.1 Khái niệm mua bán hàng hóa
Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 “Mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận
85 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Mua bán hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
MUA BÁN HÀNG HÓA
Văn bản pháp luật
Luật thương mại 2005 (Chương II: Điều 24-73)
Bộ Luật Dân Sự 2005
NĐ 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 về hoạt động
MBHH quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
NĐ 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về hoạt
động MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
Nghị Định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 quy
định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của
thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại
Việt Nam
Văn bản pháp luật
NĐ 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 về hoạt
động MBHH và các hoạt động có liên quan trực
tiếp đến MBHH của DN có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam
NĐ 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi
tiết Luật thương mại về HH, DV cấm kinh doanh,
hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
NĐ 43/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày
27/05/2009 sửa đổi, bổ sung danh mục HH, DV cấm
kinh doanh của NĐ 59/2006/NĐ-CP
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa
Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 “Mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Chủ thể của hoạt động MBHH trong thương mại
là các thương nhân (Khoản 1 Điều 2 LTM 2005)
hoặc là thương nhân và các chủ thể khác có
nhu cầu về hàng hóa khi các chủ thể đó chọn
Luật Thương mại để áp dụng (Khoản 3 Điều 1
LTM 2005).
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Đối tượng của quan hệ MBHH theo quy định của
LTM là hàng hóa gồm:
(a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai;
(b) những vật gắn liền với đất đai.
(Khoản 2 Điều 3 LTM 2005)
Đặc điểm
- Áp dụng quy định Điều 174 BLDS 2005
về động sản, bất động sản
- So sánh với tài sản trong dân sự Đ163
BLDS 2005
Quyền sử dụng đất?
Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu)?
Đặc điểm
Mở rộng
- Đối chiếu với khái niệm hàng hóa trong
thương mại theo pháp luật các quốc gia,
theo Công ước Viên 1980
- Đối chiếu với khái niệm hàng hóa theo quy
định K 3, Điều 5 Luật TM 1997
1. Khái quát về MBHH
1.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng
hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang
bên mua
1. Khái quát về MBHH
1.2 Các hoạt động MBHH
Căn cứ vào dấu hiệu chủ thể, đối tượng và căn
cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ MBHH
- Mua bán hàng hóa quốc tế
- Mua bán hàng hóa trong nước)
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 MBHH quốc tế
Luật TM 2005 chủ yếu căn cứ vào sự dịch
chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu hải quan riêng theo quy
định của pháp luật (như khu chế xuất hoặc khu
ngoại quan)
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Điều 27 LTM 2005: MBHHQT được thực
hiện dưới các hình thức XK; NK; Tạm
nhập, tái xuất; Tạm xuất, tái nhập; Chuyển
khẩu.
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Xuất khẩu: XK hàng hóa là việc hàng hóa được
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
(K1, Đ28 LTM)
- Nhập khẩu: XK hàng hóa là việc hàng hóa được
đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật (K2, Đ28 LTM)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc HH
được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật vào Việt Nam và
có làm thủ tục NK vào Việt Nam và làm
thủ tục XK lại chính hàng hóa đó ra khỏi
Việt Nam ( Khoản 1 Điều 29 LTM 2005)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc HH
được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt
Nam và có làm thủ tục XK ra khỏi Việt
Nam và làm thủ tục NK lại chính hàng hóa
đó vào Việt Nam ( Khoản 2 Điều 29 LTM
2005)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
• Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng
hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh
thổ Việt Nam mà không làm thủ tục NK
vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra
khỏi Việt Nam (Khoản 1 Điều 30 LTM
2005)
1.2.1 Mua bán hàng hóa quốc tế
- Hoạt động MBHH quốc tế được quy định
cụ thể trong Nghị định 12/2006/NĐ-CP
- Lưu ý: Luật áp dụng đối với quan hệ
MBHHQT không có yếu tố nước ngoài
1.2 Các hoạt động MBHH
1.2.1 MBHH trong nước
Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua
biên giới quốc gia hoặc vào khu vực hải
quan riêng biệt có quy chế riêng như khu
chế xuất hoặc kho ngoại quan
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa
thuận của các chủ thể của quan hệ mua
bán hàng hóa theo quy định của Luật
Thương mại để thực hiện hoạt động mua
bán hàng hóa.
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Chủ thể
- Thương nhân với thương nhân (Khoản 1 Điều 2
LTM 2005)
- Thương nhân với chủ thể khác không nhằm
mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn luật áp
dụng là Luật Thương mại (Khoản 3 Điều 1 LTM
2005).
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Hình thức hợp đồng (Điều 24 LTM)
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật quy
định phải được giao kết bằng văn bản thì phải
tuân theo quy định đó.
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Đối tượng: là hàng hóa, bao gồm
Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất
đai. (Khoản 2 Điều 3 LTM 2005)
2. Hợp đồng MBHH
2.1 Khái niệm
Đặc điểm:
Đối tượng:
Hàng hóa: Được phép lưu thông (Đ 25, 26 LTM)
Hàng hóa cấm XNK, cần giấy phép XNK (Phụ
lục 1-3 – NĐ 12/2006/NĐ-CP)
Nghị Định 59/2006/NĐ-CP về HHDV cấm KD,
hạn chế KD, KD có điều kiện; NĐ 43/2009/NĐ-
CP
2. Hợp đồng MBHH
2.2 Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Từ Điều 122 đến Điều 138 BLDS 2005
Các bên tham gia vào quan hệ HĐ phải có năng lực chủ
thể để ký kết HĐ
Mục đích và nội dung của HĐ không được vi phạm điều
cấm của PL, không trái đạo đức xã hội
HĐ phải được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện và
bình đẳng
HĐ phải đáp ứng quy định của pháp luật về hình thức.
2. Hợp đồng MBHH
2.3 Xác lập hợp đồng
(Điều 390 – Điều 405 BLDS 2005):
• (i) Đề nghị giao kết hợp đồng;
• (ii) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng;
• (iii)Thời điểm giao kết hợp đồng MBHH
2. Hợp đồng MBHH
2.3 Xác lập hợp đồng
(i) Đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390 BLDS)
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý
định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về
đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được
xác định cụ thể
2. Hợp đồng MBHH
2.3 Xác lập hợp đồng
(ii) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Đ 396
BLDS)
Là sự trả lời của bên được đề nghị với bên đề
nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghị
2. Hợp đồng MBHH
2.3 Xác lập hợp đồng
(iii) Thời điểm giao kết hợp đồng MBHH (Đ 404
BLDS)
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng MBHH
(Đ 405 BLDS)
HĐMBHH có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác
2. Hợp đồng MBHH
2.4 Nội dung của hợp đồng
LTM không quy định những nội dung bắt
buộc của hợp đồng MBHH
Điều 402 BLDS 2005 liệt kê một số các
nội dung mà tùy theo từng loại hợp đồng
mà các bên có thể thỏa thuận.
2. Hợp đồng MBHH
2.4 Nội dung của hợp đồng
Các điều khoản của HĐMBHH:
(i) tên hàng;
(ii) số lượng (trọng lượng);
(iii) chất lượng;
(iv) giá và phương thức thanh toán;
(v) thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng;
(vi) quyền và nghĩa vụ của các bên;
(vii) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và việc áp dụng
các chế tài trong thương mại;
(viii) bất khả kháng;
(ix) giải quyết tranh chấp và
(x) các điều khoản khác.
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa
Giao hàng đúng chất lượng (Điều 34, Điều 39, Điều
40, Điều 41 LTM 2005)
Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong
hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói,
bảo quản và các quy định khác trong HĐ (Điều 34 LTM)
→ So sánh Điều 430 BLDS 2005 (Chất lượng của vật
mua bán)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa
Giao hàng đúng số lượng (Điều 34, Điều 41, Điều 43
LTM 2005)
→ So sánh với Điều 435 BLDS 2005 (Trách nhiệm giao
vật không đúng số lượng)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến HH
Giao hàng đúng thời gian (Điều 37, Điều 38 LTM 2005)
Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm đã thỏa thuận
trong hợp đồng (Điều 37 LTM)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa
Giao hàng đúng địa điểm (Điều 35 LTM 2005)
→ So sánh Điều 433, Khoản 2 Điều 284 BLDS 2005
Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận,nếu không
có thỏa thuận thì áp dụng Điều 284 BLDS (Địa điểm
thực hiện nghĩa vụ dân sự)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa
Giao hàng đúng phương thức (Điều 36 LTM 2005)
Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận
chuyển
→ So sánh Điều 434 BLDS 2005 (Phương thức giao tài
sản: giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua nếu
không có thỏa thuận)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
a/ Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng
hóa
Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 42 LTM
2005)
Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì
bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng
hóa cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng
phương thức đã thỏa thuận
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
b/ Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa bán ra
Điều 45 LTM 2005
Bên bán phải bảo đảm (i) Quyền sở hữu của bên mua
đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên
thứ ba (ii) Hàng hóa đó phải hợp pháp (iii) việc chuyển
giao hàng hóa là hợp pháp
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
b/ Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
Chuyển quyền sở hữu hàng hóa (Điều 62 LTM 2005)
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các
bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ
bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao (Điều 62 LTM)
Điều 168 BLDS 2005 (Căn cứ vào tài sản là động sản
hay bất động sản)
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.1 Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
c/ Bảo hành hàng hóa (Điều 49 LTM 2005)
Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán
phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội
dung và thời hạn đã thỏa thuận
→ áp dụng Điều 446 – Điều 448 BLDS 2005 về quyền
yêu cầu bảo hành, phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo
hành, bồi thường thiệt hại trong thời gian bảo hành
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
a/ Tiếp nhận hàng hóa
Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và
thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao
hàng (Điều 56 LTM 2005)
→ Bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng bị áp dụng
chế tài.
→ Áp dụng Điều 288 BLDS có thể đòi bên mua trả lại chi
phí lưu kho, bảo quản hàng hóa
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Về điều khoản giá cả: (Điều 52 LTM 2005)
Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không
có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng
không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng
hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong
các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời
điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức
thanh toán và các điều kiện khác ảnh hưởng đến giá
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Về điều khoản giá cả: → Điều 431 BLDS 2005
→ có thỏa thuận giá thị trường thì giá thị trường tại thời
điểm và địa điểm thanh toán
→ có thỏa thuận phương pháp xác định giá nhưng không rõ
→ giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp
đồng
→Nhà nước quy định khung giá thì các bên thỏa thuận theo
khung giá đó
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
• Thanh toán: Điều 50, 51, 54, 55 LTM 2005
Địa điểm thanh toán (Điều 54 LTM)
Trường hợp không có thỏa thuận: (i) thanh toán tại địa
điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh
doanh thì thanh toán tại nơi cư trú của bên bán; (ii) địa
điểm giao hàng hoặc giao chứng từ nếu thanh toán đồng
thời với việc giao hàng hoặc chứng từ
→ K1 Đ 438 BLDS: Nếu không thỏa thuận thì sẽ trả tiền vào
thời điểm và tại địa điểm giao tài sản
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
Thời hạn thanh toán (Điều 55 LTM)
Thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao
chứng từ liên quan đến hàng hóa (nếu không có thỏa
thuận khác)
→ Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có
thể kiểm tra xong hàng hóa, nếu có thỏa thuận kiểm tra
hàng hóa trước khi giao
→Trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm
chuyển rủi ro cho bên mua, bên mua vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp bên bán có lỗi
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
Phương thức thanh toán (Khoản 2 Điều 50 LTM)
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực
hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và
theo quy định của pháp luật
→ Khoản 4 Điều 431 BLDS : Phương thức thanh toán do các
bên thỏa thuận
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (Điều 306 LTM)
→ Trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các
chi phí hợp lý khác, bên bán có quyền yêu cầu trả lãi
trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc PL có quy định khác
→K 2 Điếu 305 BLDS: trả lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tại thời điểm chậm trả
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
b/ Thanh toán tiền hàng
Ngừng thanh toán (Điều 51 LTM)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc ngừng thanh
toán tiền mua hàng chỉ được thực hiện trong các trường
hợp sau:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối..
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối
tượng tranh chấp
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán giao hàng không
phù hợp hợp đồng
→ Bằng chứng không xác thực → bồi thường thiệt hại và
chịu chế tài
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời điểm chuyển
rủi ro được xác định như sau:
1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng
xác định (Điều 57 LTM): Nếu bên bán có nghĩa vụ giao
hàng tại một địa điểm nhất định → rủi ro về mất mát hư
hỏng hàng hóa chuyển cho bên mua khi bên mua hoặc
đại diện bên mua đã nhận hàng tại địa điểm đó
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
2. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm
giao hàng xác định (Điều 58 LTM): Nếu hợp đồng có quy
định về vận chuyển hàng hóa và bên bán không có
nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định → rủi ro
về mất mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho bên mua khi
hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
3. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người
nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
(Điều 59 LTM): Nếu hàng hóa đang được người nhận
hàng để giao mà không phải là người vận chuyển→ rủi
ro về mất mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho bên mua
khi (i) bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
(ii) khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm
hữu hàng hóa của bên mua
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
4. Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên
đường vận chuyển (Điều 60 LTM): Nếu đối tượng của
hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển→
rủi ro về mất mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
5. Chuyển rủi ro trong trường hợp khác (Điều 61 LTM):
Trừ các trường hợp quy định tại điều 57, 58, 59, 60
LTM→ rủi ro về mất mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho
bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt
của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không
nhận hàng
→ Lưu ý: Nếu hàng hóa không được xác định rõ bằng ký mã
hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên
mua hoặc không được xác định bằng bất cứ cách nào →
bên mua không chịu rủi ro
2. Hợp đồng MBHH
2.5 Thực hiện hợp đồng
2.5.2 Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
Chuyển rủi ro (Điều 57 – Điều 61 LTM 2005)
Luật thương mại không gắn thời điểm chuyển rủi ro
vào thời điểm chuyển quyền sở hữu, mà phân biệt các
thời điểm chuyển rủi ro khác nhau theo các quy định tại
Điều 57 – Điều 61 LTM 2005.
→ So sánh với Điều 440 BLDS 2005: Bên mua chịu rủi ro
đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu
không có thỏa thuận khác; Đối với HĐ mua bán tài sản
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, bên mua
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký,
nếu không có thỏa thuận khác
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
Điều 63 LTM: Mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó
các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định
qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu
chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và
thời gian giao hàng được xác định tại một thời
điểm trong tương lai.
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
- SGDHH là pháp nhân được thành lập và hoạt động
dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần theo quy
định của Luật doanh nghiệp và quy định của Nghị Định
158/2006/NĐ-CP.
- Chức năng: Cung cấp điều kiện vật chất- kỹ thuật cần
thiết để giao dịch hàng hóa; Điều hành các hoạt động
giao dịch; Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị
trường giao dịch tại từng thời điểm
- Điều kiện để thành lập SGDHH: Điều 8 Nghị
Định158/2006/NĐ-CP
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
Đặc điểm của hoạt động MBHH qua GDHH
• Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao dịch trên
Sở giao dịch hàng hóa
- Khách hàng: là tổ chức, cá nhân không phải
là thành viên của SGDHH, thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa qua SGDHH thông qua việc
ủy thác cho thành viên kinh doanh của SGDHH
3. MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
3.1 Khái niệm
Đặc điểm của hoạt động MBHH qua SGDHH
• Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao dịch trên
Sở giao dịch hàng hóa
- Thành viên kinh doanh của SGDHH:
Điều kiện: Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
Hoạt động tự doanh hoặc nhận ủy thác mua bán
hàng hóa qua SGDHH cho k