Bài giảng Chương 2: Quản trị công suất (Capacaity)
Khái niệm công suất Kế hoạch công suất Đo công suất Các chiến lược về công suất Qui trình xây dựng công suất Các công cụ lập kế hoạch công suất
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 2: Quản trị công suất (Capacaity), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS Nguyễn Thành Hiếu
Khái niệm công suất
Kế hoạch công suất
Đo công suất
Các chiến lược về công suất
Qui trình xây dựng công suất
Các công cụ lập kế hoạch công suất
Sau khi lựa chọn được sản phẩm và quá trình
tạo ra sản phẩm => lên kế hoạch công suất
Công suất là khối lượng đầu ra tối đa của một
quá trình trong một khoảng thời gian nhất
định
Kế hoạch công suất là trung tâm của sự thành
công đối với tổ chức trong dài hạn
Lựa chọn kế hoạch công suất cần xem xét các
câu hỏi sau:
Xác định công suất dự phòng nhằm đáp ứng sự
biến đông của cầu?
Công suất nên mở rộng trước hay sau khi cầu biến
động?
Cần phương pháp có hệ thống để trả lời những cầu
hỏi như vậy
Không có tiêu thức nào dùng để đo công suất
cho tất cả tình huống
Nhìn chung, công suất có thể được đo bằng
hai cách sau: đo đầu ra hoặc đầu vào
Đo đầu ra thường sử dụng đối với quá trình
có khối lượng lớn
Đo đầu vào sử dụng với quá trình có khối
lượng thấp và linh hoạt
Đo đầu ra:
Ví dụ: Nissan Motor có nhà máy sản xuất 450000
xe/năm ở Tennessee
Ví dụ: một cửa hàng KFC tại Hà Nội phục vụ được 100
khách hàng mua mang đi và 50 khách hàng ăn tại chỗ
trong một giờ.
Đo đầu vào:
Ví dụ: Công suất tại một quán photocopy sẽ được đo
bằng số máy photo
Khi đo sản lượng đầu ra phức tạp (nhiều sản phẩm
khác nhau) => sử dụng đo đầu vào sẽ hợp lý hơn
Công suất tối đa (peak capacity): là công suất tối
đa mà một quá trình đạt được trong điều kiện lý
tưởng
Công suất này đạt được do: làm thêm giờ, thêm ca, giảm
thời gian duy trì, bảo dưỡng, tuyển thêm lao động hoặc
ký hợp đồng với bên ngoài
Công suất này chỉ đạt được trong thời gian ngắn
Công suất hiệu quả (effective capacity): công suất
tối đa mà một quá trình đạt được trong điều kiện
bình thường trong dài hạn
Mức độ sử dụng (utilization) là mức độ mà
công suất đang được khai thác, cụ thể là mức
độ mà máy móc thiết bị, không gian và con
người được sử dụng
Cách tính mức độ sử dụng
Mức độ sử dụng = (Đầu ra trung bình/Công suất tối đa) x100%
Mức sử dụng tối đa
Mức sử dụng hiệu quả
Mức sử dụng tối đa (utilization peak)= Công suất trung bình/ công suất
tối đa
Mức sử dụng hiệu quả (utilization effective)= Công suất trung bình/ công suất
hiệu quả
Một cửa hàng sửa chữa xe máy có thể phục vụ 100
khách hàng trong một ngày. Tuy nhiên, nhà quản lý
cho rằng doanh nghiệp chỉ đạt hiệu quả dài hạn nếu
duy trì phục vụ 45 khách hàng trong một ngày. Hiện
tại cửa hàng trung bình một ngày phục vụ 50 khách
hàng.
Mức sử dụng tối đa = công suất trung bình
công suất tối đa
= (50/100) x 100% = 50%
Mức sử dụng hiệu quả = công suất trung bình
công suất hiệu quả
= (50/45) x 100% = 110%
Duy trì hệ thống cân bằng: đầu ra của giai đoạn trước bằng đầu
vào của giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Sản
phẩm/tháng
6,000 7,000 5,000
Các giai đoạn trong quá trình không cân bằng, nút cổ chai ở giai
đoạn 3
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Sản
phẩm/tháng
6,000 6,000 6,000
Các giai đoạn sản xuất của quá trình cân
bằng
Chi phí trung bình của hàng hóa và dịch vụ
giảm khi tăng qui mô sản xuất
Cơ sở để giảm qui mô:
Giảm chi phí cố định: chi phí quản lý, chi phí năng
lượng chung,
Giảm chi phí xây dựng
Giảm giá do mua khối lượng lớn
Các lợi thế khác: có cơ sở để sử dụng công nghệ tự
động hóa, hiện đại và chuyên môn hóa cao
Qui mô tối đa cho một nhà máy là bao nhiêu??
100-unit
plant
200-unit
plant 300-unit
plant
400-unit
plant
Khối lượng
Chi
phí
trung
bình
cho
một
đơn vị
sản
phẩm
Lợi thế qui mô và đường cong kinh
nghiệm
Bất lợi về qui
mô
Chi phí trung bình giảm khi sản lượng tăng: tổ chức sản xuất phức
tạp, thiếu tập trung, thiếu sát sao với người lao động và khách hàng,
thiếu sự linh hoạt với nhu cầu
Ba khía cạnh chiến lược công suất cần được
xem xét trước khi ra quyết định công suất:
1. Qui mô công suất dự phòng
2. Thời điểm và qui mô công suất cần mở rộng
3. Kết nối công suất với các quyết định tác nghiệp
khác
Công suất doanh nghiệp sử dụng cho sự tăng đột
biến của cầu hoặc một số bộ phận sản xuất bị
ngừng trệ
Công suất dự phòng được tính theo công thức
Công suất dự phòng biến động theo:
Tỷ lệ vốn đầu tư: tỷ lệ vốn-lao động lớn => công
suất dự phòng thấp, từ 5-30%
Nhu cầu biến động, ví dụ: thực phẩm biến động lớn
theo từng ngày trong tuần => công suất dự phòng
cao
Nhu cầu không chắc chắn
Nguồn cung không chắc chắn
Xác định công suất dự phòng tối ưu?
Công suất dự phòng (capacity cushion) = 100% - hiệu
quả sử dụng
Chiến lược mở rộng (expansionist strategy)
luôn chủ động mở rộng qui mô để đón đầu
nhu cầu tăng lên, nhằm giảm thiểu mất cơ hội
kinh doanh do không đủ công suất đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Chiến lược thụ động (wait-and-see strategy)
luôn thay đổi theo biến động của cầu thông
qua một số biện pháp ngắn hạn như làm việc
quá thời gian, thuê thêm lao động tạm thời, ký
thêm hợp đồng bên ngoài, chiến lược trì hoãn
nhu cầu,.
Nên sử dụng chiến lược nào để mở rộng công suất: chủ
động mở rộng dần trước hay thụ động theo sự thay đổi
của nhu cầu trên thị trường?
Ưu tiên cạnh tranh
Quản lý chất lượng
Vốn đầu tư
Nguồn vốn linh hoạt
Quản trị dự trữ
Kế hoạch tác nghiệp
Định vị doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa công suất và các ưu tiên cạnh tranh?
Công suất và các quyết định tác nghiệp khác?
Bước 1: Xác định nhu cầu
Dựa vào dự báo nhu cầu, năng suất, mức độ cạnh
tranh và thay đổi công nghệ
Bước 2: Xác định mức độ chênh lệch giữa công
suất hiện tại và nhu cầu dự báo
Bước 3: Phát triển các phương án thực hiện
Bước 4: Đánh giá các phương án
Định tính: sự không chắc chắn về cầu, phản ứng
cạnh tranh, thay đổi công nghệ và ước tính chi phí
Định lượng: phân tích dòng tiền gồm doanh thu, chi
phí, và những thay đổi của tại sản và nguồn vốn
Mô hình ‘xếp hàng chờ’ (waiting-line models)
Mô phỏng (Simulation)
Điểm hoàn vốn
Giá trị tiền tệ mong đợi (Expected Money Value)
Cây quyết định (decision trees)
Doanh nghiệp xây dựng 3 phương án công suất: A, B và C và ước
tính lợi nhuận thu được của 3 phương án trong 3 tình huống thị
trường khác nhau (nhu cầu thấp, trung bình và cao). Xác suất của
từng tình huống thị trường là 0.1; 0.5 và 0.4.
0.1 0.5 0.4
Nhu cầu thấp N/C Trung bình Nhu cầu cao
A 10 50 90
B -120 25 200
C 20 40 60
A
B
C
Nhu cầu cao (0.4)
Nhu cầu trung bình (0.5)
Nhu cầu thấp (0.1)
$90k
$50k
$10k
Nhu cầu cao(0.4)
Nhu cầu trung bình(0.5)
Nhu cầu thấp(0.1)
$200k
$25k
-$120k
Nhu cầu cao(0.4)
Nhu cầu trung bình(0.5)
Nhu cầu thấp(0.1)
$60k
$40k
$20k
Nhu cầu cao (0.4)
Nhu cầu trung bình (0.5)
Nhu cầu thấp (0.1)
A
$90k
$50k
$10k
EVA=0.4(90)+0.5(50)+0.1(10)=$62k
$62k
Nhu cầu cao(0.4)
Nhu cầu trung bình(0.5)
Nhu cầu thấp(0.1)
Nhu cầu cao(0.4)
Nhu cầu trung bình(0.5)
Nhu cầu thấp(0.1)
A
B
C
Nhu cầu cao(0.4)
Nhu cầu trung bình(0.5)
Nhu cầu thấp(0.1)
$90k
$50k
$10k
$200k
$25k
-$120k
$60k
$40k
$20k
$62k
$80.5k
$46k
Chọn phương án B vì có giá trị mong đợi lớn nhất