập sơ đồ tổ chức
-Mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận
-Thiết lập các mối quan hệ phối hợp
ngang,dọc
-Phân chia quyền hạn
-Xây dựng quy chế hoạt động
18
ĐIỀU KHIỂN
-Chỉ huy công việc
-Độâng viên
-Thiết lập hệ thống thông tin có
hiệu quả
-Xử lý xung đột
KIỂM TRA
-Xác định nội dung kiểm tra và hình
thức kiểm tra
-Lập lịch trình kiểm tra
-Đánh giá tình hình thực hiện và
xác định nguyên nhân sai lệch
- Đề xuất các biện pháp điều chỉnh
Chức năng Nhiệm vụ chủ yếu
19
3. Nhà quản trị
3.2. CAÙC KYÕ NAÊNG CAÀN THIEÁT CUÛA NHAØ QUAÛN TRÒ
KỸ NĂNG YÊU CẦU
1. TƯ DUY
(NHẬN THỨC)
-Tầm nhìn chiến lược, tư duy có hệ thống,
- Khả năng khái quát hoá các mối quan hệ
giữa các sự vật - hiện tượng qua đó giúp cho
việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải pháp.
.
2. KỸ THUẬT
(CHUYÊN
MÔN)
- Nắm bắt và thực hành được công việc
chuyên môn liên quan đến phạm vi mình phụ
trách
20
3. Nhà quản trị
3.2. CAÙC KYÕ NAÊNG CAÀN THIEÁT CUÛA NHAØ QUAÛN TRÒ
KỸ NĂNG YÊU CẦU
3. QUAN
HỆ
( CON
NGƯỜI )
- Hiểu biết về nhu cầu , động cơ , thái
độ , hành vi của con người
•- Biết tạo động lực làm việc cho nhân
viên
•- Khả năng thiết lập những quan hệ
hợp tác có hiệu quả , có nghệä thuật
giao tiếp tốt
•- Quan tâm và chia sẻ đến người khác
.
21
3. Nhà quản trị
3.3.Các cấp bậc quản trị
Có 3 cấp bậc của nhà quản trị:
Các nhà quản trị cấp cơ sở: có trách nhiệm đối với hoạt động
tác nghiệp hàng ngày. Họ giám sát mọi người thực hiện các
hoạt động cần thiết để làm ra các sản phẩm và dịch vụ.
Các nhà quản trị cấp trung: giám sát các nhà quản trị cấp cơ
sở. Họ có trách nhiệm tìm ra cách tốt nhất để sử dụng nguồn
lực bộ phận nhằm hoàn thành các mục tiêu.
Các nhà quản trị cấp cao: có trách nhiệm cho việc thực hiện
của tất cả các bộ phận và phối hợp hoạt động giữa tất cả các bộ
phận trong tổ chức. Họ thiết lập các mục tiêu của tổ chức và
giám sát các nhà quản trị bậc trung.
22
3. Nhà quản trị
3.3. CAÁP BAÄC QUAÛN TRÒ TRONG TOÅ CHÖÙC
23
3. Nhà quản trị
3.3. CẤP BẬC QUAÛN TRÒ VÔÙI CHÖÙC NAÊNG QUAÛN TRÒ
Nhà quản trị ở mọi cấp bậc ( cấp cao, cấp trung,
cấp thấp ) đều phải tiến hành các công việc :
Hoạch định
Tổ chức
Điều khiển
Kiểm tra
Sự khác biệt giữa các nhà quản trị khi thực hiện
các chức năng này là nội dung công việc liên quan
đến từng chức năng và tỷ lệ thời gian dành cho
từng công việc đó.
24
25
3. Nhà quản trị
3.3. CAÁP BAÄC QUAÛN TRÒ VỚI CAÙC KYÕ NAÊNG
KỸ
NĂNG
CHUYÊN MÔN
(KỸ THUẬT)
KỸ
NĂNG
NHÂN SỰ
KỸ
NĂNG
TƯ DUY
QUẢN TRỊ VIÊN CAO
QUẢN TRỊ VIÊN TRUNG CẤP
QUẢN TRỊ VIÊN CẤP THẤP
26
3. Nhà quản trị
..3 4 Các vai trò của nhà quản trị3 4
Được mô tả bởi Mintzberg.
Vai trò là những nhiệm vụ cụ thể mà một người
phải thực hiện bởi vị trí mà họ nắm giữ.
Các vai trò của nhà quản trị được thể
hiện đối với bên trong cũng như đối
với bên ngoài tổ chức.
Có 3 vai trò cơ bản sau:
1. Vai trò quan hệ con người
2. Vai trò thông tin
3. Vai trò quyết định
27
VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
( HENRY MINTZBERG – 1973 )
LĨNH VỰC VAI TRÒ
QUAN HỆ VỚI
CON NGƯỜI
- Người đại diện
- Người lãnh đạo
- Người liên lạc
THÔNG TIN
- Cung cấp thông tin
- Phổ biến thông tin
- Thu thập và xử lý thông tin
QUYẾT ĐỊNH
- Nhà kinh doanh
- Người giải quyết các xáo trộn
- Phân bổ các nguồn lực
- Đàm phán
28
3. Nhà quản trị
..3 4 Các vai trò quan hệ con người3 4
Các nhà quản trị có vai trò trong việc đảm
nhận sự phối hợp và tương tác với các
nhân viên và cung cấp sự chỉ huy với tổ
chức đó.
Vai trò người đại diện (bộ mặt của tổ chức): là người
thay mặt, biểu tượng cho tổ chức và những gì mà nó
đang cố gắng để đạt đến.
Vai trò người lãnh đạo: là người huấn luyện, tư vấn,
động viên, khuyến khích việc thực hiện của nhân viên.
Vai trò người liên lạc: kết nối, phối hợp mọi người bên
trong và bên ngoài của tổ chức để giúp đạt được các
mục tiêu.
29
3. Nhà quản trị
..3 4 Các vai trò thông tin3 4
Các vai trò này bao gồm việc thu thập, tiếp
nhận và truyền đạt các thông tin đến các
nhà quản trị trong tổ chức.
Vai trò giám sát: phân tích các thông tin từ môi
trường bên trong và bên ngoài tổ chức.
Vai trò người phổ biến tin tức: Nhà quản trị
truyền đạt các thông tin để ảnh hưởng đến thái
độ và hành vi của nhân viên.
Vai trò phát ngôn: sử dụng thông tin để ảnh
hưởng một cách tích cực đến mọi người bên
trong và bên ngoài tổ chức khi có những phản
ứng xảy ra.
30
3. Nhà quản trị
..3 4 Các vai trò quyết định3 4
Liên quan đến các phương pháp mà các nhà
quản trị sử dụng để hoạch định chiến lược và
sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục
tiêu.
Vai trò doanh nhân: quyết định khởi xướng hoặc
đầu tư các dự án mới hoặc các chương trình.
Vai trò người giải quyết các xáo trộn: đảm đương
trách nhiệm đối với việc xử lý một sự kiện hoặc sự
khủng hoảng không mong đợi.
Vai trò phân phối nguồn lực: phân chia nguồn lực
giữa các chức năng và các bộ phận, thiết lập ngân
quỹ cho các nhà quản trị cấp thấp hơn.
Vai trò thương thuyết: tìm kiếm để đàm phán các
giải pháp với các nhà quản trị khác, công đoàn, các
khách hàng hoặc các đối tượng hữu quan.
31
4. KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ
A. Quản trị là khoa học
Quản trị là một khoa học độc lập và liên
ngành.
Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về
quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ
thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng
bản chất vấn đề và các kỹ thuật để giải quyết
vấn đề phát sinh.
Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy
luận khoa học để giải quyết vấn đề, không nên
dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.
32
B. Quản trị là nghệ thuật
Thực hành quản trị là nghệ thuật, đòi hỏi nhà
quản trị phải sáng tạo vận dụng các lý thuyết về
quản trị vào giải quyết tình huống
Nghệ thuật quản trị có được từ việc học kinh
nghiệm thành công và thất bại của chính mình và
của người khác.
Tính nghệ thuật của quản trị đòi hỏi nhà quản trị
phải vận dụng linh hoạt các lý thuyết quản trị,
không dập khuôn, máy móc khi giải quyết vấn
đề.
4. KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ
33
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC VÀ NGHỆ
THUẬT QUẢN TRỊ
Khoa học quản trị giúp hình thành nghệ
thuật quản trị thông qua việc cung cấp cho
nhà quản trị phương pháp khoa học để giải
quyết vấn đề hiệu quả.
Nghệ thuật quản trị giúp hoàn thiện hơn lý
thuyết quản trị qua việc đúc kết, khái quát
hoá các khái niệm thực tiễn thành vấn đề lý
thuyết mới.
34
5. Các thách thức của quản trị
Sự tăng lên của số lượng các tổ chức toàn cầu.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu suất,
chất lượng, sự đổi mới, và sự đáp ứng ở cấp độ
cao hơn.
Sự gia tăng kết quả thực hiện trong khi vẫn duy
trì được các nhà quản trị có đạo đức.
Sự quản lý một lực lượng lao động đa dạng ngày
càng tăng.
Sử dụng các công nghệ mới.