Bài giảng Chương 3: Chiến lược cấp doanh nghiệp

Chiến lược cấp Doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp vềvấn đềtăng trưởng quản lý các Doanh nghiệp thành viên, phân bổnguồn lực tài chính vàcác nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định mộtcơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh màdoanh nghiệptham gia kinh doanh; xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽphải tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thếnào

pdf11 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3: Chiến lược cấp doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM Chiến lược cấp Doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng quản lý các Doanh nghiệp thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác giữa những đơn vị thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ, của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh; xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành mỗi ngành cần được kinh doanh như thế nào 2. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG  Là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào  Là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào. Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm dịch vụ hiện đang sản xuất, kinh doanh hoặc thị trường hiện đang tiêu thụ, cung ứng bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG TẬP TRUNG Hiện tại Hiện tạiHiện tại Hiện tạiMớiPhát triển sản phẩm Hiện tại Hiện tạiHiện tại MớiHiện tạiPhát triển thị trường Hiện tại Hiện tạiHiện tại Hiện tạiHiện tạiThâm nhập thị trường Công nghệ Trình độ sản xuất NgànhThị trường Sản phẩm 1. Bằng giữ nguyên sản phẩm dịch vụ hiện đang sản xuất, cung cấp; thị trường hiện tại; công nghệ thiết bị hiện tại thông qua nỗ lực mạnh mẽ trong công tác marketing 2.Thông qua việc tăng trưởng một số sản phẩm dịch vụ BCVT nào đó theo thế mạnh dựa trên cơ sở phát triển thị trường mới , giữ sản phẩm dịch vụ BCVT đang sản xuất cung cấp 3. Trên cơ sở tìm các tính năng mới , thế hệ mới của các sản phẩm dịch vụ hoặc các sản phẩm dịch vụ mới 3. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG BẰNG CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP - Tăng trưởng hoạt động kinh doanh thông qua liên kết hội nhập dọc ngược chiều (về phía sau) - Tăng trưởng liên kết hội nhập thuận chiều - Tăng trưởng hoạt động kinh doanh thông qua liên kết hội nhập chiều ngang 4. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẰNG ĐA DẠNG HOÁ HOẠT ĐỘNG - Đa dạng hoá đồng tâm - Đa dạng hoá chiều ngang - Đa dạng hoá kiểu hỗn hợp 5. CHIẾN LƯỢC THU HẸP BỚT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là chiến lược ngắn hạn tạm thời hướng vào việc giảm bớt các bộ phận không mang lại hiệu quả hoặc các vấn đề khó khăn tạm thời liên quan đến điều kiện môi trường. - Thu hồi lại vốn đầu tư • Chiến lược này áp dụng khi doanh nghiệp nhượng bán hoặc đóng cửa một trong các doanh nghiệp của mình nhằm thay đổi căn bản nội dung hoạt động, thu hồi vốn đầu tư. • Kết quả của việc thu hồi vốn đầu tư dẫn đến việc phân bố lại các nguồn lực để làm sống lại các doanh nghiệp hoặc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. - Giải thể doanh nghiệp Đây là chiến lược cuối cùng để thu hẹp kinh doanh. Khi thực hiện tất cả các chiến lược khác mà không cứu nguy được doanh nghiệp khỏi bị rủi ro , phá sản thì buộc phải giải thể. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã làm cho một số doanh nghiệp phải giải thể