Bài giảng Chương 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người xuất khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau: IV.1.1. Nắm vững và thực hiện đúng theo các qui định Các thương nhân xuất khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua; nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.

pdf85 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV. 1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người xuất khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau: IV.1.1. Nắm vững và thực hiện đúng theo các qui định Các thương nhân xuất khẩu phải thực hiện đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua; nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Để biết được nội dung trong các văn bản pháp luật đó thì người xuất khẩu có thể đọc trên công báo hoặc tuy cập trên các Website sau: Website của Chính phủ : www.chinhphu.vn Website của Bộ Công Thương : www.moit.gov.vn Website của Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn Website của Tổng cục Hải quan : www.customs.gov.vn 2CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.2. Kiểm tra L/C ( nếu thanh toán theo L/C ).  Kiểm tra tính chân thực của L/C Mặc dù người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ ngân hàng mở L/C, nhưng người xuất khẩu nên nhận L/C thông qua ngân hàng thông báo vì ngân hàng thông báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C bằng cách kiểm tra chữ ký của người phát hành L/C (nếu L/C mở bằng thư) hoặc kiểm tra mã số (nếu L/C mở bằng điện).  Kiểm tra kỹ nội dung L/C Khi nhận được L/C gốc gởi đến, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ từng nội dung, từng chi tiết của L/C xem có đúng như hợp đồng đã ký kết hoặc có phù hợp với khả năng thực hiện của mình không, nếu đúng và có khả năng đáp ứng thì tiến hành các bước kế tiếp để giao hàng, ngược lại thì đề nghị người nhập khẩu phải tu chỉnh L/C cho đến khi nào phù hợp mới xúc tiến việc giao hàng. 3CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C. + Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền (nếu có). + Tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C + Tên, địa chỉ người thụ hưởng. + Số tiền của L/C. + Loại L/C. 4CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C gồm: + Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C. + Thời hạn giao hàng. + Cách giao hàng. + Cách vận tải. + Phần mô tả hàng hóa. + Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ. + Các chi tiết khác trong L/C. 5CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.3. Chuẩn bị nguồn hàng hóa để xuất khẩu. Để chuẩn bị nguồn hàng, người xuất khẩu có thể thực hiện các phương thức tạo nguồn hàng sau: Tổ chức sản xuất, chế biến, nuôi trồng, đánh bắt khai thác nguồn hàng xuất khẩu. Tổ chức mua hàng xuất khẩu. Tổ chức đại lý mua hàng xuất khẩu. Tổ chức gia công hàng xuất khẩu. Tổ chức liên doanh liên kết xuất khẩu. Tổ chức xuất khẩu ủy thác 6CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Những hợp đồng thường được ký kết để tạo nguồn hàng, nguồn thu:  Hợp đồng mua bán: Là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong nước, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, các chứng từ hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán.  Hợp đồng đại lý mua hàng: Là hợp đồng đại lý, trong đó qui định bên giao đại lý (doanh nghiệp xuất khẩu) giao cho bên đại lý tiến hành mua hàng theo những điều kiện do bên giao đại lý đưa ra. Bên giao đại lý phải trả cho bên đại lý mua hàng một khoản tiền nhất định gọi là tiền thù lao đại lý mua hàng trên cơ sở thỏa thuận của 2 bên. 7CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Hợp đồng gia công: Là hợp đồng gia công giữa các thương nhân trong nước, trong đó bên đặt gia công (doanh nghiệp XK) giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công để gia công, chế biến ra thành phẩm XK sau đó giao lại cho bên đặt gia công và được bên đặt gia công thanh toán một khoản tiền gia công do hai bên thỏa thuận.  Hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu: Là hợp đồng liên doanh liên kết, trong đó các bên liên doanh cùng chung vốn, chung sức, chung chịu mọi rủi ro để kinh doanh XK.  Hợp đồng ủy thác xuất khẩu: Là hợp đồng trong đó quy định bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác (doanh nghiệp XK) tiến hành xuất khẩu hàng của bên ủy thác theo những điều kiện mà bên ủy thác đặt ra. Bên nhận ủy thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng XK với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác và được bên ủy thác trả một khoản tiền thù lao gọi là phí ủy thác 8CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng (kiểm nghiệm); nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (kiểm dịch). Hệ thống kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ở hai cấp: + Ở cơ sở. + Ở cửa khẩu. 9CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Kiểm nghiệm hàng xuất khẩu: Kiểm tra số lượng, trọng lượng, phẩm chất hàng hóa xuất khẩu. – Ở cơ sở việc kiểm nghiệm do KCS tiến hành. – Ở cửa khẩu do các cơ quan giám định hàng hóa xuất nhập khẩu có chức năng tiến hành, như : Vinacontrol, Trung tâm giám định , hoặc các tổ chức giám định độc lập khác như OMIC (Oversea Merchandise Inspection Company), hoặc SGS (Society General Supervision) 10 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Kiểm dịch hàng xuất khẩu: – Ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc Trạm Thú y, Trung tâm chuẩn đoán-kiểm dịch động vật tiến hành. – Ở cửa khẩu do Cục bảo vệ thực vật (đối với hàng hóa là thực vật ) hoặc Cục Thú y ( đối với hàng hóa là động vật ) tiến hành. Để được giám định hàng hóa, cần gửi đến cơ quan giám định: + Đơn xin giám định hàng hóa. + Hợp đồng ngoại thương và L/C (nếu TT L/C). 11 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Trong đơn có những nội dung chính sau đây: Tên và địa chỉ của cơ quan xin giám định; Tên hàng, số kiện, trọng lượng, số lượng h. hóa; Tình trạng hàng hóa nơi đi; Tên, địa chỉ người gởi, người nhận; Tên phương tiện vận tải; Yêu cầu giám định; Giấy tờ đính kèm; Số bản chứng thư xin cấp; Cam kết thanh toán lệ phí; 12 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Cơ quan giám định sẽ căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa. Sau khi kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người giám định sẽ lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng. Sau khi có kết quả, người xin giám định sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ tục hải quan. Sau khi có B/L sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức. Nếu hàng hóa đòi hỏi phải khử trùng thì người xuất khẩu phải làm đơn gởi đến công ty khử trùng xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được hun trùng, chủ hàng sẽ được nhận giấy chứng nhận khử trùng. 13 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ngoài ra, để đảm bảo uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế, trong khi mua bán hàng hóa với nước ngoài, các doanh nghiệp phải thực hiện việc giao hàng phù hợp với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, đặc biệt phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mà thị trường nước ngoài quy định. 14 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.5. Thuê phương tiện vận tải: Cơ sở để xác định người xuất khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Nếu hợp đồng ngoại thương thỏa thuận việc mua bán hàng hóa theo những điều kiện của nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP), nhóm D (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP) thì người xuất khẩu có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải. 15 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Lưu ý khi thuê phương tiện vận tải: Có nhiều loại phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống, bưu điện, trong đó vận tải đường biển sử dụng rộng rãi nhất. Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu sau đây: 16 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu chợ (Liner- tàu chợ). Lưu cước tàu chợ (Booking a shipping space) hoặc lưu khoang, theo một biểu cước phí đã định sẵn (Liner tariff): là người chủ hàng thông qua người môi giới thuê tàu (Broker) hoặc trực tiếp tự mình đứng ra yêu cầu chủ tàu (Ship-owner) hoặc người chuyên chở (Carrier) cho thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng từ cảng này đến một cảng khác và chấp nhận thanh toán tiền cước cho người chuyên chở theo một biểu cước đã định sẵn.  điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L). 17 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu chuyến (Tramp). Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là chủ tàu (Shipowner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước phí thuê tàu (Freight) do hai bên thỏa thuận. Mối quan hệ giữa người chủ tàu là người cho thuê tàu (Charter) và chủ hàng là người đi thuê tàu (Charterer) được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter Party – C/P). 18 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu định hạn. Là chủ tàu cho thuê toàn bộ chiếc tàu để sử dụng vào mục đích kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời gian nhất định. Hai bên cùng ký kết một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter Party), chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê tàu và bảo đảm khả năng đi biển của nó đó trong suốt thời gian cho thuê; người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê tàu (hire) và chịu trách nhiệm về việc khai thác chiếc tàu thuê. Sau khi hết thời hạn thuê phải hoàn trả cho chủ tàu trong tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời hạn qui định. 19 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phương thức thuê tàu định hạn. Phương thức này chỉ nên áp dụng khi chủ hàng có khối lượng hàng lớn và ổn định thuê tàu định hạn hay mua tàu hoặc đóng tàu mới để khai thác. 20 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.6. Mua bảo hiểm hàng hóa:  Cơ sở để xác định người XK phải mua bảo hiểm: Người xuất khẩu có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua khi bán hàng theo các điều kiện thương mại quốc tế là CIF hoặc CIP được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.  Một số vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm h hóa: Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm, người xuất khẩu thường dựa vào các căn cứ sau đây: – Điều khoản bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. 21 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Một số vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa: – Nếu hợp đồng ngoại thương không thỏa thuận việc nua bảo hiểm hàng hóa như thế nào thì trong trường hợp này, người bán cũng có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua, tuy nhiên người bán có thể hợp đồng mua bảo hiểm ở bất cứ công ty bảo hiểm nào, miễn sao công ty bảo hiểm đó có uy tín và lúc đó họ sẽ mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm được kê khai trong hợp đồng bảo hiểm là 110% giá CIF bằng đồng tiền người mua thanh toán cho người bán, theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu (Điều kiện C). 22 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.7. Làm thủ tục hải quan Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày14/06/2005, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006; Nghị định số 154/2005/ NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan; Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quy định khi làm thủ tục hải quan phải: 23 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Khai báo hải quan: Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan. Việc khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định. 24 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hóa, đơn vị tính,số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. 25 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu: phải nộp cho cơ quan Hải quan hồ sơ hải quan. Gồm các chứng từ sau: + Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính; + Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao. 26 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tuỳ trường hợp cụ thể, có thể bổ sung thêm: + Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại hoặc hàng đóng gói không đồng nhất: 1 bản chính và 1 bản sao. + Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu). 27 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ + Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: 1 bản chính (chỉ nộp một lần đầu khi xuất khẩu) + Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính. 28 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra Hàng hóa của chủ hàng XK được phân ra làm 3 luồng theo nguyên tắc (theo Hải quan): Luồng xanh: Đối với hàng XK nếu có một trong hai điều kiện: + Hàng xuất khẩu (trừ hàng XK từ nguyên liệu nhập khẩu); + Hàng XK có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và chủ hàng đã nộp văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan.  Hàng hóa thuộc luồng này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 29 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Luồng vàng: + Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan Hải quan; + Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay; + Hàng hóa phát hiện có nghi vấn về hồ sơ hải quan.  Hàng hóa thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. 30 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Luồng đỏ: + Hàng hóa của chủ hàng XK nhiều lần vi phạm pháp luật HQ; + Hàng hoá của chủ hàng XK có khả năng vi phạm pháp luật; + Hàng hóa của chủ hàng XK có dấu hiệu vi phạm pháp luật.  Hàng hóa thuộc luồng này phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. 31 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Có 3 mức độ kiểm tra ở luồng đỏ: – Mức (a) : kiểm tra toàn bộ lô hàng; – Mức (b) : kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm. – Mức (c) : kiểm tra 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm. 32 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Làm nghĩa vụ nộp thuế. Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó quy định: 33 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong các trường hợp sau đây thì thời hạn nộp thuế xuất khẩu được quy định:  Hàng hóa xuất khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa xuất khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.  Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế theo từng ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu thực hiện theo quy định trên. 34 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thời hạn nộp thuế xuất khẩu được quy định: Hàng hóa xuất khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu thực hiện theo quy định trên và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải tỏa hàng hóa đã tạm giữ 35 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thời hạn nộp thuế xuất khẩu được quy định: Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn KT, CL, SL, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế thì đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan Hải quan; đồng thời cơ quan Hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định.  Chi phí: Nếu KQ giám định trùng với KL của HQ: đối tượng nộp thuế chi trả, ngược lại khác KL của HQ: HQ chi trả 36 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùng trong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp; quá 90 ngày thì bị cưỡng chế như sau: – Trích tiền gởi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước để nộp thuế, nộp phạt; 37 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ – Tạm giữ hàng hóa, hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan Hải quan được bán đấu giá hàng hóa, tài sản để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; – Cơ quan Hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt. 38 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ IV.1.8. Giao hàng cho người vận tải: a/ Đối với việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển Trường hợp hàng hóa phải lưu kho bãi cảng: Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng – Chủ hàng ký hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hóa với cảng. 39 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ – Trước khi giao hàng, phải giao các giấy tờ: + Bảng liệt kê hàng hóa (Cargo list) + Lệnh xếp hàng (Shipping order) + Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp (Shipping note). – Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho. 40 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu: – Chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục như: thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch( nếu có ) – Báo cho cảng biế