Bài giảng Chương 5: Các học thuyết về tỷ giá

Ngang giá sức mua (PPP) • Ngang giá lãi suất (IRP) • Hiệu ứng Fisher

pdf38 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Các học thuyết về tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5. CÁC HỌC THUYẾT VỀ TỶ GIÁ Hồ Thúy Ái ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM – Khoa Ngân Hàng Quốc Tế Nội dung • Ngang giá sức mua (PPP) • Ngang giá lãi suất (IRP) • Hiệu ứng Fisher Hồ Thúy Ái09/2010 2 Ngang giá sức mua • Luật một giá • PPP dạng tuyệt đối • PPP dạng tương đối • PPP dạng kỳ vọng • Bằng chứng thực nghiệm về PPP 09/2010 Hồ Thúy Ái 3 Luật một giá • Luật một giá: Law of one price (LOP) • Nội dung: trong điều kiện không tồn tại các yếu tố như chi phí vận chuyển và thuế quan, giá cả của cùng một loại hàng hóa ở các quốc gia đều bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung 09/2010 Hồ Thúy Ái 4 Pi =S.Pi * Pi: giá hàng hóa i trong nước Pi *: giá hàng hóa i nước ngoài S: tỷ giá tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Ngang giá sức mua dạng tuyệt đối • Absolute Purchasing Power Parity • Các giả định: – Hàng hóa di chuyển tự do; – Không có chi phí giao dịch; – Không có thuế quan; – Nhà đầu tư trung lập với rủi ro • Nội dung: khi LOP được duy trì cho tất cả các mặt hàng, giá cả của rổ hàng hóa ở trong nước bằng với giá cả của rổ hàng hóa ở nước ngoài nếu tính bằng một đồng tiền chung 09/2010 Hồ Thúy Ái 5 Ngang giá sức mua dạng tuyệt đối 09/2010 Hồ Thúy Ái 6 P=SP* Với: W Pi iP = P* = W Pi i * * (Mức giá của rổ hàng hóa trong nước) (Mức giá của rổ hàng hóa nước ngoài) Trong đó, mặt hàng i có:  Giá là Pi ở trong nước và tỷ trọng Wi trong rổ hàng hoá tiêu chuẩn trong nước  Giá Pi * ở nước ngoài và tỷ trọng Wi* trong rổ hàng hoá tiêu chuẩn nước ngoài  Wi=Wi * ; i = (1,n) Biểu thức: S: tỷ giá giao ngay (yết trực tiếp) Ngang giá sức mua dạng tuyệt đối • Mối quan hệ giữa tỷ giá và mức giá cả hàng hóa tại một thời điểm • Tỷ giá được xác định theo PPP: • PPP dạng tuyệt đối khó duy trì trong thực tế: – Các giả thiết phi thực tế; – Tỷ trọng hàng hóa trong cách tính chỉ số giá cả ở các quốc gia khác nhau; – Tồn tại những mặt hàng không thể mua bán quốc tế 09/2010 Hồ Thúy Ái 7 S P P  * Ngang giá sức mua dạng tương đối • Sự thay đổi của tỷ giá dưới tác động của sự thay đổi mức giá (tỷ lệ lạm phát) • Nội dung: – Mức thay đổi tỷ giá giữa hai thời điểm bằng mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền – Đồng tiền nào có mức lạm phát cao hơn thì đồng tiền đó sẽ giảm giá – Mức giảm giá (gần) bằng mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền • Biểu thức: 09/2010 Hồ Thúy Ái 8 s= p - p* Ngang giá sức mua dạng tương đối • Biểu thức PPP dạng tương đối được viết lại: • Biểu thức gần đúng: • VD: – Nếu lạm phát ở Mỹ là 5% và ở Anh là 8%, bảng Anh sẽ giảm giá 2.78% hay khoảng 3% so với đôla Mỹ 09/2010 Hồ Thúy Ái 9 S S p p1 0 1 1         * S1 = S0(1+s) = S0(1+ p- p *) Ngang giá sức mua dạng kỳ vọng • Mối quan hệ giữa giá trị kỳ vọng của các biến số • Hình thành trên cở sở: – Thị trường hiệu quả – Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa  Nếu các nhà kinh doanh hoạt động trên thị trường hàng hoá là những người trung lập với rủi ro và các thị trường hàng hoá là các thị trường hiệu quả thì mức lợi nhuận trên hai thị trường phải như nhau 09/2010 Hồ Thúy Ái 10 Ngang giá sức mua dạng kỳ vọng 09/2010 Hồ Thúy Ái 11 Hay: Trong đó:  pe: Mức lợi nhuận kỳ vọng trong việc mua và nắm giữ một rổ hàng hoá trên thị trường hàng hoá trong nước (mức lạm phát kỳ vọng trong nước)  p*e : Mức lợi nhuận kỳ vọng trong việc mua và nắm giữ một rổ hàng hoá trên thị trường nước ngoài (mức lạm phát kỳ vọng ở nước ngoài) Biểu thức: p e=p*e+se se=pe-p*e • Mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng (se ) bằng với mức chênh lệch lạm phát kỳ vọng Bằng chứng thực nghiệm về PPP • Các nghiên cứu kiểm chứng PPP kết luận rằng: – PPP được duy trì trong dài hạn; – PPP thường không được duy trì trong ngắn hạn; • Nguyên nhân PPP bị vi phạm trên thực tế: – Chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác – Sự tồn tại các mặt hàng không giao dịch được – Tỷ trọng hàng hóa khác nhau trong cơ cấu chỉ số giá cả ở các quốc gia – Tỷ giá còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác (hơn là mức giá cả) 09/2010 Hồ Thúy Ái 12 Ngang giá lãi suất • Ngang giá lãi suất có bảo hiểm (CIP) • Ngang giá lãi suất không bảo hiểm (UIP) • Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch 09/2010 Hồ Thúy Ái 13 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Covered Interest Parity (CIP) • Giả thiết: – Các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo – Các nhà đầu tư trung lập đối với rủi ro – Vốn được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia – Không tồn tại chi phí giao dịch 09/2010 Hồ Thúy Ái 14 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm Lựa chọn đồng tiền đầu tư: • Một nhà đầu tư có M $ và đang xem xét 2 phương án đầu tư: – Đầu tư bằng $ @ i$ – Đầu tư bằng £ @ i£ • Với tỷ giá giao ngay S($/ £) và tỷ giá kỳ hạn F ($/ £) – Đầu tư bằng $ khi: M(1+ i$ ) > M(F/S)(1+ i£ ) – Đầu tư bằng £ khi: M(1+ i$ ) < M(F/S)(1+ i£ ) • Điều kiện cân bằng của thị trường: – Dưới tác động của arbitrage: M(1+ i$ ) = M(F/S)(1+ i£ ) 09/2010 Hồ Thúy Ái 15 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Nội dung CIP: – Khi rủi ro tỷ giá được bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn thì đầu tư bằng nội tệ hay ngoại tệ đều có tỷ suất sinh lời như nhau (khi qui đổi về một đồng tiền chung) • Biểu diễn CIP: – Theo thu nhập gộp – Theo thu nhập ròng – Tỷ giá kỳ hạn – Điểm kỳ hạn 09/2010 Hồ Thúy Ái 16 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Biểu diễn CIP theo thu nhập gộp: • Biểu diễn CIP theo thu nhập ròng: 09/2010 Hồ Thúy Ái 17 )1(1 *i S F i  1)1( *  i S F i Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Biểu diễn CIP theo tỷ giá kỳ hạn: – Tỷ giá kỳ hạn được tính bằng cách điều chỉnh tỷ giá giao ngay với một thông số phản ánh lãi suất của hai đồng tiền 09/2010 Hồ Thúy Ái 18 F S i i    ( ) ( )* 1 1 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Biểu diễn CIP theo điểm kỳ hạn: – Điểm kỳ hạn bằng chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền – Đồng tiền có lãi suất cao hơn giảm giá kỳ hạn (Điểm kỳ hạn khấu trừ) – Đồng tiền có lãi suất thấp hơn tăng giá kỳ hạn (Điểm kỳ hạn gia tăng) 09/2010 Hồ Thúy Ái 19 f F S S i i    * Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm: Covered interest arbitrage (CIA) • CIA: hoạt động kiếm lợi nhuận dựa vào việc đi vay nội tệ và đầu tư ngoại tệ (có bảo hiểm rủi ro tỷ giá), hoặc ngược lại • CIA là động lực giúp CIP tái lập trạng thái cân bằng 09/2010 Hồ Thúy Ái 20 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm Các bước tiến hành CIA: • Hiện tại: (1) Vay nội tệ với lãi suất i (2) Mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay S; một đơn vị nội tệ mua được 1/S đơn vị ngoại tệ; (3) Đầu tư vào ngoại tệ hưởng lãi suất i*; Lượng ngoại tệ cuối kỳ dự tính thu được (1/S)(1+i*) (4) Ký hợp đồng bán kỳ hạn số ngoại tệ (1/S)(1+i*) theo tỷ giá kỳ hạn F 09/2010 Hồ Thúy Ái 21 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm Các bước tiến hành CIA: • Sau một năm: (5) Thu hồi vốn đầu tư bằng ngoại tệ; số ngoại tệ thu được là (1/S)(1+i*); (6) Thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn đã ký; số nội tệ thu được là (F/S)(1+i*) (7) Hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi vay; số tiền 1+i  Lợi nhuận thu được = (F/S)(1+i*)-(1+i)>0 09/2010 Hồ Thúy Ái 22 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Nghiên cứu kiểm chứng CIP: – CIP có khuynh hướng được duy trì tương đối chính xác đối với các tài sản tài chính phát hành trên các thị trường Eurocurrency. – CIP không được duy trì đối với các tài sản tài chính phát hành trong phạm vi các quốc gia, tuy nhiên các sai lệch không lớn ở mức làm cho các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất có lời 09/2010 Hồ Thúy Ái 23 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm • Những nhân tố làm CIP lệch trong thực tế: – Chi phí giao dịch – Thuế – Rủi ro chính trị – Tính không đồng nhất của các tài sản trên thị trường 09/2010 Hồ Thúy Ái 24 Ngang giá lãi suất có bảo hiểm 09/2010 Hồ Thúy Ái 25 Đường CIP f 450 A B C D E F i-i* CIP với chi phí giao dịch • Ký hiệu: Sa: Tỷ giá bán ra giao ngay Sb: Tỷ giá mua vào giao ngay Fa : Tỷ giá kỳ hạn bán ra Fb: Tỷ giá kỳ hạn mua vào ia: lãi suất cho vay đồng nội tệ ib: lãi suất tiền gởi của đồng nội tệ i*a: lãi suất cho vay của đồng ngoại tệ i*b: lãi suất tiền gởi của đồng ngoại tệ 09/2010 Hồ Thúy Ái 26 CIP với chi phí giao dịch • Nhà đầu tư kiếm lời bằng cách đi vay ngoại tệ và đầu tư vào nội tệ (có phòng ngừa rủi ro tỷ giá) khi: • Nhà đầu tư kiếm lời bằng cách đi vay nội tệ và đầu tư vào ngoại tệ (có phòng ngừa rủi ro tỷ giá) khi: 09/2010 Hồ Thúy Ái 27 )1(*1 b a b a i F S i  )1(1 * b a b a i S F i  CIP với chi phí giao dịch • Điều kiện thị trường không cho phép các nhà kinh doanh kiếm lợi nhuận bằng hoạt động CIA: – Khi: – Và: 09/2010 Hồ Thúy Ái 28 )1(1 * b a b a i S F i  )1(1 * b a b a i F S i   CIP với chi phí giao dịch Ngang giá lãi suất không bảo hiểm • Uncovered interest parity • Giả thiết: tương tự như CIP • Nội dung: – Mặc dù rủi ro hối đoái không được bảo hiểm bằng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, lợi tức đầu tư (hoặc chi phí vay) bằng nội tệ hay ngoại tệ đều như nhau. 09/2010 Hồ Thúy Ái 29 Ngang giá lãi suất không bảo hiểm • Biểu thức: • Với: • i là lãi suất nội tệ • i* là lãi suất ngoại tệ • S là tỷ giá giao ngay, yết trực tiếp • S* là tỷ giá giao ngay kỳ vọng vào cuối kỳ đầu tư • se là mức thay đổi tỷ giá theo tỷ lệ • M là số tiền đầu tư (đi vay) 09/2010 Hồ Thúy Ái 30 Ngang giá lãi suất không bảo hiểm • Biểu thức dạng gần đúng: • Mức thay đổi tỷ giá kỳ vọng bằng mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền • Đồng tiền nào có lãi suất cao hơn, đồng tiền đó sẽ giảm giá; mức giảm giá bằng mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền 09/2010 Hồ Thúy Ái 31 se = i – i* Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch • Nội dung: – Tỷ giá kỳ hạn mà chúng ta hiện đang quan sát trên thị trường là dự báo không thiên lệch về tỷ giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai • Biểu thức: 09/2010 Hồ Thúy Ái 32 F =Se Lý thuyết kỳ vọng không thiên lệch • Nguyên lý thị trường hiệu quả: – Nếu như tỷ giá kỳ hạn không bằng tỷ giá giao ngay mà thị trường kỳ vọng vào ngày mà hợp đồng kỳ hạn đáo hạn thì các nhà đầu cơ sẽ tiến hành các giao dịch trên thị trường ngoại hối cho đến khi tỷ giá kỳ hạn bằng với tỷ giá giao ngay kỳ vọng 09/2010 Hồ Thúy Ái 33 Hiệu ứng Fisher • Hiệu ứng Fisher • Hiệu ứng Fisher quốc tế • Mối liên hệ giữa các điều kiện cân bằng 09/2010 Hồ Thúy Ái 34 Hiệu ứng Fisher • Hiệu ứng Fisher: lãi suất danh nghĩa ở mỗi quốc gia bằng với lãi suất thực kỳ vọng cộng với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng • Biểu thức: • Hay: 09/2010 Hồ Thúy Ái 35 1+i=(1+re)(1+pe) i ≈ re + pe Hiệu ứng Fisher • Lãi suất thực kỳ vọng bằng mức chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và mức lạm phát kỳ vọng 09/2010 Hồ Thúy Ái 36 re=i - pe Hiệu ứng Fisher • Hiệu ứng Fisher quốc tế (hay Fisher mở rộng): lãi suất thực kỳ vọng là như nhau ở các quốc gia có nối kết với nhau về kinh tế Ngang giá sức mua: Ngang giá lãi suất: Fisher mở rộng: Hay: 09/2010 Hồ Thúy Ái 37 se = pe-p*e se = i – i* i – pe = i* - p*e re = r*e Mối liên hệ giữa các điều kiện cân bằng re-r*e sepe-p*e 09/2010 Hồ Thúy Ái 38 (expected) PPP Figure 11.2. The Interdependence of Exchange Rates, Interest Rates, and Inflation Rates (Maurice D. Levi, 1996, International Finance: The markets and Financial Management of Multinational Business, 3rd Edition, McGraw Hill)