Chứng từ đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng
thanh toán quốc tế diễn ra được suôn sẻ. Phương thức
thanh toán được sử dụng rộng rãi trong thương mại
quốc tế là thanh toán theo tín dụng chứng từ (PTTT
L/C). Đây là hoạt động thanh toán diễn ra khá phổ
biến.
45 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Chứng từ cần thiết thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Chứng từ
cần thiết thực hiện
nghiệp vụ thanh
toán quốc tế
4.1.Tác dụng của bộ chứng từ
Chứng từ đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng
thanh toán quốc tế diễn ra được suôn sẻ. Phương thức
thanh toán được sử dụng rộng rãi trong thương mại
quốc tế là thanh toán theo tín dụng chứng từ (PTTT
L/C). Đây là hoạt động thanh toán diễn ra khá phổ
biến.
4.1.Tác dụng của bộ chứng từ
Trong kinh doanh quốc tế, người ta có thể ghi nhận
rằng: Khi mà sự an toàn của hoạt động thanh toán
được đảm bảo hệ thống ngân hàng, thì người mua
hàng không phải trả tiền trực tiếp cho hàng hoá,
nhưng lại phải mua một BCT gửi kèm theo hàng hoá
đó.
4.1.Tác dụng của bộ chứng từ
4.1.Tác dụng của bộ chứng từ
Nhờ có BCT người mua có thể đối chiếu những chỉ
tiêu chất lượng, cũng như số lượng của hàng hoá đã
nhập có đúng như yêu cầu thoả thuận trong hợp đông
hàng hoá và có phù hợp với BCT không.
4.1.1.Tiếp nhận chứng từ
Tất cả hồ sơ, chứng từ được gửi bao giờ cũng phải
theo thứ tự và được nghiên cứu, thẩm định một cách
chính xác.
Ngân hàng tiến hành kiểm tra độ chính xác của bộ
chứng từ theo thứ tự tiếp nhận.
Ngân hàng phải ngay lập tức thông báo ngay cho nơi
gửi chứng từ nhứng hồ sơ, chứng từ còn thiếu sót.
Ngân hàng là đại diện duy nhất chụi mọi trách nhiệm
kiểm tra hồ sơ chứng từ.
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
Theo điều 14 của UCP 600 “ tiêu chuẩn
kỉêm tra chứng từ”
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
và với tư cách là khách hàng, người hưởng lợi,
thì các doanh nghiệp phải thoả mãn các điều
kiện, cũng như phải chi trả các khoản lệ phí
cần thiết để có sự sửa cgữa những sai sót nếu
có xảy ra.
Cụm từ “các chứng từ thích hợp” đối với cán bộ
ngân hàng cần chú ý nhứng gì?
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
- Các ngân hàng xác nhận có bao nhiêu thời gian
để thông báo cho người xuất khẩu biết về sự
bất bình thường của BCT.
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
- Hình thức của BCT được ngân hàng chấp nhận ntn?
- Nếu có dấu hiệu bất thường trong BCT ngân hàng sẽ
xử lý ra sao?
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
- Ai là người sẽ đưa ra chỉ dẫn?
Trong trường hợp có những sai sót của hồ sơ
chứng từ, người hưởng lợi, người tiếp nhận hồ
sơ phải thông báo cho ngân hàng thông báo,
ngân hàng xác nhận, họ có thể:
4.1.2.Trường hợp sử dụng hồ sơ là
L/C
- Khi nào nhà xuất khẩu mất quyền sở hữu
BCT?
4.2. Chứng từ về hàng hoá
Là bằng chứng chứng minh quan hệ thương mại, là
chứng từ mang tính chất trung tâm trong bộ hồ sơ
thanh toán, bới vậy, cần thiết phải kiểm tra tính “hoàn
hảo” chuẩn xác của loại chứng từ này.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
a, Khái niệm: Hoá đơn thương mại là chứng từ có tính chất pháp lý, là chứng
từ do người bán lập chỉ ra chi tiết về hàng hoá trao đổi để nhận được tiền.
b, Thông thường hoá đơn thương mại gồm các nội dung chi tiết sau:
- Các bên tham gia mua bán: tên và địa chỉ đầy đủ của người bán và người
mua
- Nội dung hàng hoá: Trên hoá đơn phải chỉ ra chi tiết về hàng hoá, bao gồm
trọng lượng, khối lượng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị.
- Điều kiện giao hàng: Chỉ ra chi phí về vậ tải, bảo hiểm do ai trả, người bán
hay người mua, trách nhiệm thanh toán này có hiệu lực tại địa điểm nào
trong quá trình chuyển giao hàng hoá.
- Chi tiết, cụ thể về vận tải hàng hoá: Chỉ ra vận tải hàng hoá bằng phương
tiện gì, người chuyên chở, cảng bốc hàng,cảng dỡ hàng.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
- Điều kiện thanh toán và trao chứng từ: Tuỳ thuộc vào
phương thức thanh toán mà quy định cho thích hợp.
- Các yêu cầu khác: Ngoài các yếu tố trên, tuỳ theo yêu
cầu của một số nước hoặc do điều kiện cụ thể của
từng hợp đồng hàng hoá trân hoá đơn thương mại còn
phải thể hiện một số nộiudng như sau:
Thông tin về xuất xứ hàng hoá.
Mã số phân loại thuế.
Chi phí bảo hiểm và vận tải một cách độc lập.
Chữ ký bằng tay của người xuất khẩu.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
c, Phân loại hoá đơn thương mại:
Hoá đơn tạm tính (Provisional Invoice).
Hoá đơn thương mại chính thức (Final Invoice)
Hoá đơn chiếu lệ ( Pro Forma Invoice)
Hoá đơn xác nhận (Certified Invoice)
Hoá đơn lãnh sự (Consular Invoice)
Hoá đơn chi tiết ( Đetaile Invoice)
Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice)
4.2.1.Hoá đơn thương mại
Hoá đơn xác nhận (Certified Invoice)
Là loại hoá đơn có chữ ký của cơ quan chức năng xác nhận về
xuất xứ hàng hoá. Khi có xác nhận về xuất xứ hàng hoá.
Hoá đơn lãnh sự (Consular Invoice)
Khi đánh thuế hàng nhập khẩu, một số nước nhập khẩu yêu cầu
hoá đơn thương mại phải có xác nhận của lãnh sự quán nước
đó tại nước xuất khẩu. Loại hoá đơn này sử dụng nhằm mục
đích.
- Chứng nhận hàng xuất khẩu không bán phá giá hàng hoá.
- Cung cấp thông tin về nhóm hàng hoá phải chụi thuế.
- Thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
Hoá đơn thương mại chính thức (Final Invoice)
Là chứng từ kế toán do bên bán lập, đây là hoá đơn quan trọng
nhất trong giao dịch quốc tế. Không chỉ là hoá đơn tiêu biểu
của khoản nợ mà nó còn cho phép tất cả các dịch vụ thuế suất
được kiểm tra các yếu tố của hàng hoá gửi đi.
Hoá đơn chiếu lệ ( Pro Forma Invoice)
Có hình thức giống như hoá đơn thông thường, được ghi rõ ràng
là “hoá đơn chiếu lệ” nó không có ký mã hiệu hàng hoá, hoá
đơn chiếu lệ chỉ mang tính chất như thư chào hàng, giấy báo
giá gửi tới các khách hàng tiềm năng, hoá đơn chiếu lệ không
được dùng để thanh toán,song trên hoá đơn chiếu lệ vẫn ghi ró
giá cả và đặc điểm của hàng hoá. Bởi vậy, hoá đơn này còn
được sử dụng trong các trường hợp hàng hoá gửi đi triển lãm,
tham gia hội chợ gửi bán.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
Hoá đơn chi tiết ( Đetaile Invoice)
Là loại hoá đơn liệt kê phân tích chi tiết các bộ phận
của gia hàng hoá.
Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice)
Là loại hoá đơn tính trị giá hàng theo giá tính thuế của
hải quan và các khoản lệ phí của hải quan. Hoá đơn
này chủ yếu dùng trong tính thuế, không có giá trị đòi
tiền.
4.2.1.Hoá đơn thương mại
d, Ý nghĩa của hoá đơn thương mại:
4.2.2. Chứng từ vận tải
Vận đơn hàng hải (Bill ò Lading)- chứng từ vận tải
đường biển
a, Khái niệm:
Là chứng từ hàng hải do hãng vận chuyển cung cấp cho
người gửi hàng. Đây là bằng chứng xác thực của hàng
vận chuyển về việc người gửi hàng (chủ hàng) đã
giao hàng. Đồng thời đây cũng là bằng chứng về một
hợp đồng vận chuyển với người gửi hàng, mặt khác
nó còn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu của người
nắm giữu bản gốc của vậnđơn đối với hàng hoá vận
chuyển.
4.2.2. Chứng từ vận tải
b, Nội dung:
Nội dung chủ yếu của vận đơn đường biển bao gồm: hai mặt
Mặt trước
- Hàng tàu vận chuyển – Tên tàu vận chyển – Hành trình vận chuyển.
- Người gửi hàng – Người nhận hàng – Người thông báo về chuyến hàng.
- Mô tả vắn tắt về hàng hoá – Ký hiệu, mã hiệu hàng vận chuyển.
- Chuyển tải (Được phép/ Cấm)
- Ngày giao hàng lên tàu
- Chi tiết cước phí (đã trả hay chưa trả thu sau)
- Số bản gốc vận đơn
- Tình trạng hàng hoá vận chuyển
- Chữ ký của hãng vận chuyển hoặc của thuyền trưởng
4.3. Chứng từ vận tải
Mặt sau:
Mặt sau của vận đơn thường được nêu rõ nguồn gốc luật
pháp áp dụng cùng các điều kiện của hợp đồng vận
chuyển hàng hoá.
4.2.2. Chứng từ vận tải
C, Các loại vận đơn
Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại hình chứng từ vận tải đường biển
được xác định theo hành trình chuyên chở. Là vận đơn dùng trong việc vận
tải hàng giữa các cảng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng.
Người cấp vận đơn chở suốt phải chụi trách nhiệm về hàng hoá trong chặng
đường vận tải từ cảng gửi hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng. Loại vận đơn
chở suốt do người vận tải đầu tiên cấp cho người gửi hàng, để thực hiện
toàn bộ hành trình mà tàu của họ chỉ đảm bảo vận tải trên một đoạn đường,
còn đoạn tiếp theo sẽ do người vận tải kế tiếp chụi trách nhiệm.
Vận đơn chở suốt thuận tiện ở chỗ người gửi hàng và người nhận hàng chỉ biết
có hợp đồng vận tải đầu tiên, người vận tải đầu tiên đó là người chịu trách
nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện hợp đồng vận tải, dù hành trình đó có
hai hay nhiều hãng vận chuyển kế tiếp tàu thứ nhất. Vận đơn này còn được
gọi là vận đơn chuyển tải
4.2.2. Chứng từ vận tải
Lưu ý: vận đơn chở suốt không phải là vấn đề chia sẻ
hàng để vận tải trên nhiều hàng tàu kế tiếp nhau, vì
chỉe có một vận đơn đã được phát cho toàn bộ lô
hàng, mặt khác các quy định về vận đơn chở suốt chỉ
liên hệ đến tàu chứ không liên quan đến hàng hoá.
4.2.2. Chứng từ vận tải
Vận đơn đi thẳng (Direct B/L):
Tương tự như vận đơn chở suốt là loại chứng từ vận
tải đường biển được xác định theo hành trình chuyên
chở. Là vận đơn dùng trong trường hợp hàng hoá
được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ
hàng mà không có chuyển tải, việc vận tải hàng hoá
dọc đường không đựơc phép dỡ hàng xuống rồi lại
bốc lên sang tàu khác. Trường hợp hợp đồng thương
mại hoặc L/C yêu cầu vận đơn đi thẳng, mà trên vận
đơn lại thể hiện chuyển tải thì vận đơn đó không được
chấp nhận, người bán có thể bị từ chối thanh toán
4.2.2. Chứng từ vận tải
Vận đơn hàng không ( Air waybill)
Là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho
người gửi hàng để xác nhận hàng đã nhận để chở.
Chức năng của loại vận đơn này: là làm bằng chứng của
hợp đồng vận tải đã được ký và làm biên lai nhận
hàng đã chở. Vận đơn này do người gửi hàng lập
thành 3 bản chính. Bản thứ nhất có đóng dấu “ để cho
người vận tải” do người gửi hàng ký tên; bản thứ hai
có đóng dấu “để cho người nhận hàng” do người vận
tải và người gửi hàng cùng ký tên; bản thứ ba có chữ
ký của người vận tải, dùng để trả lại cho người gửi
hàng sau khi người vận tải đã nhận hàng gửi.
4.2.2. Chứng từ vận tải
Chứng từ vận tải trên được coi như biên nhận chứng
minh việc gửi hàng bằng đường không.
Lưu ý:
Vận đơn hàng không không phải là chứng từ sơt hữu
hàng hoá, nên vận đơn hàng không không thể chuyển
nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường. Như vậy,
vận đơn hàng không được sử dụng trước hết là chứng
từ xác nhận việc nhận hàng của người chuyên chở, là
bằng chứng của hợp đồng chuyên chở giữa hãng hàng
không và người gửi hàng.
4.2.2. Chứng từ vận tải
Vận đơn liên hợp (Combined transport B/L)
Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng
hoá được chuyên chở từ bên bán sang bên mua bằng
cách kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác
nhau, ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên. Có
nhiều cách gọi khác nhau, như:
- Vận tải đa phương thức (Multimodal transport)
- Vận tải liên hợp (Combined transport )
- Vận tải hốn hợp (Inter Modal transport)
4.2.2. Chứng từ vận tải
Về chức năng:
Vận đơn này cũng tường tự như vận đơn hàng hải, khi
hãng vận chuyển hoặc người phụ trách điều phối vận
tải liên hợp cam kết chịu trách nhiệm chuyên chở từ
nơi nhận hàng đến nơi giao nhận cuối cùng.
4.2.2. Chứng từ vận tải
Lệch giao hàng (Delivery order D/O)
Chứng từ này thường được nhà cung cấp hoặc công ty
vận tải lập khi việc giao hàng được thực hiện trong
nước cho người mua hoặc người thụ hưởng hàng
(Consignee). Nếu việc thanh toán tiền hàng phải thực
hiện theo tín dụng chứng từ, nhà cung cấp hàng cần
phải lập chứng từ này theo lệch của ngân hàng phát
hàg L/C ngay sau đó ngân hàng này phải ký xác nhận
ở mặt sau vận đơn này, theo lệch của khách hàng (
tức là của người mua). Nếu lệch giao hàng được công
ty vận tải lập, người cầm vận đơn phải giao nộp vận
đơn đổi lấy lệch giao hàng để được nhận hàng.
4.2.3. phiếu đóng gói (Packing list)
a, Khái niệm:
Là bảng kê chi tiết cho phép người tiếp nhận hàng hoá
biết một cách chính xác nội dung của từng kiện hàng,
người xuất khẩu hoặc người vận chuyển sẽ viét hồ sơ
này. Nếu trong tín dụng thư có yêu cầu chứng từ này
thì phải xuất trình chứng từ cùng các chứng từ khác
cho ngân hàng để kiểm tra.
b, Nội dung:
Mô tả chi tiết về mã hiệu hàng hóa, số lượng, trọng
lượng tịnh, trọng lượng cả bì, kích cỡ.
4.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ
(Certificate Of Origin – C/O)
a, Khái niệm:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là chứng từ do Phòng Thương
mại của nước XNK cấp cho chủ hàng, xác nhận nơi sản xuất
hoặc nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Nhưng nếu trong hợp
đồng hoặc L/C không có đòi hỏi cụ thểthìd người xuất khẩu có
thể tự cấp.
b, Hình thức: C/O thông thường gồm có các loại sau:
Form A: Dùng cho hàng hoá xuất khẩu sang những nước thuộc
hệ thống GSP (Generailized System of Preferences – chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập) hay còn gọi là chế độ tói huệ quốc
đặc biệt. Đây là chế độ thuế quan ưu đãi của những nứơc giàu
dành cho những nước chậm phát triển và những nước đang
phát triển khi có quan hệ mua bán với nước này.
s
4.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ
(Certificate Of Origin – C/O)
Form B: Dùng cho hàng hoá xuất khẩu đi các nước.
Form O: Dùng cho việc xuất khẩu café sang các nước
thuộc Hiệp hội café thế giới (ICO).
Form X: Dùng cho việc xuất khẩu café sang các nước
không thuộc Hiệp hội café thế giới (ICO).
Form T: Dùng cho hàng may mặc và xuất khẩu sang
thị trường EC.
4.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ
(Certificate Of Origin – C/O)
c, Nội dung:
Nội dung chính của giấy xuất xứ bao gồm: Tên, địa chỉ
của người bán; tên,địa chỉ của người mua; Tên hàng;
Số lượng, Mã hiệu hàng hoá; Lời khai của chủ hàng
về nơi sản xuất, xác nhận của cơ qun có thẩm quyền.
4.2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ
(Certificate Of Origin – C/O)
d, Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ:
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
a, Khái niệm:
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho
người mua bảo hiểm hàng hoá trong quá trình chuyên chở
hàng hoá và được quyền bồi thường bảo hiểm.
b, Nội dung:
Chứng từ bảo hiểm gồm các nội dung chính như sau:
Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm; Tiêu đề; Ngày tháng lập
chứng từ bảo hiểm; Số chứng từ bảo hiểm; Người được bảo
hiểm; Tên con tàu và số hiệu con tàu; Giao hàng từ đến;
điều kiện giao hàng; Điều kiện bảo hiểm; Giá trị bảo hiểm;
phí; Nơi thanh toán bồi hoàn bảo hiểm; Tham chiếu L/C: loại,
ngày mở, số ; Mô tả hàng hoá; Ngày gửi hàng; Số và ngày
lập B/L; Số và ngày lập Invoice; Ký hiệu bao bì hàng hoá; Các
điều khoản khác; Chữ ký của người có thẩm quyền.
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
c, Hình thức chứng từ bảo hiểm:
Bảo hiểm đơn cho hàng hoá vận chuyển (Cargo
Insurance Policy).
Chứng tư bảo hiểm (Cargo Insurance Certificate).
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
Bảo hiểm đơn cho hàng hoá vận chuyển (Cargo
Insurance Policy).
Đây là chứng từ bảo hiểm được lập trên cơ sở hợp
đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là văn bản thoả
thuận giưã các bên, theođó bên bảo hiểm cam kết sẽ
bồi thường cho bên được bảo hiểm một khoản tiền
nhất định khi xảy ra sự kiện bảo hiểm xác định. Đổi
lại bên bảo hiểm được hưởng một khoản phí bảo hiểm
về dịch vụ cung cấp.
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
Nội dung:
Mặt trước bao gồmn:Bên bảo hiểm; Bên được bảo hiểm;
Ngày và nơi lập bảo hiểm; Số tiền được bảo hiểm;
hàng hoá được bảo hiểm; tên tàu, chi tiết chuyến vận
chuyển; Điều kiện bảo hiểm; Nơi trả tiền bồi thường;
Số bản gốc bảo hiểm đơn được lập; Chữ ký của bên
bảo hiểm hoặc đại lý.
Mặt sau: Thường diễn đạt nội dung các điều kiện bảo
hiểm và luật áp dụng.
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
Ý nghĩa:
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
Chứng tư bảo hiểm (Cargo Insurance Certificate).
Chứng thư bảo hiểm được hãng bảo hiểm lập hoặc
bên mua điền vào mẫu in sẵn gồm những nội dung
tương ứng với mỗi chuyến hàng, chiếu theo hợp đồng
bảo hiểm đã ký kết.
Cũng như hợp đồng bảo hiểm, chứng thư bảo hiểm
cho phép bên được bảo hiểm chuyển nhượng quyền
được bồi thường bảo hiểm bằng cách ký hậu chuyển
nhượng.
4.2.5. Giấy chứng nhận bảo hiểm
(Insurance Certificate/ insurance
Policy – I/P)
Tuy nhiên về mặt pháp lý chứng thư bảo hiểm không
có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Vì nó có hạn chế
nhất định trong trường hợp có tranh chấp phải đưa ra
trước hội đồng trọng tài kinh tế. Vì vậy, trong hợp
đồng X- NK theo điều kiện CIP nhất thiết phải có hợp
đồng bảo hiểm, ví có khi bên mua không chấp nhận
chứng thư.
4.2.6. Phiếu chứng nhận kiểm
nghiệm (Certificate Of Inspection)
Là văn bản cung cấp bằng chứng về việc kiểm
nghiệm tiêu chuẩn hàng hoá và chi tiết kết quả kiểm
nghiệm hàng hoá đó, giấy này do cơ quan có thẩm
quyền ký xác nhận. Tuỳ theo yêu cầu của các bên
mua – bán mà hàng hoá được kiểm nghiệm về số
lượng, chất lượng hoặc toàn diện.
Trong thực tế có trường hợpPhiếu chứng nhận kiểm
nghiệm này có thể thay thế bằng phiếu Chứng nhận
chất lượng hàng hoá ( Certificate Of Quality).
4.2.6. Phiếu chứng nhận kiểm
nghiệm (Certificate Of Inspection)
Hình thức và nội dung của phiếu không có bất kỳ sự
áp đặt theo mẫu nào, mà tuỳ thuộc vào mỗi công ty tự
soan thảo riêng cho mình hồ sơ cho phù hợp.
Trường hợp thanh toán bằng tín dụng thư nếu tín
dụng thư không quy định ai là nguời lập, các ngân
hàng sẽ chấp nhận các chứng từ đã xuất trình, miễn là
nội dung, số liệu không mâu thuẫn nhau.
Lệ phí phụ thuộc vào trách nhiệm cá nhân được quy
định trong đièu kiện bán hàng của hợp đồng thương
mại.