Bài giảng Chương 3: Thị trường tiền tệ

Tổngquanvềthịtrườngtiềntệ - Kháiniệm - Tạisaocầnpháttriểnthịtrường tiềntệ - Cácchủthểthamgiatrênthịtrường II. Cáccôngcụtrênthịtrườngtiềntệ 1. Tínphiếukhobạc 2. Cáckhoảnvayliên ngânhàng 3. Hợpđồngmualại 4. Cácchứngchỉtiềngửicóthểchuyểnnhượng 5. Thươngphiếu 6. Chấpphiếungânhàng 7. Đôla châuÂu

pdf50 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 3: Thị trường tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (3 tiết) Những nội dung chính I. Tổng quan về thị trường tiền tệ - Khái niệm - Tại sao cần phát triển thị trường tiền tệ - Các chủ thể tham gia trên thị trường II. Các công cụ trên thị trường tiền tệ 1. Tín phiếu kho bạc 2. Các khoản vay liên ngân hàng 3. Hợp đồng mua lại 4. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng 5. Thương phiếu 6. Chấp phiếu ngân hàng 7. Đô la châu Âu Khái niệm • Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn (có thời hạn từ 1 năm trở xuống). • Các công cụ nợ ngắn hạn có tính thanh khoản rất cao, gần giống như tiền tệ  gọi là thị trường tiền tệ. Khái niệm • Công cụ nợ (CK nợ) : là thỏa thuận trong đó người vay sẽ cam kết thanh toán cho người nắm giữ những khoản tiền lãi nhất định vào những thời điểm nhất định và thanh toán vốn gốc vào thời điểm đáo hạn. Đặc điểm của CK nợ ngắn hạn: - Được giao dịch với giá trị lớn (> =1 triệu USD) - Rủi ro tín dụng thấp (default risk) - Có thời hạn từ 1 năm đổ lại kể từ ngày phát hành đầu tiên. Phần lớn các chứng khoán nợ ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ có thời hạn ít hơn 120 ngày 9-6 Tại sao cần phát triển thị trường tiền tệ? - Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn hạn và huy động vốn ngắn hạn. Ngân hàng có lợi thế thông tin về thực trạng tín dụng của người vay. - Ngân hàng là trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền, nhưng hệ thống ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ.  Điều này tạo ra những lợi thế về chi phí của thị trường tiền tệ so với hệ thống ngân hàng. 9-7 Lợi thế chi phí của các công cụ trên TT tiền tệ • Các khoản dự trữ bắt buộc là những chi phí đối với ngân hàng, trong đó các công cụ trên TT tiền tệ không phải chịu những chi phí này. • Các quy định về trần lãi suất tiền gửi tại Mỹ đã tạo ra sự phát triển mạnh của các công cụ trên thị trường tiền tệ, đặc biệt vào những năm 1970, 1980. Khi lãi suất tăng, người gửi chuyển tiền từ ngân hàng sang đầu tư trên thị trường tiền tệ nhằm hưởng lãi suất cao hơn. 9-8 3-month T-bill rates and Interest Rate Ceilings 9-9 Mục đích của TT tiền tệ • Đối với nhà đầu tư: cung cấp môi trường đầu tư những khoản vốn tạm thời dư thừa trong ngắn hạn. • Đối với người vay: cung cấp những khoản vốn tạm thời với chi phí thấp. • Giúp giải quyết những khó khăn liên quan đến sự sai lệch về thời điểm phát sinh dòng tiền ra và vào tại các doanh nghiệp, CP Mỹ. Các chủ thể tham gia thị trường • Kho bạc: Phát hành tín phiếu kho bạc và một số công cụ khác, nhằm bù đắp sự thiếu vốn của Chính phủ cho tới khi có nguồn thu từ thuế. • NHTW: Giao dịch các tín phiếu kho bạc nhằm thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Các chủ thể tham gia thị trường- NHTM:  Nắm giữ một số lượng lớn trái phiếu chính phủ vì những trái phiếu này có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, có để đáp ứng ngay nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng.  Phát hành các chứng chỉ tiền gửi (negotiable certificates of deposit CDs), chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng repo, các khoản tiền gửi liên ngân hàng.  Nắm giữ các chứng khoán của thị trường tiền tệ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát được tính thanh khoản.  Đại lý của khách hàng khi tham gia thị trường tiền tệ. Các chủ thể tham gia thị trường • Doanh nghiệp: mua hoặc bán các CK ngắn hạn nhằm kiểm soát dòng tiền. • Các công ty đầu tư và tài chính (công ty đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu) • Cá nhân: mua các chứng chỉ quỹ (Money market mutual fund) • Money market mutual fund: giúp nđt cá nhân có thể tham gia thị trường bằng cách huy động vốn từ họ rồi đầu tư vào các công cụ có mệnh giá lớn. II. Các công cụ trên thị trường tiền tệ 1. Tín phiếu kho bạc 2. Các khoản vay liên ngân hàng 3. Hợp đồng mua lại 4. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng 5. Thương phiếu 6. Chấp phiếu ngân hàng 7. Đô la châu Âu Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills) Khái niệm • Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc phát hành nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills) • Là trái phiếu chiết khấu, không được nhà phát hành trả lãi định kỳ nhưng được bán với giá chiết khấu tức là giá thấp hơn mệnh giá, khi đáo hạn sẽ được nhận một khoản tiền bằng mệnh giá. • Tín phiếu kho bạc thường có thời hạn 3 tháng (91 ngày), 6 tháng (182 ngày) và 1 năm. • VN: tín phiếu có kỳ hạn 91 ngày, 182 ngày, 273 ngày và 364 ngày Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills) • Rủi ro tín dụng thấp nhất. Rủi ro lạm phát thấp.  Lãi suất của tín phiếu kho bạc được coi là lãi suất phi rủi ro. • Có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường tiền tệ  được mua bán nhiều nhất. • Được các NHTW của các quốc gia sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở. • Lãi suất hoàn vốn (YTM) của tín phiếu kho bạc • i – lãi suất theo năm • F- mệnh giá của tín phiếu • P – giá mua • n – số ngày còn lại tới khi đáo hạn nP PF i 365    Lãi suất hoàn vốn (YTM) của tín phiếu kho bạc • Ví dụ: Bạn vừa mua một tín phiếu kho bạc thời hạn 91 ngày với giá 9850 USD, vào ngày đáo hạn, tín phiếu sẽ được thanh toán một khoản trị giá 10000 USD. Hãy tính lãi suất của tín phiếu theo năm • Ví dụ: Giả sử bạn quyết định bán tín phiếu trên 31 ngày trước khi đáo hạn. Vì bán trước nên bạn nhận được 9948 USD. Hỏi lãi suất năm mà bạn nhận được là bao nhiêu? Lãi suất chiết khấu cơ bản (Yield on a Discount Basis) Lưu ý: • Phần thứ nhất của lợi suất chiết khấu có mẫu số là mệnh giá chứ không phải là giá mua trái phiếu. • Phần thứ hai tính số ngày trong một năm là 360 •  Giúp việc tính toán dễ dàng hơn nF PF idb 360    Lãi suất chiết khấu cơ bản (Yield on a Discount Basis) • Là ước lượng gần của lợi suất đáo hạn (lợi suất chiết khấu luôn nhỏ hơn lợi suất đáo hạn), • Lợi suất chiếu khấu cũng biến động ngược chiều với giá trái phiếu  là một chỉ báo để dự báo sự biến động của lợi suất đáo hạn. Phát hành tín phiếu kho bạc • Tín phiếu kho bạc được phát hành theo hình thức đấu thầu  Tham khảo Thông tư liên tịch 160/2012/TTLT-BTC-NHNN (thay choThông tư 19/2004 BTC) về đấu thầu tín phiếu kho bạc • Phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. • Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. Phát hành tín phiếu kho bạc • Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. • Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng cho tất cả các đối tượng trúng thầu. • . Phát hành tín phiếu kho bạc • Ví dụ: Chính phủ dự kiến huy động 300 tỷ đồng (300.000 tín phiếu thời hạn 3 tháng). Số thành viên tham dự là 4 Phiếu đặt thầu Lãi suất đặt thầu KL tín phiếu đặt thầu Thành viên A 4,50% 100 tỷ đồng Thành viên B 4,95% 140 tỷ đồng Thành viên C 4,95% 110 tỷ đồng Thành viên D 5,00% 100 tỷ đồng Phát hành tín phiếu kho bạc • Ví dụ: • Lãi suất trúng thầu sẽ là 4,95%/năm, áp dụng cho cả 3 thành viên trúng thầu A,B và C. • Thành viên A sẽ mua được toàn bộ 100 tỷ đồng. • Thành viên B mua được 200 x 140/(140+110) = 112 tỷ đồng. • Thành viên C mua được: 200 x 110/ (140+110) = 88 tỷ đồng. Định giá bán tín phiếu kho bạc trên thị trường sơ cấp • Bán tín phiếu kho bạc theo hình thức ngang mệnh giá: Giá bán tín phiếu kho bạc bằng 100% mệnh giá. Số tiền thanh toán đến khi đáo hạn được tính bằng công thức sau: • F mệnh giá • FV số tiền được thanh toán • n số ngày ghi trong thời hạn của tín phiếu • i lãi suất tín phiếu trúng thầu (lãi suất năm) F ni FV         365 1 Định giá bán tín phiếu kho bạc trên thị trường sơ cấp • Bán tín phiếu kho bạc theo hình thức chiết khấu: bán dưới mệnh giá, đến khi đáo hạn nhận được một khoản tiền bằng mệnh giá. • P là giá bán • F là mệnh giá • i: lãi suất tín phiếu trúng thầu • n : số ngày trong thời hạn của tín phiếu 365 1 ni F P    Định giá bán tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp • Bán tín phiếu kho bạc theo hình thức chiết khấu: bán dưới mệnh giá, đến khi đáo hạn nhận được một khoản tiền bằng mệnh giá. • P là giá bán • F là mệnh giá • i: lãi suất phi rủi ro hiện hành trên thị trường • t : số ngày còn lại tín phiếu 365 1 it F P   Các khoản vay liên ngân hàng (Federal Funds) • Là các khoản vay ngắn hạn giữa các tổ chức tài chính, thông thường trong khoản thời gian 1 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định. • Các khoản vay thường được thực hiện vào cuối mỗi ngày giao dịch. Sau khi hợp đồng được ký kết (thường là hợp đồng bằng miệng), NHTM này sẽ điện báo cho NHTW chuyển khoản dư này sang tài khoản của NHTM mượn. Ngày hôm sau, khoản vay này sẽ được hoàn trả. Các khoản vay liên ngân hàng (Federal Funds) • Lãi suất được hình thành trên thị trường này được gọi là lãi suất liên ngân hàng hoặc lãi suất cho vay qua đêm (Federal Funds rate). • NHTW (Fed) không tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay qua đêm mà thông qua điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà có thể gây ảnh hưởng đến lãi suất này. Lãi suất thị trường liên NH VN Lãi suất liên NH (12/7/2013) Thời hạn Lãi suất BQ liên NH (%năm) Doanh số (tỷ đồng) Qua đêm 1,68 7.327 1 Tuần 1,97 3.744 2 Tuần 2,51 1.492 1 Tháng 2,87 1.878 3 Tháng 4,58 600 6 Tháng 5,70 (*) 100 (*) 9 Tháng 10,43 (**) 94 (**) 12 Tháng Ghi chú (*) Lãi suất và doanh số tham chiếu ngày 10/7/2013. Thực tế, kỳ hạn 6 tháng chỉ phát sinh 01 món giao dịch với doanh số là 1,2 tỷ đồng, lãi suất 14%. (**) Lãi suất và doanh số tham chiếu ngày 27/6/2013. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements - repos) • Khái niệm: Hợp đồng mua lại là hợp đồng trong đó một doanh nghiệp bán một số lượng tín phiếu kho bạc và cam kết mua lại trong một ngày tương lai với mức giá cao hơn. • Hợp đồng mua lại được sử dụng rộng rãi giống như các khoản vay liên ngân hàng. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements - repos) • Ví dụ: GM đang cần 1 triệu USD vốn trong 1 tuần, nhưng lại sở hữu tín phiếu kho bạc trị giá khoảng 1 triệu USD. GM có thể ký kết với NH bằng hợp đồng repo bán khoản tín phiếu kho bạc này với giá 1 triệu USD và cam kết mua lại số tín phiếu kho bạc này với giá cao hơn sau 1 tuần. • Các tổ chức kinh tế phi ngân hàng cũng có thể sử dụng hợp đồng mua lại là một công cụ huy động vốn ngắn hạn. • Các hợp đồng mua lại thường có thời hạn rất ngắn, từ 3 đên 14 ngày. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements - repos) • Hợp đồng mua lại giống như một khoản vay ngắn hạn có đảm bảo, với khoản chênh lệch giữa giá trị mua và bán là tiền lãi, và các tín phiếu kho bạc là tài sản thế chấp. • Hợp đồng mua lại được đảm bảo bằng các trái phiếu chính phủ, nên có độ rủi ro thấp  lãi suất của hợp đồng mua lại thường thấp. • Lãi suất của hợp đồng mua lại là do 2 bên thương lượng và hình thành không phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements - repos) • Tại Mỹ, hợp đồng mua lại hay được các nhà tạo lập thị trường (dealer) chuyên kinh doanh trái phiếu chính phủ sử dụng, bằng cách bán các trái phiếu cho một ngân hàng và cam kết mua lại trong một ngày tương lai, nhằm duy trì tính thanh khoản và tận dụng những dự báo về sự thay đổi của lãi suất. • Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) cũng sử dụng hợp đồng mua lại nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ, tác động đến cung tiền Hợp đồng mua lại (Repurchase agreements - repos) • Việt Nam: mua kỳ hạn giấy tờ có giá được các NH, NHNN sử dụng, kỳ hạn thường 7 ngày. • NHNN sử dụng là hợp đồng mua lại một trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở). VD: 15/7: NHNN mua kỳ hạn GTCG 1000tỷ, l/s 6%. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng - Negotiable Certificates of Deposits (NCDs) • Chứng chỉ tiền gửi (CDs) là một công cụ nợ do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho các khoản tiền gửi và hoàn trả vốn gốc vào ngày đáo hạn. • Sự khác biệt giữa CDs và tiền gửi có kỳ hạn: CDs có ngày đáo hạn, còn tiền gửi có kỳ hạn có thể rút ra bất cứ khi nào. CDs là công cụ vô danh: nó sẽ thanh toán cho bất kỳ người nắm giữ nó vào ngày đáo hạn tiền lãi và vốn gốc. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng - Negotiable Certificates of Deposits (NCDs) • CDs thường có mệnh giá từ 100.000 USD đến 10 triệu USD và có thời hạn từ 1 đến 4 tháng. • Trước đây CDs không được bán lại, người rút vốn trước thời hạn sẽ bị phạt. Sau này, nhằm tăng tính hấp dẫn của CDs, các NHTM đã cho phép CDs có mệnh giá lớn được phép chuyển nhượng (bán với mức giá khấu trừ) trước hạn, thậm chí có thể được bán cho ngân hàng phát hành  gọi là chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng NCD. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng - Negotiable Certificates of Deposits (NCDs) • Lãi suất của NCD biến động cùng lãi suất của tín phiếu kho bạc, được quyết định trên cơ sở đàm phán giữa ngân hàng và khách hàng. • Lãi suất của NCD gần bằng với mức lãi suất của các công cụ trên thị trường tiền tệ khác vì NCD ít rủi ro. • Tại Việt Nam, từ năm 2009, các NHTM đã đồng loạt phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động vốn. Nếu có nhu cầu về vốn mà CDs chưa đến hạn thanh toán, người mua có thể “cầm cố” hoặc chuyển nhượng giấy tờ có giá này để vay vốn ngược lại từ NH. Thương phiếu (Commercial Paper ) • Khái niệm: Thương phiếu là các giấy nhận nợ không đảm bảo do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. • Thời hạn của một thương phiếu thường ngắn hơn 9 tháng. • Lãi suất tùy thuộc vào mức độ rủi ro của công ty phát hành. • Thương phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn so với mệnh giá. Chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá chính là thu nhập của người sở hữu thương phiếu. Thương phiếu (Commercial Paper ) • Khoảng 60% thương phiếu được bán trực tiếp từ người phát hành cho người mua. Phần còn lại được bán thông qua các nhà tạo lập thị trường. Thị trường thứ cấp thương phiếu không phát triển. Người mua thương phiếu thường là các NHTM, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, các doanh nghiệp phi tài chính, • Các công ty thường phát hành thương phiếu nhằm huy động vốn để tài trợ cho khách hàng (cho khách hàng trả chậm) khi mua sản phẩm của họ. Thương phiếu (Commercial Paper ) • Các công ty phát hành thương phiếu thường được đảm bảo bởi một khoản hạn mức tín dụng tại ngân hàng. Trong trường hợp công ty phát hành không trả được khoản nợ, ngân hàng sẽ cho công ty vay tiền để trả nợ. Hạn mức tín dụng này góp phần giảm rủi ro đối với người mua và làm giảm lãi suất. Các ngân hàng sẽ tính phí cho các cam kết này. Chấp phiếu ngân hàng (Banker's Acceptances ) • Chấp phiếu ngân hàng là một lệnh đồng ý thanh toán một số tiền nhất định cho người nắm giữ vào một ngày nhất định. • Chấp phiếu ngân hàng chính là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu 'đã chấp nhận' lên tờ hối phiếu. • Được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế sử dụng L/C Chấp phiếu ngân hàng (Banker's Acceptances ) • Để đảm bảo cho việc thanh toán, nhà nhập khẩu yêu cầu NH phát hành L/C. • Dựa trên L/C, nhà xk tiến hàng giao hàng, sau đó lập bộ chứng từ và hối phiếu kỳ hạn gửi ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng thông báo. • Ngân hàng phát hành sẽ ký xác nhận “accepted” (đã chấp nhận) lên hối phiếu kỳ hạn này.  Gọi là chấp phiếu ngân hàng. • Sau khi được ngân hàng chấp nhận, nhà xuất khẩu có thể giữ hối phiếu này đến khi đáo hạn hoặc có thể bán hối phiếu này cho người khác với mức giá thấp hơn để lấy tiền mặt. Đô la châu Âu (Euro dollars) • Những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ hoặc những chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ được gọi là đô la châu Âu. • Các ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nước ngoài hoặc các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nước ngoài khi họ cần vốn. Đô la châu Âu (Euro dollars) • Đô la Châu Âu không bị ràng buộc bởi các quy định của NHTW Mỹ  Thị trường đô la châu Âu phát triển nhanh chóng vì lý do các khoản gửi ở thị trường đô la châu Âu nhận được lãi suất cao hơn so với thị trường trong nước Mỹ, các khoản vay từ thị trường đô la châu Âu chịu lãi suất thấp hơn so với thị trường trong nước. Đô la châu Âu (Euro dollars) • Thị trường liên ngân hàng London: là thị trường trong đó một số ngân hàng lớn tại London làm trung gian giao dịch đô la châu Âu giữa các ngân hàng. • Lãi suất mà các ngân hàng ở London trả cho các khoản cho vay được gọi là LIBID, và lãi suất mà các ngân hàng chào cho các khoản cho vay được gọi là lãi suất LIBOR. Đô la châu Âu (Euro dollars) • Các ngân hàng ở Mỹ có thể sử dụng Eurodollars hoặc Fed Funds để bù đắp thiếu hụt dự trữ. Chính vì thế lãi suất LIBOR qua đêm và lãi suất Fed Funds khá gần nhau. • Rất nhiều ngân hàng của nhiều quốc gia tham gia giao dịch tại thị trường liên ngân hàng London, chính vì thế thị trường này ngày càng lớn. Credit Spreads 2000-2009 Nguồn: Mishkin (2011), Over the Cliff: From the Subprime to the Global Financial Crisis, Journal of Economic Perspectives, Các công cụ và thị trường tiền tệ
Tài liệu liên quan