Đểnâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh, trong cơ chế
thịtrường các đơn vị, doanh nghiệp hàng quý, năm cần
tiến hành phân tích chi phí kinh doanh vàgiáthành sản
phẩm dịch vụ, từđótìm ra các biện pháp nhằm sửdụng
hợp lý chi phívàgiảm giáthành.Đồng thời thông qua việc
phân tích chi phí kinh doanh sẽcónhững quyết định quản
lý tối ưu hơn.
30 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
4.1. CHÍ PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH
VỤ VÀ YÊU CẦU PHÂN TÍCH
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong cơ chế
thị trường các đơn vị, doanh nghiệp hàng quý, năm cần
tiến hành phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm dịch vụ, từ đó tìm ra các biện pháp nhằm sử dụng
hợp lý chi phí và giảm giá thành. Đồng thời thông qua việc
phân tích chi phí kinh doanh sẽ có những quyết định quản
lý tối ưu hơn.
Yêu cầu phân tích :
- Đánh giá được tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và
giá thành sản phẩm dịch vụ có hợp lý và tương xứng với
kết quả kinh doanh đã đạt được hay không?
- Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng
đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ
- Đề xuất biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh, hạ
giá thành sản phẩm dịch vụ (biện pháp về kỹ thuật công
nghệ, biện pháp về tổ chức và biện pháp về kinh tế)
4.2 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ
KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ
1. Phân tích khái quát
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi
phí kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ
nhằm cung cấp những thông tin khái quát về tình
hình chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm
dịch vụ.
Để đánh giá chung, cần phải tính chỉ tiêu:
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh
C1 qi1zi1
= x 100 =
Ckh qikhzikh
Trong đó: C1, Ckh - Chi phí kinh doanh kỳ phân tích
(thực hiện) và kỳ kế hoạch
qi1 , qikh – Sản lượng dịch vụ i kỳ thực
hiện và kỳ kế hoạch
zi1 , zikh - Giá thành sản phẩm dịch vụ i
kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch
• Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì đơn vị, doanh
nghiệp giảm chi phí kinh doanh so với kế hoạch.
Khi đó chênh lệch chi phí (C1 - Ckh) hoặc
(qi1zi1 - qikhzikh) mang đấu âm, phản ánh mức
tiết kiệm chi phí kinh doanh.
• Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì đơn vị, doanh
nghiệp thực hiện chi phí kinh doanh lớn hơn kế
hoạch đặt ra. Khi đó chênh lệch mang dấu dương,
phản ánh vượt chi.
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm dịch vụ
qi1zi1
= x 100
qikhzikh
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì đơn vị, doanh nghiệp giảm
được giá thành thực tế so với kế hoạch đặt ra. Khi đó chênh
lệch giá thành theo số tuyệt đối mang dấu âm, phản ánh mức
chi phí tiết kiệm được nhờ giảm giá thành.
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, thì đơn vị, doanh nghiệp không
hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm dịch vụ. Khi đó
chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối mang dấu dương, phản
ánh vượt chi.
- Mức và tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm dịch vụ kỳ thực
hiện
+ Mức giảm giá thành sản phẩm dịch vụ
Mz1 = qi1 (zi1 - zi0)
+ Tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm dịch vụ
qi1 (zi1 - zi0)
%z1 = x 100
qi1zi0
Mức và tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm dịch vụ kỳ kế
hoạch
+ Mức giảm giá thành sản phẩm dịch vụ
Mzkh = qikh (zikh - zi0)
+ Tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm dịch vụ
qikh (zikh - zi0)
%zkh = x 100
qikhzi0
2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Sản lượng sản phẩm dịch vụ:
Trước hết cần xác định mức biến động giá thành do sản
lượng sản phẩm dịch vụ
Mzkh = qikh (zikh - zi0) x Tỷ lệ % thực hiện kế
hoạch sản lượng
Sau đó xác định ảnh hướng của sản lượng sản phẩm
dịch vụ đến mức tăng giảm giá thành
Mz(q) = Mz(q) - Mzkh
Nhân tố kết cấu sản phẩm dịch vụ: Do mỗi loại sản phẩm
dịch vụ khác nhau có giá thành đơn vị khác nhau, cho
nên khi kết cấu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự biến động
giá thành. Để xác định trước hết cần phải xác định mức
biến động giá thành do ảnh hưởng của cả nhân tố sản
lượng và kết cấu sản lượng
Mz(q,k/c) = qi1zikh - qi1zi0
Sau đó xác định mức biến động giá thành do ảnh
hưởng của nhân tố kết cấu bằng cách lấy tổng ảnh
hưởng của cả sản lượng và kết cấu trừ đi ảnh
hưởng của sản lượng.
Mz(k/c) = Mz(q,k/c) - Mz(q)
Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm dịch vụ
Mz(z) = Mz1 - Mz(q,k/c)
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
Mz = Mz(q) + Mz(k/c) + Mz(z)
4.3 PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHI PHÍ TÍNH CHO 1000
ĐỒNG DOANH THU
Xác định như sau
qizi
F = x 1000
qipi
Trong đó: qizi - Chi phí kinh doanh
qipi - Doanh thu kinh doanh
Chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu càng thấp
chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng lớn. Phân tích
chỉ tiêu này được tiến hành bằng việc phân tích chung (sử
dụng phương pháp so sánh đối chiếu)
So sánh bằng số tuyệt đối: F = F1 - Fkh
So sánh bằng số tương đối: F1
IF = . 100
Fkh
Sau khi phân tích chung, tiến hành phân tích các nhân
tố ảnh hưởng.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến
chỉ tiêu chi phí tính cho 1000 đồng doanh thu, cần sử
dụng phương pháp loại trừ.
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và kết cấu sản lượng:
qi1zikh qikhzikh
F(q,k/c) = x 1000
qi1 pikh qikh pikh
4.4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH THEO
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
1 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực
tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền
lương và các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương cho
các loại quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn.
Khi phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau.
- Đánh giá chung
+ Mức biến động tuyệt đối
TL = TL1 - TL0
TL1
Tỷ lệ % thực hiện TL = x 100
TL0
+ Mức biến động tương đối
TL = TL1 - TL0 IDt
TL1
Tỷ lệ % thực hiện TL = x 100
TL0 IDt
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố
+ Số lượng lao động:
TL(T) = ( T1 - T0 ) x L0
+ Mức lương bình quân
TL(L) = T1 (L1 - L0 )
Mức lương bình quân chịu ảnh hưởng của các nhân
tố nhu kết cấu lao động của từng bộ phận hoặc
từng loại lao động trong bộ phận và mức lương
bình quân của lao động từng bộ phận hoặc từng
loại
Mối quan hệ đó có thể biểu diễn như sau
L = i Li
Bằng các phương pháp loại trừ có thể xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức
lương bình quân và chi phí tiền lương của đơn vị,
doanh nghiệp
+ Nhân tố kết cấu lao động
L(i) = i Li0
TL(i) = T1 L(i) = T1 i Li0
+ Nhân tố mức lương bình quân của lao động loại i
L(Li) = i1 Li
TL(Li) = T1 L(Li) = T1 i1 Li
2. Phân tích khoản mục chi phí vật tư
Chi phí vật tư của các đơn vị, doanh nghiệp bao
gồm vật tư cho sản xuất, khai thác nghiệp vụ; vật tư cho
sửa chữa tài sản và nhiên liệu. Mặc dù tỷ trọng của
khoản mục chi phí này không lớn nhưng vẫn phải phân
tích. Việc phân tích khoản mục chi phí vật tư được tiến
hành riêng cho vật tư cho sản xuất, khai thác nghiệp vụ;
vật tư cho sửa chữa tài sản và nhiên liệu. Cách thức
phân tích yêú tố này được thực hiện:
- Phân tích chung (sử dụng phương pháp so sánh
đối chiếu)
So sánh bằng số tuyệt đối: Cvt = Cvt1 - Cvt0
Cvt1
So sánh bằng số tương đối: Icvt = . 100
Cvt0
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (sử dụng phương pháp
loại trừ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và kết cấu sản
lượng sản phẩm dịch vụ:
Cvt(q) = qi1 mikh sikh - qikh mikh sikh
+ Ảnh hưởng nhân tố định mức tiêu hao vật tư cho sản
xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ:
Cvt(m) = qi1 mi1 sikh - qi1 mikh sikh
+ Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật tư cho sản
xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ:
Cvt(s) = qi1 mi1 si1 - qi1 mi1 sikh
Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố
Cvt = Cvt(q) + Cvt(m) + Cvt(s)
3. Phân tích khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ
Khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh toàn
bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ . Mối liên hệ giữa khoản
mục chi phí này với các nhân tố được thể hiện trong công
thức sau
Ckh = Ng. kkhb/q
Trong đó: Ckh - Chi phí khấu hao TSCĐ
Ng - Nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao
kkhb/q – Tỷ lệ khấu hao bình quân
Khi phân tích cần chú ý nhân tố nguyên giá TSCĐ
thường xuyên biến động do đánh giá lại, do đổi
mới máy móc, trang thiết bị... Còn nhân tố tỷ lệ
khấu hao bình quân thường ổn định. Nếu có thay
đổi thì coi đây là nhân tố khách quan.
Sử dụng các phương pháp loại trừ có thể xác định
được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi
phí khấu hao TSCĐ.
- Nhân tố nguyên giá TSCĐ
Ckh(Ng) = Ng. kkhb/q0
- Nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân
Ckh(kkhbq) = Ng1. kkhb/q
Nhân tố tỷ lệ khấu hao bình quân lại phụ thuộc vào kết
cấu loại tài sản cố định i và tỷ lệ khấu hao loại TSCĐ i. Tức
là kkhbq = i kkhi.
Bằng các phương pháp loại trừ có thể xác định mức độ
ảnh hưởng của nhân tố kết cấu loại TSCĐ và tỷ lệ khấu
hao TSCĐ đến tỷ lệ khấu hao bình quân và chi phí khấu
hao.
+ Nhân tố kết cấu TSCĐ
kkhbq(i) = i kkhi0
Ckh(i) = Ng1. kkhb/q(i = Ng1. i kkhi0
+ Nhân tố tỷ lệ khấu hao TSCĐ
kkhbq(kkh) = i1 kkhi
Ckh(kkh) = Ng1. kkhb/q(kkh) = Ng1. i1 kkhi
4. Các khoản mục chi phí còn lại (dịch vụ mua ngoài,
chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý...) được phân tích
bằng cách so sánh thực tế thực hiện kỳ phân tích với thực
hiện kỳ trước cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Khi phân tích có thể thực hiện chung cho các khoản
mục chi phí này. Với cách phân tích này nhằm đánh giá
sự biến động về tổng số các khoản mục này cũng như
kết cấu của từng loại chi phí trong khoản mục. Cũng có
thể phân tích cụ thể một số tiểu khoản mục chi phí.