Bài giảng Chương 2: Nhận dạng rủi ro

1. Hiểu được các vấn đề về đánh giá rủi ro. 2. Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro 3. Hiểu được sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất. 4. Nhận biết chi phí tổn thất chung. 5. Giải thích tại sao nhà quản trị rủi ro lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro, hai đại lượng nào cần được đo lường và phương pháp đo lường mỗi đại lượng đó như thế nào. 6. Hiểu được cơ cấu đánh giá rủi ro

ppt79 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Nhận dạng rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 NHẬN DẠNG RỦI ROTS. NGÔ QUANG HUÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHMỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1. Hiểu được các vấn đề về đánh giá rủi ro.2. Giải thích quá trình nhận dạng rủi ro3. Hiểu được sự khác nhau giữa phân tích hiểm họa và phân tích tổn thất.4. Nhận biết chi phí tổn thất chung.5. Giải thích tại sao nhà quản trị rủi ro lại phải đo lường các nguy cơ rủi ro, hai đại lượng nào cần được đo lường và phương pháp đo lường mỗi đại lượng đó như thế nào. 6. Hiểu được cơ cấu đánh giá rủi ro NỘI DUNG CƠ BẢNMỘT SỐ KHÁI NIỆMCÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG RỦI ROPHÂN TÍCH HIỂM HỌA VÀ TỔN THẤTMỘT SỐ KHÁI NIỆMNhận dạng rủi ro ? Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức. Các hoạït động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro.Nguồn rủi ro? Nguồn rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực. MỘT SỐ KHÁI NIỆMYếu tố mạo hiểm? Mối nguy hiểm là các nguyên nhân của tổn thất. Yếu tố hiểm họa? Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính. Nguy cơ rủi ro? Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất.NGUỒN RỦI ROMôi trường vật chấtMôi trường văn hoá - xã hộiMôâi trường chính trịMôi trường luật phápMôi trường hoạt độngMôi trường kinh tếVấn đề nhận thức.NGUỒN RỦI ROMôi trường vật chấtRõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẩn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro nầy. Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối với nông nghiệp, du lịch, đầu tư bất động sảnNGUỒN RỦI ROMôi trường văn hoá - xã hộiSự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳng hạn sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là một nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và Mỹ. Ở Mỹ, tình trạng bất ổn trong dân chúng do cuộc bạo động năm 1992 ở Los Angeles cũng cho thấy sự quan trọng của nguồn rủi ro nầy. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lực mới.NGUỒN RỦI ROMôâi trường chính trịTrong một đất nước, môâi trường chính trị có thể là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách các địa phương, ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồngNGUỒN RỦI ROMôi trường luật phápCó rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạït, vấn đề là bản thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực nầy có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi nầy sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.NGUỒN RỦI ROMôi trường hoạt độngQuá trình hoạït động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.NGUỒN RỦI ROMôi trường kinh tếMặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường nầy. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần túy và suy đoán đáng kể lên các tổ chức.NGUỒN RỦI ROVấn đề nhận thứcKhả năng cuả một nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như: “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế?” TƯ DUY LẠI TƯƠNG LAITƯƠNG LAI SẼ KHÔNG CÒN GIỐNG NHƯ NHỮNG GÌ MÀ CÁC NHÀ KINH DOANH VẪN HÌNH DUNG. DO ĐÓ NHẤT THIẾT PHẢI TƯ DUY LẠI TƯƠNG LAI.NHIỀU TÁC GIẢROWAN GIBSON BIÊN SOẠNNHÌN LẠI CÔNG CUỘC KINH DOANH Rowan GibsonBài học của hơn 3 thập kỷ vừa qua là không ai có thể lái xe đi đến tương lai theo một chương trình đã cài đặt sẵn. Ngày nay, khi chúng ta nhìn vào tương lai, thì chẳng có gì chắc chắn về nơi chúng ta sẽ đi tới và bằng cách nào chúng ta đi tới đó. Chúng ta không còn nhìn thấy đường cao tốc rộng dài thẳng tắp đến chân trời nữa, thay vào đó chúng ta phát hiện mình đang ở điểm cuối của con đường.Chúng ta cần nhìn lại tương lai, cần tư duy lại tương lai!NHÌN LẠI CÔNG CUỘC KINH DOANH Rowan GibsonCon đường chấm dứt tại đây?Thời đại mới đòi hỏi những tổ chức mớiSau đây chúng ta sẽ đi tới đâu?Con đường chấm dứt tại đâyCái nhìn về thế giới của chúng ta được định hình hàng thế kỷ bởi nhận thực của Newton về thực tiễn, trong đó sự thay đổi diễn ra theo đường tuyến tính, liên tục và ở mức độ nào đó có thể dự đoán được.Sự thật là tương lai sẽ không phải làsự tiếp tục của quá khứ. Nó sẽ là một chuỗi các gián đoạn.Lối tư duy tuyến tính là vô ích trong một thế giới phi tuyến tính.Những đề tài được đề cậpTại sao bản chất của sự cạnh tranh lại thay đổi một cách triệt để như thế? Chúng ta phải làm gì để đối phó?Nền kinh tế nối mạng là cái gì? Nó hoạt động như thế nào? Khác về cơ bản nến kinh tế công nghiệp như thế nào?Một công ty lớn và mạnh với một công ty nhỏ và nhanh cái nào tốt hơn? Nên đa dạng hay chuyên môn hóa và tập trung?Công nghệ có làm giảm vai trò của vị trí địa lý không?...Vai trò của châu á trong trật tự thế giới mới?Chủ nghĩa tư bản trong tương lai sẽ như thế nào?Vai trò của công nghệ làm dân chủ hoá nơi làm việc và cả xã hội và thế giới của chúng ta có làm thay đổi bản chất nhà nước?Thời đại mới đòi hỏi những tổ chức mớiKẻ chiến thắng của thế kỷ 21 là những ai có khả năng thay đổi các tổ chức của mình thành cái gì đó giống như chiếc xe jeep, tức chiếc xe nhiều cầu, chạy mọi địa hình, chắc chắn, hiệu quả và dễ điều khiển.Tổ chức mới có thể di chuyển, đổi hướng mau lẹ trong địa hình không quen thuộc, phản xạ một cách nhanh chóng trước tính chất luôn thay đổi của môi trường kinh doanh, bản chất luôn thay đổi của cạnh tranh và nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.Tổ chức mới có đặc tính của một cơ thể sinh học chứ không phải là cái máy, nó sẽ là mạng lưới các trí tuệ được chia sẻ bởi những con người cùng làm việc và học tập với nhau Tổ chức mới này không thể tạo ra được bằng sự cải tiến liên tục mà chỉ có thể tạo ra bằng sự thay đổi triệt đểNhững thay đổi của tổ chức trong thế kỷ 21Thay đổi mô hình tư duy có tính hệ thống hơn để có cách nhìn tổng thể đôi với tổ chức.Công nghệ đóng vai trò gì trong quá trình chuyển đổi kinh doanh?Làm cách nào tạo ra được một tổ chức mạng lưới, phi tập trung một cách triệt để?Cái gì liên kết các bộ phận trong một tổ chức mạng lưới?Làm thế nào để một công ty có thể chuyển đổi từ chỗ chỉ phân phát thông tin quanh mạng lưới đến chỗ tạo ra được tri thức mới?Những nguyên tắc nào dùng để chỉ dẫn cho công ty hoạt động thành công? Phải làm gì để tạo dựng một nền văn hóa tin cậy cao?Làm thế nào để kiểm soát? Có cần không?Các nhà quản lý và hệ thống thứ bậc có vai trò gì hay không trong tổ chức tương lai?Sự chuyển đổi có phải là hiện tượng toàn cầu? Hay có sự khác nhau trên thế giới về mức độ tiến bộ?Sau đây chúng ta sẽ đi tới đâuCuối cùng thì cuộc chạy dua đến tương lai là cuộc chạy đua nước rút về đíchNgười chiến thắng sẽ là những người đứng trước đường cong thay đổi, không ngừng xem xét lại ngành nghề của mình, tạo ra những thị trường mới, khai phá con đường mới, sáng tạo lại các quy tắc cạnh tranh, thách thức với hiện trạng.Người chiến thắng là người sáng tạo ra thế giới chứ không phải những người biết ứng phó với thế giới.Những người lãnh đạo thành công sẽ phi tập trung hoá quyền lực, dân chủ hóa chiến lược bằng cách lôi kéo nhiều người từ tập hợp đông đảo cả trong lẫn ngoài tổ chức tham gia vào quá trình sáng tạo tương lai.Các vấn đề đặt raCó phải tổ chức dành quá nhiều thời gian cho công việc hiện tại mà không đủ thời gian để xây dựng tương lai?Ai được tham gia vào quá trình hình thành và thực hiện chiến lược? Vai trò nhà quản lý cấp cao?Một công ty lớn có thể tập trung một cách chiến lược đến mức độ nào? Và có phải các công ty nhỏ có cách nhìn chiến lược linh hoạt hơn các đối thủ lớn hơn họ?Công nghệ có tầm quan trọng như thế nào đối với việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai? Có ảnh hưởng lâu dài đến chiến lược hay chỉ là yếu tố chiến thuật?Các vấn đề đặt raLàm thế nào để dung hoà được giữa yêu cầu thay đổi triệt để và duy trì tính liên tục của chiến lược? Khi nào cần thay đổi chiến lược cạnh tranh?Làm thế nào tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế rủi ro?Sự khác nhau cơ bản giữa lãnh đạo Tk20 và 21? Cần loại lãnh đạo đặc biệt? Công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến phương thức lãnh đạo?Tại sao trở thành lãnh đạo của lãnh đạo lại quan trọng?Có thể làm gì để đảm bảo rằng nền văn hóa của công ty là tài sản chiến lược chứ không là cái neo cản trở sự thay đổi?Có phải làm cho nhân viên sống có mục đích là trách nhiệm của tổ chức?Sáu bước để tư duy lại tương laiNhìn lại các nguyên tắcNhìn lại vấn đề cạnh tranhNhìn lại sự kiểm soát và tính phức tạpNhìn lại vai trò lãnh đạoNhìn lại thị trườngNhìn lại thế giới.NGUY CƠ RỦI RONguy cơ rủi ro về tài sản.Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý.Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực.NGUY CƠ RỦI RONguy cơ rủi ro về tài sản.Nguy cơ rủi ro là khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính hay tài sản vô hình (danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả) và các kết quả này xảy ra do các hiểm họa hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hư hỏng, bị hủy hoại hay tàn phá, mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau. Việc không thể sử dụng tài sản trong một thời gian - tổn thất về mặt thời gian– là ví dụ cho một loại tổn thất thường bị bỏ qua. Thật vậy, một biến cố như sự sụp đổ thị trường tài chính ở các nước châu Á gần đây làm ngưng trệ các hoạt động của nhiều doanh nghiệp ở những nước này và đã gây ra tổn thất lớn lao về tài sản cho các doanh nghiệp này. Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra các kết quả tích cực. NGUY CƠ RỦI RONguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý.Là các nguy cơ có thể gây ra các tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định. Luật dân sự và hình sự quy định chi tiết các trách nhiệm mà người dân phải thực hiện. Nhà nước ban hành hiến pháp, các luật, quy định và chỉ thị áp đặt các giới hạn theo luật cho một số hoạït động. Các trách nhiệm pháp lý thay đổi theo từng quốc gia cũng là một vấn đề phải lưu ý. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý thực sự là một bộ phận cuả nguy cơ rủi ro về tài sản. Thật ra nguy cơ rủi ro trách nhiệm pháùp lý có những đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì nó là nguy cơ rủi ro thuần túy.NGUY CƠ RỦI RONguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực.Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến “tài sản con người” của tổ chức. Rủi ro có thể gây tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho vay, các cổ đông Về phương diện rủi ro suy đoán, một người lao động có thể xem là một nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực nhưng năng suất của họ có thể có kết quả tích cực. Một thiết bị kỹ thuật cao có thể xem là nguồn gây tổn thất (do gây tai nạn lao động) đồng thời cũng là nguồn tạo ra lợi ích (làm tăng năng suất). Cuối cùng ta không nên nghĩ rủi ro về nguồn nhân lực luôn liên hệ với các thiệt hại về thể xác, sự bất ổn về kinh tế cũng là những tổn thất phổ biến (như thất nghiệp hay về hưu). Vì vậy quản trị rủi ro về nguồn nhân lực phải quan tâm đến các lợi ích về kinh tế và thể chất của con người.NHẬN DẠNG NGUỒN RỦI ROKHUYNH HƯỚNG KINH TẾ -XÃ HỘILUẬT PHÁP, CHỦ TRƯƠNGĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNCHÍNH TRỊTRUYỀN THÔNGTIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬTDOANH NGHIỆPCÁC NHÀ CUNG CẤPKHÁCH HÀNGĐỐI THỦ CẠNH TRANHCƠ QUAN CHÍNH QUYỀNCÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNGTHIẾT LẬP BẢNG KÊPHÂN TÍCH TÀI CHÍNHPHÂN TÍCH CÔNG NGHỆTHANH TRA HIỆN TRƯỜNGTHAM KHẢO CÁC CHUYÊN GIAPHÂN TÍCH CÁC TỔN THẤT PHÂN TÍCH CÁC HỢP ĐỒNGTHIẾT LẬP BẢNG KÊMục đích thiết lập:(1) nhắc nhà quản trị rủi ro các tổn thất có thể có, (2) thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải các tổn thất tiềm năng đó, (3) đúc kết một chương trình bảo hiểm, gồm cả giá và các tổn thất phải chi trả (Pfaffle and Nicosia, 1977). Cơ sở thiết lập:Các nguồn rủi ro cơ bảnCác tài sản có thể có của doanh nghiệpMôi trường và các hoạt động của doanh nghiệpDANH SÁNH 10 ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT CÓ THỂ XẢY RAĐây là danh sánh liệt kê 10 điều tồi tệ nhất có thể xảy ra và những hành động sẽ thực hiện trong những tình huống như thế. Từng người hay từng nhóm nhà quản trị làm công viện này.Tình huoángChuùng ta caàn phaûi laøm gì veà noù10. THIẾT LẬP BẢNG KÊHai hạn chế quan trọng. Thứ nhất là những bảng liệt kê được tiêu chuẩn hóa sẽ thất bại trong việc liệt kê các rủi ro bất thường hay độc nhất đối với một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy nhà quản trị rủi ro phải biết rằng tổ chức của mình có thể gặp phải nhiều rủi ro thuần túy không có trong bảng liệt kê. Thứ hai, vì các thực hành quản trị rủi ro từ trước đến nay không chú trọng đến rủi ro suy đoán nên rất có thể bảng liệt kê sẽ không cung cấp thông tin gì cho loại rủi ro này. Việc nhận dạng chúng vẫn có một ý nghĩa rất lớn, trước tiên vì rủi ro suy đoán hầu như luôn luôn đẻ ra rủi ro thuần túy và tự bản thân rủi ro suy đoán cũng có thể có những kết quả bất lợi. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHBằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu hổ trợ, Criddle cho rằng nhà quản trị rủi ro có thể xác định mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực. Bằng cách kết hợp các báo cáo nầy với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách, ta cũng có thể phát hiện các rủi ro trong tương lai. Lý do là vì các hoạt động của tổ chức cuối cùng rồi cũng gắn liền với tiền hay tài sản. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHTheo phương pháp nầy, từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh. Kết quả nghiên cứu được báo cáo cho từng tài khoản. Criddle cho rằng phương pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu sẵn có, có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng được cho cả nhà quản trị rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp Cũng nên lưu ý là phương pháp này không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán, dù Criddle đã không trực tiếp gợi ra. Cuối cùng, ngoài việc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp nầy cũng hữu ích cho việc đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPKhái niệm, mục tiêu và trình tự phân tíchPhân tích tỷ lệPhân tích cơ cấuThiết lập các mô hình phân tích.MỘT SỐ KHÁI NIỆMPhân tích báo cáo tài chính là nghệ thuật sử lý các số liệu có trong các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định.Mục tiêu cơ bản, cuối cùng của phân tích là việc ra các quyết định; tuy nhiên để đạt mục tiêu này thường người ta phải ra hai mục tiêu trung gian:Phân tích để hiểu và nắm vững các số liệu có trong các báo caó tài chínhSo sánh các số liệu cả ở góc độ không gian và thời gian để đưa ra các dự báo cho tương lai.TRÌNH TỰ PHÂN TÍCHThiết lập hệ thống các câu hỏi phục vụ mục tiêu phân tíchPhân tích sơ bộ các số liệu có trong các báo cáo: phân tích tỷ lệ và phân tích cơ cấu.Thiết lập các mô hình phục vụ mục tiêu phân tích.Trả lời các câu hỏi bước 1 trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đồng thời với các kiến nghị và điều kiện kèm theo.PHÂN TÍCH TỶ LỆCác tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toánCác tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt độngCác tỷ lệ tài trợCác tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợiCác tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường .PHÂN TÍCH CƠ CẤUPhân tích cơ cấu bảng cân đối kế toánPhân tích cơ cấu báo cáo lời lỗMối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn.HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HQKDChỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: a. Giá trị gia tăng trên một lao động b. Tỷ suất thuế trên tổng tài sản c. Thu nhập bình quân người lao động.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính a. Lợi nhuân b.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản c.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu d. Chỉ số P/E. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẢY TÀI CHÍNH Mô hình chỉ số Z Được phát triển bởi giáo sư Redward Altman, trường kinh doanh Leonard N.Strem, thuộc trường Đại học NewYork. Chỉ số Z là một công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạn định mức tín dụng. Đây là một công trình dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều Cty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số này được phát minh tại Mỹ nhưng hầu hết các nước trên thế giới vẫn có thể áp dụng với độ tin cậy khá cao. Mô hình này sử dụng nhiều tỷ số để tạo ra một chỉ số về khả năng khó khăn tài chính. Mô hình chỉ số Z của Altman sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra chỉ số dự báo là một hàm số tuyến tính của một số biến giải thích. Công cụ này dự báo khả năng xảy ra phá sản.*TS. Ngô Quang HuânMô hình chỉ số Z của Altman – đối với DN đã cổ phần hóa - được mô tả như sau:Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 X1: Tỷ số tài sản lưu động / tổng tài sản X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế / tổng tài sản X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / giá trị sổ sách của tổng nợ X5: Tỷ số doanh thu / tổng tài sản *TS. Ngô Quang HuânMô hình chỉ số Z của Altman – đối với DN đã cổ phần hóa - được mô tả như sau:Các biến số trong mô hình của Altman lần lượt phản ánh: X1 – Khả năng thanh toán; X2 – Tuổi của DN và khả năng tích lũy lợi nhuận; X3 – Khả năng sinh lợi; X4 – Cấu trúc tài chính; X5 – Vòng quay vốn. Theo Altman, Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;Z < 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.*TS. Ngô Quang HuânPHÂN TÍCH CÔNG NGHỆPhương pháp hệ thống thứ hai để nhận diện các rủi ro tiềm năng của một tổ chức là phương pháp lưu đồ. Trước tiên ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên liệu, nguồn năng lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm trong tay người tiêu t
Tài liệu liên quan