2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.1.Nội dung, ý nghĩa các chỉ tiêu phân tích kết quả SX-KD
2.1.2.Phân tích quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.1.Tính đồng bộ của sản xuất
2.2.2.Tính đều đặn của sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
42 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 15781 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2:
Phân tích kết quả hoạt động
sản xuất và các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất
Nội dung chính
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.1.Nội dung, ý nghĩa các chỉ tiêu phân tích kết quả SX-KD
2.1.2.Phân tích quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.1.Tính đồng bộ của sản xuất
2.2.2.Tính đều đặn của sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.3.1 Đối với sản phẩm không phân chia thứ hạng chất lượng
2.3.2 Đối với sản phẩm có phân chia thứ hạng chất lượng
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
2.4.2.Tài sản cố định
2.4.3. Nguyên vật liệu
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.1.Nội dung, ý nghĩa các chỉ tiêu phân tích kết quả SX-KD
a. Các chỉ tiêu hiện vật:
• Sản lượng hàng hóa : Số lượng thành phẩm đã được sản xuất trong kỳ
• Sản lượng hàng hóa tiêu thụ: Số lượng hàng hóa đã được tiêu thụ trong kỳ
b. Các chỉ tiêu giá trị:
Giá trị sản xuất ( Giá trị tổng sản lượng- G - Gross Output) là giá trị sản phẩm
vật chất & dịch vụ hoàn thành và chưa hoàn thành mà doanh nghiệp làm ra trong kỳ.
Giá trị sản lượng hàng hóa là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất & dịch vụ mà doanh
nghiệp đã hoàn thành sản xuất trong kỳ, chuẩn bị đưa ra trao đổi trên thị trường.
Giá trị hàng hóa thực hiện: là giá trị hàng hóa sản xuất đã được tiêu thụ trong kỳ,
được khách hàng chấp nhận thanh toán. – Doanh thu bán hàng
Doanh thu:
Lợi nhuận:
Nguồn số liệu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo của các bộ phận kinh doanh, marketing, sản xuất, nhân lực, ....
Giá trị
sản
lượng
hàng
hóa
Yếu tố 1
Giá trị thành phẩm và bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên
vật liệu của DN hoặc của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất =
GTSP nhập kho + GT BTP bán ra ngoài
Giá trị
sản xuất
Yếu tố 2
Giá trị chế biến các sản phẩm bằng nguyên vật liệu bằng nguyên
vật liệu của người đặt hàng
Yếu tố 3 Giá trị công việc có tính chất công nghiệp
Yếu tố 4 GT nguyên vật liệu của người đặt hàng được đem vào chế biến
Yếu tố 5
GT chênh lệch giữa sản phẩm dở dang, bán thành phẩm giữa
cuối và đầu kỳ
Yếu tố 6 Giá trị sản phẩm tự chế, tự dùng và sản xuất tiêu thụ khác
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu:
Giá trị sản
lượng hàng
hóa thực
hiện
=
Tổng giá
trị sản
xuất
X
Giá trị sản lượng hàng
hóa
X
Giá trị sản lượng hàng
hóa thực hiện
Tổng giá trị sản xuất Giá trị sản lượng hàng
hóa
(Hệ số sản xuất sản phẩm) (Hệ số tiêu thụ sản phẩm)
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp phân tích:
i. So sánh kỳ phân tích với kỳ kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
ii. So sánh giữa các kỳ/ các năm để đánh giá sự biến động về quy mô
iii. Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến
động về quy mô sản xuất
iv. Phân tích quy mô kết quả sản xuất trong mối quan hệ với các chỉ tiêu
khác để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng
2.1.2.Phân tích quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.2.Phân tích quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
Ví dụ:
Cho bảng số liệu về tình hình biến động doanh thu của doanh nghiệp X như sau:
Chỉ tiêu 2008 2009
Mức biến động so với
năm trước
± %
Giá trị sản xuất (tỷ.đ) 360 396 +36 10%
Tổng chi phí (tỷ.đ) 270 285 +15 5.56%
Theo bảng phân tích ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2008 đã tăng
36tỷ.đ tương ứng là 10% so với năm 2007. Hơn nữa, tốc độ tăng doanh thu cao
hơn tốc độ tăng chi phí (5.56%) cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động một cách
có hiệu quả,, kiểm soát tốt chi phí và đẩy mạnh được hoạt động sản xuất- tiêu thụ.
Tốc độ phát triển định gốc: Là tốc độ phát triển tính theo 1 kỳ gốc ổn định.
Tốc độ phát triển liên hoàn: Là tốc độ phát triển hàng năm: của kỳ này so với
kỳ liền trước đó.
2.1. Đánh giá khái quát quy mô kết quả sản xuất kinh doanh
Di =
yi
x100
Y0
di =
yi
x100
Yi-1
2.1.3. Ví dụ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị sản xuất (tr.đ) 1000 1100 1200 1150 1225 1280
Tốc độ phát triển định gốc 100% 110% 120% 115% 122,5% 128%
Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 110% 109% 95,8% 106,5% 104,5%
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.1.Tính đồng bộ của sản xuất
2.2.2.Tính đều đặn của sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.1.Tính đồng bộ của sản xuất
Vì sao phải phân tích tính đồng bộ của sản xuất?
Đối với DN sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp và sử dụng nhiều vật liệu khác nhau
để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, nếu sản xuất không đồng bộ hoặc cung ứng vật tư
không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất thành phẩm cuối cùng, đồng thời gây nên
tình trạng ứ đọng vốn lưu động. Do đó để đảm bảo thực hiện kế hoạch mặt hàng, cần
phải phân tích tính đồng bộ của sản xuất.
Tuy nhiên có rất nhiều linh kiện, vật tư, khi phân tích chúng ta chỉ cần chú ý đến những
linh kiện, vật tư chủ yếu. Quy luật Pareto.
Cách phân tích tính đồng bộ của sản xuất
i. Hoạt động sản xuất của DN được coi là đồng bộ nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất/kế
hoạch cung ứng của tất cả các linh kiện/ vật tư đều >=100%.
ii. Loại có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp nhất quyết định tính đồng bộ của sản xuất.
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.1.Tính đồng bộ của sản xuất
Ví dụ: Để sản xuất sản phẩm A, cần sử dụng 3 loại linh kiện A1, A2, A3. Trong kỳ, DN có kế
hoạch sản xuất 560 SP. Phân tích tính đồng bộ của sản xuất sản phẩm A qua bảng số liệu sau:
Tên các chi
tiết vật tư
Số chi tiết
cần lắp
ráp cho 1
SP
Tổng số chi tiết cần có trong kỳ KH
(chi tiết)
Tổng số chi tiết thực tế
(chi tiết)
Tỷ lệ
hoàn
thành
kế hoạch
Số thành phẩm có
thể lắp ráp toàn bộ
Để lắp
ráp cho 1
SP cuối kỳ
Dự trữ
cuối kỳ
Tổng cộng
theo KH
Tổng
cộng
Trong đó
Số lượng %
Số dư ĐK Sản xuất trong kỳ
A 1 2= 1x560 3 4=2+3 5 6 7=5-6 8=5:4 9=5:1 10=9:560
A1 1 560 80 640 640 60 580 100.00%
A2 3 1680 150 1830 1530 140 1390 83.61% 510 91.07%
A3 2 1120 120 1240 1200 120 1080 96.77%
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
Nhận xét:
Qua bảng phân tích ta thấy, tại thời điểm hiện tại doanh nghiệp sản xuất chưa đồng bộ,
tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của A2 chỉ đạt 83.61%, nếu sử dụng cả số dư đầu kỳ mới chỉ
sản xuất được 510 sản phẩm đạt 91,07% kế hoạch.
Tình trạng như vậy sẽ gây ứ đọng vốn và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất liên tục ở
kỳ sau.
Nguyên nhân gây sản xuất thiếu đồng bộ
Do việc cung ứng vật tư không đồng bộ
Trong quá trình sản xuất xuất hiện khâu yếu trên dây chuyền
Khối lượng máy móc thiết bị và lao động không cân đối
Sự phân phối sản xuất giữa các bộ phận không tốt.
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.2.Tính đều đặn của sản xuất
Tính đều đặn của sản xuất là gì?
Là việc DN thực hiện kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch sản xuất của từng thời kỳ
ngắn nhất định có thể là năm/ quý/ tháng/ tuần/ ca làm việc.
Ý nghĩa của việc phân tích tính đều đặn của sản xuất:
Cung ứng sản phẩm đều đặn thường xuyên cho thị trường
Sử dụng hợp lý các năng lực sản xuất của DN
Tiết kiệm được chi phí không sản xuất trong giá thành sản phẩm
Hạn chế được phế phẩm
Tránh được tai nạn lao động và máy móc thiết bị
Phương pháp phân tích tính đều đặn của sản xuất
i. Muốn xem xét mức độ đều đặn được dễ dàng thì kế hoạch sản lượng phải được chia
ra thành từng thời kỳ ngắn.
ii. Nếu tỷ lệ thực hiện KH của các thời kỳ ngắn liên tục không chênh lệch nhau nhiều
thì coi như sản xuất đều đặn
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
Hiện nay có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng ổn định,
nhất là những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thiết yếu và chiến lược như
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho quốc phòng, theo KH của nhà nước,
theo các đơn đặt hàng Đối với những doanh nghiệp này, việc tuân thủ sản xuất
theo mặt hàng là đòi hỏi rất nghiêm ngặt.
Nội dung phân tích trong trường hợp này là phân tích tình hình thực hiện KH sản
xuất mặt hàng.
Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh
1. So sánh bằng thước đo hiện vật: dùng so sánh số lượng từng loại sản
phẩm thực hiện so với KH nhằm đánh giá tình hình thực hiện KH từng
mặt hàng,
2. So sánh bằng thước đo giá trị: dùng để đánh giá chung tình hình thực
hiện các mặt hàng chủ yếu.
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
Tỷ lệ hoàn thành KH SX
từng mặt hàng =
Qi1
x 100
Qio
Trong đó:
Qi1’ : tổng sản lượng TT mặt hàng thứ i trong giới hạn
Qio : tổng sản lượng KH mặt hàng thứ i
Pio : đơn giá KH mặt hàng thứ i
Tỷ lệ hoàn thành KH SX
mặt hàng =
Qi1’ x Pio
x 100
Qio x Pio
Chú ý: sản lượng thực tế từng mặt hàng trong giới hạn: đối với mặt hàng vượt
mức KH thì chỉ lấy sản lượng KH để tính, còn đối với mặt hàng không hoàn thành
kế hoạch thì lấy số lượng thực tế từng mặt hàng.
2.2. Phân tích các mối quan hệ cân đối chủ yếu trong sản xuất
2.2.3.Phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
Ví dụ:
Tên mặt hàng
Số lượng mặt hàng
sản xuất (sp)
Giá bán
( 1000đ )
Giá trị sản lượng
(trđ)
Tỷ lệ hoàn thành
Kế hoạch
từng mặt
hàng (%)
KH TT KH TT
A
B
C
Cộng
100
200
100
150
150
120
20
30
50
2,000
6,000
5,000
13,000
3,000
4,500
6,000
13,500
100
75
100
Tỉ lệ hoàn thành KH
mặt hàng =
100 x 20 +150 x 30 + 100 x 50
x 100 % = 88.4%
100 x 20 + 200 x 30 + 100 x 50
Nhận xét:
DN đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng, nguyên nhân chủ
yếu là do sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch sản xuất.
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
2.3.2 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phẩm không phân thứ hạng
chất lượng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
Phương pháp phân tích:
a. Phương pháp tỷ trọng
b. Phương pháp giá bình quân
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
Phạm vi áp dụng:
i. Các phương pháp này được áp dụng đối với những sản phẩm được kế
hoạch sản xuất thừa nhận các thứ hạng chất lượng khác nhau.
ii. Khi sản phẩm phân thành 2 thứ hạng có thể sử dụng cả 3 phương pháp
nhưng nên sử dụng phương pháp giá đơn vị bình quân.
iii. Khi sản phẩm phân thành 3 thứ hạng trở lên nên áp dụng phương pháp
giá đơn vị bình quân và hệ số phẩm cấp bình quân
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
a. Phương pháp tỷ trọng
• Đây là phương pháp phân tích so sánh tỷ trọng trong thực tế so với tỷ trọng kế
hoạch của từng thứ hạng sản phẩm.
• Nếu tỷ trọng thực tế của các thứ hạng trên thấp hơn tỷ trọng kế hoạch thì đánh
giá chất lượng sản xuất thực tế kém hơn chất lượng kế hoạch đặt ra và ngược lại.
Ví dụ
Thứ hạng
Kỳ trước Kỳ này
Kế hoạch Thực tế
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Loại 1 540 77.14% 560 84.85% 600 88.24%
Loại 2 160 22.86% 100 15.15% 80 11.76%
Cộng 700 100.00% 660 100.00% 680 100.00%
Nhận xét:
Tỷ trọng sản phẩm loại 1 kỳ này tăng so với kế hoạch và thực tế kỳ trước chứng tỏ chất
lượng sản phẩm đã được tăng lên.
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
b.Phương pháp giá bình quân
Giả định: Sản phẩm có thứ hạng cao có giá bán đơn vị cao hơn.
Giá đơn vị bình quân tăng tức là chất lượng sản phẩm tăng.
Giá đơn vị bình quân ( P) =
Qi x Pi
Qi
• Giá đơn vị bình quân theo kế hoạch = 9300/640= 14.53
• Giá đơn vị bình quân theo thực tế = 9360/640= 14.625
Giá đơn vị bình quân thực tế đã tăng so với kế hoạch cho thấy chất lượng sản phẩm thực tế tốt
hơn kế hoạch đặt ra.
Thứ hạng
Số lượng sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm Tổng giá trị sản xuất
KH TH KH TH KH TT
Loại 1 540 560 15 16 8100 8400
Loại 2 100 80 12 14 1200 960
Cộng 640 640 9300 9360
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
c.Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân
• Phương pháp này căn cứ vào thứ hạng sản phẩm không giống nhau
dùng 1 hệ số để biểu thị thứ hạng của sản phẩm đó gọi là hệ số
phẩm cấp. Sản phẩm loại 1 có hệ số là 1. Hệ số phẩm cấp của
các sản phẩm loại khác bằng tỷ lệ giữa giá trị của sản phẩm đó chia
cho giá trị sản phẩm loại 1.
• Hệ số phẩm cấp bình quân càng tiến gần tới 1 thì chất lượng sản
phẩm càng tốt.
Hệ số phẩm cấp
bình quân ( K) =
Qi x Ki
Qi
Mức độ ảnh hưởng của
hệ số phẩm cấp đến giá
trị sản lượng
=
Hệ số
phẩm cấp
bq thực tế
-
Hệ số phẩm
cấp bq kế
hoạch
x Toàn bộ sản
lượng thực
tế
x Đơn giá
sp loại I
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân
Ví dụ:
Thứ hạng
Hệ số phẩm
cấp
(K)
Kế hoạch Thực tế
Số lượng
Qo QoxK
Số lượng
Q1 Q1xK
Loại 1 1 540 540 600 600
Loại 2 0.8 100 80 100 80
Cộng 640 620 700 680
KKH= 620/640 = 0.96875
KTH = 640/660 = 0.971
Nhận xét: Hệ số phẩm cấp bình quân thực tế lớn hơn kế hoạch cho thấy chất lượng
sản phẩm đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.
2.3.1 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phân chia thứ hạng chất lượng
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
Đối với các sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng, phân tích tình
hình chất lượng sản phẩm thông qua các chỉ tiêu về sản phẩm hỏng/
phế phẩm như sau:
•Thước đo hiện vật
-Ưu điểm: cho ta thấy rõ số lượng sản phẩm hỏng chiếm trong tổng
số sản phẩm sản xuất.
-Nhược điểm: chỉ tính được cho từng loại sản phẩm riêng biệt, không
tổng hợp được để đánh giá chung khi doanh nghiệp sản xuất nhiều
loại sản phẩm khác nhau và không phản ánh được bộ phận chi phí
sản xuất sản phẩm hỏng sửa chữa được.
2.3.2 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt =
Số lượng sản phẩm hỏng
* 100
Tổng số sản phẩm sản xuất
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
•Thước đo giá trị:
• Chi phí về sản phẩm hỏng bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không thể sửa
chữa được + chi phí sửa chữa các sản phẩm hỏng có thể sửa chữa.
• Tổng chi phí sản xuất chính là giá thành công xưởng của sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp phân tích: So sánh tỷ lệ sai hỏng thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước/ kế
hoạch hoặc của các doanh nghiệp cùng loại
•Phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Tỷ lệ sai hỏng của từng loại sản phẩm
Kết cấu sản lượng sản phẩm
2.3.2 Phân tích tình hình chất lượng đối với sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng
Tỷ lệ sai hỏngcá biệt
(Hi) =
Chi phí về sản phẩm hỏng (Cs)
* 100
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm (C)
Tỷ lệ sai hỏng bình quân
(Hbq)
=
Ci x Hi
Ci
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
Ví dụ: Đánh giá tình hình chất lượng của DN dựa vào các số liệu sau:
Tên sp
Giá thành sản xuất
(tr.đ)
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt
(%)
Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này
A 100 300 2 2.3
B 200 300 5 5
Cộng 300 600
Tỷ lệ sai hỏng bình
quân kỳ trước(Hbq0)
=
C0 x H0
X100%=
100x0.02+200x0.0
5 x100%= 4%
C0 100+200
Tỷ lệ sai hỏng bình
quân kỳ này (Hbq1)
=
C1 x H1
=
300x0.023+300x0.05
x100%= 3.65%
C1 300+300
2.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
1. Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K/c)
± ΔHbqK/c = HbqK/c -Hbq0= 2.67- 4= -1.33%
Kết cấu sản phẩm thay đổi làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm đi 1.33%.
2. Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt của từng sản phẩm (Hi)
± ΔHbqHi= Hbq1 –HbqK/c= 3.65 – 2.67= 0.98%
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt của từng sản phẩm làm tỷ lệ sai hỏng cá biệt tăng lên 0.98%
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:
HbqK/c =
C1 x H0 x100%=
300x0.02+300x0.05
x100%= 2.67%
C1 300+300
Nhân tố Mức ảnh hưởng (%)
Kết cấu sản phẩm -1.33
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt 0.98
Tổng cộng -0.35
Nhận xét: ± ΔHbq = Hbq1-Hbq0= 3,65 – 4= -0.35 %
Tỷ lệ sai hỏng bình quân kỳ này đã giảm so với kỳ trước chứng tỏ chất lượng sản
phẩm đã được nâng lên. sự biến động này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau
2.4.3.Nguyên vật liệu
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX
2.4.1. Lao động
2.4.2.Tài sản cố định
Method
Phương pháp tổ chức quản lý
Man
Con người Material
Nguyên vật liệu
Machine
Máy móc thiết bị
4M
KQSX
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
a. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng lao động
b. Phân tích kết cấu lao động
c. Phân tích tình hình phân bổ lao động vào sản xuất
d. Phân tích thời gian lao động
e. Phân tích năng suất lao động
f. Phân tích tình hình biến động của kết quả SX kinh doanh theo lao động
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
a.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về số lượng lao động
Nội dung phân tích:
Gọi S là số lượng lao động (S1 là số lượng lao động kỳ phân tích; S0 là số lượng
lao động kỳ gốc)
Mức biến động tuyệt đối: ΔS= S1-S0
Chi tiêu thay đổi tương đối: %ΔS= (S1-S0 )/S0
Chỉ tiêu thay đổi tương đối:
So sánh có điều chỉnh trong mối quan hệ với kết quả đầu ra (giá trị sản
xuất, doanh thu, lợi nhuận)
ΔS’= S1- S0x (G1/G0)
ΔS’<0: DN sử dụng tiết kiệm tương đối sức lao động
ΔS’>0: DN sử dụng lãng phí tương đối sức lao động
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
b. Phân tích kết cấu lao động
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
c. Phân tích thời gian lao động
Xác định thời gian làm việc theo chế độ:
250 – 300 ngày/ năm
22-26 ngày/ tháng
40 h- 48 h / tuần
8 h/ ngày
Xác định thời gian làm việc thực tế và so sánh.
Khai thác hợp lý?
Xem xét đến quy định nhà nước?
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
d. Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động năm (W) =
Giá trị sản xuất năm
Số lao động bình quân trong năm
Năng suất lao động ngày
(WN)
=
Năng suất lao động năm
Số ngày làm việc bình quân trong năm 1 CNV
Năng suất lao động giờ (Wg) =
Năng suất lao động ngày
Số giờ làm việc bình quân trong ngày 1 CNV
=
Giá trị sản xuất năm
Số lao động bình quân trong
năm
X Số giờ làm việc bình quân
trong ngày 1 CNV
X Số giờ làm việc bình quân
trong ngày 1 CNV
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
d. Phân tích năng suất lao động
Một số nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ như:
• Trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ xảo của người lao động
• Mức độ trang bị máy móc thiết bị, mức độ cơ giới và tự động hóa.
• Qui trình cung ứng đầu vào JIT (Just In Time)
• Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng đòn bẩy kích thích lao động
• Chế độ lương bổng, khen thưởng, kỹ luật công bằng rõ ràng
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
e. Phân tích tình hình biến động của kết quả SX kinh doanh theo lao động
Phương trình kinh tế: G= S x N x g x Wg
Trong đó :
G: Giá trị tổng sản lượng (giá trị sản xuất)
S: Số lượng lao động
N: Số ngày lao động trong năm
g: Số giờ lao động trong ngày
Wg: Năng suất lao động giờ
Mức biến động của kêt quả sản xuất kinh doanh: ±ΔG= G1-G0
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.1. Lao động
e. Phân tích tình hình biến động của kết quả SX kinh doanh theo lao động
Do ảnh hưởng của các nhân tố:
• Số lượng lao động : ±ΔGs= (S1-S0) x N0 x g0 x Wg0
• Số ngày lao động trong năm: ±ΔGN= S1 x (N1 - N0) x g0 x Wg0
• Số giờ lao động trong ngày: ±ΔGg= S1 x N1 x (g1-g0) x Wg0
• Năng suất lao động giờ: ±ΔGWg= S1 x N1 x g1 x (Wg1- Wg0)
Tổng hợp và nhận xét
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả SX-KD
2.4.2. Tài sản cố định
a.Đánh giá chung tình hình sử dụng tài sản cố định
b. Phân tích tình hình biến động của kết quả SX kinh d