Nhâncáchlà tổ hợpnhữngthuộc tính Tâmlý
củaconngười,biểuhiệnởbảnsắcvàgiátrịXH
củangườiấy.
Nhâncách là tổng hòakhôngphảimọiđặc
điểmcáthể củaconngười,màchỉnhữngđặc
điểmnàoquiđịnhconngườinhưlà mộtthành
viêncủaxãhội,mộtngườilao động,mộtnhà
hoạtđộngcóýthức
27 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Nhân cách và hình thành nhân cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Nhân cách và hình
thành nhân cách
1.1. Định nghĩa nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính Tâm lý
của con người, biểu hiện ở bản sắc và giá trị XH
của người ấy.
Nhân cách là tổng hòa không phải mọi đặc
điểm cá thể của con người, mà chỉ những đặc
điểm nào qui định con người như là một thành
viên của xã hội, một người lao động, một nhà
hoạt động có ý thức.
Định nghĩa nhân cách
Ý thức bản ngã” (cái tôi) của nhân cách, trong đó
bao gồm cả ý thức giới tính của trẻ cũng bắt đầu
được hình thành.
Các thuộc tính TL cũng dần rõ nét, lần lượt thêm
vào ý thức bản ngã này mọi tác động của TG bên
ngoài đều khúc xạ qua nó.
ý thức bản ngã đóng vai trò trụ cột trong nhân
cách.
Đặc điểm cơ bản của nhân cách
Các đặc điểm
cơ bản
của nhân cách
Tính
thống
nhất
Tính
giao
lưu
Tính
ổn
định
Tính
tích
cực
2.Cấu trúc tâm lí của nhân cách
Nhân cách cũng có một cấy trúc nhất định, được đặc
trưng bởi một tổ chức nhất định. Tuỳ theo quan niệm
về bản chất nhân cách, ta có những cấu trúc khác
nhau:
- Quan điểm coi nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản:
nhận thức (gồm cả trí thức và năng lực trí tuệ), tình
cảm (rung cảm, thái độ) và ý chí (phẩm chất ý chí, kỹ
năng, kỹ xảo, thói quen).
- Platon cho rằng nhân cách gồm 4 tiểu cấu trúc:
Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học: bao gồm khí chất,
giới tính, lứa tuổi và cả những đặc điểm bệnh lý.
Tiểu cấu trúc các đặc điểm của các qúa trình TL: các
phẩm chất trí tuệ, trí nhớ, ý chí, đặc điểm của xúc cảm )
Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm: tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thói quen
Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý
tưởng, thế giới quan, niềm tin
- Quan điểm coi cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt
thống nhất với nhau là đức và tài (phẩm chất và năng lực),
có thể tóm tắt cấu trúc theo hướng này qua bảng sau:
Phẩm chất (đức) Năng lực (tài)
-Phẩm chất xã hội (hay đạo
đức, chính trị): thế giới
quan, lí tưởng, niềm tin, lập
trường
- Phẩm chất cá nhân (hay
đạo đức, tư cách): các tính
nết, đức tính, các thói, tật
- Phẩm chất ý chí: tính mục
đích, tính tự chủ, tính kỉ
luật, tính quả quyết, tính phê
phán.
- Cung cách ứng xử: tác
phong, lễ tiết, tính khí.
- Năng lực xã hội hoá: khả năng
thích ứng, hoà nhập, tính mềm
dẻo, cơ động, linh hoạt trong
cuộc sống.
- Năng lực chủ thể hoá: khả
năng thể hiện tính độc đáo, đặc
sắc, cái riêng, cái bản lĩnh của cá
nhân.
- Năng lực hành động: khả năng
hành động có mục đích, chủ
động tích cực, có hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp: khả năng
thiết lập và duy trì mối q/hệ với
người khác
Gần đây trong một số tài liệu tâm lý học xem nhân
cách bao gồm 4 bộ phận:
Xu hướng nhân cách
Những khả năng của nhân cách
Phong cách hành vi của nhân cách
Hệ thống “cái tôi” (cấu tạo tự ý tthức) – hệ thống
điều khiển, điều chỉnh hành vi của nhân cách.
- Quan điểm khá phổ biến xưa nay coi nhân cách gồm
4 thuộc tính tâm lý phức hợp, điển hình của cá nhân:
xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
Tóm lại, cấu trúc của nhân cách khá phức tạp, bao
gồm nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại chế ước
lẫn nhau, tạo nên một bộ mặt tương đối ổn định
nhưng cũng rất cơ động.
Nhờ có cấu trúc tâm lí của nhân cách như vậy mà
con người có thể vừa biểu hiện phong cách, bản chất
của mình, vừa có thể làm chủ được bản thân, thể
hiện tính mềm dẻo, linh hoạt cao với tư cách là chủ
thể đầy sáng tạo, phù hợp với các điều kiện khác
nhau trong hoạt động và giao tiếp.
3. Sự hình thành và phát triển nhân cách
Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách
3.1. Giáo dục và nhân cách
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch
ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự
hình thành và phát triển tâm lý ý thức nhân cách
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách:
- Vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách
- Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ
sau lĩnh hội, tiếp thu nền văn hóa xã hội - lịch sử
- Phát huy tối đa các mặt mạnh, các yếu tố chi phối sự
phát triển nhân cách
3.2. Hoạt động của cá nhân
Hoạt động là nhân tố tồn tại của con người, là nhân tố quyết
định trực tiếp đén sự hình thành và phát triển nhân cách.
Thông qua hoạt động mà nhân cách được hình thành và bộc
lộ
Sự hình thành nhân cách phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở
mỗi thời kỳ nhất định
3.3. Giao tiếp với nhân cách
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài
người, là nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người.
Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội,
lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực. Mặt khác đóng góp
tài lực vào kho tàng nhân loại
Qua giao tiếp con người nhận thức người khác và nhận thức
bản thân mình, là điều kiện cơ bản của sự hình thành và phát
triển nhân cách
3.4. Tập thể và nhân cách
Là điều kiện, môi trường để hình thành và phát triển
nhân cách
3.5 Sự hoàn thiện nhân cách
Thông qua tác động của giáo dục, hoạt động, giao
tiếp, tập thể
Cá nhân cần tự ý thức để tự hoàn thiện nhân cách.
Những nhân tố ảnh hưởng
đến sự hình thành và phát triển nhân cách
3.1. Nhân tố bẩm sinh – di truyền
3.2. Nhân tố hoàn cảnh
3.3. Nhân tố giáo dục
3.4. Nhân tố hoạt động
3.5. Nhân tố giao tiếp
3.1.Nhân tố bẩm sinh – di truyền
Nhân tố bẩm sinh – di truyền (nhân tố thể chất): là
toàn bộ những đặc điểm giải phẫu – sinh lí của cơ thể
nói chung và của hệ thần kinh nói riêng có sẵn khi con
người mới sinh ra, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Bẩm sinh : là chỉ cái gì đã có khi mới sinh ra.
Di Truyền: là chỉ cái gì của thế hệ trước truyền lại cho
thế hệ sau ...
-
3.2. Nhân tố hoàn cảnh
Hoàn cảnh tự nhiên:
Ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lí đến Tâm lý con
người.
Theo quan điểm TLH Mácxít hoàn cảnh tự nhiên
không giữ vai trò quan trọng và quyết định, mà nó
chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển Tâm Lý, Nhân Cách
cá nhân.
Hoàn cảnh xã hội.
Nhân tố hoàn cảnh
C.Mác: “Thực ra con người tạo ra hoàn cảnh đến
mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức
ấy”.
Nhân cách con người không phải do hoàn cảnh
quyết định một cách bị động, máy móc như trong quan
điểm trên, mà trong một hoàn cảnh nhất định, hoàn
cảnh nào mà con người tác động tới thì nó mới tác
động tới con người và hình thành những đặc điểm tâm
lý , nhân cách .
Nhân tố hoàn cảnh
Song theo quan điểm TLH Mácxít, hoàn cảnh
xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát
triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
C.Mác: “bản chất của con người là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội Đặc điểm tâm lý,
nhân cách do quan hệ xã hội qui định.
Nhân tố hoàn cảnh
-Thống kê tâm lý học cũng cho thấy điều đó:
Trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề
buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%; gia đình có
người phạm tội chiếm 40%; trẻ em chưa ngoan do
nguồn gốc gia đình sống không trong sạch, lành
mạnh chiếm gần 83%,
Nhân tố hoàn cảnh
Quan hệ bạn bè:
Đây là mối quan hệ xã hội đầu tiên mà con người
giao tiếp khi gia nhập vào đời sống XH, nó có ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách .
Theo số liệu khảo sát số trẻ em hư tại các trường
giáo dục trẻ em cho thấy: 80% trẻ em ở đây thích ở
nhóm bạn bè hơn ở gia đình; 50% coi hành động côn
đồ, liều lĩnh của bạn khác là “đức tính dũng cảm” và
chịu ảnh hưởng của đức tính đó.
3.3. Nhân tố giáo dục
Khái niệm giáo dục: là quá trình tác động có ý thức,
có mục đích và có Kế Hoạch tới thế hệ trẻ về mặt tư
tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học
sinh thông qua gia đình, nhà trường và các cơ quan,
tổ chức giáo dục ngoài nhà trường.
GD giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát
triển NC của thế hệ trẻ:
- GD vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách cá nhân, dẫn dắt sự hình thành và phát
triển nhân cách theo chiều hướng đó.
- GD có thể đem lại những cái mà các nhân tố bẩm
sinh – di truyền không thể đem lại được.
Nhân tố giáo dục
- GD có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem
lại.
- GD có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do
tác động tự phát của môi trường gây nên, làm cho nó
phát triển theo hướng mong muốn của XH.
- GD có thể đi trước hiện thực.
- GD phải được kết hợp trong môi trường gia đình, đó
là gia đình, nhà trường và XH.
3.4. Nhân tố hoạt động
- Hoạt động của cá nhân là con đường quyết định trực
tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cá
nhân.
- Hoạt động để lại dấu ấn lên chính bản thân con
người. Tâm lý không chỉ được thể hiện trong hoạt
động, mà còn được hình thành trong hoạt động .
- Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt
động, vì hoạt động của con người là hoạt động có
mục đích, có tính chất XH, tập thể, được thực hiện
bằng những thao tác và công cụ nhất định.
3.5. Nhân tố giao tiếp
Hoạt động của con người bao giờ cũng có hai loại
quan hệ:
- Loại quan hệ thứ nhất: QH với SVHT trong TN hay
với một SP tinh thần trong XH, nhưng đều là KT. Gọi
QH này là HĐ với đối tượng. Đây là QH chủ thể -
khách thể.
- Loại QH thứ hai: QH với những con người trong XH,
với những NC. Gọi QH này là HĐ giao tiếp (giao
tiếp). Đây là QH chủ thể - chủ thể.
Nhân tố giao tiếp
Vai trò của giao tiếp:
Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của XH cũng như của cá nhân. Nó là
con đường quan trọng nhất của sự phát triển TL con
người trong quá trình phát sinh cá thể của nó.
Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người
những hứng thú nhận thức khác nhau.
Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu XH
cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người.
Con khØ ®ưîc huÊn luyÖn, hoÆc do b¾t chíc, cã thÓ
biÕt cÇm chæi quÐt nhµ, cÇm bóa ®Ëp vì g¹ch, hoÆc
®eo kÝnh lªn m¾t, v. v
Nh÷ng hµnh ®éng ®ã cña con khØ vÒ b¶n chÊt cã
kh¸c g× víi nh÷ng viÖc lµm t¬ng tù cña con ngêi hay
kh«ng? T¹i sao?