3.1. Chu kỳ kinh doanh
3.1.1. Tuổi lâm phần
- Tuổi của lâm phần là số năm cần thiết để cây rừng hoặc lâm phần đạt tới một trạng thái nhất định trong quá trình sinh trưởng của nó.
- Theo quan điểm năng lực sinh trưởng người ta phân biệt giữa tuổi tuyệt đối, tuổi sinh trưởng và tuổi kinh doanh.
+ Tuổi tuyệt đối: tuổi tính từ lúc trồng
+ Tuổi sinh trưởng: khoảng thời gian mà trong đó cây rừng thực sự sinh trưởng
+ Tuổi kinh doanh: tuổi tương ứng để cây rừng đạt được năng xuất thực trong điều kiện sinh trưởng bình thường.
69 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Cơ sở kỹ thuật của quy hoạch lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN3.1. Chu kỳ kinh doanh3.1.1. Tuổi lâm phần- Tuổi của lâm phần là số năm cần thiết để cây rừng hoặc lâm phần đạt tới một trạng thái nhất định trong quá trình sinh trưởng của nó. - Theo quan điểm năng lực sinh trưởng người ta phân biệt giữa tuổi tuyệt đối, tuổi sinh trưởng và tuổi kinh doanh.+ Tuổi tuyệt đối: tuổi tính từ lúc trồng+ Tuổi sinh trưởng: khoảng thời gian mà trong đó cây rừng thực sự sinh trưởng + Tuổi kinh doanh: tuổi tương ứng để cây rừng đạt được năng xuất thực trong điều kiện sinh trưởng bình thường.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Nếu xét về phân bố tuổi của các cây rừng riêng lẻ trên một diện tích nhất định thường phân biệt giữa rừng đồng tuổi và rừng khác tuổi.+ Rừng đồng tuổi là những diện tích trên đó các cây cá lẻ có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau.+ Rừng khác tuổi là những diện tích mà trên đó sự chênh lệch về tuổi của các cây riêng lẻ lớn hơn một cấp tuổi.- Với những lâm phần khác tuổi hoặc những diện tích rừng bao gồm nhiều lâm phần thuộc các cấp tuổi khác nhau người ta thường sử dụng khái niệm tuổi bình quân (theo diện tích và theo trữ lượng).CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNĐể tiện cho việc khái quát về tuổi và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tương ứng, ta tập hợp nhiều lâm phần có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau thành từng cấp hoặc tổ tuổi. + Cấp tuổi tự nhiên: Phân chia lâm phần tương ứng với một giai đoạn sinh trưởng phát dục tự nhiên: rừng mới trồng, rừng khép tán, rừng sào (lớn, nhỏ), rừng gỗ lớn,...+ Cấp tuổi kinh doanh: Phân chia lâm phần về mặt thời gian ứng với một biện pháp kinh doanh nào đó như rừng tái sinh, rừng chăm sóc, rừng vệ sinh, rừng tỉa thưa,...+ Cấp tuổi nhân tạo: Phân chia các lâm phần về mặt thời gian vào những khoảng thời gian cố định được gọi là cấp tuổi 10 hoặc 20 năm hoặc tổ tuổi 5 hoặc 10 năm. CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN 3.1.2. Chu kỳ kinh doanh Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài. Vì vậy, việc xác định chính xác chu kỳ sản xuất đó là cơ sở hết sức quan trọng cho công tác quy hoạch lâm nghiệp. Khái niệm: Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta tiến hành khai thác lợi dụng các sản phẩm lâm nghiệp, trong khoảng thời gian đó thông qua quá trình tái sinh, sinh trưởng phát triển cây rừng lại đạt được thời điểm có thể khai thác lợi dụng để đáp ứng tốt nhất mục đích kinh doanh của con người.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN3.2.1. Thành thục rừngA. Khái niệm: Thành thục rừng là trạng thái của cây rừng hay lâm phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển đạt đến lúc phù hợp nhất với mục đích kinh doanh. Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục. Như vậy thành thục rừng là một hiện tượng còn tuổi thành thục rừng là khái niệm về mặt thời gian của hiện tượng đó.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNB. Các loại thành thục rừng chính 1. Thành thục số lượnga. Khái niệm: Thành thục số lượng là trạng thái của cây rừng trong quá trình sinh trưởng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, tuổi đánh dấu trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNb. Đặc điểm: - Thành thục số lượng đơn thuần chỉ thuyết minh về mặt số lượng mà không liên quan đến chất lượng nên còn được gọi là thành thục tuyệt đối. - Trong quá trình sinh trường bất kỳ cây rừng nào cũng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, vì thế bất kỳ cây rừng nào cũng đạt thành thục số lượng cho dù nó sống trên các điều kiện sinh trưởng khác nhau.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNc. Các nhân tố ảnh hưởng: Mặc dù bất kể cây rừng nào cũng đạt được thành thục số lượng, nhưng thời điểm thành thục số lượng đến sớm hay muộn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Về loài cây - Về nguồn gốc - Về điều kiện lập địa - Biện pháp tác độngCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNd. Phương pháp xác định- Phương pháp 1: Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng + Căn cứ vào quy luật sinh trưởng về thể tích của cây rừng thông qua lượng tăng trưởng hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân thông qua 3 giai đoạn biến đổi của Zv và v. Khi Zv > v rừng chưa thành thục số lượng. Khi Zv Pm Zm >m Rừng chưa đạt thành thục số lượng.3. Nếu P’m < Pm Zm <v Rừng vượt quá tuổi thành thục số lượng. Phương pháp này chính xác, nhưng khó sử dụng vì việc xác định Pm rất phức tạp nên ảnh hưởng đến độ chính xác và ít được sử dụng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Phương pháp ô tiêu chuẩn Đặt nhiều ô tiêu chuẩn trên những rừng cây có cấp tuổi khác nhau nhưng có cùng một điều kiện lập địa và cùng nguồn gốc rừng. ( Tức là phải đồng nhất các yếu tố khác chỉ để cho tuổi khác nhau để so sánh tăng trưởng về trữ lượng trên các cấp tuổi khác nhau). Tiến hành giải tích thân cây hoặc khoan tăng trưởng để xác định được Zm và của các cây tiêu chuẩn ở các cấp tuổi khác nhau. CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNVẽ sự biến đổi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân lên biểu đồ theo tuổi. Tuổi tương ứng với giao điểm của hai đường cong là thời điểm Zm = m và cũng là thời điểm m max và là thời điểm thành thục số lượng. Phương pháp này do tiến hành giải tích thân cây ở các cấp tuổi khác nhau nên đạt được độ chính xác cao do theo dõi được diễn biến của Zm và ở tất cả các cấp tuổi. Tuy nhiên cách tiến hành thì tương đối phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN Phương pháp này do tiến hành giải tích thân cây ở các cấp tuổi khác nhau nên đạt được độ chính xác cao do theo dõi được diễn biến của Zm và m ở tất cả các cấp tuổi. Tuy nhiên cách tiến hành thì tương đối phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức. Tất cả các phương pháp trên đều áp dụng cho rừng thuần loài đều tuổi. CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNe. Ý nghĩa của thành thục rừng - Thành thục số lượng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và trong lý luận. Vì nó là căn cứ chủ yếu để xác định chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt là đối với rừng sản xuất lấy số lượng gỗ làm mục tiêu chính, đặc biệt như rừng gỗ mỏ, rừng gỗ củi. - Thành thục rừng là cơ sở quan trọng để xác định tuổi khai thác chính. (thực ra tuổi khai thác chính cũng là chu kỳ kinh doanh nhưng cho phương thức khai thác trắng).CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN2. Thành thục công nghệa. Khái niệm Thành thục công nghệ là trạng thái của cây rừng trong quá trình sinh trưởng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất theo loại sản phẩm chủ yếu. Tuổi tương ứng với trạng thái đó gọi là tuổi thành thục công nghệ.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNb. Đặc điểm của thành thục công nghệ- Thành thục công nghệ thể hiện cả về mặt số lượng và chất lượng gỗ, nó lấy lượng tăng trưởng bình quân chung theo loại sản phẩm chủ yếu để tính toán nên thành thục công nghệ là hình thức của thành thục số lượng và thuộc phạm trù của thành thục số lượng.- Thành thục công nghệ khác thành thục số lượng ở 3 đặc điểm sau:CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN+ Thành thục công nghệ dùng lượng tăng trưởng bình quân theo loại sản phẩm chủ yếu để xác định. + Với mỗi một loại sản phẩm chủ yếu chỉ một số loài cây nhất định, sinh trưởng trên những điều kiện cụ thể mới đạt được thành thục công nghệ, không phải bất cứ loài cây nào và trên bất kỳ điều kiện nào cũng đạt được thành thục công nghệ theo một loại sản phẩm nhất định. + Tùy theo quy cách sản phẩm chủ yếu mà thành thục công nghệ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng thành thục số lượng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNc. Các nhân tố ảnh hưởng - Phụ thuộc vào quy cách sản phẩm. - Phụ thuộc vào loài cây. - Điều kiện lập địa - Biện pháp tác độngCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNd. Phương pháp xác định- Phương pháp dùng biểu quá trình sinh trưởng và biểu suất sản phẩm. Biểu quá trình sinh trưởng và biểu suất sản phẩm được lập sẵn cho từng loài cây, từng cấp đất và theo từng địa phương khác nhau, trên các lâm phần chuẩn có độ đầy bằng 1. Khi áp dụng phương pháp ta phải chọn biểu phù hợp với loài cây, cấp đất, địa phương.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNTrên biểu quá trình sinh trưởng chọn các giá trị: A, H, D, M/ha, m/ha chuyển các giá trị này sang biểu tính tuổi thành thục công nghệ. Chuyển giá trị P% (suất sản phẩm) của loại sản phẩm cần tính tuổi thành thục công nghệ ở biểu suất sản phẩm sang biểu tính tuổi thành thục công nghệ. Tính msản phẩm = P%.M/ha Tính sản phẩm = msản phẩm / ACHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN Xem sản phẩm ở tuổi nào có giá trị cao nhất thì tuổi đó là tuổi thành thục công nghệ cho sản phẩm cần tính. Phương pháp này đơn giản, dễ sử dụng, độ chính xác phụ thuộc vào việc chọn biểu và sự chênh lệch về trữ lượng giữa lâm phần thực tế với lâm phần chuẩn có độ đầy bằng 1. Vì vậy khi biểu có phạm vi sử dụng càng lớn thì độ chính xác càng không cao.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN-Phương pháp Martin Trên cơ sở dựa vào quy cách sản phẩm Martin đã đưa ra phương pháp tính tuổi thành thục công nghệ như sau: Theo ông, tuổi thành thục công nghệ của một rừng cây nào đó là tuổi sớm nhất mà cây trung bình trong rừng đạt tới kích thước sản phẩm, từ đó ông đưa ra công thức tính tuổi thành thục như sau:CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Phương pháp dùng biểu quá trình sinh trưởng và biểu đồ độ thon Phương pháp này cũng xuất phát từ kích thước của sản phẩm chủ yếu để xác định tuổi thành thục công nghệ dựa vào biểu sẵn có là biểu quá trình sinh trưởng và biều độ độ thon. Trước hết ta cũng phải xác định biểu phù hợp. Dựa vào kích thước sản phẩm dnhỏ và lm tra vào trong biểu đồ độ thon để tìm được kích thước cây rừng tương ứng. (Dcm và Hm).CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Phương pháp ô tiêu chuẩn Tiến hành tương tự như phương pháp xác định tuổi thành thục số lượng. Tuổi tương ứng với lượng tăng trưởng bình quân của loại sản phẩm chủ yếu cao nhất đó là tuổi thành thục công nghệ. Phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng quá trình tiến hành phức tạp, tốn kém nên chỉ dùng trong nghiên cứu và lập biểu sản phẩm hoặc biểu suất sản phẩm. Các phương pháp xác định tuổi thành thục công nghệ chủ yếu áp dụng cho đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi. Với rừng hỗn giao khác tuổi thì biện pháp là đơn giản hóa loài và đơn giản hóa tuổi.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNC. Một số loại thành thục rừng khác 1. Thành thục tái sinh. 2. Thành thục tự nhiên 3. Thành thục phòng hộ 4. Thành thục tre nứa 5. Thành thục đặc sản 6. Thành thục kinh tế 7. Thành thục tài chínhCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLND. Ý nghĩa của thành thục rừng - Thành thục rừng là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong tổ chức sản xuất lâm nghiệp vì nó là cơ sở để xác định chu kỳ kinh doanh, đảm bảo việc lợi dụng tài nguyên rừng lâu dài liên tục. - Thành thục rừng là một hiện tượng sinh vật học, hiện tượng kỹ thuật và hiện tượng kinh tế và nó có thể biến đổi theo cơ chế xã hội. - Khi xác định chu kỳ kinh doanh lợi dụng rừng cần vận dụng tổng hợp các loại thành thục rừng nhưng cần chú ý tác dụng chủ đạo của thành thục công nghệ, vì nó phản ánh mục đích kinh doanh chủ yếu của con người đối với các loại rừng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Thành thục kinh tế và thành thục tài chính ở mặt nào đó nó phản ánh được khái niệm thành thục công nghệ và thành thục số lượng về mặt giá trị song lại tách ra khỏi các quy luật tự nhiên và quy luật sinh học cây rừng do đó chỉ có tác dụng đối với các nhà tư bản rừng xác định chu kỳ kinh doanh theo mục đích lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế là chủ yếu. - Thành thục tự nhiên phản ánh tuổi thọ tự nhiên của cây rừng, nó có ý nghĩa đối với rừng phong cảnh, rừng nghiên cứu và rừng phòng hộCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Thành thục tái sinh biểu thị thời kỳ phát dục mạnh nhất, đảm bảo tái sinh tốt nhất của cây rừng. Thành thục phòng hộ, thành thục tre nứa, thành thục đặc sản phản ánh mục đích kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp của con người đối với tài nguyên rừng. - Trong các loại thành thục rừng, thành thục tái sinh đến sớm nhất, thành thục tự nhiên đến muộn nhất và ở giữa là thành thục số lượng và thành thục công nghệ.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN 3.2.2. Tuổi khai thác chính và năm hồi quy Tuổi khai thác chính và năm hồi quy là chu kỳ kinh doanh. Tuổi khai thác chính và năm hồi quy đều là chu kỳ doanh nhưng do phương thức khai thác khác nhau dẫn đến cách gọi khác nhau. CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN1. Năm hồi quya. Khái niệm Năm hồi quy là chu kỳ kinh doanh biểu thị quá trình khai thác hết những cây rừng đạt đường kính khai thác và cũng chính trong những năm đó thông qua quá trình sinh trưởng liên tục những cây rừng chưa đạt đường kính khai thác lại đạt đường kính khai thác và có thể lại tiến hành lợi dụng được. Năm hồi quy là chu kỳ kinh doanh áp dụng cho phương thức khai thác chọn thô. Đối tượng khai thác là những cây rừng đạt đến một kích thước nhất định và đối tượng là rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNb. Xác định năm hồi quy U = AD max- ADmin - Căn cứ xác định năm hồi quy: Do vậy để xác định được năm hồi quy ta phải xác định được đường kính bắt đầu khai thácCăn cứ để xác định đường kính khai thác: - Mục đích kinh doanh - Điều kiện lập địa - Đặc tính sinh vật học của cây rừng - Tình hình sinh trưởng vệ sinh của rừng - Kết cấu số cây theo cỡ đường kính.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Phương pháp xác định năm hồi quy+ Phương pháp của Rpakob Sử dụng công thức Martin để xác định tuổi cho đường kính khai thác lớn nhất và đường kính khai thác nhỏ nhất. Sau đó lấy tuổi của đường kính khai thác lớn nhất trừ đi tuổi của đường kính bắt đầu khai thác từ đó có được năm hồi quy. Phương pháp này đạt độ chính xác không caoCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN+ Phương pháp của Oplop Cũng sử dụng phương pháp Martin để tính tuổi cây rừng nhưng khắc phục nhược điểm của Rpakob ở chỗ: khi nghiên cứu ông đã xem xét toàn diện và hợp lý hơn, tức là trong rừng cây có cùng điều kiện lập địa, cùng tổ thành, tiến hành chọn ra những cây tiêu chuẩn để nghiên cứu. Tiến hành xác định tuổi cho từng cấp đường kính, từ đó tìm ra được tuổi ở đường kính khai thác lớn nhất và tuổi ở đường kính bắt đầu khai thác, từ đó tính ra năm hồi quy.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNc. Một số chú ý - Trong rừng hỗn loài khác tuổi, tốc độ sinh trưởng của các loài cây khác nhau là rất khác nhau, do đó năm hồi quy của từng loài cây rừng cũng khác nhau, tuy nhiên trên cùng một diện tích chúng ta không thể áp dụng được nhiều năm hồi quy khác nhau. Vì vậy xác định năm hồi quy cho đối tượng rừng này cần phải xác định năm hồi quy cho nhóm loài cây chủ yếu với cách tính là trị bình quân về năm hồi quy của các loài riêng lẻ. - Năm hồi quy khác với thời gian gián cách giữa hai lần khai thác. Nó bao gồm nhiều thời gian gián cách giữa hai lần khai thác để cho hoàn cảnh rừng không bị thay đổi đột ngột.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNd. Ý nghĩa của năm hồi quy - Năm hồi quy là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng để tổ chức sản xuất lâm nghiệp lâu dài liên tục khi áp dụng phương thức khai thác chọn thô. Vì năm hồi quy là chu kỳ kinh doanh biểu thị quá trình lặp lại giữa các lần khai thác những bộ phận cây rừng đạt quy cách kích thước nhất định. - Năm hồi quy còn là một trong những chỉ tiêu để tính lượng khai thác hàng năm trong phương thức khai thác chọn thô, vì nó là cơ sở quan trọng trong điều chỉnh sản lượng rừng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN2. Tuổi khai thác chínha. Khái niệm Là chu kỳ kinh doanh của phương thức khai thác trắng và khai thác dần. Nó là tuổi thấp nhất có thể tiến hành khai thác tập trung những cây rừng trong loại hình kinh doanh. - Tuổi thấp nhất: để có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Khi cây rừng đạt đường kính khai thác thì tiến hành khai thác ngay. - Tiến hành khai thác tập trung: Để sản phẩm thu được có tập trung, cùng một lúc đồng thời giảm về thời gian, tiền vốn, nhân lực.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNb.Căn cứ để xác định tuổi khai thác chính - Tuổi khai thác chính biểu thị thời kỳ cây rừng đã đạt thành thục cần tiến hành khai thác nên nó lấy tuổi thành thục làm cơ sở. Tuy nhiên không thể nhầm lẫn giữa hai khái niệm này: + Tuổi thành thục là tuổi đánh dấu trạng thái của cây rừng đạt được mục đích kinh doanh Tuổi khai thác chính là chu kỳ kinh doanh. + Đối tượng xác định tuổi thành thục là một cây rừng cá lẻ hay một rừng cây đồng loại Đối tượng xác định của tuổi khai thác chính là cả loại hình kinh doanh.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN+ Tuổi thành thục rừng là một giá trị tuyệt đối. Tuổi khai thác chính là một trị bình quân mang tính chất tương đối.+ Khi xác định tuổi thành thục rừng chỉ cần nghiên cứu trực tiếp vào đối tượng là cây rừng cá lẻ hay lâm phần đồng loại. Khi xác định tuổi khai thác chính cho cả một loại hình kinh doanh thì cần phải cân nhắc trên nhiều phương diện khác nhau như kết cấu tài nguyên rừng trong loại hình kinh doanh, tình hình sinh trưởng vệ sinh rừng và tuổi khai thác chính đã áp dụng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN+ Đối với rừng sản xuất gỗ xác định tuổi khai thác chính thường căn cứ vào tuổi thành thục công nghệ và thành thục số lượng là chủ yếu nhưng cũng cần quan tâm đến thành thục phòng hộ và thành thục tự nhiên. Tuổi khai thác chính cho đối tượng rừng này thường xác định phù hợp với thành thục công nghệ, lớn hơn thành thục số lượng và nhỏ hơn thành thục tự nhiên.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNCăn cứ vào kết cấu tài nguyên rừng trong loại hình kinh doanh: kết cấu tài nguyên rừng trong loại hình kinh doanh khác nhau thì cần xác định tuổi khai thác chính khác nhau, nhằm mục đích điều chỉnh dần về mặt kết cấu, đảm bảo cho việc lợi dụng tài nguyên rừng lâu dài liên tục.- Căn cứ vào tình hình sinh trưởng vệ sinh của rừng: Xấu nên xác định tuổi khai thác chính thấp, để nhanh chóng khai thác hết tài nguyên rừng đó và thay bằng rừng mới có sức sản xuất cao hơn.- Căn cứ vào tuổi khai thác chính đã áp dụng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNc. Ý nghĩa của tuổi khai thác chính - Tuổi khai thác chính giúp cho việc tổ chức sản xuất trong phương thức khai thác trắng và khai thác dần được hợp lý, vì nó là cái mốc về không gian và thời gian giữa nuôi dưỡng và lợi dụng rừng. - Tuổi khai thác chính là cơ sở để tính toán lượng khai thác. - Tuổi khai thác chính là cơ sở để phân chia tổ tuổi và từ đó có thể định ra được các biện pháp kinh doanh tương ứng cho từng tổ tuổi.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN3.2. Điều kiện sử dụng bền vững tài nguyên rừng và tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.3.2.1. Điều kiện sử dụng bền vững tài nguyên rừng *Điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng gỗ1) Đạt tới lượng tăng trưởng cao nhất trong 1 thời gian dài.2) Tạo lập được kết cấu ổn định các lâm phần trong không gian.3) Tạo được kết cấu trữ lượng gỗ ổn định.4) Tạo được tổng trữ lượng ổn định.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN*Điều kiện đảm bảo ổn định quá trình sản xuất gỗ Trong 4 điều kiện đảm bảo ổn định sản lượng gỗ đã nêu trên đây, 2 điều kiện đầu có ý nghĩa quyết định đối với việc ổn định quá trình sản xuất gỗ. CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN*Điều kiện ổn định sản lượng tiền Tương tự như ổn định trong sản xuất gỗ việc ổn định sản lượng tiền cũng đòi hỏi phải có lượng tăng trưởng cao nhất và tổ chức không gian phù hợp nhất trong một đối tựơng quy hoạch. Song thay cho những cố gắng đạt được trữ lượng lớn với cấu trúc ổn định trong lâm phần kinh tế là việc tạo lập vốn tư bản mà trong đó trữ lượng gỗ và tư bản tài chính ở ngân hàng có thể trao đổi lẫn nhau được. - Nhu cầu lớn - giá cao - lượng khai thác lớn - tích luỹ tiền lớn.- Nhu cầu thấp - giá thấp - lượng khai thác thấp - rối loạn tư bản.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN*Điều kiện ổn định về khả năng cung cấp gỗ Để cho khả năng cung cấp gỗ ngày một cao hơn và ổn định trong một thời gian dài, công tac điều chỉnh sản lượng cần cân nhắc các điều kiên cơ bản sau:1) Duy trì và nâng cao năng suất lập địa.2) Đạt lượng tăng trưởng cao nhất về số và chất lượng 1 cách lâu dài.3) Thiết lập kết cấu rừng tối ưu nhất.4) Đạt được trữ lượng và kết cấu trữ lượng (cả về số và chất lượng) tối ưu.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN*Điều kiện ổn định các yêu cầu xã hội Trong khuôn khổ đáp ứng các chức năng của rừng đối với xã hội thì việc ổn định khả năng sản xuất gỗ là điều kiện tiên quyết nhằm:1) Tạo khả năng cung cấp gỗ lâu dài, liên tục với số lượng cao nhất, đồng thời.2) Đạt được tỷ lệ thích hợp giữ chi phí và