Bài giảng Chương 2: Lãi suất

I. Đo lường lãi suất II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất III. Cấu trúc rủi ro của lãi suất và xếp hạng tín dụng IV. Cấu trúc thời gian của lãi suất

pdf122 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 LÃI SUẤT (10 Tiết) Những nội dung chính I. Đo lường lãi suất II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất III. Cấu trúc rủi ro của lãi suất và xếp hạng tín dụng IV. Cấu trúc thời gian của lãi suất I. Đo lường lãi suất • Lãi suất đơn • Lãi suất kép • Lãi suất thực trả • Lãi suất hoàn vốn/ lãi suất đáo hạn • Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa • Các công cụ đo lường lãi suất khác • Lãi suất và tỷ suất sinh lời Lãi suất đơn • Lãi suất đơn là cách tính lãi chỉ dựa trên vốn gốc, các khoản lãi sinh ra không được sử dụng để tính lãi trong các kỳ tiếp theo, hay nói cách khác không có yếu tố lãi sinh ra lãi. • Lãi suất đơn chỉ được sử dụng chủ yếu đối với các hợp đồng có thời hạn ngắn, chỉ có một kỳ thanh toán. Lãi suất đơn • Ví dụ: Hợp đồng tín dụng có giá trị 100 triệu VND, kỳ hạn một năm, lãi suất 10%/năm. Gốc và lãi được thanh toán một lần khi đến hạn. Gốc + lãi : 100 +0,10 x100= 110 triệu đồng. • Kỳ hạn 2 năm, số tiền gốc và lãi: 100 + 0,01 x 2 x 100 = 120 triệu đồng Lãi suất đơn • Giá trị tương lai của một khoản tiền tính theo lãi suất đơn: • Giá trị hiện tại của một khoản tiền tính theo lãi suất đơn: )1( trPVFV  tr FV PV   1 Lãi suất kép • Những hợp đồng tài chính có nhiều kỳ tính lãi mà lãi phát sinh của kỳ trước được gộp chung vào với gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, phương pháp tính lãi như vậy được gọi là lãi suất kép, hay lãi sinh ra lãi, lãi mẹ đẻ lãi con Lãi suất kép Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 100.000 VND, kỳ hạn 2 năm. Lãi suất 10%/năm và được nhập gốc. Hỏi đến khi đáo hạn, nhà đầu tư thu được bao nhiêu? • Sau năm thứ nhất, nhà đầu tư thu được 100.000 (1+0.1) = 110.000 VND • Sau năm thứ hai, nhà đầu tư thu được: 110.000 (1+0.1) = 121.000 VND Lãi suất kép • Giá trị tương lai của một khoản tiền tính theo lãi suất kép: • Giá trị hiện tại của một khoản tiền tính theo lãi suất kép: nrPVFV )1(  nr FV PV )1(   Lãi suất kép • Lãi tính theo tháng: • Lãi tính theo ngày: • Lãi tính theo m kỳ trong năm: • Lãi tính liên tục: nrPVFV  12)12/1( nrPVFV  365)365/1( nmmrPVFV  )/1( nrePVFV  Lãi suất thực trả • Do cách quy định về việc hoàn trả vốn và lãi dẫn tới lãi suất ghi trên hợp đồng và lãi suất thực trả khác nhau. • Ví dụ: một hợp đồng tín dụng có giá trị 100 triệu VND, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 12%. Tính mức lãi suất thực trả trong 2 trường hợp: lãi tính một lần vào thời điểm đáo hạn và lãi tính theo quý. Lãi suất thực trả Kỳ tính lãi Lãi quý 1 Lãi quý 2 Lãi quý 3 Lãi quý 4 Lãi thực tế Một năm Hàng quý 0 3 0 3 0 3 12 3 12 12,521 Lãi suất thực trả • Công thức tính lãi suất thực trả: r là lãi suất niêm yết ref là lãi suất thực trả n là số lần trả lãi trong năm 11        n ef n r r Lãi suất hoàn vốn (lãi suất đáo hạn) (YTM – Yield to maturity) • Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu trong tương lai tính tới khi đáo hạn với thị giá của một công cụ tài chính. • Là thước đo chính xác của lãi suất Cách tính YTM – tín dụng đơn • Tín dụng đơn (simple loan): vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn: • Ví dụ : Một khoản tín dụng đơn có giá trị hiện nay là 100 USD. Lãi suất 10%/năm . Người vay sẽ phải hoàn trả cho người cho vay 110 USD 1 năm sau, vào thời điểm đáo hạn. • Lãi suất hoàn vốn i : • Lãi suất hoàn vốn bằng với lãi suất công bố của khoản vay. i  1 110 100 Cách tính YTM – vay trả góp • Vay trả góp (fixed payment loan): là các khoản vay trong đó toàn bộ vốn vay và lãi được chia thành những phần bằng nhau và hoàn trả định kỳ (hàng tháng hoặc quý,) cho đến khi hết thời hạn tín dụng. • Ví dụ: Một khoản cho vay 1000 USD sẽ hoàn trả cho bạn 85 USD mỗi năm trong vòng 25 năm. Hãy tính lãi suất hoàn vốn (YTM) của khoản cho vay này. Cách tính YTM – vay trả góp • Lãi suất hoàn vốn i chính là nghiệm của phương trình : • LV giá trị hiện tại của khoản cho vay • FP là các khoản cố định phải trả hàng năm • n là số kỳ hoàn trả ni FP i FP i FP LV )1( .... )1(1 2       Cách tính YTM – vay trả góp • Hay i là nghiệm của phương trình: •  Sử dụng bảng tính, excel để tính          i i i FP LV n n 1)1( )1( Cách tính YTM –trái phiếu coupon • Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, thời hạn thanh toán còn lại là 7 năm, lãi suất cuống phiếu là 8,5%, hiện được bán với giá 965 USD. Hãy tính YTM ? • YTM là nghiệm i của phương trình: nn i F i C i C i C P )1()1( .... )1(1 2         Cách tính YTM –trái phiếu coupon • Cách tính gần đúng: 3 2PF n PF C YTM     Cách tính YTM – trái phiếu consol • Trái phiếu vĩnh cửu (consol): không có ngày đáo hạn, không được hoàn trả vốn gốc nhưng lại được trả những khoản tiền coupon mãi mãi. • Ví dụ: Tính YTM của một trái phiếu có giá 2000 USD, trả đều mãi mãi 100 USD mỗi năm. Cách tính YTM – trái phiếu consol • YTM là nghiệm i của phương trình: • Hay: ...... )1( .... )1(1 2        ni C i C i C P P C i  Cách tính YTM – trái phiếu chiết khấu • Ví dụ : Tính YTM của 1 trái phiếu chiết khấu có mệnh giá 1000 USD, bán với giá 850 USD, thời hạn còn lại là 2 năm • YTM là nghiệm của phương trình: • Hay: ni F P )1(   1 n P F i Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa  Ví dụ: Tính lãi suất thực của một trái phiếu biết YTM của trái phiếu đó là 8%/năm, lạm phát là 10%/năm. • Công thức Fisher : Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa • Khi lãi suất thực thấp, người dư tiền sẽ không có động cơ cho vay, nhưng người đi vay lại muốn vay nhiều hơn. Lãi suất thực phản ánh chi phí thực của việc đi vay là chỉ số cho thấy động cơ cho vay và đi vay trên thị trường. • Các ngân hàng luôn đưa ra mức lãi suất (lãi suất danh nghĩa) cao hơn lạm phát . • Kho bạc Mỹ phát hành loại trái phiếu “indexed bonds” nhằm loại trừ tác động của lạm phát. Lãi suất có bao giờ âm? • 11/1998, lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 6 tháng của Nhật Bản là: -0.004%. • Tại sao ? - Giảm phát. - Sự tiện lợi trong việc lưu trữ giá trị của tín phiếu so với tiền mặt. Các công cụ đo lường lãi suất khác Lợi suất hiện hành (Current Yield) • Được tính bằng tỷ lệ giữa tiền lãi coupon với hiện giá của trái phiếu: • C: tiền lãi coupon • P: hiện giá trái phiếu • ic: lợi suất hiện hành P C ic  Các công cụ đo lường lãi suất khác • Ví dụ: Một trái phiếu 15 năm, 10%, mệnh giá 1000 USD bán với giá 800USD, thì lợi suất hiện hành là 100 /800 = 12,5% • Lợi suất hiện hành càng gần với lợi suất đáo hạn khi thời hạn của trái phiếu càng dài. • Lợi suất hiện hành càng tiến gần về lợi suất đáo hạn khi giá trái phiếu gần bằng mệnh giá trái phiếu. • Lợi suất hiện hành và lợi suất đáo hạn biến động cùng chiều nhau. Các công cụ đo lường lãi suất khác • Lợi suất chiết khấu cơ bản (Yield on a Discount Basis ) • idb = lãi suất chiết khấu điểm cơ bản • F= mệnh giá của trái phiếu • P= giá của trái phiếu • Sử dụng để ước lượng lãi suất của tín phiếu  Tìm hiểu kỹ hơn trong chương 3 maturity todays 360    F PF idb Lãi suất và tỷ suất sinh lời • Lãi suất hoàn vốn (YTM) chỉ phản ánh chính xác mức sinh lời từ việc đầu tư vào một công cụ nợ nếu nhà đầu tư giữ công cụ nợ đó đến khi đáo hạn. • Nếu thời gian nắm giữ ngắn hơn thời hạn của công cụ nợ  Sử dụng tỷ suất sinh lời - phép đo tin cậy về mức sinh lời của việc đầu tư. Lãi suất và tỷ suất sinh lời • Tỷ suất sinh lời: • C= tiền lãi coupon • Pt+1 = giá trái phiếu một năm sau • Pt = giá trái phiếu ở thời điểm hiện nay • Tỷ suất sinh lời được tính bằng tổng tiền lãi nhận được và phần chênh lệch giữa giá lúc nhà đầu tư bán và mua trái phiếu. t tt P PPC R   1 Lãi suất và tỷ suất sinh lời Ví dụ : Một trái phiếu có mệnh giá 1000USD, có lãi suất coupon là 10%/năm, thời hạn 5 năm. Trái phiếu được mua với giá 1000 USD và giữ trong 1 năm rồi bán đi.  YTM = 10% • P= 1200 USD, tỷ suất sinh lời của trái phiếu là [(1200- 1000)+100]/1000 = 30%. Tỷ suất sinh lời > YTM • P = 800 USD, tỷ suất sinh lời : [(800-1000)+100]/1000 = - 10%.  Nhà đầu tư lỗ mặc dù YTM = 10%. Lãi suất và tỷ suất sinh lời • Ví dụ: Thời hạn còn lại YTM ban đầu (%) Giá ban đầu Giá năm tiếp theo Tỷ suất sinh lời (%) 30 10 1000 503 -39.7 20 10 1000 516 -38.4 10 10 1000 597 -30.3 5 10 1000 741 -15.9 2 10 1000 917 1.7 1 10 1000 1000 10 Lãi suất và tỷ suất sinh lời • Trái phiếu có tỷ suất sinh lời bằng với lãi suất hoàn vốn ban đầu là trái phiếu có thời hạn còn lại (tính đến ngày đáo hạn) bằng với thời gian lưu giữ. • Khi lãi suất thị trường tăng  nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất hoàn vốn của trái phiếu tăng lên tương ứng, trong khi các khoản thu nhập từ trái phiếu là cố định  giá trái phiếu sẽ giảm xuống tương ứng  Tỷ suất sinh lời giảm • Kỳ hạn thanh toán của trái phiếu càng dài thì sự thay đổi về giá do lãi suất thị trường thay đổi càng lớn  trái phiếu dài hạn rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn (rủi ro lãi suất). II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản 2. Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) 3. Mô hình khuôn mẫu ưa thích tiền mặt ( Liquidity preference framework) SV tự đọc tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Tài sản : một dạng hiện vật có chức năng lưu giữ giá trị như trái phiếu, cổ phiếu, đất đai, nhà cửa, phương tiện sản xuất, • Tài sản và thu nhập (Wealth) : Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, nếu bạn giàu lên, bạn sẽ có nhu cầu mua tài sản nhiều hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (Expected return ): Khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng vào một tài sản càng cao, thì nhà đầu tư có xu hướng mua tài sản đó nhiều hơn. • Re =tỷ suất sinh lời kỳ vọng • n = số khả năng có thể xảy ra đối với tỷ suất sinh lời • Ri=Lợi suất của tình huống thứ i • pi= Xác suất xảy ra tình huống tỷ suất sinh lời thứ i • nn e RpRpRpR  ....2211 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Ví dụ : Trong quá khứ , trái phiếu của IBM có tỷ suất sinh lời 12% trong 2/3 khoảng thời gian điều tra, và có tỷ suất sinh lời là 8% trong khoảng 1/3 thời gian còn lại.  Dự báo được tỷ suất sinh lời kỳ vọng của trái phiếu này trong tương lai 12 x 2/3 + 8 x 1/3= 10,68%. • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản tăng so với lợi suất kỳ vọng của một tài sản khác, điều này sẽ dẫn tới cầu về tài sản đó tăng. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Rủi ro (risk) : Rủi ro hay sự bất ổn định của tỷ suất sinh lời của một tài sản sẽ ảnh hưởng đến cầu về tài sản đó. • Ví dụ : Cổ phiếu VNM có tỷ suất sinh lời ổn định là 10%/năm, trong khi đó cổ phiếu FPT có tỷ suất sinh lời 15%/năm trong một nửa thời gian và 5% trong một nửa thời gian còn lại  Hai cổ phiếu có cùng tỷ suất sinh lời kỳ vọng nhưng FPT rủi ro hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Độ lệch chuẩn (standard deviation) : là phương pháp đo lường độ phân tán của tỷ suất sinh lời quanh giá trị kỳ vọng. Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời là một ước lượng có ý nghĩa của rủi ro. • Nếu các yếu tố khác không đổi, một tài sản có độ rủi ro tăng so với các tài sản khác, thì cầu về tài sản đó sẽ giảm. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Độ lệch chuẩn: • Re =tỷ suất sinh lời kỳ vọng • n = số khả năng có thể xảy ra của tỷ suất sinh lời • Ri=tỷ suất sinh lời đối với tình huống thứ i • pi= Xác suất xảy ra tỷ suất sinh lời thứ i 22 22 2 11 )(...)()( e nn ee RRpRRpRRp  Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản Tính thanh khoản (liquidity): cho biết một tài sản có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà không giảm giá trị của nó hay không. Một tài sản có tính thanh khoản cao hơn so với những tài sản khác, các yếu tố khác không thay đổi (lợi suất kỳ vọng, độ rủi ro), thì tài sản đó sẽ hấp dẫn hơn và cầu về tài sản đó sẽ tăng. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản • Lượng cầu về một tài sản biến đổi tỷ lệ thuận với tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế. • Lượng cầu về một tài sản biến đổi tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời kỳ vọng của tài sản đó, khi so sánh với các tài sản thay thế. • Lượng cầu về một tài sản biến đổi tỷ lệ nghịch với rủi ro của tài sản đó, khi so sánh với các tài sản thay thế. • Lượng cầu về một tài sản biến đổi tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của tài sản đó, khi so sánh với các tài sản thay thế. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tài sản Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) Đường cầu trái phiếu: cho biết mối quan hệ giữa lượng cầu về một trái phiếu với giá của trái phiếu đó trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi.  Giả sử rằng nền kinh tế chỉ có 1 công cụ nợ là trái phiếu chiết khấu, thời hạn 1 năm với hiện giá là P, mệnh giá 1000 USD  Tỷ suất sinh lời kỳ vọng/YTM: P PF Ri e   Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) • P=950 USD, i = 5,3% , cầu trái phiếu= 100 tỷ USD • P = 900 USD, i = 11,11% , cầu trái phiếu= 200 tỷ USD • P = 750 USD, i = 33.33%, cầu trái phiếu = 500 tỷ USD • Nối các điểm trên, ta được đường cầu trái phiếu. Đường cầu trái phiếu là đường đi xuống, giá trái phiếu càng thấp, tỷ suất sinh lời cao, cầu trái phiếu cao. Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) Đường cung trái phiếu:cho biết mối quan hệ giữa lượng cung về một trái phiếu với giá của trái phiếu đó trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi. • P= 750USD, i =33.33%, cung trái phiếu = 100 tỷ USD. • P=900 USD, i =11.1% , cung trái phiếu =400 tỷ USD. • P=950 USD, i = 5.3%, cung trái phiếu = 500 tỷ USD. • Đường cung trái phiếu là đường hướng lên trên vì khi lãi suất tăng, việc phát hành trái phiếu trở nên đắt đỏ khiến cung trái phiếu giảm. Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) • Điểm cân bằng của thị trường xảy ra khi đường cung và đường cầu gặp nhau, hay khi khối lượng nhà đầu tư sẵn sàng mua bằng khối lượng mà người vay muốn bán. Đó là điểm khi Bd = Bs. Trong đồ thị, điểm cân bằng xảy ra khi P*=850, i = 17.6%.  mức giá cân bằng và lãi suất cân bằng. • Giá trái phiếu luôn có xu hướng dịch chuyển về giá cân bằng, lãi suất luôn có xu hướng dịch chuyển về lãi suất cân bằng. Mô hình khuôn mẫu tiền vay (loanable funds framework) Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu • Tài sản và thu nhập • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng • Rủi ro • Tính thanh khoản Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : tài sản và thu nhập • Khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập và tài sản của các chủ thể kinh tế tăng lên làm nhu cầu về các loại tài sản như trái phiếu tăng  tăng cung vốn cho thị trường đường cung vốn sẽ dịch chuyển qua phải. • Khi kinh tế suy thoái, thu nhập của các chủ thể giảm  nhu cầu đầu tư vào các loại tài sản, trong đó chủ yếu là các loại trái phiếu giảm, tức là cung vốn cho nền kinh tế giảm  đường cung vốn sẽ dịch chuyển qua trái. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : tỷ suất sinh lời kỳ vọng • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của trái phiếu tăng  nhu cầu mua trái phiếu tăng , tăng cung vốn vay cho thị trường  đường cung dịch chuyển qua phải và ngược lại. • Nếu nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất năm sau sẽ cao hơn năm nay  giá trái phiếu giảm và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của trái phiếu dài hạn sẽ giảm, lượng cầu về trái phiếu giảm tức là cung vốn giảm. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : tỷ suất sinh lời kỳ vọng • Kỳ vọng về sự suy giảm của lãi suất trong tương lai  giá của trái phiếu tăng  tỷ suất sinh lời kỳ vọng tăng  tăng cầu về trái phiếu tức là cung vốn tăng  đường cung vốn dịch chuyển qua phải. • Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của các dạng tài sản khác thay đổi cũng có thể làm thay đổi trong cung vốn vay. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : tỷ suất sinh lời kỳ vọng • Lạm phát kỳ vọng tăng sẽ làm tăng giá của các tài sản hữu hình  tỷ suất sinh lời kỳ vọng của các trái phiếu kém hấp dẫn hơn so với các tài sản hữu hình  cầu trái phiếu giảm, hay cung vốn giảm xuống, đường cung dịch chuyển qua trái. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : rủi ro • Nếu giá trái phiếu biến động mạnh  rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu tăng  cầu về trái phiếu giảm  đường cung vốn dịch chuyển qua trái. • Giá của các tài sản khác biến động mạnh (VD: cổ phiếu)  rủi ro khi đầu tư vào các tài sản khác tăng cầu về trái phiếu tăng hay đường cung vốn dịch chuyển qua phải. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu : tính thanh khoản • Nếu có nhiều người tham gia giao dịch trên thị trường trái phiếu, nđt dễ dàng bán các trái phiếu  tính thanh khoản của trái phiếu tăng, cầu về trái phiếu tăng đường cung vốn dịch chuyển qua phải. • Nếu tính thanh khoản của các tài sản thay thế tăng, cầu trái phiếu giảm  dẫn tới đường cung vốn dịch chuyển qua trái. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn khả dụng/cầu trái phiếu Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn khả dụng/cung trái phiếu • Khả năng sinh lời kỳ vọng của các cơ hội đầu tư • Lạm phát dự tính/ lạm phát kỳ vọng • Tình hình ngân sách của chính phủ Khả năng sinh lời kỳ vọng của các cơ hội đầu tư • Khi nền kinh tế tăng trưởng, có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời thì  tăng nhu cầu đi vay  cung về trái phiếu sẽ tăng  đường cầu vốn dịch chuyển qua phải. • Khi nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp nhận thấy không có cơ hội đầu tư sinh lời  cung trái phiếu giảm  đường cầu vốn dịch chuyển qua trái. Lạm phát dự tính/ lạm phát kỳ vọng • Chi phí thực của việc vay tiền được xác định bằng lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát dự tính. • Với một mức lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính là tăng lên thì chi phí thực của việc vay tiền sẽ giảm xuống  tăng nhu cầu vốn vay, tức cung trái phiếu tăng đường cung trái phiếu/ cầu vốn dịch chuyển qua phải. Tình hình ngân sách của chính phủ • Chính phủ các nước có xu hướng tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy tình trạng thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ tác động đến cung trái phiếu, tức là cầu vốn. • Thâm hụt ngân sách càng lớn, đường cầu vốn/ đường cung trái phiếu dịch chuyển qua phải. Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung trái phiếu Những thay đổi trong lạm phát dự tính (Hiệu ứng Fisher) • Khi lạm phát dự tính tăng lên, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của việc cho vay (mua trái phiếu) giảm xuống so với đầu tư vào các tài sản hữu hình khác tại mọi mức lãi suất  cầu trái phiếu giảm, tức cung vốn giảm  đường cung vốn vay dịch chuyển qua trái. Những thay đổi trong lạm phát dự tính (Hiệu ứng Fisher) • Lạm phát xảy ra làm chi phí thực của việc vay tiền giảm cung trái phiếu tăng  đường cầu vốn dịch chuyển qua phải. • Tạo điểm cân bằng mới tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu mới  Lãi suất cân bằng mới cao hơn lãi suất cân bằng cũ. Những thay đổi trong lạm phát dự tính (Hiệu ứng Fisher) 67 Expected Inflation and Interest Rates (Three- Month Treasury Bills), 1953–2008 Source: Expected inflation calculated using procedures outlined in Frederic S. Mishkin, “The Real Interest Rate: An Empirical Investigation,” Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy 15 (1981): 151–200. These procedures involve estimating expected inflation as a function of past interest rates, inflation, and time trends. Giai đoạn phát triển kinh tế (Business Cylce Expansion) • Khi kinh tế phát triển, các cơ hội đầu tư sinh lời tăng  nhu cầu vốn vay tăng mạnh  đường cầu vốn/ cung trái phiếu dịch chuyển qua phải. • Mặt khác trong điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập và của cải của các chủ thể kinh tế tăng lên  nhu cầu về trái phiếu tăng, hay cung vốn tăng  đường cung vốn dịch chuyển qua phải. • Vậy lãi suất câ
Tài liệu liên quan