Bài giảng Chương 4: Phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái

PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.1. TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.1.1. Phương pháp chuỗi thời gian  4.1.2. Dùng mô hình kinh tế lượng  4.1.3. Phân tích dòng “chu chuyển lệnh” (Order flow)  4.1.4. Phân tích cơ bản  4.1.5. Phân tích kỹ thuật  PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

pdf48 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Dựa theo tài liệu Đại Học Công NghiệpTPHCM và các tài liệu khác) Mục lục  PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.1. TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.1.1. Phương pháp chuỗi thời gian  4.1.2. Dùng mô hình kinh tế lượng  4.1.3. Phân tích dòng “chu chuyển lệnh” (Order flow)  4.1.4. Phân tích cơ bản  4.1.5. Phân tích kỹ thuật  PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.2. CÁC LÝ THUYẾT KHÁC NHAU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.3. CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  4.4. MỘT SỐ TÍNH QUY LUẬT VÀ MÔ HÌNH CƠ BẢN DÙNG ĐỂ DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI  4.4.1. Tính quy luật cơ bản trong mô hình dự báo tỷ giá  hối đoái  4.4.2. Các mô hình dự báo tỷ giá hối đoái  4.4.3. Các đường của mô hình phân tích kỹ thuật TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  1. Phương pháp chuỗi thời gian:  là phương pháp dự báo giá trị của biến cần dự báo vào thời điểm hiện tại dựa trên cơ sở giá trị của nó trong quá khứ công với sai số( phần sai số này là giá trị ngẫu nhiên)  Phương pháp này không quan tâm giá trị quá khứ, biến động ngẫu nhiên làm tương lai độc lập với quá khứ  Phương pháp này áp dụng lý thuyết toán xác suất, kinh tế lượng và lý thuyết hỗn loạn. TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  2. Dùng mô hình kinh tế lượng  Tỷ giá hối đoái được xem như như một biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá thực, lý thuyết PPP  Mô hình này dự báo mục tiêu dài hạn trong điều kiện cân bằng vĩ mô dài hạn nên còn gọi là mô hình cân bằng)  Mô hình này không vượt trội hơn phương pháp chuỗi thời gian TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  3. Phân tích dòng “chu chuyển lệnh” (Order flow)  Tỷ giá chịu tác động bởi cấu trúc vĩ mô của thị trường ngoại hối: lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục, phương pháp này ngược với kinh tế lượng và rất phức tạp, tính hiệu quả trong giai đoạn kiểm định. TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  4. Phân tích cơ bản  Phương pháp này dựa vào những phân tích các yếu tố như GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân thanh toán để xác định tác đông đến xu hướng biến động dài hạn của tỷ giá.  Không mô hình hóa bằng kinh tế lượng mà chỉ mang tính định tính.  Rất phổ biến trong thị trường tài chính bên cạnh phân tích kỹ thuật. TIẾP CẬN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  5. Phân tích kỹ thuật  Là phương pháp dự báo những mẫu hình của thị trường bằng cách đọc các đồ thị tỷ giá.  Là phương pháp đối lập hoàn toàn phương pháp chuỗi thời gian.  Là phương pháp dự báo được các nhà đầu tư, nhà phân tích, nhà môi giới trên thị trường ngoại hối, chứng khoán quốc tế sử dụng Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI PHẦN 1: GIỚI THIỆU Chương này nhằm giới thiệu cho người đọc một phương pháp dùng để dự báo tỉ giá hối đoái được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới. Đó là phân tích kỹ thuật. Giả thuyết Thị trường hiệu quả đưa ra hai dự báo quan trọng. Thứ nhất, giá cả phản ánh chính xác tất cả thông tin mà nhà đầu tư nhận được. Thứ hai, giá cả sẽ ngay lập tức thay đổi tương ứng với những thông tin đó. Việc dự báo các chỉ số thị trường chẳng hạn, nhà đầu tư năng động sẽ thấy rất khó khăn để thực hiện tốt một chiến lược đầu tư nếu như họ chỉ phân tích những yếu tố cơ bản tác động tới nó. Việc phân tích cơ bản về thị trường đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo và toàn diện. Nhưng việc phân tích này này rất khó thực hiện trong một thị trường cạnh tranh và thanh khoản cao như thị trường ngoại tệ,  Đúng vậy, thật là khó để chúng ta có thể đo lường giá trị nội tại của một đồng tiền này so với một đồng tiền khác và càng khó khăn hơn khi chúng ta phải xét xem giá thị trường một đồng tiền nào đó là phù hợp với giá trị nội tại hiện có của nó.  Trong khi các lý thuyết truyền thống cho rằng nhà đầu tư chỉ đưa ra các quyết định đầu tư sau khi họ đã phân tích rõ ràng và quyết định của họ là dựa trên cơ sở phân tích cơ bản thì phân tích kỹ thuật lại bắt đầu với giả sử rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư có lẽ được dựa trên cảm tính hơn là dựa trên phân tích cơ bản. Một thách thức cho phân tích kỹ thuật là lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết ngẫu nhiên. Theo lý thuyết này thì giá quá khứ không phải là các yếu tố hợp lý để dự báo giá tương lai. Sự thay đổi giá là ngẫu nhiên, độc lập và không thể dự đoán được. Nhưng có hình thức dự báo nào mà không sử dụng số liệu của quá khứ? Chẳng lẽ tất cả các dự báo về kinh tế, tài chính đều không liên quan đến việc nghiên cứu dữ liệu quá khứ? Hãy nghĩ xem, không có gì gọi là dữ liệu của tương lai. Tất cả những gì ta có là dữ liệu quá khứ. Hãy nhớ rằng đồ thị giá của một ngoại tệ nào đó so với một ngoại tệ khác thực ra chỉ là sự biểu hiện của giá trong lịch sử. Giá một ngoại tệ nào đó dịch chuyển có khuynh hướng và hầu như không có khuynh hướng nào mà không được để lộ ra. Chương này sẽ cung cấp cho người đọc một số mô hình phổ biến trong phân tích kỹ thuật để dự báo giá ngoại tệ. Tất cả các mô hình được đưa ra ở đây đều có kèm theo ví dụ minh họa cụ thể trên thị trường ngoại tệ giao ngay (spot market) và thị trường vàng giao ngay trên thế giới. CÁC LÝ THUYẾT KHÁC NHAU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  1. Lý thuyết thị trường hiệu quả : đưa ra 2 dự báo quan trọng: phản ánh chính xác thông tin và thay đổi tương ứng .  2. Trong phân tích cơ bản quyết định đầu tư dựa vào những phân tích rõ ràng số liệu cơ bản trong khi phân tích kỹ thuật dựa vào cảm tính. Các phương pháp phân tích kỹ thuật Phần 12 - Phần 3  1. Lý thuyết chu kỳ thị trường  2. Lý thuyết thị trường tài chính và chu kỳ kinh doanh.  3. Lý thuyết Dow  - Hai nhóm công cụ : Charting ( đồ thị); Mechanical rules( quy luật cơ cấu)  - Các chỉ số dự báo : MACD, RSI, Fibonnacci, Elliot PHẦN 2: CÁC MÔ HÌNH DÙNG ĐỂ DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI I. Ba quy luật cơ bản trong việc dự báo đồ thị tỉ giá hối đoái: 1. Tính quy luật đầy đủ của mô hình: và chiều sâu của mô hình. Mô hình càng lớn thì nó càng được khẳng định như là một mô hình giá. Nhớ rằng, mô hình giá được hình thành từ sự giằng co giữa bên bán và bên mua. Sự giằng co đó càng lớn và càng kéo dài thì đồ thị sẽ đi rất nhanh và mạnh về phía bên thắng(bên mua hoặc bên bán) sau khi đã thoát ra khỏi mô hình. Xem hình ví dụ trang sau 2. Đo lường khoảng đường đi tiếp theo của mô hình Phân tích kỹ thuật nhằm xác định sự thay đổi của khuynh hướng của đồ thị tỉ giá ở giai đoạn sớm nhất có thể được. Trong hầu hết các mô hình mà chúng ta sẽ tìm hiểu thì quy luật về đo lường khoảng đường đi tiếp theo của mô hình là bằng với khoảng cách về chiều sâu tối đa của mô hình đó. Ở đồ thị EUR/USD bên dưới, cho ta thấy rằng đoạn AB=CD và EF=GH. Sau khi đồ thị tạo thành hình chữ nhật(đoạn AB) thì đồ thị đã cắt lên và đi tiếp 1 đoạn( đoạn CD) bằng đúng đoạn AB trước khi tiếp tục trong xu hướng tăng. Xem hình bên dưới Kỹ thuật đo lường tương tự như vậy có thể được dùng ở đỉnh hoặc đáy của đồ thị. Chúng ta thấy rằng chiều sâu của mô hình sẽ nói lên khoảng đường đi tiếp theo của đồ thị. Ở đồ thị bên dưới chúng ta thấy rằng sau khi đồ thị cắt đường hỗ trợ BC thì đồ thị đã tiếp tục giảm một đoạn CD sao cho AB=CD. 3. Tính ổn định của mô hình Phân tích kỹ thuật chưa phải là công cụ dự báo tỉ giá hoàn hảo vì thế chúng ta sẽ thấy những trường hợp thất bại của mô hình. Thật là không mai mắn khi đó cũng là một sự thật trong đời sống của mỗi con người. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm bớt những thất bại này bằng cách chọn lựa(filter) mô hình phù hợp. II. Mô hình giá dạng đồ thị tiếp tục: 1. Mô hình dạng hình chữ nhật: Mô hình hình chữ nhật là một dạng đồ thị dạng tiếp tục. Xem đồ thị bên dưới chúng ta thấy rằng sau khi tạo thành hình chữ nhật đồ thị đã tiếp tục giảm theo khuynh hướng giảm trước đó. Có một điều quan trọng cần nhớ trong mô hình này là tại điểm cắt đường hỗ trợ thường khối lượng giao dịch đạt rất thấp. Sau khi thoát khỏi mô hình, đồ thị có khuynh hướng đi tiếp một đoạn bằng cạnh ngắn của hình chữ nhật hoặc đoạn bằng bội số của cạnh ngắn của hình chữ nhật. 2. Mô hình tam giác cân  Mô hình tam giác cân là mô hình dạng tiếp tục. Tam giác cân báo hiệu rằng đồ thị đã trãi qua một giai đoạn đi ngang tạm thời và chuẩn bị đà cho một khuynh hướng tiếp tục cho huynh hướng trước đó. Nếu khuynh hướng trước đó là khuynh hướng tăng thì sau khi hình thành mô hình tam giác đồ thị thường tiếp tục tăng và ngược lại nếu khuynh hướng trước đó là khuynh hướng giảm thì sau khi hình thành mô hình tam giác đồ thị thường tiếp tục giảm  Tam giác thực ra là đường giá đi ngang (sideway) nhưng biên độ giảm dần. Chúng ta có thể vẽ đuờng (trendline) nối các đỉnh và đáy của hình tam giác. Đồ thị thường cắt cạnh tam giác tại điểm thứ 3 hoặc thứ 4 của tam giác hoặc 3/4 , 2/3 cạnh tam giác tính từ đáy tam giác. III. Các mô hình đồ thị dạng đảo chiều 1. Mô hình đầu - vai  Mô hình đầu – vai là một trong số những mô hình phổ biến nhất trong số nhiều mô hình dự báo. Mô hình này chủ yếu xảy ra như là mô hình đảo chiều của xu hướng tăng hay giảm trước đó.  Tuy nhiên trong một số trường hợp nó cũng xuất hiện như mô hình tiếp tục hoặc đi ngang.  Mô hình đầu-vai trông giống như hình đầu và vai của con người do đó được gọi là mô hình đầu-vai. Nó được hình thành bởi 1 đỉnh cao ở giữa và được bao quanh bởi 2 đỉnh cao thấp hơn ở 2 bên. Tại điểm thấp nhất của hai vai của mô hình chúng ta có thể vẽ một đường nối 2 điểm với nhau, goi là đường neckline. Mô hình đầu-vai chỉ chính thức hình thành khi đồ thị cắt đường neckline này. Ở hình 5.1 thì đường màu trắng chính là đường cổ (neckline). Đầu và vai (Head and shoulders) Dạng thức này báo hiệu sự đảo chiều của một xu thế. Sau khi hình thành dạng thức này, nhà phân tích kỹ thuaät cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm. Ngược lại, dạng thức này nếu lộn ngược sẽ là dấu hiệu giá sẽ tiếp tục tăng. 60 - 55 - 50 - 45 - 40 - + + + + + Thaùng 1 T2 T3 T4 T5 T6 - đầu vai vai  Ở hình 5.2 Mô hình đầu-vai chỉ chính thức hình thành tại điểm D, khi mà đồ thị đã cắt đường neckline. Sau khi đồ thị cắt đường neckline thì đồ thị sẽ tiếp tục giảm xuống ở mức sao cho đoạn AB=BC. Tại điểm E được xem như mô hình đầu-vai đã hoàn tất. Tuy nhiên, trong thực tế của đồ thị giá vàng này thì đồ thị đã tiếp tục giảm sâu hơn nữa, đó là trường hợp đồ thị tiếp tục đi thêm một đoạn bằng đoạn AB nữa tính từ điểm E. Môt điều quan trong nữa chúng ta cần nhớ trong mô hình này là khối lượng giao dịch thường khác nhau ở 2 vai của mô hình. Nếu là giá giảm thì khối lượng giao dịch bên vai phải sẽ nhỏ hơn khối lượng giao dịch bên vai trái và ngược lại. Mô hình đầu vai có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phải đáp ứng rằng đầu phải cao hơn 2 vai ở 2 bên. Đường neckline cũng không nhất thiết phải là đường nằm ngang, đường nối 2 điểm thấp nhất của 2 vai được gọi là đường neckline. Xem các đồ thị EUR/USD bên dưới. Phân tích kỹ thuật chưa phải là hoàn hảo, mô hình đầu-vai cũng có những khi bị thất bại mặc dù đường giá đã cắt đường neckline. Những trường hợp thất bại như thế này cũng thường gặp nhưng không nhiều. Hãy xem ví dụ dưới đây (hình 5.3) về đồ thị giá vàng. Chúng ta thấy rằng sau khi cắt đường neckline, đồ thị đã không tiếp tục giảm như mô hình mà tăng lên trên đường neckline. Để giải thích rõ những tình huống thất bại này chúng ta cần phải tìm hiểu thêm một số chỉ số khác trước khi quay lại. Do đó, chúng ta sẽ có dịp quay lại để giải thích những hiện tượng thất bại của mô hình này ở khóa học dự báo nâng cao khác. 2. Mô hình 2 đỉnh – 2 đáy  Mô hình 2 đáy và đỉnh cũng là một trong những mô hình phổ biến trong phân tích kỹ thuật.  Ở hình 5.4, Sau khi đồ thị cắt đường lõm thì mô hình 2 đáy chính thức được xác lập. Đồ thị có khuynh hướng đi một đoạn ít nhất bằng khoảng cách từ đáy đến đường lõm (AB=BC). Chúng ta chú ý điều quan trong rằng khối lượng giao dịch tại điểm cắt đường lõm thường tăng cao. Từ mô hình 2 đáy này chúng ta có thể gặp trường hợp giá không cắt đường lõm ngay mà sẽ quay lại tạo thành đáy thứ 3, gọi là mô hình 3 đáy, thậm chí 4 đáy. Mô hình 4 đáy thường ít chắc chắn hơn mô hình 2 đáy và mô hình 3 đáy, do đó mô hình 4 đáy thường là mô hình tiếp tục chứ không phải là mô hình đảo chiều như mô hình 2 đáy. Khi đó mô hình 4 đáy trở thành mô hình hình chữ nhật.  Mô hình 2 đỉnh là hình ngược của mô hình 2 đáy. Tính chất của mô hình 2 đỉnh hoàn toàn giống mô hình 2 đáy. Khối lượng giao dịch ở đỉnh 2 thường rất thấp. Mô hình 2 đỉnh cũng có thể trở thành mô hình 3 đỉnh như ở trường hợp ở mô hình 3 đáy. Nếu sau khi hình thành 3 đỉnh mà đồ thị vẫn không cắt đường lõm thì có thể có 2 trường hợp xảy ra: Mô hình có thể trở thành mô hình hình chữ nhật hoặc mô hình có thể là mô hình tiếp tục chứ không đảo chiều. Nếu vậy đồ thị sẽ tiếp tục tăng chứ không đảo chiều. Có điều này là còn tuỳ thuộc vào khối lượng giao dịch và các yếu tố tác động khác. Xem hình bên dưới và ví dụ về đồ thị EUR/USD và đồ thị giá dầu ở trang tiếp theo. IV. Đường khuynh hướng (trendline): 1. Đường khuynh hướng: Đường khuynh hướng là một trong số những công cụ dễ sử dụng nhất và đơn giản nhất trong trong phân tích kỹ thuật.  Đường trendline được hình thành từ việc nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy của đồ thị lại với nhau ( Xem hình 6.1) Nhớ rằng thị trường thường đi trong một kênh giá nào đó và đường trendline cũng có thể là đường nằm ngang, nghĩa là nó được nối các đỉnh hoặc các đáy nằm ngay lại với nhau. Đường neckline của mô hình đầu-vai hoặc cạnh trên hoặc cạnh dưới của mô hình hình chữ nhật cũng là đuờng trendline (xem hình 6.1) Thật là không hay khi phải nói rằng tự đường trendline không thể cho chúng ta biết khi nào thì đường giá sẽ đổi chiều khi cắt đường trendline và khi nào thì việc cắt trendline chỉ là việc cắt tạm thời. Thông thường các nhà phân tích kỹ thuật thường kết hợp trendline với các mô hình giá để giải quyết trường hợp trên. Hình 6.6 là ví dụ về kết hợp giữa trendline với mô hình đầu-vai để xác định đồ thị đảo chiều. Hình 6.7 là một ví dụ nữa về kết hợp giữa trendline và mô hình giá. Hình đồ thị giá vàng là ví dụ minh họa 2. Tính đầy đủ của đường khuynh hướng  Tính đầy đủ của khuynh hướng được thể hiện ở 3 yếu tố sau: Chiều dài, số lần đường giá chạm đường trendline , số lượng đỉnh, đáy và độ dốc của đường trendline. Chúng ta sẽ lần lược tìm hiểu sâu hơn 3 yếu tố này.  Nếu đường trendline ngắn thì nó chỉ phản ánh khuynh hướng ngắn hạn. Vì vậy, khi đồ thị cắt đường trendline thì sự đảo chiều của đồ thị chỉ là ngắn hạn . Ở hình 6.11, đường trendline kéo dài từ 08/2007 đến 12/2007 (4 tháng). Sau khi cắt trendline, đồ thị đi tiếp một đoạn đường không dài và chỉ kéo dài khoảng 2 tháng mà thôi. Ngược lại, Nếu đường trendline dài thì nó sẽ phản ánh khuynh hướng dài hạn hơn. Vì vậy, khi đồ thị cắt đường trendline thì sự đảo chiều của đồ thị sẽ dài và thời gian cũng dài hơn. Xem hình 6.12, chúng ta thấy rằng đường trendline kéo dài từ tháng 08/2007 đến tháng 06/2008 (10 tháng). Sau khi cắt đường trendline, đồ thị có khuynh hướng đi dài và thời gian cũng sẽ kéo dài hơn. Bởi vì trendline phản ánh khuynh hướng của đồ thị nên càng nhiều lần đồ thị chạm vào trendline thì càng khẳng định độ chắc chắn của vùng hỗ trợ và kháng cự tiếp theo ở đường trendline đó. Theo các nhà phân tích kỹ thuật thì nếu đồ thị chạm đường trenline hơn 4 lần (4 đỉnh hoặc đáy) thì được cho là độ chắc chắn của vùng hỗ trợ, kháng cự tiếp theo là cao. Và tất nhiên nếu đồ thị chạm trendline hơn 4 lần thì đường trendline thường cũng dài. Do đó, trong trường hợp này, nếu đường trendline bị cắt thì dấu hiệu đảo chiều của đồ thị sẽ rõ ràng và mạnh hơn. Xem hình 6.13 Yếu tố cuối cùng là độ dốc của đường trendline. Đường trendline càng dốc thì khi đồ thị cắt đường trendline, khả năng đảo chiều của đồ thị sẽ càng không chắc chắn. Do đó thường đồ thị có khuynh hướng đi ngang sau khi cắt đường trendline có độ dốc lớn. Xem hình 6.14 và đồ thị EUR/USD trang sau 3. Kênh đường đi (kênh giá) của đồ thị  Cách vẽ thông thường là chúng ta có thể vẽ một đường song song với một đường trendline đã có sẵn. Chúng ta cũng có thể vẽ đường trendline nối các đỉnh lại với nhau và một đường trendline nối các đáy lại với nhau. Trong 2 đường trendline song song này thì luôn có một đường gọi là đường return line (chúng tôi tạm gọi là đường dội). Xem hình 6.15 và ví dụ về đồ thị giá vàng ở trang kế. Bài tập 1 Bài tập 2, Bài tập 3, Bài tập 4, Bài tập 5, Bài tập 6 e f k l p q