Rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ
• Phân loại vàcác đặc trưng của khoản vay
• Lãi vàphí
• Lãi suất vàkhối lượng tín dụng
• Đo lường rủi ro tín dụng
• Danh mục khoản vay vàrủi ro tập trung
–Các mô hình đơn giản vềrủi ro tập trung khoản vay
59 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Rủi ro tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ RỦI RO
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Giảng viên: PGS.TS Trần Thị Thái Hà
1
RủI RO TÍN DụNG
Chương 3
2
Những nội dung chính
• Rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ
• Phân loại và các đặc trưng của khoản vay
• Lãi và phí
• Lãi suất và khối lượng tín dụng
• Đo lường rủi ro tín dụng
• Danh mục khoản vay và rủi ro tập trung
– Các mô hình đơn giản về rủi ro tập trung khoản vay
Các loại khoản vay
• Khoản vay thương mại (C&I)
• Khoản vay bất động sản
• Khoản vay cá nhân (tiêu dùng)
Khoản vay thương mại
• Ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy mục đích tài trợ (vốn
lưu động hay máy móc thiết bị)
• Đồng tài trợ do nhiều FI cung cấp
• Có hoặc không có bảo đảm: đánh đổi giữa tài sản
thế chấp và lãi suất trên khoản vay.
• Khoản vay giao ngay và cam kết khoản vay
• Lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi
• Khả năng thay thế của thương phiếu làm giảm tầm
quan trọng của khoản vay thương mại.
Khoản vay bất động sản
• Chủ yếu là khoản vay mua nhà ở và thế chấp nhà
(mortgages).
• Quy mô khoản vay; hệ số khoản vay trên giá trị
(LTV); thời hạn (thường khá dài).
• Lãi suất và phí (hoa hồng, chiết khấu, khoản trả
trước)
• Lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh
Khoản vay tiêu dùng
• Tài trợ các khoản vay tiêu dùng
• Do nhiều loại hình FI cung cấp, thẻ tín dụng được
sử dụng phổ biến.
• Khoản vay trong hạn mức (được phép rút tiền và
hoàn trả nhiều lần trong thời gian của hợp đồng).
Lợi suất trên một khoản vay
• Các yếu tố tác động tới lợi suất hứa hẹn trên 1
đồng cho vay
– Lãi suất trên khoản vay
– Bất kỳ khoản phí nào liên quan tới khoản vay
– Mức bù rủi ro tín dụng trên khoản vay
– Tài sản thế chấp của khoản vay
– Những khoản mục phi giá khác (đặc biệt là số dư ký
quỹ và dự trữ bắt buộc)
Lợi suất hứa hẹn trên
một khoản vay
• Một FI thực hiện một khoản vay thương mại giao
ngay, thời hạn 1 năm, 1 triệu $.
Lãi suất cho vay tối thiểu (BR) = 12%
+ Mức bù rủi ro tín dụng (m) = 2%
BR + m = 14%
• BR: phản ánh chi phí vốn bình quân của FI hoặc chi
phí biên của quỹ (lãi suất thương phiếu; lãi suất quỹ
bình quân hay Libor) hay lãi suất cho vay tốt nhất.
Ba loại phí
gắn với một khoản vay
• Phí phát hành khoản vay, f (xử lý hồ sơ vay)
• Tiền đặt cọc bắt buộc, dưới dạng tiền gửi không
kỳ hạn, không có lãi (b)
• Dự trữ bắt buộc (R) do NHTU đòi hỏi đối với FI
trên số tiền gửi không kỳ hạn, bao gồm cả tiền đặt
cọc.
Cùng với rủi ro tín dụng, những yếu này cần được xem xét
khi đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của khoản vay.
Lợi suất gộp trên khoản vay (k)
• k = ROA trên 1$ cho vay
• Tử số: dòng tiền vào hứa hẹn trên 1$, phản ánh phí trực
tiếp (f) cộng với lãi trên khoản vay (BR + m).
• Mẫu số: với mỗi 1$ cho vay, số dư đặt cọc không có lãi là b;
số tiền ròng nhận được là 1-b, nếu cộng cả dự trữ bắt buộc
theo tỷ lệ R thì tổng chi phí của FI trên khoản vay 1$ là
1-b + Rb = 1 – b(1- R)
)]1([1
)(
11
Rb
mBRf
k
Chú ý
• Khi lãi suất tối thiểu trên khoản vay được xác định,
thì mức bù rủi ro tín dụng là yếu tố chủ yếu xác
định lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay.
• Khi thị trường cho vay thương mại trở nên cạnh
tranh hơn, thì cả (f) lẫn (b) đều trở nên ít quan
trọng hơn.
Lợi suất kỳ vọng của khoản vay
• Lợi suất hứa hẹn trên một khoản vay, (1 + k),
bao gồm lãi suất khoản vay + những khoản ngoài
lãi.
• Lợi suất hứa hẹn có thể rất khác với lợi suất kỳ
vọng và lợi suất thực tế, do có rủi ro vỡ nợ.
E (r) = p (1 + k)
(p = xác suất hoàn trả khoản vay)
Nếu p < 1, tức rủi ro vỡ nợ tồn tại. FI phải:
(1) Ấn định m đủ cao để bù đắp rủi ro
(2) thừa nhận rằng: m cao; f cao và lãi suất gốc
cao có thể làm giảm p.
k và p có thể có quan hệ ngược chiều
• Từ đó, FI thường phải kiểm soát rủi ro tín dụng
theo hai phương diện:
Giá (tức là lợi suất hứa hẹn): 1 + k
Lượng (tức là tính sẵn có của tín dụng)
• Nói chung, so với khoản vay C&I (bán buôn), kiểm
soát về lượng đối với những khác biệt rủi ro tín
dụng của khoản vay tiêu dùng mạnh hơn kiểm soát
về giá.
Quyết định tín dụng bán lẻ
• Khoản vay có quy mô nhỏ; chi phí thu thập thông
tin cao → đa số các quyết định bán lẻ thường chỉ là
chấp nhận hoặc bác bỏ.
• Chỉ phân biệt khối lượng mà không phân biệt lãi
suất : phân phối tín dụng (“credit rationing”).
– Hai người vay có thể chịu cùng mức lãi suất, nhưng khối
lượng được vay là khác nhau.
– Hai người vay khoản vay thế chấp BĐS có thể đều được
chấp nhận, với lãi suất như nhau, nhưng sẽ bị phân biệt
theo hệ số LTV.
Quyết định tín dụng bán buôn
• Với các khoản vay C&I, FI sử dụng và lãi suất và
khối lượng tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng.
• Dựa vào lãi suất cho vay tốt nhất BR
Người vay có rủi ro thấp: lãi suất < BR
Người vay có rủi ro cao: lãi suất > BR
• FI sẵn sàng cho vay tới người vay C&I rủi ro cao,
miễn là họ trả mức lãi suất đủ cao (m đủ cao).
16
Mối quan hệ lãi suất hứa hẹn và
lợi suất kỳ vọng trên khoản vay
• Ls rất cao khuyến khích đầu tư vào dự án rủi ro
cao ; xác suất thu lợi nhuận cao , xác suất vỡ nợ
; FI có thể bị mất cả lãi lẫn gốc.
• Ls cao, những người vay rủi ro thấp sẽ không tới
vay FI, hoặc chuyển việc sử dụng tiền vay sang
những dự án có rủi ro cao.
• → Chất lượng trung bình các khoản vay của FI
giảm
Quá một mức lãi suất nhất định, tốt nhất là FI thực hiện phân phối tín dụng
với các khoản vay bán buôn, tức là không cho vay hoặc giảm bớt số khoản
vay. Thay vì phân bổ theo giá (đòi mức bù rủi ro), FI có thể cần xác lập một
khối lượng trần mà nó sẵn sàng cho vay để tối đa hóa lợi suất dự tính từ
việc cho vay.
Lợi suất dự tính trên
khoản vay [p(1+k)] %
Lãi suất hứa hẹn trên
khoản vay (k) %
k*
E(r)*
1 8 14
Đo lường rủi ro tín dụng
• Các phương pháp và mô hình đánh giá xác suất vỡ
nợ trên trái phiếu và khoản vay là tương tự nhau.
• Trái phiếu và khoản vay: thường có các khoản
thanh toán cố định hoặc chỉ số hóa, có vị trí ưu tiên
cao hơn so với cổ phiếu, và đều có khế ước đi kèm.
• Khế ước:
– Thỏa thuận về các hành động nhằm nâng cao xác suất
hoàn trả.
– Những giới hạn đối với loại và khối lượng nợ mới, đầu tư,
bán tài sản, hoặc các hệ số tài chính của bên vay, trong
khi khoản vay và trái phiếu tồn tại.
Các mô hình rủi ro vỡ nợ
• Đánh giá rủi ro vỡ nợ trên khoản vay và trái phiếu
– Các mô hình định tính
– Các mô hình định lượng
• Các mô hình này không loại trừ nhau, có thể sử
dụng một hoặc nhiều mô hình để đưa ra quyết định
về một mức giá tín dụng (lãi suất) hoặc về phân bổ
khối lượng khoản vay.
Các mô hình định tính
– Khi không có thông tin công khai về chất lượng của
người vay, FI phải thu thập thông tin từ các nguồn riêng
nhằm đưa ra nhận định có đủ thông tin về xác suất vỡ
nợ của người vay và giá của khoản vay hay món nợ.
– Các yếu tố chủ chốt tham gia vào quyết định tín dụng:
• (1) Các yếu tố thuộc về người vay và
• (2) Các yếu tố thị trường tác động tới tất cả những
người vay tại thời điểm của quyết định tín dụng.
Các yếu tố thuộc người vay
• Uy tín;
- Liên quan tới lịch sử tín dụng, mối quan hệ lâu dài
giữa người vay-người cho vay.
• Đòn bẩy: nợ/VCSH; tác động tới xác suất vỡ nợ
• Tính biến động của thu nhập: tác động tới xác suất đáp
ứng các khoản thanh toán, với một cơ cấu vốn xác định.
• Tài sản thế chấp: khoản vay có thể có hoặc không có tài
sản thế chấp, theo đó độ rủi ro tín dụng sẽ khác nhau.
Các yếu tố thị trường
• Chu kỳ kinh doanh
– Vị trí của nền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh giúp đánh
giá xác suất vỡ nợ của người vay.
– Trong thời kỳ suy thoái: FI có xu hướng nâng mức độ
phân phối tín dụng
• Mức lãi suất
– Lãi suất cao (chính sách tiền tệ thắt chặt): huy động vốn
đắt đỏ, rủi ro tín dụng cao.
– Lãi suất cao có thể khuyến khích người vay chấp nhận
rủi ro quá mức, hoặc khuyến khích chỉ những khách
hàng rủi ro nhất mới đi vay.
Các mô hình cho điểm tín dụng
• Khái niệm: là những mô hình định lượng sử dụng
những đặc trưng quan sát được của người vay để
– (a) tính ra một số “điểm” thể hiện xác suất vỡ nợ của
người vay, hoặc
– (b) phân loại người vay thành các loại rủi ro vỡ nợ khác
nhau.
Những đặc điểm của người vay
Lựa chọn và kết hợp những đặc điểm kinh tế và tài
chính này của người vay cho phép:
• Lượng hóa những yếu tố nào là quan trọng khi giải
thích rủi ro vỡ nợ.
• Đánh giá mức độ hoặc tầm quan trọng tương đối
của những yếu tố này.
• Cải thiện việc định giá rủi ro vỡ nợ
• Nâng cao khả năng sàng lọc những đơn xin vay xấu
• Củng cố căn cứ để tính toán khoản dự phòng mất
khoản vay.
Mô hình xác suất tuyến tính
• Bản chất:
Sử dụng dữ liệu trong quá khứ làm đầu vào để giải
thích tình trạng hoàn trả các khoản vay cũ
Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố được sử
dụng khi giải thích trạng thái hoàn trả trong quá khứ
sẽ dự báo xác suất hoàn trả các khoản vay mới,
(ước tính p)
• Chia các khoản vay cũ thành hai nhóm, nhóm vỡ
nợ (PDi = 1) và nhóm không vỡ nợ (PDi = 0).
• Liên kết các quan sát bằng hồi quy tuyến tính với
một tập hợp j các biến nguyên nhân Xij, phản ánh
thông tin định lượng về người vay thứ i.
Trong đó βj là tầm quan trọng ước tính của biến số thứ j đối
với việc hoàn trả trong quá khứ.
errorXPD ij
n
j
ii
1
Ví dụ
• Giả sử có hai yếu tố ảnh hưởng tới trạng thái vỡ
nợ của người vay trong quá khứ: nợ/vốn CSH (tức
D/E) và doanh thu/tài sản (S/A). Dựa vào kinh
nghiệm, có thể ước tính mô hình xác suất tuyến
tính như sau:
PDi = 0,5 (D/Ei) + 0,1 (S/Ai)
• Một người vay tiềm năng có D/E = 0,3 và S/A =
2,0, xác suất vỡ nợ ước tính của người vay này:
PDi = 0,5 (0,3) + 0,1(2,0) = 0,35
Nhược điểm của mô hình
• Tích của các βj với các biến Xij là giá trị ước tính
của PDi , được hiểu là xác suất vỡ nợ của người
vay, với p là xác suất hoàn trả.
E(PDi) = (1 – pi)
• Nhược điểm: xác suất vỡ nợ ước tính thường
nằm ngoài dải 0-1.
Mô hình logit
• Khắc phục vấn đề trên, giới hạn các giá trị ước tính
của PDi từ mô hình xác suất tuyến tính trên nằm
trong dải giữa 0 và 1, bằng cách đưa PDi vào công
thức sau:
• Trong đó e = 2,718 và F(PDi) là giá trị đã được điều
chỉnh của PDi.
PDii e
PDF
1
1
)(
Các mô hình
phân hạng tuyến tính
• E.I. Altman xây dựng, áp dụng cho các công ty
chế tạo giao dịch đại chúng ở Mỹ.
• Bản chất: dựa vào những đặc tính quan sát
được của người vay (Xj) để phân chia thành loại
có rủi ro vỡ nợ cao và loại có rủi ro vỡ nợ thấp.
• Những đặc tính quan sát đó là các hệ số tài
chính khác nhau của người vay và tầm quan
trọng có trọng số của các hệ số này, dựa trên
kinh nghiệm.
Hàm phân hạng của Altman
• Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6X4 + 1,0X4
X1= vốn lưu động/tổng tài sản
X2 = thu nhập giữ lại/tổng tài sản
X3 = EBIT/tổng tài sản
X4 = MV của VCSH/BV của Nợ dài hạn
X5 = doanh số/tổng tài sản
• Điểm Z (Z score) càng cao thì rủi ro vỡ nợ càng
thấp.
Z < 1,81: rủi ro vỡ nợ cao
1,81 < Z < 2,99: rủi ro vỡ nợ không thể xác định
Z > 2,99: rủi ro vỡ nợ thấp.
Nhược điểm của mô hình
– Chỉ phân biệt hai loại người vay ở hai cực: vỡ nợ và
không vỡ nợ.
– Không có một lý do kinh tế rõ ràng nào để cho rằng các
trọng số sẽ không thay đổi, trừ khi thời kỳ xem xét là rất
ngắn.
– Bỏ qua những yếu tố khó định lượng, nhưng rất quan
trọng đối với quyết định có vỡ nợ hay không : uy tín của
người vay, bản chất dài hạn của mối quan hệ người vay-
người cho vay
– Dữ liệu về vỡ nợ thường không đầy đủ.
Các mô hình mới
• Sử dụng lý thuyết tài chính và các dữ liệu sẵn có
hơn trên thị trường tài chính để suy đoán xác suất
vỡ nợ trên các công cụ nợ và khoản vay.
• Thích hợp hơn cho việc đánh giá các khoản vay tới
những người vay lớn thuộc khu vực công ty.
• Ví dụ: phương pháp cấu trúc thời hạn của rủi ro tín
dụng; phương pháp tỷ lệ tử vong; mô hình
RAROC; mô hình quyền chọn
Tính rủi ro tín dụng từ cấu trúc
thời hạn
• Bản chất:
– Phân tích mức bù rủi ro trong cơ cấu lãi suất của các
khoản nợ công ty hay khoản vay tới những người vay
có rủi ro tương đương, đánh giá rủi ro tín dụng và
xác suất vỡ nợ.
• Ví dụ:
– So sánh các strips Kho bạc với trái phiếu Zero của
công ty, cùng thời hạn → mức bù rủi ro tín dụng đòi
hỏi và xác suất vỡ nợ ngầm định từ các dữ liệu lãi
suất thực tế trên thị trường
Trái phiếu công ty
Trái phiếu Kho bạc
Thời hạn (năm)
Lợi suất (%)
15,8%
10%
18%
11%
Đường cong lợi suất
(trái phiếu chiết khấu của Công ty và Kho bạc)
Xác suất vỡ nợ
của công cụ nợ một năm
– Giả sử một FI đòi hỏi lợi suất trên một trái phiếu công ty
1 năm ít nhất bằng lãi suất phi rủi ro trên trái phiếu Kho
bạc 1 năm. p là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi,
(1 – p) là xác suất vỡ nợ.
Giả định nếu người vay vỡ nợ, FI sẽ không nhận được gì.
– Gọi lợi suất trên trái phiếu công ty một năm là (1 + k) và
trên trái phiếu Kho bạc là (1 + i).
– Nhà quản trị FI sẽ bàng quan giữa hai công cụ này khi
p(1 + k) = (1 + i) lợi suất kỳ vọng trên trái phiếu công
ty bằng lãi suất phi rủi ro.
Ví dụ
– Giả sử lãi suất trên trái phiếu zero Kho bạc một năm i =
10% và trph zero 1 năm công ty hạng B k = 15,8%.
– → xác suất hoàn trả ngầm định bởi thị trường:
p = (1 + i)/(1 + k) = 1,100/1,158 = 0,95, do đó xác suất vỡ
nợ là (1 – p) = 0,05.
– Xác suất vỡ nợ 5% trên trái phiếu công ty đòi hỏi FI phải
đặt mức bù rủi ro = k – i = 5,8%.
– Khi xác suất hoàn trả (p) giảm, và xác suất vỡ nợ (1 – p)
tăng, khoản chênh lệch đòi hỏi giữa k và i, , sẽ tăng.
– Giả sử FI có thể thu hồi được một phần khoản vay trong
trường hợp người vay vỡ nợ hay phá sản. Tỷ lệ thu hồi
là (>0). Lợi suất dự tính trên khoản vay sẽ được đặt
bằng lợi suất phi rủi ro:
[(1 – p) (1 + k)] + [p(1 + k)] = 1 + i
(trong đó, [(1 – p) (1 + k)] là khoản FI dự tính có thể thu
hồi trong trường hợp người vay vỡ nợ).
– Nếu khoản vay có tài sản thế chấp, sao cho >0, thì với
một xác suất rủi ro vỡ nợ (1 – p) xác định, mức bù rủi ro
đòi hỏi trên khoản vay sẽ nhỏ hơn.
– Đòi hỏi tài sản thế chấp là một phương pháp kiểm soát
rủi ro vỡ nợ, thay thế trực tiếp cho mức bù rủi ro khi xác
định lãi suất đòi trên khoản vay.
– Gọi là mức bù rủi ro, tức chênh lệch giữa k và i
40
Mức bù rủi ro tín dụng
• Công thức
• Chú ý: trong công thức trên, và p có thể thay thế hoàn hảo
cho nhau.
– Một khoản vay có thế chấp bảo đảm = 0,7 và p = 0,8 sẽ
có cùng mức bù rủi ro đòi hỏi với một khoản vay có =
0,8 và p = 0,7.
– Tăng tài sản thế chấp là một sự thay thế trực tiếp cho
một sự gia tăng rủi ro vỡ nợ, tức giảm p.
)1(
)(
)1(
i
pp
i
ik
Xác suất vỡ nợ trên
một công cụ nợ nhiều năm
• Tìm xác suất vỡ nợ một trái phiếu hai năm.
• Phải ước tính xác suất vỡ nợ trong năm 2, giả định
không có vỡ nợ trong năm 1.
– Xác suất một trái phiếu sẽ vỡ nợ trong một năm bất kỳ t
là xác suất vỡ nợ biên của trái phiếu trong năm t đó, (1 –
pt).
– Xác suất vỡ nợ biên của năm thứ hai (1 – p2)có thể khác
với xác suất vỡ nợ biên của năm thứ nhất, (1 – p1).
1 – p1 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 1
1 – p2 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 2
– Xác suất người vay không vỡ nợ tại một thời điểm bất kỳ
trong khoảng từ hiện tại (t0) tới hết năm 2: (p1x p2).
– Xác suất vỡ nợ cộng dồn (Cp) tại một thời điểm bất kỳ từ
t0 tới hết năm 2 :
Cp = 1 – [(p1)(p2)]
Ví dụ
• Giả sử
1 – p1 = 0,05 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 1
1 – p2 = 0,07 = xác suất vỡ nợ biên trong năm 2
• Xác suất người vay không vỡ nợ tại bất kỳ thời
điểm nào từ nay tới hết năm 2:
p1 x p2 = 0,95 x 0,93 = 0,8835
→ xác suất vỡ nợ của trái phiếu trong hai năm tới,
Cp = 1 – (p1 x p2) = 1 - 0,8835 = 0,1165
→ Xác suất vỡ nợ trên thời gian này là 11,65%.
44
Tính (1- p2), (1 - p3)
• Xuất phát từ đường cong lợi suất trái phiếu Kho
bạc và trái phiếu công ty, rút ra dự tính của thị
trường về xác suất vỡ nợ nhiều kỳ của công ty
vay xếp hạng B.
• Đường cong lợi suất trái phiếu Kho bạc
)1(
)1(
1
)1)(1()1(
1
2
2
1
11
2
2
i
i
f
fii
– Với đường cong lợi suất trái phiếu công ty, áp dụng
phương pháp trên, lợi suất 1 năm trên chứng khoán
công ty sau đây 1 năm, (c1), phản ánh dự tính của thị
trường về rủi ro vỡ nợ:
– Với p2 là xác suất hoàn trả trên trái phiếu công ty một
năm sau đây một năm: p2(1+c1) = 1 + f1
→
– Xác suất vỡ nợ dự tính trong năm hai là (1 – p2)
)1(
)1(
1
1
2
2
1
k
k
c
1
1
2
1
1
c
f
p
• Xác suất cộng dồn trái phiếu công ty hạng B sẽ vỡ
nợ trong hai năm tới:
Cp = 1 – [(p1)(p2)]
Cp = 1 – [(0,95)(0,9318)] = 11,479%
Trái phiếu công ty
Trái phiếu Kho bạc
Thời hạn (năm)
Lợi suất (%)
15,8%
10%
18%
11%
Ví dụ:
(trái phiếu Công ty và trái phiếu Kho bạc)
1 2
• Xem hình trên, lãi suất kỳ hạn 1 năm, f1, là
• Trái phiếu chiết khấu 1 năm có k1 = 15,8% và trái
phiếu chiết khấu hai năm có k2 = 18%. Lợi suất 1
năm dự tính trên chứng khoán công ty, c1, là
%12
12,1
)10,01(
)11,01(
1
1
2
1
f
f
%2,20
202,1
)158,1(
)18,1(
1
1
2
1
c
c
Khác biệt lãi suất
• Nhận xét: mức bù rủi ro vỡ nợ tăng theo thời gian
đáo hạn của trái phiếu công ty.
Lãi suất 1 năm
hiện tại
Lãi suất 1 năm
dự tính
Kho bạc 10,0% 12,0%
Công ty (B) 15,8% 20,2%
Chênh lệch 5,8% 8,2%
• Từ các lãi suất dự tính trên trái phiếu một năm, xác
suất hoàn trả và xác suất vỡ nợ trên trái phiếu công
ty 1 năm sau đây một năm:
%82,60682,09318,011
9318,0
202,1
12,1
2
2
p
p
Mô hình RAROC, phiên bản 1
– Bản chất: Là mô hình được sử dụng để đo lường (và
đặt giá) rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu thị trường.
RAROC =
– Một khoản vay chỉ được chấp nhận khi RAROC đủ cao
so với ROE chuẩn (lợi suất đòi hỏi của cổ đông của FI).
– Tử số: Thu nhập ròng một năm trên khoản vay =
(Chênh lệch lãi suất + Phí) x Giá trị khoản vay
Thu nhập ròng 1 năm trên một khoản vay
Rủi ro của khoản vay hoặc vốn chịu rủi ro
(tiếp)
• Mẫu số:
– Nhắc lại: % thay đổi MV của một tài sản (trái phiếu,
khoản vay) liên quan tới D của tài sản và quy mô
của sốc lãi suất
Trong đó:
∆LN = Rủi ro vốn; lượng khoản vay bị mất
DLN = duration của khoản vay
LN = lượng rủi ro, hay quy mô khoản vay
∆R/(1 + R) = thay đổi tối đa (dự tính) trong lãi suất khoản vay do
một thay đổi trong mức bù rủi ro tín dụng (m) hay yếu tố rủi ro trên
khoản vay.
R
R
D
LN
LN
LN
1
Rủi ro của khoản vay
• Áp dụng công thức trên, tuy nhiên giả định lãi
suất cơ bản (BR) không thay đổi, sốc lãi suất là
do thay đổi chất lượng tín dụng (m).
• Biến đổi công thức để ước tính rủi ro khoản vay
hoặc vốn rủi ro trên khoản vay.
• ∆LN = −DLN x LN x (∆R/ (1 + R))
Rủi ro vốn, hay
khối lượng bị
mất
Duration
của khoản
vay
Khối lượng rủi
ro, hay quy mô
khoản vay
Thay đổi tối đa dự tính
trong lãi suất của khoản
vay, do một thay đổi trong
mức bù rủi ro (m)
• Để tính ∆R:
– Xác định số lượng các trái phiếu có cùng mức xếp
hạng tín nhiệm đang giao dịch trên thị trường.
– Phân tích những thay đổi trong mức bù rủi ro của tất
cả những trái phiếu này trong năm trước đó; chọn ra
mức thay đổi lớn nhất:
∆(Ri – RG) là thay đổi khoảng cách lợi suất của trái
phiếu xếp hạng tín nhiệm i với trái phiếu chính phủ có
cùng duration, trong năm trước đó
RRMaxR Gi ]0)([
Ví dụ
• Đánh giá rủi ro tín dụng của một khoản vay tới một
người vay AAA; trị giá 1 triệu $, DLN = 2,7(năm).
Giả sử có 400 trái phiếu đồng hạng trên thị trường.
• Những trái phiếu này có dải thay đổi mức bù rủi ro
tín dụng trong năm ngoái là (-2%) tới (+3,5%).
• Chọn kịch bản trường hợp xấu nhất 99% (tức chỉ có
4/ 400 trái phiếu có gia tăng phần bù rủi ro lớn hơn
trường hợp xấu nhất của 99%. Khi đó thay đổi
trong mức bù rủi ro (max) là 1,1%.
Rủi ro của khoản vay
• Rủi ro dự tính của khoản vay
• Chất lượng tín dụng giảm → giá trị thị trường của
khoản vay sẽ giảm 27000$.
• Để xác định có nên cho vay không, phải so sánh
rủi ro ước tính này với thu nhập của khoản vay.
$27000
1,1
011,0
$)1000000)(7,2(