Bài giảng Chương 2: Những lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương

I. CÁC HỌC THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ TMQT 1. Thuyết trọng thương 2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 3. Lý thuyết về lợi thế so sánh 4. TMQT và chi phí cơ hội 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 6. Quan điểm của Karl Max về ngoại thương

pdf69 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Những lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: NHỮNG LÝ THUYẾT BÀN VỀ LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG Chương 2: I. CÁC HỌC THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ TMQT II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG IV. NGOẠI THƯƠNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ MỞ QUY MÔ NHỎ I. CÁC HỌC THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ TMQT 1. Thuyết trọng thương 2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 3. Lý thuyết về lợi thế so sánh 4. TMQT và chi phí cơ hội 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 6. Quan điểm của Karl Max về ngoại thương 1. Thuyết trọng thương 1.1. Hoàn cảnh ra đời - Ra đời trong giai đoạn thế kỷ 16 đến TK 18- là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản. - Tác giả gồm nhiều người, đến từ nhiều quốc gia, tiêu biểu: Jean Bodin (1530-1596), Jean Francois Melon (1675-1738), Thomas Mun (1571-1641), Antoine de Montchretien (1575-1622) 1. Thuyết trọng thương 1.2. Nội dung - Điểm xuất phát của CNTT cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. - Tiền là đại biểu duy nhất của của cải, những hoạt động nào khong dẫn tới tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Coi trọng thương mại, đặc biệt là ngoại thương. “Nội thương là một hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương” Montcheretien 1. Thuyết trọng thương 1.2. Nội dung - Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh(Trade is a zero-sum game). - XK là có ích còn NK là gánh nặng. 1. Thuyết trọng thương 1.2. Nội dung - Các nhà trọng thương đề xuất: Về XK: Về NK: Khuyến khích chở hàng bằng tàu nước mình Với chính phủ: 1. Thuyết trọng thương 1.3. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng a) Ưu điểm: cắt đứt hẳn với những truyền thống thời trung cổ: truyền thống tự nhiên, luân lý từ Kinh thánh b) Nhược điểm: - CNTT có rất ít tính lý luận - Đánh giá quá cao vai trò của Nhà nước 1. Thuyết trọng thương 1.3. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng b) Nhược điểm: - Coi vàng bạc là thứ của cải duy nhất của quốc gia, gắn mức cung tiền cao với sự thịnh vượng của một quốc gia. David Hume (1752) chỉ ra mâu thuẫn của CNTT về tích lũy vàng bạc và thặng dư thương mại - Coi thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích bằng 0. 1. Thuyết trọng thương 1.3. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng b) Khả năng áp dụng - Tư tưởng CNTT ngày nay vẫn đúng trong một số trường hợp: khi SX trong nước vượt quá cầu, khắc phục cán cân thanh toán, khi có khả năng nổ ra chiến tranh hoặc bảo hộ cho một số ngành CN chiến lược - CNTT cũng có lý khi cho rằng sự gia tăng lượng vàng bạc (tức mức cung tiền) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất. 1. Thuyết trọng thương 1.3. Ưu nhược điểm và khả năng áp dụng b) Khả năng áp dụng Jarl Hagelstam (nguyên Bộ trưởng Bộ TC Phần Lan): “Cách tiếp cận của từng quốc gia tham gia đàm phán, kể cả nước công nghiệp và đang phát triển, đó là: Thúc giục tự do hoá thương mại ở những lĩnh vực mà bản thân họ có lợi thế cạnh tranh tương đối mạnh nhất, và phản đối tự do hoá ở những lĩnh vực họ có ít khả năng cạnh tranh hơn và e ngại rằng nhập khẩu sẽ thay thế sản xuất trong nước.” 2. LT lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 2.1. Tác giả và hoàn cảnh ra đời - Adam Smith (1723-1790): nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. - Tác phẩm tiêu biểu: Sự giàu có của các quốc gia (The wealth of Nations) (1776) 2. LT lợi thế tuyệt đối 2.2. Nội dung a) Thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia và sự phân công lao động - Sự giàu có thực sự của một nước là tổng số hàng hóa và dịch vụ có sẵn ở nước đó - Trong điều kiện thương mại tự do, lợi ích của TMQT thu được do thực hiện nguyên tắc phân công. Ông cm TM là một trò chơi có tổng dương Phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất lấy những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn (thông qua ví dụ về người thợ may và người thợ giầy). Mọi người đều có lợi khi chăm chú làm công việc mình có lợi thế hơn láng giềng, và dùng một phần số sản phẩm của mình hay tiền bán được số sản phẩm ấy để đi mua một số thứ cần dùng khác. 2. LT lợi thế tuyệt đối 2.2. Nội dung b) Quan niệm về lợi thế tuyệt đối - Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nếu với cùng một đơn vị nguồn lực, quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, nghĩa là có năng suất lao động cao hơn. - Các quốc gia nên chuyên môn hóa vào việc sản xuất các hàng hóa mình có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa 2. LT lợi thế tuyệt đối 2.2. Nội dung c) Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối - Lợi thế tự nhiên: liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên. - Lợi thế do nỗ lực: là lợi thế có được do sự phát triển của công nghệ và sự lành nghề (nhờ chuyên môn hóa). 2. LT lợi thế tuyệt đối 2.2. Nội dung c) Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối: Chuyên môn hóa có thể giúp các nước gia tăng hiệu quả do: (1) Người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần (2) Người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc SX sản phẩm này sang sp khác (3) Do làm cùng một công việc lâu dài, người lao động sẽ nảy sinh các sáng kiến, đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn 2. LT lợi thế tuyệt đối 2.3. Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng - Lợi thế tuyệt đối đã bắt đầu đi sâu vào mối liên hệ bên trong của CNTB và đi vào cơ cấu sinh lý của nó. LT này ủng hộ thương mại tự do. - Thế giới quan của Smith là duy vật. LT này là cơ sở để các quốc gia định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng. - LT này vẫn chưa giải thích được vì sao TM vẫn diễn ra khi một quốc gia bất lợi thế tuyệt đối (hoặc ngược lại) về tất cả các mặt hàng. 3. LT lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 3.1. Tác giả và hoàn cảnh ra đời - David Ricardo (1772-1823) xuất thân trong một gia đình giàu có làm nghề CK. Bản thân cũng là người giàu có, có địa vị, tham gia nghiên cứu nhiều môn khoa học và chính trị. - Tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa” (1817) phát triển học thuyết của Smith và còn chỉ ra những mâu thuẫn của nó. - LT ra đời trong thời kỳ CNTB đã xác lập vị trí thống trị, phân công lao động XH phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ. 3. LT lợi thế so sánh 3.2. Nội dung ““Một quốc gia sẽ XK những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. Nói cách khác, một quốc gia sẽ XK những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia”. Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa 3. LT lợi thế so sánh 3.2. Nội dung LT này là một cơ sở lý luận mạnh mẽ ủng hộ việc khuyến khích thương mại tự do. - Tổng sản phẩm tiềm năng của thế giới trong TH TM tự do không hạn chế lớn hơn trong TH TM bị hạn chế. - Người dân ở tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nếu không có hạn chế trong TM. - TM là một trò chơi có tổng lợi ích dương trong đó tất cả các quốc gia tham gia đều có lợi ích kinh tế. Bài tập Bài 1: Năng suất lao động để sản xuất ra sản phẩm X và sản phẩm Y của hai quốc gia được cho trong bảng dưới đây: Hãy xác định: a) Lợi thế tuyệt đối và không có lợi thế tuyệt đối của mỗi QG trong từng trường hợp b) Lợi thế so sánh và không có lợi thế so sánh của mỗi QG trong từng trường hợp c) Khả năng xảy ra mậu dịch giữa hai quốc gia trong từng trường hợp Trường hợp A B C D Quốc gia NSLĐ I II I II I II I II Số lượng SP X/người-giờ 4 1 4 1 4 1 4 2 Số lượng SP Y/người-giờ 1 2 3 2 2 2 2 1 Bài 2: Có số liệu cho trong bảng sau: a) Hãy phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia b) Mậu dịch giữa 2 quốc gia có xảy ra không nếu tỷ lệ trao đổi lần lượt là: 15 gạo=6 thép; 3 gạo=3 thép; 30 gạo=5 thép c) Ở tỷ lệ trao đổi nào, lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia là bằng nhau? d) Giả sử một giờ lao động, người Thái được trả 40 bạt (THB); người Nhật được trả 9,000 yên (JPY). Hãy xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền để ở đó mậu dịch có thể xảy ra theo mô hình trên. Năng suất lao động (sp/giờ) Thái Lan Nhật Bản Gạo 8 3 Thép 2 6 4. TMQT và chi phí cơ hội 4.1. TH Chi phí cơ hội không đổi (mô hình Ricardo) Nước nào có mức sản lượng nhỏ hơn thì sẽ có xu hướng chuyên môn hóa hoàn toàn và hưởng toàn bộ lợi ích từ thương mại. 4.2. TH chi phí cơ hội tăng dần Mỗi quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng, trong đó mặt hàng mà quốc gia có lợi thế so sánh được sản xuất với số lượng lớn hơn. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.1. Hoàn cảnh ra đời và tác giả - LT về sự ưu đãi các yếu tố là LT Tân cổ điển về TMQT - Tác giả: + Eli Filip Heckscher (1879-1952)-Thụy Điển-giáo sư KTCT và thống kê tại ĐH Stockholm và một số trường ĐH khác. + Bertil Ohlin (1899-1979)- giáo sư trường Kinh tế Stockholm, là học trò và là người phát triển các nghiên cứu của Heckscher, xây dựng nên LT H-O trong tác phẩm “TMQT và TM giữa các vùng” (1933). + LT được củng cố thêm bởi Paul Samuelson (còn được gọi là LT H-O-S). 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung a) Các khái niệm và giả thuyết cơ bản b) Định lý H-O c) Các mệnh đề khác của lý thuyết H-O 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung a) Các khái niệm và giả thuyết cơ bản Hàm lượng các yếu tố (factor intensity) Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) một yếu tố sản xuất nếu tỷ lệ giữa lượng yếu tố đó và các yếu tố khác sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ hai. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung a) Các khái niệm và giả thuyết cơ bản Mức độ dồi dào các yếu tố (factor abundance) Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối một yếu tố sản xuất nếu tỷ lệ giữa lượng yếu tố đó và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung a) Các khái niệm và giả thuyết cơ bản Giả thiết: - 2×2×2 - Công nghệ và sở thích là giống nhau giữa 2 quốc gia - Hiệu suất không đổi theo quy mô, mỗi yếu tố SX có năng suất cận biên giảm dần - Hàng hóa khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất và không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào; - Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố sản xuất; - Chuyên môn hóa là không hoàn toàn; - Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia; - Thương mại là tự do, chi phí vận chuyển bằng 0 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung a) Định lý H-O Một quốc gia sẽ XK những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung c) Các mệnh đề khác của LT H-O Định lý cân bằng giá cả yếu tố sản xuất: Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng (tức thực hiện chuyên môn hóa không hoàn toàn) thì giá cả các yếu tố sẽ trở nên thực sự cân bằng. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung c) Các mệnh đề khác của LT H-O Định lý Rybczynski Tại mức giá hàng hóa tương quan không đổi thì sự gia tăng mức cung của một yếu tố sản xuất sẽ làm tăng sản lượng mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố đó, và làm giảm sản lượng của mặt hàng kia. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.2. Nội dung c) Các mệnh đề khác của LT H-O Định lý Stolper-Samuelson Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống. 5. LT về sự ưu đãi các yếu tố (LT H-O) 5.3. Kiểm định LT H-O hay Nghịch lý Leontief - Wassily Leontiev(1906-1999): nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga, giải Nobel kinh tế năm 1973, tác giả mô hình bảng cân đối liên ngành IO. - Kiểm định mô hình H-O dựa trên số liệu về nước Mỹ năm 1947. - Phát hiện tỷ lệ vốn-lao động ở nhóm hàng hóa cạnh tranh với NK của Mỹ lớn hơn nhóm hàng Mỹ XK đến 23% trái ngược với những dự đoán từ mô hìnhnghịch lý Leontiev 6. Quan điểm của Karl Max về ngoại thương - Thứ nhất: Nguyên tắc chi phối ngoại thương là bình đẳng cùng có lợi. Chi phí lao động là nguồn lực quan trọng nhất, cơ sở quan trọng nhất để phân tích lợi ích NT. Cực lực phê phán quan điểm được-mất của CN trọng thương - Thứ hai: sự hình thành và phát triển của ngoại thương là tất yếu khác quan của phương thức SX TBCN. II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 1. TMQT dựa trên quy mô 2. LT về vòng đời quốc tế của sản phẩm 3. LT về lợi thế cạnh tranh quốc gia II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 1. TMQT dựa trên quy mô (Economies of scale and international trade) LT này dựa trên quan điểm cho rằng tính hiệu quả tăng dần theo quy mô. Sản xuất được coi là hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi. Mức giá hàng hóa tương quan giống nhau không cản trở việc hai nước buôn bán một cách có lợi với nhau. (Lý giải TM hình thành giữa các nước giống nhau mọi khía cạnh-điều mà H-O không lý giải được.) TMQT dựa trên quy mô Luận điểm 1: Thông qua tác động tới lợi ích kinh tế nhờquy mô, TM có thể đa dạng hóa sản phẩm và giảm chi phí sản xuất bình quân Luận điểm 2: Lợi thế kinh tế nhờ quy mô – Lợi thế của người tiên phong và mô hình thương mại -một nước có thể chi phối lĩnh vực XK một loại hàng hóa , đơn giản chỉ vì nước đó may mắn có một vài công ty là những nhà SX loại hàng hóa đó đầu tiên - LT mới khuyến khích sự can thiệp của chính phủ và chính sách chiến lược thương mại? II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 1. LT về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product cycle) - Tác giả: Raymond Vernon khởi xướng LT này vào giữa những năm 1960 - Tại to: Sản phẩm được tạo ra tại nước phát minh. Việc sản xuất và tiêu thụ còn mang tính chưa chắc chắn, phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhân công lành nghề và khoảng cách gần gũi với thị trường. - t1: Sp được sản xuất (với chi phí cao) bởi nước phát minh (nước phát triển cao và giàu có) và là nước XK sp này. II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 1. LT về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product cycle) - t2: khi sp trở nên chín muồi, được gọi là giai đoạn chuẩn hóa về công nghệ. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện tổ chức SX trên quy mô lớn với chi phí thấp. Các nước phát triển khác có thể bắt chước công nghệ và do dồi dào tương đối về vốn, lợi thế so sánh sẽ chuyển sang các nước này. Các nước này từ chỗ NK sẽ chuyển thành các nước XK sp này. II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 1. LT về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product cycle) - t3: Nước phát minh từ chỗ nước XK chuyển sang vai trò nước NK. Lúc này họ có thể quay sang khai thác các giá trị sử dụng mới của sp hoặc phát minh sp mới. - t4: Cuối cùng khi sản phẩm được chuẩn hóa, quá trình sx có thể được chia làm nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh chuyển sang các nước đang phát triển nơi có lao động dồi dào và chi phí thấp, những nước này lại thành những nước XK tại t4. Vòng đời sản phẩm và TMQT Nước phát minh Các nước phát triển khác Các nước kém phát triển t1 t2 t3 II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 2. LT về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)- Mô hình kim cương của M.Porter a) Sơ lược về hoàn cảnh ra đời - LT này được Micheal Porter trường Kinh doanh Harvard đưa ra vào năm 1990. Porter cùng với nhóm của mình đã nghiên cứu 100 ngành CN tại 10 quốc nước. - Mục đích: Giải thích tại sao một số QG đạt được thành công toàn cầu trong một số ngành CN nhất định. Đưa ra khái niệm Lợi thế cạnh tranh QG Khối kim cương của M.Porter Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh của ngành Điều kiện yếu tố sản xuất Các ngành hỗ trợ và có liên quan Điều kiện về cầu Chính phủ Cơ hội II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 2. LT về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)- Mô hình kim cương của M.Porter b) Nội dung Lợi thế cạnh tranh QG thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: Điều kiện yếu tố sản xuất: lao động có tay nghề, các điều kiện về cơ sở hạ tầng cần thiết cho cạnh tranh trong một ngành cụ thể.... Điều kiện về cầu: cầu trong nước về một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Điều kiện về các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Việc có hay không những ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan cũng là một lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh được quyết định bởi cách thức tổ chức doanh nghiệp: thành lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp và sự cạnh tranh trong nước. II. CÁC HỌC THUYẾT MỚI VỀ TMQT 2. LT về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage)- Mô hình kim cương của M.Porter b) Nội dung Ngoài ra còn 2 yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. Đây là 2 yếu tố tác động tới 4 yếu tố cơ bản kể trên. Cơ hội là những sự kiện, những sự thay đổi đặc biệt quan trọng có thể tái định hình cơ cấu ngành và mở ra nhưng cơ hội mới có thể chiến lĩnh được vị thế của của các quốc gia khác. Chính phủ: có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực , thúc đẩy hoặc gây bất lợi đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 1. Đối với quốc gia - Ngoại thương dẫn tới sự tăng lên của những loại hàng hóa có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế bằng hai cách: + Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng sản xuất ra. + Cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp trong các đặc điểm của sản xuất. - Đa dạng hóa sản phẩm (nhằm phân tán rủi ro) III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 1. Đối với quốc gia - Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (lợi ích hiệu quả từ việc tăng quy mô) - Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh (giảm nguồn lợi thị trường của các công ty trong nước) - Hợp lý hóa sản xuất, phân phối (loại bỏ các công ty kém hiệu quả) - Tăng tốc độ, phong phú về sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng và sản xuất. III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 2. Đối với các doanh nghiệp a) Sử dụng khả năng dư thừa Việc các doanh nghiệp sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa là điều thường xảy ra. Trong khi đó, việc chuyển tài nguyên hay khả năng sản xuất sang quy trình sản xuất hàng hóa khác có nhu cầu trong nước là khó khăn. Vì vậy, doanh nghiệp tìm kiếm lợi ích từ thị trường ngoài nước nhằm tận dụng khả năng sản xuất dư thừa. Hơn nữa, những nước nhỏ có khuynh hướng thương mại nhiều hơn những nước lớn. Lý do là kỹ thuật sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất với quy mô lớn nếu họ muốn có hiệu quả lớn hơn nhu cầu thị trường nội địa. III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 2. Đối với các doanh nghiệp b) Giảm chi phí Một doanh nghiệp có thể giảm được 20% - 30% chi phí mỗi lần sản lượng của nó được tăng gấp hai lần. Chẳng hạn, chúng ta giảm được 20% chi phí. Nếu chi phí ban đầu là 100 đồng/đơn vị, thì đơn vị thứ 2 sẽ có chi phí là 80 đồng, và thứ 3 là 64 đồng Sự giảm giá có thể thực hiện được là do: 1) Trang trải chi phí cố định nhờ có sản lượng lớn hơn; 2) Gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn; 3) Vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn. Nhờ giảm được chi phí mà hàng hóa của doanh nghiệp có sức cạnh tranh. Một cách để doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng của mình là nó cần khẳng định trên thị trường toàn cầu hơn là thị trường nội địa. III. LỢI ÍCH CỦA NGOẠI THƯƠNG 2. Đối với các doanh nghiệp c) Lợi ích nhiều hơn Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ở cả thị trường nội địa và thị trường ngoài nước. Nhưng họ có thể có lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài. Sở dĩ lợi nhuận thu được ở thị
Tài liệu liên quan