I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MBQT
1. Khái niệm
1.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá
HĐMB tài sản:
Đ428 Luật Dân Sự 2005:
HĐMBTS là thoả thuận: Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và nhận tiền; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng
Mua bán hàng hoá
Đ3 Luật TM 2005:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
HĐMB hàng hoá:
Là thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển vào quyền sở hữu của bên mua tài sản gọi là hàng hoá và được thanh toán; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
138 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Hợp đồng mua bán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾCN. NGUYỄN CƯƠNG – KHOA KT&KDQTI. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MBQT1. Khái niệm1.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá HĐMB tài sản: Đ428 Luật Dân Sự 2005: HĐMBTS là thoả thuận: Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và nhận tiền; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng Mua bán hàng hoá Đ3 Luật TM 2005: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.HĐMB hàng hoá: Là thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển vào quyền sở hữu của bên mua tài sản gọi là hàng hoá và được thanh toán; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá1.2. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếHĐMBHHQT = HĐMB + yếu tố quốc tế.Căn cứ xác định yếu tố quốc tế của hợp đồnga. Luật quốc tế: Đ1 Công ước Lahaye 1964:Trụ sở thương mại, sự di chuyển của hàng hoá, địa điểm hình thành CH/ chấp nhận CH Đ1 Công ước Viên 1980:Trụ sở thương mạib. Luật Việt Nam Quy chế 4794/ 1991 Bộ Thương nghiệp:Quốc tịch, sự di chuyển của hàng hoá, đồng tiền thanh toán Đ80 Luật Thương Mại 1997: HĐMBHH với thương nhân nước ngoài (thương nhân được thành lập/ được PL nước ngoài thừa nhận)Đ27 Luật Thương Mại 2005: Liệt kê các hình thức của MBHHQTGián tiếp bác bỏ việc căn cứ vào quốc tịchKhái niệm Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (Hợp đồng mua bán quốc tế) Hợp đồng mua bán quốc tế: Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận2. Đặc điểm Đặc điểm chung: Tự nguyệnChủ thể là thương nhânQuy định quyền và nghĩa vụ- Tính chất song vụ, bồi hoàn, ước hẹnĐặc điểm riêng:Chủ thể của hợp đồng: có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng. Đối tượng: Di chuyển qua biên giới/ biên giới hải quan của quốc giaĐồng tiền: Có thể là ngoại tệ với 1 hoặc 2 bênNguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp + Điều ước thương mại quốc tế + Tạp quán thương mại quốc tế + Án lệ, tiền lệ xét xử + Luật quốc gia 3. Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT Chủ thể: Hợp pháp Thương nhân Việt Nam và nước ngoài + Đ6 LTM 2005: Thương nhân Việt Nam + Đ16 LTM 2005: Thương nhân nước ngoài=> Quyền kinh doanh XNK: NĐ12 CP/2006, Quyền KDXNK của thương nhân nước ngoài Đối tượng: Hợp pháp Tham khảo NĐ12 CP/2006: Hàng tự do XNK; Hàng XNK có điều kiện; Hàng cấm XNK Hình thức Hợp đồng: Hợp phápĐ27 LTM 2005: Hình thức HĐMBHHQT bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương văn bản: telex, fax, điện báoNội dung: Hợp phápĐủ những điều khoản chủ yếu bắt buộcLuật Việt Nam+ LTM 1997: 6 đk bắt buộc: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, thanh toán, giao hàng+ LTM 2005: Không quy định+ Đ402 Luật Dân sự 2005: 8 điều khoảnLuật quốc tế:+ CƯ Viên 1980: +) Đ14: Chào hàng: hàng hoá, số lượng, giá cả +) Đ19: 7 yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: Số lượng, giá, phẩm chất, thanh toán, giao hàng, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp+ Luật Anh: 3 yếu tố: tên hàng, phẩm chất, số lượng+ Luật Pháp: 2 yếu tố: đối tượng, giá cả5. Nội dung1) Các điều khoản trình bày Thông tin về chủ thể Số hiệu và ngày tháng Cơ sở pháp lý Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong HĐ.2) Các điều khoản và điều kiện Các điều khoản chủ yếu mà pháp luật yêu cầu.+ Điều khoản đối tượng + Điều khoản tài chính + Điều khoản vận tải + Điều khoản pháp lý Các điều khoản tuỳ ý3) Một số lưu ý Nội dung các điều khoản phải chặt chẽ, chi tiết. Từ ngữ HĐ: Chính xác, súc tích, rõ nghĩa Ngôn ngữ : chính thống và phổ biếnII. CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (INCOTERMS) 1. Tổng quan về Incoterms1.1. Khái niệm Điều kiện cơ sở giao hàng (International Commercial Terms) là những quy định mang tính nguyên tắc về việc phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro đối với hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong quá trình giao nhận hàng hóa.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển - Incoterms 1936 gồm 7 điều kiện: EXW, FCA , FOT/FOR, FAS, FOB, C&F, CIF - Incoterms 1953 gồm 9 điều kiện: Bổ sung DES và DEQ + Năm 1967: Bổ sung DAF và DDP + Năm 1976: Bổ sung FOA - Incoterms 1980 gồm 14 điều kiện: Bổ sung CIP và CPT - Incoterms 1990 gồm 13 điều kiện: + Bỏ FOA và FOT. + Bổ sung DDU - Incoterms 2000: Giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 song sửa đổi 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ. 1.3. Các lưu ý khi sử dụng Incoterms Là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc Phải được dẫn chiếu trong Hợp đồng Những vấn đề Incoterms giải quyết Ghi rõ là phiên bản năm nào Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách nhiệm và nghĩa vụ “ Incoterms chỉ là những nguyên tắc để giải thích điều kiện cơ sở giao hàng và không giải thích các điều khoản khác trong Hợp đồng ” Phòng thương mại quốc tế2. Incoterms 20002.1. Kết cấu Incoterms 20002.1.1. Kết cấu theo nhóm Nhóm E: Gồm 1 điều kiện EXW. Nhóm F: Gồm 3 điều kiện: FCA, FAS và FOB. Nhóm C: Gồm 4 điều kiện: CFR, CIF, CPT và CIP. Nhóm D: Gồm 5 điều kiện: DAF, DES, DEQ, DDU và DDP.2.1.2. Kết cấu theo loại hình phương thức vận tải được sử dụng Các điều kiện FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa Các điều kiên còn lại áp dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.GROUP TERM COMPLETE NAME GROUP E EXW Ex Works DEPARTURE GROUP F FCA Free Carrier MAIN CARRIAGE FAS Free Alongside Ship UNPAID FOB Free on Board GROUP C CFR Cost and Freight MAIN CARRIAGE CIF Cost, Insurance and Freight PAID CPT Carriage paid to CIP Carriage and Insurance paid toGROUP D DAF Delivered at frontier ARRIVAL DES Delivered ex ship DEQ Delivered ex Quay DDU Delivered Duty unpaid DDP Delivered Duty paid BÊN BÁNBÊN MUAA1Cung cấp hàng theo HĐB1Trả tiền hàngA2Giấy phép và các thủ tụcB2Giấy phép và các thủ tụcA3Các HĐ vận tải và bảo hiểmB3Các HĐ vận tải và bảo hiểmA4Giao hàngB4Nhận hàngA5Di chuyển rủi roB5Di chuyển rủi roA6Phân chia chi phíB6Phân chia chi phíA7Thông báo cho người muaB7Thông báo cho người bánA8Bằng chứng về việc GHB8Bằng chứng về việc GHA9Kiểm tra – Bao bì – Ký mã hiệuB9Kiểm tra hàng hóaA10Các nghĩa vụ khácB10Các nghĩa vụ khácNhóm ENhóm FNhóm CNhóm DEXWFCA, FAS, FOBCPT, CIP;CFR, CIF, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP, Đặc điểmNgười bán chịu nghĩa vụ tối thiểuCước vận chuyển chính chưa trảCước vận chuyển chính đã trảHàng hóa phải đến điểm đích quy địnhĐịa điểm di chuyển rủi roNơi điNơi điNơi điNơi đếnNghĩa vụ của người bánThuê phương tiện VTBên muaBên muaBên bánBên bánTiến hành thủ tục XKBên muaBên bánBên bánBên bánTiến hàng thủ tục NKBên muaBên muaBên muaBên mua: DES, DEQ, DDU, DAFBên bán: DDPSơ đồ Incoterms 2000EXWFCA CPT CIPFAS FOB CFR CIFBiểnDES DEQDDU DDPNước XKNước NKCảng biểnCảng biểnDAF (*)Vận tải Quốc tếNghĩa vụ tăng dần của người bán2.2. Giới thiệu các điều kiện Incoterms 20001) EXW – EX WORKS ( Giao tại xưởng) Cách quy định: EXW địa điểm quy địnhEXW Toyota Việt Nam, Vĩnh phúc, Việt Nam – Incoterms 2000 Tổng quan: Rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi người bán giao hàng cho người mua tại xưởng của mình Nghĩa vụ chính của người bán- Chuẩn bị hàng hoá theo đúng HĐ, kiểm tra, bao bì, kí mã hiệu Giao hàng chưa bốc lên ptvt của người bánNghĩa vụ chính của người mua- Kí HĐ vận tải, trả cước để chuyên chở hàng hóa Nhận hàng, chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan tới hàng hóa kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Thông quan xuất khẩu, nhập khẩuLưu ý: - Mọi phương thức vận tải- Căn cứ lựa chọn điều kiện EXW + Người mua có khả năng làm thủ tục thông quan, vận tải + Người mua có đại diện tại nước XK + Thị trường thuộc về người bán, + Thường được các nhà NK lớn sử dụng khi mua hàng từ những nhà XK nhỏ. - Người bán thường không được gọi là người XKChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuEXWĐịa điểm chuyển giaoKHO HÀNG2) FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)Cách quy định: FCA địa điểm giao hàng quy định FCA Sân bay Nội bài, Việt Nam – Incoterms 2000.Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người mua thông qua người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định tại địa điểm quy định. Nghĩa vụ chính của người bán + Giao hàng cho người chuyên chở quy định tại địa điểm quy định nằm trong nước người bán + Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng là tại cơ sở của mình hoặc giao hàng cho người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ ra nếu giao tại một địa điểm khác cơ sở của mình (điểm khác biệt giữa Incoterms 2000 với Incoterms 1990) + Thông quan xuất khẩu + Cung cấp chứng từ giao hàng. Nghĩa vụ chính của người mua + Chỉ định người vận tải, kí HĐ vận tải và trả cước phí + Thông báo cho người bán về thời gian và địa điểm giao hàng. + Chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng cho người chuyên chở do mình chỉ định.Lưu ý: + Mọi phương thức vận tải, đặc biệt khi vận tải bằng container. + Nên sử dụng FCA thay FOB nếu không có ý định giao hàng lên tàu. + Việc phân chia nghĩa vụ bốc dỡ hàng hóaChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuFCAĐịa điểm chuyển giaoCONTAINER3) FAS – Free Along Side Of Ship (giao dọc mạn tàu)Cách quy định: FAS cảng bốc hàng quy định FAS cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2000Tổng quan : Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàngNghĩa vụ chính của người bán - Thông quan xuất khẩu (điểm khác biệt giữa Incoterms 2000 với Incoterms 1990) - Giao hàng dọc mạn tàu - Cung cấp biên lai giao hàng dọc mạn tàu Nghĩa vụ chính của người mua - Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước - Tiếp nhận hàng hóa, chịu di chuyển rủi roLưu ý: - Vận tải biển, thuỷ nội địa - Thay đổi nghĩa vụ thông quan XKChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuFASĐịa điểm chuyển giao4) FOB – Free on board (giao hàng lên tàu)Cách quy định: FOB cảng bốc quy địnhFOB cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2000Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng.Nghĩa vụ chính của người bán- Làm thủ tục thông quan xuất khẩu- Giao hàng lên tàu- Cung cấp bằng chứng giao hàng Trả phí bốc hàng lên tàu nếu phí này không bao gồm trong cước vận tải.Thông báo giao hàngNghĩa vụ chính của người muaKý kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước phí và chi phí bốc hàng nếu chi phí này thuộc cước phíThông báo giao hàngChịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa kể từ khi hàng được giao lên tàuLưu ý- FOB chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa- Có rất nhiều loại FOB - Không nên sử dụng những thuật ngữ vận tải như FI, FO, FIO... (miễn bốc/dỡ...). - Chú ý tập quán cảng - Lấy B/L càng nhanh càng tốt nhằm tránh rủi ro. - Nên sử dụng FCA thay FOB nếu không có ý định giao hàng lên tàu. Sử dụng FCA thay FOB sẽ mang lại những lợi ích sau + Di chuyển rủi ro sớm hơn + Rủi ro khi giao hàng ít hơn + Chịu ít chi phí hơn + Giảm thời gian giao dịch, thu hồi được tiền hàng nhanh hơnChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuFOBĐịa điểm chuyển giaoFOBFASTàu chở container LO/LOLưu ý khi sử dụng những điều kiện thuộc nhóm F - Căn cứ lựa chọn nhóm F + Người mua có khả năng, kinh nghiệm và muốn giành quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm + Hàng hóa thộc loại ít gặp rủi ro, ít cần sự chăm sóc trên đường vận chuyển như nguyên vật liệu, hàng hóa chưa thành phẩm, chưa qua chế biến như hàng nông sản... 5) CFR – Cost and Freight (Tiền hàng và cước)Cách quy định: CFR cảng đến quy địnhCFR cảng Hải phòng, Việt Nam – Incoterms 2000Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng.Nghĩa vụ chính của người bán: Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cướcThông quan xuất khẩu hàng hóaGiao hàng lên tàuCung cấp chứng từ vận tải hoàn hảoTrả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước vận chuyển.Nghĩa vụ chính của người muaNhận hàng, chịu di chuyển rủi roTrả các chi phí nếu chưa được tính vào tiền cướcNghĩa vụ thuê tàu - Thuê theo quy định của HĐMB - Nếu HĐMB không quy định thì Incoterms 2000 quy định thuê tàu theo những điều kiện sau: + Thuê một con tàu đi biển (Seagoing Vessel), không phải là thuyền buồm. + Thuê tàu phù hợp với tính chất của hàng hóa: + Tàu đi theo hành trình thông thường + Thuê tàu theo những điều kiện thông thườngLưu ý: - Địa điểm di chuyển rủi ro không trùng với địa điểm phân chia chi phí - Chú ý tập quán cảng đến - Người mua nên chú ý tới thời gian dành cho việc dỡ hàng tại nơi đến - Không nên quy định thời gian đến theo điều kiện CIF (và các điều kiện nhóm C nói chung - Không sử dụng những cách viết tắt khác: C+F, CNF, C&F - Nếu không có ý định giao hàng lên tàu thì nên sử dụng CPT thay CFR Chi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuCFRĐịa điểm chuyển giaoXếp hàng trên pallet vào một tàu chở hàng bách hóa6) CIF - Cost, Insurance and Freight (tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí)Cách quy định: CIF cảng đến quy định CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2000.Tổng quan: Bản chất giống CFR, khác biệt duy nhất là người bán CIF có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua.Nghĩa vụ mua bảo hiểm - Mua BH theo quy định của HĐMB - Nếu HĐ không quy định thì mua BH như sau: + Mua tại 1 công ty bảo hiểm có uy tín. + Giá trị bảo hiểm = 110% Giá CIF + Mua bằng đồng tiền thanh toán của hợp đồng + Mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu - Điều kiện C của Hiệp hội những người bảo hiểm London. + Thời hạn bảo hiểm: Phải bảo vệ được người mua về mất mát hư hỏng hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển. + Giấy chứng nhận bảo hiểm hay bảo hiểm đơn có tính chuyển nhượng. Chi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuCIFĐịa điểm chuyển giao7) CPT – Carriage paid to : Cước phí trả tới Cách quy định: CPT địa điểm đích quy định CPT Noibai Airport, Vietnam – Incoterms 2000 Tổng quan: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao cho người vận tải do chính mình thuê Nghĩa vụ chính của người bán + Thông quan XK + Thuê phương tiện vận tải, trả cước, trả phí dỡ hàng tại điểm đích nếu chi phí này có trong HĐVT. + Giao hàng cho người vận tải mà mình chỉ định + Cung cấp bằng chứng giao hàngNghĩa vụ chính của người mua+ Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro+ Chịu mọi chi phí về hàng hóa trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong cước phí vận tải.Lưu ý: - CPT dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức - Nên sử dụng CPT thay cho CFR nếu không có ý định giao hàng lên tàu. Chi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuCPTĐịa điểm chuyển giao8) CIP – Carriage and Insurance paid to: Cước phí và bảo hiểm trả tới.Cách quy định: CIP địa điểm đích quy định CIP Noibai airport, Vietnam – Incoterms 2000Tổng quan: Điều kiện này hoàn toàn tương tự với CPT song chỉ khác là người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa. Việc mua bảo hiểm được thực hiện tương tự như điều kiện CIFChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuCIPĐịa điểm chuyển giaoContainer tại cảngLưu ý khi sử dụng những điều kiện thuộc nhóm C - Căn cứ lựa chọn nhóm C + Người bán có khả năng, kinh nghiệm và muốn giành quyền thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm + Hàng hóa thộc loại ít gặp rủi ro, ít cần sự chăm sóc trên đường vận chuyển như nguyên vật liệu, hàng hóa chưa thành phẩm, chưa qua chế biến như hàng nông sản... - Địa điểm di chuyển rủi ro không trùng với địa điểm phân chia chi phí.9) DAF– Delivered at Frontier: Giao tại biên giớiCách quy định: DAF địa điểm quy định DAF Cửa khẩu Hữu nghị, Lạng sơn, Việt Nam –Incoterms 2000.Tổng quan: Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro về hàng hoá cho tới khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến, chưa được dỡ ra, đã làm thủ tục thông quan XK nhưng chưa thông quan NK, tại một địa điểm trên biên giới nhưng chưa vượt quá biên giới hải quan của nước tiếp giáp.Nghĩa vụ chính của người bán + Thông quan XK + Thuê phương tiện vận tải, trả cước + Đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chưa dỡ ra + Cung cấp bằng chứng giao hàngNghĩa vụ chính của người mua + Thông quan nhập khẩu + Nhận hàng, chịu mọi rủi ro về hàng hóa kể từ khi hàng được người bán giao tại biên giới + Trả chi phí dỡ hàngLưu ý - DAF dùng cho mọi phương thức vận tải trong đó vận tải đường sắt là chủ yếu - Địa điểm tại biên giới được ghi trong HĐ thường không phải địa điểm giao hàng thực tế mà chủ yếu đóng vai trò điểm tính cước phí đường sắt và phân chia rủi ro giữa các bên. - Phân biệt giữa DAF và những điều kiện thương mại tương tự: Free Border, Franco Border... - DAF được ưa chuộng ở những nơi có nhiều cửa khẩu - Người mua nên quy định cụ thể địa điểm giao hàng trên biên giớiChi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuDAFĐịa điểm chuyển giao DAFDelivered at frontier The seller delivers when the goods are placed at the disposal of the buyer on the arriving means of transport not unloaded, cleared for export, but not cleared for import at the named point and place at the frontier, but before the customs border of the adjoining country.TerminalTerminal10) DES - Delivered ex Ship : Giao tại tàuCách quy định: DES cảng đích quy định DES cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2000Tổng quan: Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro về hàng hoá cho tới khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên boong tàu tại cảng đến, chưa thông quan nhập khẩu.Nghĩa vụ chính của người bán + Thông quan XK + Thuê tàu, trả cước, chịu chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã nằm trong tiền cước + Đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến + Cung cấp chứng từ để người mua nhận hàngNghĩa vụ chính của người mua + Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro + Chịu chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước + Thông quan NK.Lưu ý - DES chỉ sử dụng cho phương thức vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa - Người bán cần thông báo cụ thể cho người mua thời gian dự kiến tàu đến (ETA) để thực hiện việc giải phóng hàng một cách nhanh nhất. Chi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuĐịa điểm chuyển giaoDES11) DEQ- Delivered ex quay: Giao tại cầu cảng Cách quy định: DEQ cảng đến quy định DEQ cảng Hải phòng, Việt Nam – Incoterms 2000 Tổng quan Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro về hàng hoá cho tới khi đặt hàng hoá dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến Nghĩa vụ chính của người bán- Thông quan xuất khẩu- Giao hàng trên cầu tàu tại cảng đến- Cung cấp chứng từ để người mua nhận hàng. Nghĩa vụ chính của người mua Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro Thông quan nhập khẩu (điểm khác biệt giữa Incoterms 2000 với Incoterms 1990)Chi phí do người bán chịuChi phí do người mua chịuRủi ro do người mua chịuRủi ro do người bán chịuĐịa điểm giao hàngDEQQUAYCầu cảng12) DDU – Delivered Duty Unpaid: giao hàng tại đích thuế chưa nộp. Cách quy định: DDU địa điểm đích quy địnhDDU Noibai airport, Vietnam – Incoterms 2000 Tổng quan: Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro về hàng hóa cho tới khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại địa điểm quy định ở nước người mua nhưng chưa thông quan nhập khẩu Nghĩa vụ chính của người bán + Thông quan XK + Thuê phương tiện vận tải, trả cước để vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đích quy định + Đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, chưa dỡ xuống + Cung cấp chứng từ vận tải để người mua nhận hàng Nghĩa vụ chính của người m