Làmột thỏa thuận giữa hai bên (đối tác) trao đổi
định kỳcho nhau những dòng tiền xác định trong
tương lai, dựa trên một công cụhay một mức giá
làm cơ sở(như lãi suất thảnổi hay cốđịnh trên
một trái phiếu).
• Lần đầu tiên:đầu những năm 1980; làthịtrường
công cụphái sinh phát triển cóquy mô lớn nhất.
48 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 5896 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 10: Hợp đồng hoán đổi (swaps), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ RỦI RO
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà
1
HợP ĐồNG HOÁN ĐổI
(SWAPS)
Chương 10
Những nội dung chính
Swap – Khái niệm
• Là một thỏa thuận giữa hai bên (đối tác) trao đổi
định kỳ cho nhau những dòng tiền xác định trong
tương lai, dựa trên một công cụ hay một mức giá
làm cơ sở (như lãi suất thả nổi hay cố định trên
một trái phiếu).
• Lần đầu tiên: đầu những năm 1980; là thị trường
công cụ phái sinh phát triển có quy mô lớn nhất.
Vai trò của swap dealer
• Các giao dịch swap thường không đồng nhất về
thời hạn; các chỉ số dùng để xác định các khoản
thanh toán, và thời điểm thanh toán. Không có các
hợp đồng tiêu chuẩn hóa.
• Nhà giao dịch swap (swap dealers): (1) kết nối các
đối tác hoặc (2) là một bên của giao dịch swap.
• Với tư cách là trung gian:
– Giảm được chi phí tìm kiếm của các đối tác có nhu cầu.
– Bảo đảm cho việc thanh toán swap.
• Đóng vai trò này chủ yếu là các ngân hàng thương
mại và NH đầu tư. Hưởng phí trung gian swap.
5
Phân loại swap
• Năm loại swap chính:
– Swap lãi suất
– Swap đồng tiền
– Swap tín dụng
– Swap hàng hóa
– Swap vốn chủ sở hữu.
• Nguyên lý cơ bản chung: các bên tham gia thực
hiện tái cơ cấu các dòng tiền tài sản hoặc dòng tiền
nghĩa vụ theo một hướng mong muốn.
Swap lãi suất – Khái niệm
– Là sự trao đổi giữa hai đối tác các khoản thanh toán lãi
suất cố định và các khoản thanh toán lãi suất thả nổi, do
có những lợi thế so sánh tương ứng.
– Là một chuỗi nối tiếp nhau các hợp đồng kỳ hạn lãi suất,
cho phép kéo dài (tới 15 năm) trạng thái rào chắn rủi ro.
– Người mua swap: là bên đồng ý thực hiện các khoản
thanh toán cố định, định kỳ cho bên bán swap.
– Người bán swap: là bên chấp nhận thực hiện các khoản
thanh toán với lãi suất thả nổi, định kỳ cho bên mua.
Các mục tiêu về dòng tiền
• Bên mua swap (trả lãi suất cố định): thường có lợi
thế so sánh về lãi suất cố định; tìm cách chuyển đổi
nợ có lãi suất biến đổi thành nợ có lãi suất cố định,
để tương thích tốt hơn với lợi suất cố định thu
được trên tài sản.
• Bên bán (trả lãi suất biến đổi):thường có lợi thế so
sánh về lãi suất biến đổi; muốn chuyển đổi nợ có
lãi suất cố định thành nợ có lãi suất biến đổi, để
tương thích tốt hơn với lợi suất biến đổi thu được
trên tài sản.
• → rào chắn được rủi ro lãi suất.
Ví dụ về Swap lãi suất
Tài sản Nợ
Ngân hàng A (Bên bán swap)
Khoản vay thương mại, lãi
suất được chỉ số hóa theo
LIBOR : 100 triệu $
Trái phiếu trung hạn, lãi suất
cố định: 100 triệu $
Ngân hàng B (Bên mua swap)
Khoản vay BĐS lãi suất cố
định = 100 triệu $
Chứng chỉ tiền gửi 1 năm =
100 triệu $
9
Ngân hàng A: bên bán
– Nợ :100 triệu $ trái phiếu 4 năm, 10% (cố định)
– Tài sản: các khoản vay với lãi suất = Libor + 2,5%,
điều chỉnh hàng năm.
→ DGAP = DA – kDL < 0.→ thiệt hại khi lãi suất giảm.
– Để rào chắn rủi ro: rút ngắn DL, (mức độ nhạy cảm giá
của nợ), → chuyển thành nợ lãi suất thả nổi ngắn hạn.
• Giải pháp nội bảng: thu hút thêm 100 triệu $ tiền
gửi ngắn hạn, lãi suất được chỉ số hóa theo LIBOR
như với khoản vay, tiền thu được dùng để thanh
toán cho các trái phiếu trung hạn.
• Giải pháp ngoại bảng: bán một swap lãi suất, thực
hiện các khoản thanh toán với lãi suất thả nổi.
Ngân hàng B: bên mua
– Nợ: CD ngắn hạn với D = 1 năm, chuyển hạn theo lãi
suất thị trường
– Tài sản: 100 triệu $ vào các mortgages dài hạn, lãi suất
cố định, D lớn.
→ DA – kDL > 0; thiệt hại khi lãi suất tăng; cơ cấu bảng
CĐKT ngược với ngân hàng (A).
– Để rào chắn rủi ro: chuyển đổi nợ ngắn hạn, thả nổi lãi
suất thành nợ dài hạn, lãi suất cố định để tương thích tốt
hơn với tài sản.
• Nội bảng: phát hành trái phiếu dài hạn, với thời hạn
tương đương với các mortgages, lãi suất 12%. Tiền
thu được để thanh toán cho CD và giảm DGAP.
• Ngoại bảng: mua một swap, thực hiện các khoản
thanh toán cố định.
Tài sản ngắn hạn
(khoản vay chỉ số
hóa)
Nợ dài hạn
(4 năm, 10%)
Tài sản dài hạn
(mortgage lãi suất
cố định)
Nợ ngắn hạn
(CD một năm)
10
%
cố
đị
nh
LIBOR + 2%
FI (A) FI (B)
SWAP LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH – THẢ NỔI;
MỆNH GIÁ = 100 TRIỆU $
FI (A) (bên bán) FI (B) (bên mua)
Dòng ra, thanh toán
cho nợ nội bảng
− 10% x 100 − lsCD x100
Dòng tiền vào (nhận)
từ swap 10% x 100 (LIBOR + 2%) x 100
Dòng tiền ra (thanh
toán) cho swap
− (LIBOR + 2%) x 100 − 10% x 100
Dòng tiền ròng − (LIBOR + 2%) x 100 − (8%+ lsCD −LIBOR) x100
Ls sẵn có trên thị
trường cho:
Nợ lãi suất biến đổi
Nợ lãi suất cố định
LIBOR + 2,5%
12%
CHI PHÍ TÀI TRỢ DO SWAP LÃI SUẤT ĐEM LẠI (triệu $)
Kết quả của swap
– NH (A):
• Nợ có ls cố định → nợ có ls biến đổi; tương thích với
tính biến động của lợi suất của tài sản.
• Tiết kiệm được 0,5%, vì NH (A) phải trả cho NH (B) lãi
suất = (Libor + 2%), trong khi nếu huy động tiền gửi
(thị trường) (A) sẽ phải trả lãi suất = (Libor + 2,5%).
– NH (B):
• Nợ có ls biến đổi → nợ có ls cố định, cộng thêm một
phần biến đổi nhỏ (ls CD – Libor), tương đương với
khoản nhận được trên tài sản.
• Tiết kiệm được (4% + ls CD – Libor) vì nếu huy động
trên thị trường, NH (B) phải trả 12% trong khi nhờ
swap, NH (B) chỉ phải trả 8% và một chênh lệch nhỏ
(Ls CD – Libor).
Có rào chắn được hoàn toàn rủi ro?
Với giả định rủi ro vỡ nợ bằng 0,
• NH (A):
– Nhận được 10% từ swap = Phải trả 10% nợ nội bảng,
cho dù ls giảm làm cho khoản thu trên tài sản giảm sút
→ loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất.
• NH (B):
– Nhận được (Libor + 2%) từ swap để trả lãi cho CD →
rất có thể không đủ để trả (basis risk). Lý do:
• Ls CD và LIBOR chuyển động không bám sát nhau.
• Mức bù rủi ro tín dụng trên CDs của NH(B) có thể
tăng qua thời gian, (Libor + 2%) có thể không đủ để
rào chắn chi phí vốn của NH(B)
Xác định lãi suất cố định và thả nổi
• Phân biệt
– Các mức lãi suất cố định và thả nổi được ấn định khi
thiết lập hợp đồng.
– Các dòng tiền thực sự được thực hiện trên swap là bao
nhiêu.
• Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được ấn định khi
khởi tạo swap: phụ thuộc vào dự đoán của thị
trường về lãi suất ngắn hạn trong tương lai.
• Các dòng tiền được thực hiện trên swap phụ thuộc
vào lãi suất thực tế của thị trường trên khoản thời
gian tồn tại của swap.
Ví dụ (tiếp)
• Các khoản thanh toán của NH (A) cho NH(B) được
chỉ số hóa theo công thức (LIBOR + 2%) x 100 tr.$.
• NH (B) phải thanh toán cho NH (A): 10% x 100
tr.$.
Dòng tiền thực hiện theo swap (triệu $)
Cuối
năm
Libor
1 năm
Libor 1
năm + 2%
Thanh
toán bởi
NH (A)
Thanh
toán bởi
NH (B)
Thanh toán
ròng bởi
NH (A)
1 9% 11% 11$ 10$ + 1 $
2 9 11 11 10 + 1
3 7 9 9 10 − 1
4 6 8 8 10 − 2
Tổng 39 40 − 1$
Giả định diễn biến của Libor
Cuối năm LIBOR
1 9%
2 9%
3 7%
4 6%
• Nhận xét:
– Trong năm 1 và năm 2: NH (B) có lãi ròng trên swap;
dòng tiền tăng thêm này triệt tiêu chi phí tăng thêm để tái
tài trợ CD khi lãi suất tăng. (swap đang có lãi; “in the
money swap”). Trong năm 3 và năm 4, NH (B) lại có
trạng thái out of money swap – swap mất tiền.
– Trong năm 3 và năm 4, NH (A) có lãi ròng trên swap, khi
lãi suất giảm. Dòng tiền dương này lại triệt tiêu khoản
giảm sút lợi nhuận trên danh mục tài sản của NH (A).
– Tổng thể, NH (A) có lãi ròng danh nghĩa 1 triệu $. Lãi
thực sự được thực hiện là PV của 1 triệu $ đó.
Swap ngoài thị trường
(off-market swaps)
• Swap có thể được chuẩn hóa, hoặc được thiết kế
theo nhu cầu của các bên giao dịch, nếu một bên
sẵn sàng trả tiền cho bên kia về việc chấp nhận
các điều kiện không chuẩn hóa.
• Trong ví dụ trên, mệnh giá được cố định là 100
triệu $ trong suốt bốn kỳ hạn thanh toán. Tuy nhiên,
mệnh giá có thể tăng, giảm trên thời hạn của swap.
Macrohedging với swap
• Giả sử một FI có Dgap > 0, do đó khi lãi suất tăng
• Hedging: bán một swap lãi suất.
• Có thể lựa chọn giữa nhiều swap với những thời
gian đáo hạn khác nhau; quy mô mệnh giá của
swap phụ thuộc vào thời hạn (Duration) của swap.
• Nguyên tắc: khoản lời trên các hợp đồng swap
(ngoại bảng) phải bù đắp được toàn bộ khoản mất
giá trị ròng (nội bảng) khi lãi suất thay đổi.
0
1
)(
R
R
AkDDE LA
Dòng tiền tương đương với trái phiếu
• Giả sử FI chọn swap 10 năm.
• Các khoản thanh toán cố định của swap 10 năm
tương đương với các khoản thanh toán cố định của
một trái phiếu Kho bạc 10 năm.
• Các khoản thanh toán thả nổi của swap tương
đương với một trái phiếu thả nổi lãi suất.
• → thay đổi giá trị của swap (∆S) khi lãi suất tăng sẽ
phụ thuộc vào tính nhạy cảm lãi suất tương đối của
trái phiếu 10 năm so với trái phiếu 1 năm, tức phụ
thuộc vào (D10 – D1).
Số lượng hợp đồng swap cần thiết
– ∆S = thay đổi trong giá trị thị trường của hợp đồng swap.
– Dfixed – Dfloat = Chênh lệch Duration giữa một trái phiếu
Kho bạc có cùng thời hạn và lscp với bên mua swap và
một trái phiếu Kho bạc khác có cùng thời hạn và lscp với
bên bán swap.
– Ns = giá trị mệnh giá của hợp đồng swap.
Chú ý: Nếu Dfixed > Dfloat , khi lãi suất tăng, PV của các
khoản thanh toán cố định sẽ giảm nhiều hơn PV của các
khoản thanh toán thả nổi. Xét theo giá trị thị trường,
người trả lãi suất cố định sẽ có lời khi lãi suất tăng và sẽ
lỗ khi lãi suất giảm.
R
R
NDDS Sfloatfixed
1
)(
• Để tính giá trị mệnh giá của một hợp đồng swap, ta
đặt ∆S = ∆E và thay bằng các giá trị tương ứng:
24
floatfixed
LA
S
LASfloatfixed
LASfloatfixed
DD
AkDD
N
AkDDNDD
R
R
AkDD
R
R
NDD
)(
)()(
1
)(
1
)(
Ví dụ: tính mệnh giá của swap
• Giả sử DA = 5, DL = 3, k = 0,9 và A = 100 triệu $.
• Giả định một trái phiếu Kho bạc 10 năm, lãi suất cố
định bằng lãi suất cố định của swap, có duration là
7 năm; trong khi D của một trái phiếu thả nổi lãi
suất điều chỉnh hàng năm, là 1 năm. Giá trị mệnh
giá của swap:
• Nếu mỗi hợp đồng có quy mô là 100000$ thì số
lượng hợp đồng cần phải thiết lập, làm tròn, là 383
hợp đồng.
25
$38333333
)17(
$230000000)(
floatfixed
LA
S
DD
AkDD
N
Swap đồng tiền
• Rủi ro tỷ giá bắt nguồn từ sự không tương thích
về các đồng tiền trên tài sản và nợ.
• Currency swap (hoán đổi đồng tiền) được các
định chế tài chính sử dụng để rào chắn.
• Fixed – fixed và fixed - floating
Ví dụ: Fixed – fixed swap
• Một FI Mỹ có tài sản bằng $, ls cố định, được tài
trợ một phần bằng phát hành kỳ phiếu Anh trung
hạn, 4 năm, mệnh giá 50 triệu £ Anh, lãi suất cuống
phiếu cố định 10%/năm.
• Tỷ giá 2$/1£ cố định
• Một FI Anh có tài sản bằng £, được tài trợ một
phần bằng phát hành kỳ phiếu Mỹ 4 năm, ls cố định
10%/năm, mệnh giá 100 triệu $ Mỹ.
Phân tích rủi ro tỷ giá
• Nếu $ giảm giá so với £ (£ tăng giá so với $): FI Mỹ
sẽ gặp khó khăn trong thanh toán lãi và gốc trên kỳ
phiếu.
• Nếu £ giảm giá so với $ ($ tăng giá so với £): FI
Anh gặp khó khăn trong thành toán.
• Rào chắn rủi ro: chọn cách nội hoặc ngoại bảng.
– Nội bảng: FI Mỹ có thể phát hành kỳ phiếu trung hạn, 4
năm, 100 triệu $; tiền thu được dùng để trả cho kỳ phiếu
4 năm 50 triệu £.
– Ngoại bảng: swap cố định – cố định.
Tài sản bằng $
lãi suất cố định
Nợ bằng £
(50 triệu £, 10%)
Tài sản bằng £
(lãi suất cố định)
Nợ bằng $
(100 triệu $, 10%)
£
$
FI (Mỹ) FI (Anh)
Swap đồng tiền cố định –cố định
Dòng tiền trong swap cố định – cố định
• FI Anh gửi £ cho GI Mỹ để thanh toán các khoản
lãi và gốc hàng năm cho kỳ phiếu phát hành bằng
đồng £ của FI Mỹ.
• FI Mỹ gửi $ cho FI Anh để thanh toán lãi và gốc
trên kỳ phiếu bằng $.
US FI (A) US FI (B)
Dòng tiền ra từ việc tài
trợ nội bảng
− 10% x 50£ − 10% x 100$
Dòng tiền vào từ swap 10% x 50£ 10% x 100$
Dòng tiền ra từ swap − 10% x 100$ − 10% x 50£
Dòng tiền ròng − 10 x 100$ − 10% x 50£
Ls sẵn có trên
Kỳ phiếu ghi bằng $
Kỳ phiếu ghi bằng £
10,5%
10,5%
CHI PHÍ TÀI TRỢ
DO SWAP ĐỒNG TiỀN ĐEM LẠI
Kết quả của swap
• FI Anh chuyển đổi các khoản thanh toán bằng $ với
lãi suất cố định thành các khoản thanh toán bằng £
ls cố định.
• FI Mỹ chuyển đổi các khoản thanh toán bằng £ với
lãi suất cố định thành các khoản thanh toán bằng $
ls cố định.
• Cả hai FI đều chuyển đổi được định dạng các
khoản thanh toán của họ với một lãi suất thấp hơn
so với việc thực hiện những thay đổi nội bảng (10%
so với 10,5%).
Ví dụ: Fixed – Floating swap
• FI Mỹ nắm giữ chủ yếu tài sản ngắn hạn, ls thả nổi,
bằng $; tài trợ bằng kỳ phiếu Anh 4 năm, 50 triệu £,
ls cố định 10%.
• FI Anh nắm giữ tài sản dài hạn bằng £, lãi suất cố
định, tài trợ bằng CD ghi bằng $, 100 triệu $, ngắn
hạn, ls = LIBOR 1 năm + 2%.
• Cả hai FI đều đối mặt với cả rủi ro lãi suất lẫn rủi ro
tỷ giá.
Phân tích rủi ro của hai FI
• FI Mỹ: nếu lãi suất ngắn hạn của $ giảm, và $ giảm
giá so với £, việc thanh toán gốc và lãi bằng £ sẽ
gặp khó khăn → muốn chuyển đổi các khoản nợ
bằng £, ls cố định thành nợ bằng $, ls biến đổi.
• FI Anh: nếu lãi suất Mỹ tăng và $ tăng giá so với £,
thì việc thanh toán cho CD bằng $ từ dòng tiền
nhận được trên danh mục tài sản có lãi suất cố
định bằng £ sẽ khó khăn → muốn chuyển đổi các
khoản nợ ngắn hạn, bằng $, ls thả nổi thành nợ
bằng £, ls cố định.
Giải pháp để chuyển đổi nợ
• Nội bảng: thay đổi cách tài trợ nội bảng, rào chắn
được cả hai loại rủi ro (với tỷ giá 2$/1£).
– FI Mỹ có thể phát hành 100 triệu $ nợ ngắn hạn bằng $,
thả nổi ls (Libor + 2,5%), dùng tiền thu được trả hết 50
triệu £ trên kỳ phiếu 4 năm
– FI Anh: phát hành 50 triệu £ kỳ phiếu 4 năm (11%). Dùng
tiền thu được trả hết 100 triệu $ CD ngắn hạn.
Swap đồng tiền cố định – thả nổi
• Ngoại bảng: dùng swap đồng tiền cố định-thả nổi:
hoán đổi các khoản thanh toán theo một tỷ giá
được thỏa thuận trước: 2$/1£.
– FI Anh gửi cho FI Mỹ các khoản thanh toán cố định bằng
£ để trang trải chi phí của kỳ phiếu bằng £ của FI Mỹ
– FI Mỹ gửi cho FI Anh các khoản thanh toán thả nổi bằng
$ để trang trải chi phí của CD bằng $ thả nổi ls của FI
Anh.
– → cả hai FI đều rào chắn được rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ
giá, với một mức lãi suất thấp hơn so với mức có thể
nhận được nếu thực hiện những thay đổi nội bảng.
US FI (A) US FI (B)
Dòng tiền ra từ việc tài
trợ nội bảng
− 10% x 50£ − (LIBOR + 2%) x 100$
Dòng tiền vào từ swap 10% x 50£ (LIBOR + 2%) x 100$
Dòng tiền ra từ swap − (LIBOR + 2%) x 100$ − 10% x 50£
Dòng tiền ra ròng − (LIBOR + 2%) x 100$ − 10% x 50£
Ls sẵn có trên
Nợ thả nổi ghi bằng $
Nợ cố định ghi bằng £
LIBOR + 2 ½%
11%
CHI PHÍ TÀI TRỢ
Với swap đồng tiền cố định – thả nổi
Nếu các dòng tiền ròng trên swap bằng 0, vì sao cả hai FI
đều tham gia hợp đồng swap này?
Năm Libor
Libor +
2%
Thanh toán
của FI Mỹ (ls
thả nổi)
($)
Thanh toán của FI
Anh
(ls cố định ) Thanh toán ròng
của FI Mỹ ($)
£
$
(với 2$/1£)
1 9% 11% 11 5 10 +1
2 7 9 9 5 10 -1
3 8 10 10 5 10 0
4 10 12 112 55 110 +2
Tổng thanh toán ròng +2
Dòng tiền được thực hiện
(cố định-thả nổi; triệu $)
Giả sử FI Mỹ đồng ý thực hiện thanh toán theo LIBOR + 1%
thay vì LIBOR + 2%. Khoản thanh toán ròng của nó cho FI
Anh trong thời hạn 4 năm của swap là bao nhiêu?
Swap tín dụng (CDS)
• Phát triển nhanh trong những năm gần đây, cho
phép các FI rào chắn rủi ro tín dụng tốt hơn.
• Quan trọng, vì
– Rủi ro tín dụng dễ gây phá sản cho FI hơn rủi ro lãi suất
hay rủi ro tỷ giá.
– Swap tín dụng cho phép FI duy trì được các quan hệ cho
vay tới khách hàng lâu dài mà không phải chịu hoàn toàn
rủi ro tín dụng từ những mối quan hệ đó.
• Người mua sự bảo vệ rủi ro tín dụng: các ngân
hàng thương mại.
• Người bán ròng: các công ty bảo hiểm
• Người mua thanh toán định kỳ (hàng quý, 6 tháng,
hoặc hàng năm) cho người bán, cho tới hết thời
hạn, hoặc khi sự kiện tín dụng xẩy ra.
• Khi có vỡ nợ khoản vay, việc thanh toán trên swap
được thực hiện bằng trái phiếu (hay khoản vay) đã
được chỉ rõ về loại và khối lượng, hoặc bằng tiền.
Trái phiếu có thể không bán ngay được số tiền với
cùng một tỷ lệ % mệnh giá.
• Người bán sự bảo vệ được lựa chọn trái phiếu nào
rẻ nhất để giao, khi có vỡ nợ.
Swap lợi suất tổng thể
• Gắn với việc hoán đổi một nghĩa vụ trả lãi với một
lãi suất xác định (cố định hoặc thả nổi), với những
khoản thanh toán tạo ra lợi suất tổng thể trên một
khối lượng tiền xác định.
Ví dụ về swap lợi suất tổng thể
• Một FI cho vay 100 triệu $ tới một hãng chế tạo
Brazil. Nếu rủi ro tín dụng của hãng này tăng ngoài
dự tính, MV của khoản vay sẽ giảm, giá trị ròng của
FI sẽ giảm.
• FI thỏa thuận trả một mức lợi suất tổng thể, bằng
một mức lãi suất cố định hàng năm (f) cộng với
∆MV của nợ chính phủ Brazil ghi bằng $.
• Thay đổi trong MV của trái phiếu chính phủ phản
ánh rủi ro đất nước và có tương quan với rủi ro tín
dụng của công ty Brasil đi vay.
• FI trả mức lãi suất cố định hàng năm + lợi vốn
(hoặc lỗ vốn) trên PV của trái phiếu Brasil (theo $),
tức (PT – P0).
• Nếu tr.ph Brazil giảm giá trị 10%, tức (P0 = 100 >
PT= 90), FI sẽ
– trả = (khoản thanh toán cố định trên swap – khoản mất
vốn trên trái phiếu) = 12% - 10% = 9%
– nhận = khoản thanh toán thả nổi (Libor) từ đối tác = 11%
• → Lợi nhuận ròng trên FI cho vay: 11% - 9% = 2%,
bù đắp cho khoản mất mát MV trên bảng CĐKT.
FI khác
FI
cho vay
Khoản vay
tới khách hàng
LIBOR 1 năm
0
0
P
PP
f T
SWAP
Dòng tiền hàng
năm, từ năm 1 tới
năm cuối cùng
Khoản thanh toán
bổ sung do FI thực
hiện
Lợi suất tổng thể
Dòng tiền vào , từ
swap, tới FI cho vay
Libor 1 năm (11%) Libor 1 năm
(11%)
Dòng tiền ra từ
swap, tới FI khác
Lãi suất cố định PT – P0
(90 – 100)
[12% + (90 – 100)/100 = 2%]
Tỷ suất lợi nhuận ròng = 9%
Lợi nhuận ròng = 9% x mệnh giá của swap
%12f
0
0
P
PP
f T
Kết quả của swap
• FI duy trì được mối quan hệ với khách hàng, có thể
còn nhận được khoản phí do việc bán các dịch vụ
khác nữa, không phải gánh chịu một khối lượng rủi
ro tín dụng lớn.
• Swap không loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong
trường hợp này. Rủi ro khoảng mở hiện hữu: rủi ro
tín dụng của khoản vay bằng $ tới công ty Brazil
không tương quan hoàn hảo với rủi ro đất nước
của Brazil phản ánh trong giá trái phiếu Brazil
(US$)
Swap tín dụng thuần túy
• Swap lợi suất tổng thể chứa đựng một yếu tố rủi ro
lãi suất và rủi ro tín dụng.
• Trong swap tín dụng thuần túy, FI cho vay sẽ gửi
một khoản phí cố định hàng năm (giống như phí
bảo hiểm) cho FI đối tác.
• Nếu không có khoản vay nào vỡ nợ, FI cho vay
không nhận được gì từ đối tác.
• Nếu có vỡ nợ, khoản thanh toán nhận được từ FI
đối tác = mệnh giá của khoản vay gốc (P0 = 100$)
trừ đi MV của khoản vay vỡ nợ (PT = 40$), tức
60$.
Rủi ro tín dụng trên swap
• Thị trường swap phát triển nhanh, với người tham
gia chính là các ngân hàng đầu tư và công ty bảo
hiểm → rủi ro tín dụng trên swap là mối quan tâm
của cơ quan quản lý và những bên tham gia.
• Vai trò của tổ chức bảo lãnh đối tác
• Rủi ro tín dụng trên swap và rủi ro tín dụng trên
khoản vay có gì khác nhau?